Friday, August 23, 2013

ĐỨC GIÊSU KITÔ VÀ CÁC TÔN GIÁO

LỊCH SỬ THẾ GIỚI
(World History)
Nguyên tác: JESUS CHRIST and the Religions:
An Essay in Theology of Religions

Của Hans Waldenfels

Trần Hữu Thuần (dịch)
CÁC CÂU CHUYỆN TRONG LỊCH SỬ
(Stories in History)

Nếu chúng ta muốn kể tên một lãnh vực rộng rãi nơi người ta quen gặp gỡ nhau bằng một từ ngữ, chúng ta phải nói: lịch sử. Bất cứ nơi đâu chúng ta làm điều đó, đã có thể xẩy ra rằng thoạt đầu người phương Tây làm như thế. Vì không nghi ngờ gì, trong tư duy phương Tây, lịch sử loài người và lịch sử thế giới là vị thế trung tâm nơi hiệp nhất và cộng đoàn một mặt, mặt khác tính số nhiều (plurality) và tính đa dạng (diversity) giao nhau. Chắc chắn sự chuyển hướng hiện đại đến lịch sử là một trong các giai đoạn ý nghĩa nhất mà hậu quả đóng góp vào việc làm cho phong phú và cũng vào giới hạn của sự tự nhận thức của con người nữa. Giải quyết lịch sử đưa nhận thức vào nhiều mặt và tri thức cách riêng nào đó về các tầm mức khác nhau của thế giới và xã hội loài người và, đồng thời, làm cho chính quan điểm của một người xem ra không có ý nghĩa và thường không quan trọng. Và thế nhưng, vào thời đại khi con người sắp chinh phục vũ trụ bằng các chuyến bay lên mặt trăng và sao Hỏa, chúng ta cảm thấy ngày càng bị thúc ép vào trong một cộng đoàn không tránh thoát được của mẹ quả đất của chúng ta.

Bất cứ điều gì chúng ta thảo luận dưới các tiêu đề giống như toàn cầu hóa chứng minh rằng không cưỡng lại tất cả các đa dạng về tư duy và ngôn ngữ, văn hóa và xã hội, chính sách và tôn giáo, chúng ta sống trong một sự hiệp nhất không thể thay đổi được. Chiêm niệm sự hiệp nhất này trong tính đa dạng từ góc độ các tôn giáo là mục đích của chương này. Trong bối cảnh, chúng ta không cô đọng nhiều đến thế vào Kitô giáo, mà vào sự tràn đầy các bộ mặt con người trên toàn thế giới. Edward Schillebeeckx hoàn tất bộ sách ba cuốn của ông với một cuốn theo tiếng Đức đơn giản có nhan đề Mensen als verbaal van God (1989) [1]. Nó bắt đầu như thế này:

Có lần cho rằng một bé trai đã nhận xét, ‘Con người là các từ ngữ với chúng Thiên Chúa kể lại câu chuyện của Người.’ Nhận xét của em là chủ đề của cuốn sách này.

Theo quan điểm của các chọn lựa tôn giáo, chúng ta nữa cũng hỏi làm sao con người nhìn thấy và chuyển lại các câu chuyện của họ. Không tuyên bố rằng không thể có các quan điểm khác được xem xét đến, chúng ta cô đọng vào năm khía cạnh và chiêm ngắm lịch sử theo các câu chuyện về đau khổ và tìm tòi, hứa hẹn và cứu độ, và các câu chuyện về Thiên Chúa. Hiển nhiên với mọi người là rằng tất cả các khía cạnh này được liên kết với lịch sử của tôn giáo. Vì chúng ta phải xem xét một điểm từ khởi đầu: Chúng ta đang sống trong một thế giới được định hình bởi sự căng thẳng giữa những gì đang là và những gì có thể là, ít nữa những gì có thể là theo trí tưởng tượng của chúng ta. Vì thế tất cả các câu chuyện phản ánh cách này cách khác sự căng thẳng—chúng ta cũng có thể nói—giữa thực tại và lí tưởng (hoặc bất cứ điều gì chúng ta có thể nghĩ nó có thể là). Hơn nữa, bất cứ điều gi thoạt nhìn xem ra là một câu chuyện cá thể phần lớn đều cũng liên kết với xã hội con người, thế nào để câu chuyện cá nhân của một con người đơn độc không bao giờ có thể được xem như là một câu chuyện hoàn toàn riêng lẻ từ lịch sử thế giới bao quát và rộng lớn hơn.


CÁC CÂU CHUYỆN VỀ CHỊU ĐỰNG ĐAU KHỔ
(Stories of Suffering)


Với phần lớn con người, lịch sử thế giới trước hết được hình thành bởi các nổi đau khổ và các câu chuyện về chịu đựng đau khổ. Điều này đúng vượt quá Kitô giáo nơi theo quan điểm về các nổi đau khổ của Chúa, chuyên ngữ “Tường thuật Thương khó” là quen thuộc [2]. Lịch sử như vậy là lẫn lộn (ambivalent). Hồi tưởng lại các nổi đau khổ quá khứ vào lúc hiện tại có thể giúp vượt qua chúng, thậm chí đôi khi chữa lành chúng, nhưng nhiều lúc hồi ức để hạnh phúc và niềm vui lại đàng sau. Tình huống của tôi ngày nay hiếm khi là thế nào đó tôi không thể nghĩ đến nó cách nào khác biệt hoặc tốt đẹp hơn. Cuộc sống của chúng ta trôi qua giữa lí tưởng và thực tại, thường là các thực tại trầm trọng. Chẳng có tôn giáo nào mà nhận thức này không phải là nền tảng. Điều này đúng, thậm chí nếu các cách giải thích các quan niệm khác biệt nhau.

Sự lẫn lộn hoàn toàn của thực tại cuộc sống thế tục được Đức Phật phơi bày trong các từ ngữ: “Mọi sự đều đang chịu đau khổ” (Everything is suffering) (Xem Phụ lục 2, số 2). Với người, chịu đau khổ là thành phần của sự hiện hữu của toàn bộ sinh vật, theo một ý nghĩa nào đó, nó đồng hóa với điều đó. Chịu đau khổ ở đây là một từ ngữ khác thay cho tính đang đi qua (transitoriness), hữu hạn (finitude) và ngẫu nhiên (contingency) của toàn bộ hiện thân trên trần thế. Do đó, chịu đau khổ trước hết là một gánh nặng mà con người phải mang vác mà không chịu trách nhiệm về nó. Điều đó không có nghĩa người ta không nỗ lực làm mọi điều để vứt bỏ gánh nặng đi. Sự kiềm hãm làm thành việc chịu đau khổ của thế giới, tìm thấy cách diễn đạt nhấn mạnh nhất nơi đâu người ta tự giải thoát khỏi sự chết, nhưng sự chết chỉ mở cánh cửa đi vào một sự hiện hữu trần thế mới và con người hằng sống bị phân tán vào chu kì luân hồi (the cycle of rebirths). Rằng cấp bậc (rank) của sự hiện hữu mới là quả (fruit) của sự hiện hữu quá khứ, và rằng công trạng và thất bại được cân bằng với nhau, chỉ biểu hiện rằng theo người châu Á nhận thức về chịu đựng đau khổ cũng đánh thức ý thức luân lí. Điều này có thể chứng minh trong các hệ thống tôn giáo châu Á khác nhau của Ấn độ và Trung quốc, mà thậm chí còn trong lịch sử châu Âu. Vì chẳng có cách nào giáo điều về tái sinh (reincarnation) bị giới hạn tại châu Á; nó ngày nay cũng được tìm thấy trong thế giới phương Tây một số lượng đáng chú ý các học thuyết, dĩ nhiên, với nhiều thể loại lập luận khác nhau.

Theo tư duy Do-thái-Kitô-giáo, chịu đựng đau khổ, điều ác (theo nghĩa xấu xa luân lí và bất hạnh thể chất), có vị thế khác nhau. Nơi đâu theo các Tường thuật tạo dựng của sách Sáng thế, sự tạo dựng của Thiên Chúa là tốt đẹp cách thiết yếu, điều ác trên thế giới kết quả từ việc làm điều ác độc theo luân lí của các cha mẹ đầu tiên mà về phần họ đã bị thúc đẩy bởi một quyền lực siêu con người, ma quỉ ngụy trang dưới bộ mặt của một con rắn. Một lần nữa, điều này trở nên cội rễ cho lịch sử cứu độ đạt cao điểm trong việc nhập thể của Thiên Chúa trong Đức Giêsu xứ Nazareth, Đấng đã cứu loài người khỏi tội lỗi và sự chết, điều ác và chịu đau khổ. Trong cái chết của Người, Đức Kitô đắm chìm vào trong sâu thẳm của sự xấu xa của con người và bao gồm cả các nổi khổ sở và đau đớn. Nổi đau khổ và cái chết của Người được tuyên xưng như là sự cứu độ cho tất cả chúng ta.

Chậm nhất kể từ thời hiện đại châu Âu, thông điệp Kitô giáo bị tắc nghẽn đến một cấp độ cao. Chúng ta chỉ phải nhắc lại ba tội ác và thảm họa của thế kỉ thứ 20 đã hoặc được thực hiện hoặc được gây nên bởi con người trần thế, người châu Âu và người phương Tây mà phần lớn đã chịu thanh tẩy, và có thể được nhớ đến với tên của thành phố: Auschwitz—việc sát hại người Do thái và các người vô tội khác—Hiroshima—quả bom nguyên tử—và Tchernobyl—việc làm ô nhiễm quả đất cho thấy các hăm dọa môi trường chúng ta đang đối mặt. Tất cả điều này xảy ra “sau Đức Kitô”; nó không thể được biện minh bởi bất cứ phương tiện nào, và còn khó khăn hơn để tiến hành hướng nội. Tại Đức trong một thời gian dài, đã được hỏi, “Có còn cầu nguyện lại được nữa hay không sau Auschwitz?”

Giờ đây, chính là một trong các thói quen ý nghĩa nhất của bản chất con người rằng thoạt tiên nó không cảm thấy có tội và đặt việc trách cứ vào một ai đó khác tìm kiếm một con dê tế thần. Rốt cùng, điều này có thể là Thiên Chúa, Đấng nói cho cùng đã tạo dựng nên thế giới xấu xa này và, hậu quả từ đó, chịu trách nhiệm về điều đó. Lại nữa, chính hết sức thông thường rằng con người tự tha thứ cho mình bằng cách làm cho người khác chịu trách nhiệm về việc làm sai trái của họ, và rằng dĩ nhiên, tương quan qua lại. Thực sự, con đường đến với Thiên Chúa cuối cùng bị đóng lại. Với những gì được gọi theo chuyên ngữ kĩ thuật là “công lí của Thiên Chúa” (theodicy [3]), việc tự biện minh của Thiên Chúa, đã thất bại—với kết quả rằng nhiều người giải quyết sự đối kháng giữa một Thiên Chúa hiển nhiên tốt đẹp và một thế giới đang chịu đau khổ và theo nhiều điểm là điều ác, bởi việc quyết định rằng Thiên Chúa là không hiện hữu. “Thiên Chúa chết rồi” không chỉ là tiếng la lớn của Nietzsche; nó được nhiều người lặp lại, và—những gì quan trọng hơn—họ sống theo như vậy. Điều này xẩy ra cho dẫu phần lớn người ta thậm chí không hỏi loại Thiên Chúa nào họ thực sự từ khước, vị Thiên Chúa của triết học hoặc vị Thiên Chúa của Đức Giêsu Kitô hoặc thể loại Thiên Chúa nào. “Thiên Chúa” mất đi sơ yếu lí lịch, nhưng trong thế giới phương Tây, phần lớn người ta ít nữa hàm ý giả vờ rằng mọi người nhận thức như nhau khi họ nói đến “Thiên Chúa.” Nhưng chúng ta có thể giả định trước rằng vị “Thiên Chúa” của giáo thuyết độc thần Do-thái-Kitô-giáo vẫn hoàn toàn còn trong tính mơ hồ. Nếu đây là như thế, Người đơn giản phải thất bại, nếu Người đã từng hiện hữu. Nhưng những gì quan tâm: Nếu Thiên Chúa thực sự đã chết rồi, “công lí của Thiên Chúa,” lời mời gọi Thiên Chúa tự biện minh đang bị lật ngược lại thành “công lí của con người” (anthropodicy), lời mời gọi chính con người tự biện minh theo quan điểm của những gì xẩy ra trong thế giới đang chịu đau khổ xấu xa của chúng ta.

Sự thực, công lí của con người được đòi hỏi trong một thế giới không có Thiên Chúa. Bất cứ điều gì xẩy ra, trách nhiệm rơi lại vào con người, khả năng và nhược điểm của họ. Tuy nhiên, con người đơn độc không thể bị gọi chịu trách nhiệm, cơ chế mới của việc lên án được phát minh và đưa vào; môi trường, cảnh sống, sự ép buộc và kiểm soát của xã hội, điều kiện tinh thần vv. Việc tìm kiếm một số lên án tìm thấy ranh giới của nó nơi nào câu hỏi về chịu đựng đau khổ thay đổi từ các thói quen xấu theo luân lí (Latin malum morale) đến các việc xẩy ra tiêu cực “theo thiên nhiên” (Latin malum physicum), thảm họa thiên nhiên, lụt lội, động đất, bệnh dịch, đau yếu, cuối cùng trong kinh nghiệm về sự chết. Con người ở đây đối mặt với phần còn lại của tự nhận thức cô đọng vào trong con người mà thôi. Chủ thuyết lấy con người làm trung tâm (anthropocentrism) thuần túy không có ý nghĩa; nó kết thúc trong sự vô nghĩa. Vì bất cứ thứ gì chúng ta tìm thấy hoặc phát minh ra như là lập luận hoặc kết án—tình hình của việc chịu đựng đau khổ vẫn còn là nghịch lí. Tuy nhiên, bởi vì chịu đựng đau khổ không chỉ là phải được chấp nhận và chịu đựng, con người trần thế tìm lời giải thích, nhưng thậm chí còn tìm kiếm nhiều hơn các phương cách ra khỏi chịu đau khổ: “Xin giải thoát chúng con khỏi điều ác!” (Deliver us from evil! [4])

Trong Kitô giáo, “hồi ức về cuộc thương khó” không còn đơn giản chỉ là một nghi thức được cử hành liên quan đến Đức Kitô bị đóng đinh thập giá. Các nhà thần học châu Á và châu Mĩ Latin thúc bách chúng ta không nhắm mắt lại không nhìn đến vô số người đang chịu đau khổ khắp thế giới, nạn nhân của áp bức, đói kém, bệnh dịch, bách hại, nghèo khó và các hình thái khác của khốn khó cùng quẫn. Liên quan đến châu Á, Aloysius Pieris phát biểu [5]:

Người khốn khổ (the poor) (người thiếu thốn, người bị mất tài sản, người bị dời chỗ ở, và người bị đối xử phân biệt) làm thành phần chính người châu Á, cộng với phân nhánh riêng biệt của họ về tính tôn giáo vũ trụ, hình thành một trường phái nơi nhiều người hoạt động Kitô giáo tự giáo dục lại trong nghệ thuật nói lên ngôn ngữ về Triều đại của Thiên Chúa (God’s Reign), nghĩa là, ngôn ngữ của giải thoát mà Thiên Chúa nói qua Đức Giêsu. Chẳng phải quyền giáo huấn khoa bảng cũng chẳng phải quyền giáo huấn mục vụ là thông thạo với thành ngữ Phúc âm này.


CÁC CÂU CHUYỆN VỀ TÌM KIẾM
(Stories of Search)


Chịu đựng đau khổ chẳng phải là kinh nghiệm muôn thuở; nó sản sinh các phản ứng trong cuộc sống của tất cả các sinh vật, cách riêng con người. Chúng có thể được tìm thấy trong tất cả các tiểu sử và tiến hóa trong các câu chuyện về chịu đựng đau khổ. Nơi đâu con người đã cố gắng vượt qua đau khổ, họ đang tìm kiếm, thế nào để câu chuyện về chịu đựng đau khổ lập tức trở nên câu chuyện về tìm kiếm. Điều này rõ ràng nơi đâu người ta trong suy tư của họ không chỉ quan tâm đến quá khứ mà còn cởi mở tương lai ra cho họ. Vì thậm chí nếu một người thích vượt qua việc chịu đựng đau khổ của mình ở đây và bây giờ vào giai đoạn này, người đó phải lưu tâm rằng việc cứu vớt của người đó không chỉ kéo dài vào giai đoạn hiện tại, mà rằng nó tiếp tục đến tương lai.

Câu hỏi thứ nhất là: Con người trần thế liệu có khả năng vượt qua việc chịu đựng đau khổ với chính năng lực và uy quyền của mình, thế nào để người đó đạt được trang thái không đau đớn, hoặc người đó dù cách nào cũng phải dựa vào người khác và sự giúp đỡ của người khác? Nơi đâu sự hiện hữu loài người như vậy bị kéo dài bởi chịu đựng đau khổ, chịu đựng đau khổ ảnh hưởng người đó trên tính tổng thể của người đó, trong sự hiệp nhất của tinh thần, linh hồn và thể xác. Theo quan điểm này, đau đớn thể xác tuyệt mức thì cũng ngang bằng với chịu đựng đau khổ như là kinh nghiệm của sự vô nghĩa căn bản có thể vượt qua được theo nhiều phương cách khác nhau, bằng cách sử dụng thuốc men, bằng cách đắm chìm vào các phương cách sống tàn lụi hoặc bằng cách sống đơn giản trong hiện tại.

Khi chúng ta nói đến các câu chuyện về tìm kiếm, chúng ta tìm kiếm các ví dụ của việc tìm kiếm được thực hiện có ý thức như chúng ta tìm thấy với các triết gia, họa sĩ và các nghệ sĩ khác, và còn hơn thế với việc tìm kiếm xẩy ra trong dòng cuộc sống mọi ngày, như ví dụ được mô tả trong các dụ ngôn về kho tàng bị chôn dấu trong cánh đồng hoặc về việc tìm kiếm ngọc trai tinh ròng (xem Mt. 13, 44 tiếp). Triết gia người Poland Leszek Kolakowski mô tả thế giới của ngày nay như sau [6]:

Thế giới của ngày nay chẳng phải là thế giới trong đó người ta sống toại nguyện trong sự chắc chắn của họ, hân hoan, và ổn định trong niềm tin hoặc không tin của họ. Nó đúng hơn là thời đại của những người bị mất nơi cư trú, di dân, bị lưu đày, lang thang đây đó, của các “người Do thái vĩnh viễn” tìm kiếm quê hương đã mất—tâm linh hoặc vật chất. Trong cuộc sống du mục của họ, chẳng có gì còn là chắc chắn nữa, chẳng có gì được bảo đảm, chẳng có gì cuối cùng được định đoạt, chẳng có gì được đưa cho cách không thắc mắc—ngoại trừ đi lang thang.

Ở đây một lần nữa, các tôn giáo có vị thế của nó. Như được đề cập trước đây, sức mạnh thực sự của chúng tiến hóa nơi đâu chúng phơi bày khả năng của chúng để tháp tùng con người trên đường đi và mở lối đi ra dẫn đến việc vượt qua khỏi chịu đựng đau khổ và sự hoàn thành ý nghĩa. Có thể chú ý rằng trong thời đại chúng ta, người ta kém quan tâm đến các giáo điều tôn giáo hơn là đến các chỉ dẫn thực hành để tìm một phương cách. Chúng ta biết đến sự quan trọng của các nhận thức, của hướng dẫn trong các phương pháp chiêm niệm, của việc lấy lại được trung dung (the middle), điểm trung tâm của cuộc sống, và của các thúc đẩy để kiên trì nơi đâu mục đích vẫn còn có phần đóng kín.

Một điểm phải được nhấn mạnh: Nơi đâu người ta trông cậy vào chính mình, họ vẫn còn cô đơn. Bao lâu người ta đang tìm kiếm, quyền lực của hi vọng hữu hiệu trong họ rằng một lúc nào đó họ có thể tìm thấy và đạt đến mục tiêu của sự sống. Trên các bức tranh Trung quốc, chúng ta gặp gỡ liên tục động cơ về việc tìm kiếm. Trên một bức họa do Thiền sư người Nhật Hakuin (1685-1768) mô tả hai người mù mò mẫm lối đi của họ trên một chiếc cầu treo để đến bờ bên kia.

Như Kolakowski suy tưởng, người ta có thể tìm thấy bạn đồng hành trong việc tìm kiếm. Người đồng hành có thể là người tin hoặc người không tin—quyết định là rằng họ không bỏ cuộc. Những gì hiệp nhất người ta vượt quá các ranh giới của quan hệ tôn giáo của họ, không được chia cách họ bên trong các ranh giới của tôn giáo của họ.

Người nào thành thực và chân thành tìm kiếm, có thể trông cậy vào đồng tình (sym-pathy)—cảm giác rằng người khác cùng chịu đau khổ với nhau. Trong Do thái giáo và Kitô giáo, chúng ta phải biết sự kiện rằng từ ngữ Hi lạp về đồng cảm (compassion) và lòng thương xót nhắc nhở chúng ta về dạ con của người mẹ.


 
Bức họa màu nước do Thiền sư Hakuin (1685-1768): "Người mù mò mẫm lối qua cầu."


Trong Phật giáo Trường phái Đại thừa (Mahāyāna), Quan âm (Nhật Kannon) như là người đàn bà đã trở nên cách diễn đạt mối đồng cảm vô tận với nhiều con mắt và nhiều bàn tay. Thực sự trong Phật giáo, đồng cảm đại diện cho mặt bên kia của sự toàn bích Phật giáo mà không thể thỏa mãn được chỉ với uyên bác mà thôi. Đồng cảm (com-passion) tuôn tràn thế giới không được cứu, và uyên bác, nhận thức đích thực của khai sáng, là hai mặt của kinh nghiệm duy nhất của sự hoàn thành.

Tuy nhiên, việc tìm kiếm một con đường chẳng cách nào là việc tìm kiếm nội tại duy nhất, nhưng có thể là và cũng phải được theo đuổi trên các con đường dưới chân chúng ta và bằng cách quay đến với lịch sử trong thực tại của nó. Không ít người tìm thấy mục tiêu của cuộc sống của họ bằng cách lắng nghe chứng nhân của những người có kinh nghiệm khác. Kitô hữu có thể bị thuyết phục rằng trong lịch sử, thường xẩy ra việc gặp gỡ giữa những ai vẫn còn mò mẫm tìm đường của họ, và những người khác đã trở thành các vị tử đạo, nhân chứng theo nghĩa đen: đàn ông đàn bà đã làm chứng cho đức tin của họ cho đến chết thậm chí bằng cách đổ máu họ ra. Chúng ta không thể quên được Tổng Giám mục Oscar Arnulfo Romero đã bị mưu sát vào ngày 24 tháng 3, 1980 trong Thánh Lễ của ông, Ignacio Ellacuria SJ và các đồng bạn đã bị giết chết cách tàn bạo vào ngày 16 tháng 11, 1989 bởi các thành viên của quân đội Salvadore, cũng như con số to lớn các Kitô hữu Trung quốc đã chịu đau khổ trong các cái gọi là trại giáo dục hoặc sống dưới áp lực và theo dõi nghiêm ngặt; nhiều người trong họ đã chết.

Thực sự, chúng ta kinh nghiệm đồng thời cả hai điều, việc tìm kiếm và việc làm nhân chứng, thường cùng với cùng một người. Thường thường, câu chuyện về tìm kiếm tiếp tục như là câu chuyện về tình bạn đồng hành giữa những người khác nguồn gốc chia sẻ một số quãng đường dài. Họ chịu đau khổ với nhau, tìm kiếm với nhau và tìm ra các giải pháp với nhau. Trong Kitô giáo, một con số đang gia tăng người tin quan niệm Giáo hội như là một tập hợp các bạn đồng hành trên con đường đi theo Đức Kitô, và như thế hiện hữu của Kitô giáo hóa thành một thể loại của tình bạn đồng hành.

Tuy nhiên, bởi vì đi theo Đức Kitô có nghĩa là sống và thực hiện luôn luôn trong các tình huống cụ thể của lịch sử thực sự, cũng vậy Kitô học như là suy tư về Đức Giêsu Kitô và ý nghĩa của Người trong lịch sử phải trở nên một lời mời gọi mới đến với việc thực hành Kitô (Christopractise) được đổi mới. Kitô học không thể tự giới hạn vào suy tư ức đoán và nhận thức về sự nhập thể của Thiên Chúa và hiến định (constitution) về Đức Giêsu Kitô là “Thiên Chúa đích thực và con người đích thực.” Nó phải phấn đấu cho việc phục hồi “con đường của Đức Kitô” được thực hiện trong cách thực hành cuộc sống của các kẻ theo Người ngày nay. Theo ý nghĩa này, Kitô học tự nó phải trở thành một “Kitô học đang tìm kiếm” (searching Christology).


CÁC CÂU CHUYỆN VỀ HỨA HẸN
(Stories of Promise)


Nơi đâu người đang tìm kiếm gặp gỡ các nhân chứng, nó đi đến một cuộc gặp gỡ của những người đặt câu hỏi, và những người trả lời, và một tình đồng bạn mới được hình thành. Chứng nhân sống trước một chút những ai đơn giản đang tìm kiếm; điều này kết quả từ sự kiện rằng—theo chuyên ngữ Do-thái-Kitô-giáo—các nhân chứng—các vị tử đạo—đang sống nhờ lời hứa hẹn mở hiện tại ra cho một tương lai tích cực.Trong các lời hứa hẹn, như chúng ta nhận thức chúng ở đây, Thiên Chúa đưa ra lời người rằng trong tất cả các tai họa, chúng ta có thể trông mong một kết cuộc tích cực, thuận lợi. Thậm chí nếu không sử dụng lời này, các tôn giáo khác cũng sống nhờ lời hứa. Vì việc tìm kiếm chỉ có ý nghĩa, nếu ít nhất hàm í có một chân trời mong đợi rằng có ý nghĩa cho mọi điều và rằng chúng ta đạt đến việc hoàn thành. Theo ý nghĩa này, chúng ta nói đến các lời hứa hẹn trong một ý nghĩa rộng rãi.

Chẳng có điều gì khác liên kết với lời hứa hoặc với các lời hứa. Trong khi việc tìm kiếm thiết yếu hàm ý một việc làm hoạt động từ phía con người, sự nhấn mạnh trong lời hứa lại khác biệt. Trong vụ việc này, trước tiên, con người là một ai đó được một ai đó khác nói với, và như thế người đó chính là người tiếp nhận. Khác biệt với tình huống của việc làm hoạt động, chúng ta có thể nói về “việc đang tiến hành,” theo phương cách của một hình thái chắc chắn của tính thụ động. Tuy nhiên, “tính thụ động” ở đây không bao hàm một hàm ý tiêu cực không thể nhầm lẫn. Do đó, nó không thể bị nhầm lẫn với việc chịu đựng đau khổ chúng ta đã bàn đến trước đây. Trong thần bí Kitô giáo, không phải là xa lạ khi nói về “Thiên Chúa cưu mang” (bearing God) (xem bằng tiếng Đức “Gott-Leiden” [A.M.Haas] [7]. Lời hứa thiết yếu là một cởi mở ra về những gì phía trước chúng ta. Ở đây chúng ta phải lưu tâm đến sự phân biệt giữa một tương lai phần lớn được xây dựng và định hình bởi công việc của con người, và một tương lai đang tiến gần đến với chúng ta, và chúng ta sợ hãi và hi vọng có được—chúng ta nói về “sự đến gần” (advent).

Sợ hãi và hi vọng có được—nghĩa là muốn nói: Bất cứ những gì con người đang chờ đợi đều thuộc về đặc tính khác; nó có thể là hạnh phúc tuyệt đỉnh hoặc trầm luân. Thực sự trong phần lớn các tôn giáo, các mong đợi tương lai dù cách nào cũng chỉ được lấp đầy cách tích cực. Thậm chí trong lịch sử Kitô giáo hiện đại, mối liên hệ của việc thực hiện và ân hưởng hoàn toàn phổ thông liên quan đến các mong đợi tương lai. Người làm điều ác phải trông mong số phận ngặt nghèo của việc bị trầm luân; với người làm điều tốt, các cổng thiên đường được mở ra. Hình ảnh của thiên đường và hỏa ngục dù cách nào không hạn chế vào các tranh vẽ trung cổ của việc phán xét cuối cùng; chúng cũng là thành phần của tranh tượng châu Á nữa.

Việc né tránh một quyết định dứt khoát mà chúng ta tìm thấy trong tiến trình tái sinh đã được đề cập trước đây. Một nỗ lực khác để loại bỏ mọi tiên báo tương lai phải được thực hiện nơi đâu người ta tin tưởng rằng mọi sự đều chấm dứt với sự chết. Nhưng thậm chí vào thời đại này, khi người ta nghĩ họ được phép vứt bỏ moị sự, thậm chí chính sự sống của họ, câu hỏi điều gì sẽ đến sau cái chết không ngưng lại. Do đó, có các câu hỏi về phía bên này và bên ngoài phía này, hữu tận và vô tận. Các câu hỏi như thế có lịch sử của chính chúng. Vì bên ngoài phía này, vô tận, vĩnh cửu thuộc về tất cả các tôn giáo cống hiến một khung hoàn toàn thuận thảo của sự sống cho toàn bộ hiện hữu của con người.

Tuy nhiên, các tôn giáo không trả lời các câu hỏi này theo phương cách như nhau. Theo quan điểm phổ thông nhất, chúng ta đang trên đường đi bao lâu chúng ta đang sống—một mục đích phía trước chúng ta. Nhưng mục đích này vẫn còn và chỉ được trao cho chúng ta như là một lời hứa. Jürgen Moltmann đã giới thiệu lịch sử của người Do thái như là một câu chuyện về lời hứa hẹn nơi mà sự hoàn thành bao gồm cả kết thúc việc tìm kiếm. Hậu quả là, qua một thời gian rất dài, lời hứa và hoàn thành là hai cột trụ của kế hoạch nền tảng trong đó Kitô hữu cũng xem xét đến mối tương quan giữa Cựu và Tân Ước. Tuy nhiên, nơi đâu trong Tân Ước lời lẽ về lời hứa được làm đầy với tuyên bố về vương quốc của Thiên Chúa, một điều gì mới mẻ bật lên. Đức Giêsu càng nối kết việc đi đến của vương quốc với chính con người của Người, sự căng thẳng càng trở nên mạnh mẽ hơn giữa “điều đã (hiện diện)” (“already [present]”) và “điều chưa (hiện diện)” (“not yet [present]”). Trong thời đại gần đây, sự căng thẳng này lại đã thành một điểm tranh luận có lí lẽ.

Jon Sobrino—như những người khác trước ông—đã kêu gọi chú ý đến sự kiện rằng trong Kitô giáo ban đầu, nội dung lời rao giảng của Đức Kitô, việc tuyên bố vương quốc của Thiên Chúa gần như biến mất. Rõ ràng là trong các thư của Thánh Phaolô, chuyên ngữ đã mất đi vai trò quyết định của nó. Trong Đức Kitô, vương quốc đã đến. Hậu quả là, sự chú ý hoàn toàn tập chú vào con người của Đức Kitô, việc Người đến, sự hiện hữu của Người, về sau sự thiết lập của Người, sự liên kết mật thiết của Người với Thiên Chúa Chúa Cha, cuối cùng ngôn ngữ và các chuyên ngữ trong đó toàn bộ điều này tìm thấy một cách diễn đạt thích hợp. Các Tổ phụ Giáo hội và các Tổ phụ của các công đồng ban đầu tìm thấy trong chuyên ngữ Hi lạp các phương cách để bắc cầu các khoảng cách của nhận thức. Toàn bộ điều này đều hữu ích, nhưng theo một số ý nghĩa, chúng ta phải thú nhận rằng thông điệp cụ thể của Đức Kitô về vương quốc của Thiên Chúa rơi vào lãng quên. Nhận thức mới về người nghèo trên thế giới ngày nay lại khêu dậy câu hỏi về vương quốc của Thiên Chúa [8]. Nơi nào vương quốc theo quan điểm của Đức Giêsu xứ Nazareth lập tức được nhận thức như là hiện tại và như là đang đến trong tương lai, hai thái cực lập tức đến thành quan điểm ngay khi chúng ta cố gắng hòa giải hai khía cạnh của sự căng thẳng.

1). Nơi đâu lời hứa được xem như là đang hoàn tất đơn thuần trong tương lai, thông điệp về vương quốc sẽ bị giảm thiểu xuống đơn thuần chỉ là lời an ủi. Thế giới là một “thung lũng của nước mắt,” chỉ là sơ khởi (preliminary); chúng ta phải chịu đau khổ đi qua nó, nhưng rốt cùng không thể thay đổi nó. Thông điệp trở nên không thời gian và chẳng chút dính líu vào lịch sử cụ thể và các thực tại của nó. Chúng ta phải tự hỏi đến chừng mực nào các hình thái nào đó của tâm linh tôn giáo, kể cả tâm linh Kitô giáo, được định hình bởi thái độ không thời gian này thế nào để nó chỉ chuẩn bị con người cho một cuộc sống sắp đến mà không cho một sự dấn thân giải phóng tại đây trên quả đất. Sự thực trong một thời gian dài, sự sống là một lời mời gọi đến một sự xúc phạm căn bản của thế giới và một sự rút lui hoàn toàn khỏi nó.
2). Tuy nhiên, nơi đâu lời hứa được nhận thức như là đã được hoàn tất trong hiện tại và rằng vương quốc của Thiên Chúa đã đến, nó trở nên một lời mời gọi mạnh mẽ để cộng tác rằng nó sẽ được hoàn toàn thực hiện ở đây và bây giờ và rằng nó trở nên nhìn thấy được trên các lãnh vực khác nhau của cuộc sống trên dó nó phải xuất hiện—trong việc vượt qua khó nghèo và áp bức, trong việc thực hiện công bình, chân lí, đoàn kết và hòa bình—thế nào để nó phù hợp với các đòi hỏi căn bản trong cuộc sống và xã hội con người. Trong trường hợp này, được mời gọi không phải là việc rút ra khỏi mà là quay về với thế giới.
Có thể thu lượm được quan điểm này không chia cách Kitô hữu và các người tin khác từ sự kiện một châm ngôn hiện đại về đường đi và mục đích tuyên bố: “Con đường chính là mục đích.” Hoặc theo lời lẽ của Ấn độ và Phật giáo: “Samsāra là Nirvāna.” Trong khi samsāra [9] là thế giới có thể hư hoại, nirvāna là trạng thái của không đau đớn và không chết chóc (painlessness and deathlessness) đạt được khi toàn bộ các lệ thuộc được vượt qua. Nhằm đạt đến trạng thái này, người ta không phải chết đi với thân xác, như cũng vậy trong Kitô giáo, sự cứu độ không đạt được tốt nhất vào cái chết mà ngay khi một người được chìm đắm vào trong cái chết của Đức Kitô bằng sự thanh tẩy và được trỗi dậy với người từ người chết (xem Rm. 6, 1-11). Những gì sự toàn thể của samsāra nirvāna có ý nghĩa dưới ánh sáng nhận thức thanh tẩy Kitô giáo, và ngược lại những gì đang chết với Đức Kitô trong thanh tẩy thực sự có ý nghĩa với tư duy Á-châu-Ấn-độ-giáo-Phật-giáo, khó được xem xét. Trong bất cứ trường hợp nào, người Ấn giáo, người Phật giáo và người Kitô giáo và các người tin tưởng vào các tôn giáo khác nữa, bất cứ nơi đâu họ sống trên con đường đi theo tiếng gọi nội tại và cố gắng sống phù hợp với sự thực hành của cuộc sống, họ đi trong chân lí, thậm chí họ không biết toàn bộ về các sơ khởi của cuộc sống của họ theo lí thuyết. Cũng chính ở đây sự gần gủi mà các nhà thần bí của các tôn giáo khác nhau đã cảm thấy về nhau được đặt nền tảng. Chúng ta cũng nhận thức rằng các con người tôn giáo ngày càng mong mỏi một trao đổi về kinh nghiệm và thúc đẩy. Nói cách khác, họ hỏi: Cách cụ thể, các lời hứa qua đó con người định hình phương cách sống của họ là gì? Các hành động nào mà các lời hứa kêu mời chúng ta đến đó?


CÁC CÂU CHUYỆN VỀ CỨU ĐỘ
(Stories of Salvation)


Nội dung các lời hứa có thể được mô tả theo các chuyên ngữ như hạnh phúc và hài hòa, ánh sáng và nhận thức, cứu độ (redemption), giải thoát (liberation) và tự do, hoà bình và cộng đoàn, không đau đớn, chữa lành, cứu vớt (salvation) và yêu thương. Các chuyên ngữ như vậy, đôi khi cũng là ẩn dụ, chúng ta tìm thấy trong các tôn giáo khác nhau với các cung giọng và điểm mạnh khác nhau. Chắc chắn chúng ta không phải che đậy rằng nhiều trí tưởng tượng tuyệt đỉnh hạnh phúc đã bị mờ tối bởi các hăm đe của việc phán xét cuối cùng và tính có thể của sự thất bại rốt cùng; các điều này đơn giản ngày nay thậm chí phải bị ngăn chặn lại. Chúng ta đang sống trong hi vọng, không phải trong tri thức và chắc chắn, và chúng ta không loại bỏ những gì sẽ đến.

Do đó, khắp nơi người ta hỏi: “Tôi sẽ làm gì để thành công với cuộc sống của tôi?” Trong tiếng Đức, các từ ngữ “may mắn” (luch = Glueck) và “thành công” (to succeed = gluecken) đến từ cùng một gốc. Người nào đã có cơ may mừng Năm mới Trung quốc, sẽ ghi nhớ rằng bất cứ đi đâu, người đó cũng sẽ gặp biểu tượng tượng hình: chữ tượng hình cho “hạnh phúc” = fu (phúc) theo các phối hợp khác nhau của nó: thành công, may mắn, tiền của, hạnh phúc—tất cả các điều này đều liên hệ cách lỏng lẽo. Tại “Viễn Đông” (Far East)—như chúng ta người phương Tây quen gọi, cho dẫu nó cũng là một vấn đề về quan điểm—người ta khao khát hòa bình xẩy ra nơi nào các thái cực yin (âm) và yang (dương) được cân bằng trong hài hòa và con tim của người được mở ra cho nhau.

[10]

Giải thích ngắn về chữ “phúc”

Phía bên trái (nguyên là kì 示) chứa đựng ý nghĩa của từ; nó thay cho thần thiêng, ảnh hưởng của trời, dấu chỉ hứa hẹn từ trên cao qua đó trời biểu hiện ý nguyện. Hai nét ngang 二 dẫn đến hình thái xưa của thượng 上 tượng trưng cho “trời” (nghĩa đen là “phía trên, cao nhất”). Ba sổ đứng chỉ các sự vật treo trên bầu trời: mặt trời, mặt trăng và các ngôi sao; chúng biểu hiện sự siêu việt.

Phía bên phải của từ cho thấy ý nghĩa ngữ âm và định cách đọc. Nó có nghĩa “dư thừa, sung túc” (superfluity) và bao gồm kết hợp của dấu chỉ “cao” (高) và “cánh đồng: điền” (田). Chất đống hoa màu của các cánh đồng cũng tượng trưng cho dư thừa, sung túc


Và thế nhưng, những gì hiệp nhất tất cả mọi người trong ước muốn và nỗ lực có thể khác biệt nhau trong các bộ tộc và quốc gia, văn hóa và tôn giáo khác nhau, trong điểm khởi đầu và lịch sử của họ. Khi ngày nay con người trần thế hạnh phúc khám phá ra nhiều điểm chung giữa các dân tộc khác nhau từ các tôn giáo và màu da khác nhau, điều này hàm ý, trước hết mọi điều, rằng thậm chí những ai khác biệt nhau trong tư duy, cách nói và ngôn ngữ, trong hình dáng và cách cư xử, dầu sao cũng đều là các hiện thân con người. Và chúng ta phải buồn bã thú nhận rằng những gì với chúng ta là chuyện đương nhiên, đã phải được người châu Âu học biết trong thời đại khám phá. Các người chinh phục của thời đại đó chẳng có cách nào đối xử với cư dân của các nước châu Mĩ vừa được khám phá ra như là các hiện thân con người bởi vì họ chẳng phải người da trắng cũng chẳng được thanh tẩy.

Nếu mọi chuyện chẳng còn là vấn đề với chúng ta nữa, và chúng ta biết với tất cả sự đa dạng của chúng ta, chúng ta đang sống trong một xuồng chủng tộc con người, chúng ta vẫn được phép hỏi tất cả sự đa dạng này đến từ đâu? Điều gì đã gây nên tính tha nhân (otherness) giữa chúng ta? Bất cứ khi nào so sánh, chúng ta có xu hướng, trước hết, tư duy theo cách đặt bên trên và bên dưới thành việc xếp đẳng cấp cao hơn và thấp hơn, và, thứ hai, chúng ta nghiêng về ước tính chính chúng ta theo lượng số cao hơn và tốt đẹp hơn những người khác. Điều này một lần nữa thường sản sinh ra cảm quan về tính trịch thượng và chế ngự. Qua nhiều thế kỉ, chiến tranh là dụng cụ để nới rộng khu vực ảnh hưởng và uy quyền; hậu quả là, các đất nước khác bị chinh phục và bị lệ thuộc bằng võ lực. Việc tìm kiếm hòa bình ngày nay tập chú vào việc khai phá các động lực của chiến tranh và bạo lực và vào việc phát triển các phương phàp làm sao giải quyết các đối kháng; một phần của việc tìm kiếm liên quan đến các tôn giáo như là nguyên ủy của các đối kháng và chiến tranh và đóng góp của chúng vào cả hòa bình nữa.

Xem xét mặt đen tối của lịch sử, chúng ta thậm chí có thể hỏi: Đến chừng mực nào, các tôn giáo thực sự là phương cách hướng dẫn và đem con người đến hạnh phúc? Chúng giải thoát họ khỏi đau khổ, và dẫn họ đến chữa lành và cứu độ đến chừng mực nào? Theo ý nghĩa nào chúng có thể làm cho họ hoàn toàn tự do? Kitô hữu kể cả Giáo hội chính thức không cách nào mà không thừa nhận các chuyên ngữ như là “cứu độ” và “lời mời gọi đến cứu độ” cũng được các người khác sử dụng nữa. Vì lòng ước muốn hạnh phúc và lời hứa, các phương cách hướng dẫn đến hạnh phúc và cứu độ dẫn dắt vượt quá lãnh vực ảnh hưởng của Kitô giáo. Làm sao nhận thức Kitô giáo về lịch sử cứu độ liên hệ với các lời hứa về cứu độ được tìm thấy trong các tôn giáo khác, vẫn còn đang được thảo luận.

Có phần khắc nghiệt, khuyến cáo về Jacques Dupuis số 8 phát biểu rằng việc thừa nhận các tôn giáo khác, “được xem xét như thế, là các phương cách của cứu độ, chẳng có nền tảng trong nền thần học Công giáo.” Ở đây chúng ta phải phân biệt: Đúng là thần học Công giáo theo quan điểm của sự tự đánh giá mình, có thể kết luận rằng sự cứu độ đạt đến được trong các tôn giáo khác nữa cũng khách quan liên hệ đến hành động cứu độ của Đức Giêsu Kitô. Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa các tôn giáo khác từ việc tự đánh giá của họ bị cấm đoán không cho tự cống hiến như là các phương cách của sự cứu độ hoặc phương cách dẫn đến sự cứu độ. Thần học thậm chí phải ít cấm đoán niềm tin này, vì theo số 8, Chúa Thánh Linh cống hiến sự cứu độ qua các thành tố của chân lí và sự thiện hiện diện trong các tôn giáo khác.

Tranh cãi liệu khác biệt với sự cứu độ nhận được qua Đức Giêsu Kitô và độc lập với Người, các phương cách khác về cứu độ có hiện hữu hay không thì kém quan trọng hơn là niềm tin chung rằng tất cả các tôn giáo chứa đựng các tia sáng của chân lí và sự thiện và một ý nghĩa về sự “thánh” có thể là và thực sự là công cụ cho việc đạt đến sự cứu độ thần thiêng. Rốt cùng, chẳng quan trọng các cách diễn dịch nói thế nào, mà chỉ quan trọng sự cứu độ hoàn toàn được ân sủng của Thiên Chúa ban cho, không cưỡng lại sự cộng tác cần thiết từ phía con người. Hơn nữa, sự tự hiệp thông căn bản và hoàn toàn của Thiên Chúa trong Đức Giêsu Kitô mà Kitô hữu tin tưởng sẽ kiên định thậm chí nếu người ta chỉ biết về và tin tưởng vào quà tặng của sự cứu độ và giải thoát, mà không về nền tảng rốt cùng của mạc khải cứu độ của Thiên Chúa. Rằng các tôn giáo khác cũng nhằm dẫn dắt trên các phương cách cứu độ và như thế trở nên “các phương cách của sự cứu độ,” không thể bị Kitô hữu cạnh tranh và không nên trở thành một nguyên ủy của cuộc tranh luận bao giờ nữa.

Với đủ lí lẽ, Gerhard Gӓde diễn dịch hai câu đầu tiên của thư gửi người Do thái theo một ý nghĩa rộng rãi hơn [11]. Khi tác giả của bức thư viết:

Trong các thời đại đã qua, Thiên Chúa đã nói từng phần và theo các phương cách khác nhau với tổ tiên chúng ta qua các tiên tri; vào thời nay, Người nói với chúng ta qua người con trai, Đấng mà Người đã làm thành người thừa kế của tất cả mọi sự và qua Đấng đó Người đã tạo dựng nên vũ trụ.

Ông chắc chắn đã suy nghĩ về các người Do thái đang sống trong thời trước Đức Kitô. Tuy nhiên, các câu này Gӓde nghiêng về phía nhận thức liên quan đến toàn bộ lịch sử của các tôn giáo - lời của Thiên Chúa chẳng là gì ngoại trừ Lời duy nhất, cái Logos “đã trở thành máu thịt và thực hiện chỗ cư ngụ của Người giữa chúng ta” (Ga. 1, 14).

Nhiều lần và theo các phương cách đa dạng - sự thực, quá thông thường và theo các phương cách quá đa dạng, khi con người hiện hữu đầy tràn hi vọng và tin tưởng, họ nói về Thiên Chúa và làm chứng cho lời hứa về sự sống vĩnh cửu. Lời của Thiên Chúa đang đến với con người. Và thế nhưng, nó chỉ là lời duy nhất. Khởi đầu bức thư gửi người Do thái chẳng cách nào nhằm làm cho việc nói “qua người con trai” thành một mối liên kết thêm nữa trong một diễn từ dài dòng và có thể sơ khởi. Thiên Chúa đúng hơn đã nói qua Đấng là “sự huy hoàng của vinh quang và chính là hình bóng của hiện thân Người” (Dt. 1, 3).

Thêm nữa, liên quan đến tuyên bố truyền giáo, chúng ta có thể hỏi: Ai có thể ngăn ngừa người ta không nói đến hạnh phúc và niềm tin của họ rằng Thiên Chúa đã mở ra con đường đến sự cứu độ cho toàn bộ loài người? Dẫn chiếu đến “Đấng Trung gian duy nhất giữa Thiên Chúa và dòng giống con người, Đức Kitô Giêsu, chính Người là con người” trong 1 Tm. 2, 3 tiếp, có nói, rằng “chính là tốt đẹp và làm vui lòng Thiên Chúa Đấng cứu độ của chúng ta, Đấng ý nguyện mọi người được cứu độ và đến được với tri thức về chân lí.” Tôi lại hỏi: Ai sẽ ngăn ngừa Kitô hữu khỏi thành thực nói về hạnh phúc của họ, còn hơn nữa khi họ muốn chia sẻ điều đó với toàn thể mọi người người khác? Và cũng vậy nếu ngược lại. Ai mong ước ngăn ngừa con người của các đức tin khác khỏi nói về phương cách của họ đến giải thoát và hoàn thành? Chúng ta cũng có thể tự hỏi liệu chúng ta có cần thiết nói về tính độc đáo của việc tự truyền thông không đồng đều của Thiên Chúa trong Đức Giêsu xứ Nazareth, thế nào để mọi người không tin tưởng vào Đức Kitô cảm thấy bị sỉ nhục và cuối cùng bị loại trừ ra khỏi cự cứu độ hay không. Tôi tự mình tin rằng toàn bộ điều này là không cần thiết và rằng lập luận trong khuyến cáo không vươn đủ xa.

Hơn nữa, như đề cập trước đây, “cứu độ” nguyên thủy không phải là một chuyên ngữ Kitô giáo. Ý nghĩa của nó kém rõ ràng hơn chúng ta giả định trước với một từ ngữ được sử dụng thường xuyên đến như vậy. Tuy nhiên, trước khi tranh luận ý nguyện tốt lành của những người khác và nhận thức căn bản của họ rằng ân sủng và cứu độ cũng được cống hiến cho họ nữa, chúng ta phải coi chừng dấu vết của sự cởi mở của Deus semper minor, semper maior, vì Thiên Chúa, Đấng đã tự làm thành bé nhỏ cho chúng ta và, bất chấp điều đó, vẫn là vị Thiên Chúa to lớn vượt quá toàn bộ trí tưởng tượng của chúng ta. Sự thực, Người đang hoạt động trong những người đã không gia nhập Giáo hội và sống trong các tôn giáo khác. Tuy nhiên, ai là vị Thiên Chúa này—với chúng ta Kitô hữu và với những ai không tin vào Đức Kitô?


CÁC CÂU CHUYỆN VỀ THIÊN CHÚA
(Stories of God)


Cuối cùng, chúng ta cũng có thể hỏi: Có phải tất cả các câu chuyện về con người đều noi theo các câu chuyện về Thiên Chúa không? Và, nói cho cùng, không phải tất cả các tôn giáo đều nói về cùng một Thiên Chúa sao? Và tôn giáo “không có Thiên Chúa” có thực sự hiện hữu không? Các câu trả lời cho các câu hỏi này bao giờ cũng khác nhau.

Để nói ra trước: Người có tôn giáo của thế giới phương Tây có xu hướng nhìn thấy cùng một Thiên Chúa đang hoạt động khắp nơi. Điều này kết quả từ sự kiện rằng vị Thiên Chúa của Do thái giáo cũng là Đấng mà Kitô hữu tôn thờ, và rằng vị Thiên Chúa của Hồi giáo - Allah - tuyệt đối cũng là vị Thiên Chúa như thế. Trong các câu trả lời này, chúng ta không bàn đến hình ảnh của Thiên Chúa mà đến thực tại của Người. Điều thay thế cho việc khẳng định về Thiên Chúa không phải là các hình ảnh hoặc hư cấu khác mà chính là sự từ khướcThiên Chúa, chủ thuyết vô thần cấp tiến.

Những gì đang được nói đến liên quan đến ba tôn giáo Abraham, tuy nhiên, không thể đơn giản được chuyển đến cho tất cả các tôn giáo khác. Điều này trở nên đơn giản ngay khi chúng ta nhìn chính xác hơn đến những gì “các câu chuyện về Thiên Chúa” hàm ý. Sự thực, Kinh thánh Do thái giáo với tất cả các suy tư căn bản là một cuốn sách về các tường thuật to lớn, về lịch sử và các câu chuyện, và cho dẫu trong nhiều phần nó thuật lại từ cuộc gặp gỡ của con người với Thiên Chúa, nó thậm chí còn nhiều hơn trong việc nói đến các giải quyết của Thiên Chúa với con người. Vì chính là kinh ngạc Thiên Chúa lại nói với con người, rằng các cuộc đối thoại giữa Thiên Chúa và con người xẩy ra, và rằng Thiên Chúa can thiệp vào lịch sử, chỉ đạo nó hoặc bỏ rơi nó theo các phương cách con người có thể nhận ra. Lịch sử thế giới hóa thành một vở kịch biểu diễn giữa Thiên Chúa và loài người. Vì con người được cung cấp với tri thức và tự do, trí thông tuệ và ý nguyện tự do, sự sống con người thiết yếu được định hình bởi việc chấp nhận hoặc từ khước sự hướng dẫn của Thiên Chúa. Hậu quả là, các phản ứng của Thiên Chúa được mô tả trong cả hai Giao Ước theo một phương cách mà Người tự chứng tỏ không quan tâm đến. Người trở nên giận dữ, nơi đâu con người quay lưng lại với người, Người ve vãn con người như một người yêu, Người phơi bày toàn bộ tình yêu thương của Người và cuối cùng Người đầy lòng thương xót và sẵn sàng để tha thứ.

Câu chuyện tiếp tục trong Tân Ước nơi nó có được một âm hưởng mới qua sự kiện rằng Thiên Chúa xa vời đến thế và đồng thời gần gủi đến thế trong việc Nhập thể của Người trở nên thành phần của việc tạo dựng của Người và thành viên của dòng giống con người - cái vô tận trong cái hữu tận của Đức Giêsu con người. Rằng biến cố định đoạt toàn bộ lịch sử loài người không cần phải được lập luận lại, bất cứ nơi đâu nó được chấp nhận các trung thành. Nhưng chúng ta phải nhấn mạnh đến nó vào thời điểm khi thậm chí một con số đang gia tăng các Kitô hữu, trên tất cả, những người thông tuệ như John Hick, có xu hướng gạt bỏ sự quan trọng của việc Nhập thể của Thiên Chúa. Dĩ nhiên, Con người không chấp nhận thông điệp Kitô giáo của Đức Giêsu Kitô phải kể lại câu chuyện của chính họ. Và thế nhưng, thậm chí lúc đó các câu hỏi thông thường với tất cả mọi người đang chờ đợi câu trả lời của họ.

Ở đây, chúng ta phải hỏi: Liệu Thiên Chúa có xuất hiện trong các câu chuyện khác của con người, hoặc những gì thay thế vị trí của Người khi đi đến các câu hỏi về nền tảng của sự sống không? Nơi đâu chúng nhìn thấy nền tảng của sự sống, nơi đâu mục đích của nó? Dĩ nhiên, chúng ta không lặp lại vô số câu chuyện với và về Thiên Chúa mà chúng ta tìm thấy trong lịch sử. Đã đủ để biết rằng các câu chuyện này hiện hữu. Một sự phân chia tạm thời có thể thực hiện bằng cách khởi sự với các câu chuyện về Thiên Chúa có tính người (the personal God), không cưỡng lại rằng khái niệm về con người có chính lịch sử của nó. Rằng người Do thái giáo, Kitô giáo và Hồi giáo nói về một Thiên Chúa có tính người, thậm chí người Kitô giáo về vị Thiên Chúa ba trong một (the triune God), đến từ sự kiện rằng Thiên Chúa đã làm cho có thể được một cuộc đối thoại giữa Người và con người bằng cách kêu gọi và định đoạt họ đến tư duy, lời lẽ và hành động con người.

Theo một phương cách, thậm chí lịch sử ban đầu nhắc nhở chúng ta rằng đã có những lúc và địa điểm nơi hiển nhiên các thần chúa (số nhiều) đã hoạt động. Bất luận nói về nhiều thần chúa phải được nhận thức theo nghĩa rằng người ta tin vào sự hiện hữu thực sự của nhiều thần chúa giặc rằng số nhiều của các thần chúa đúng hơn phải được hiểu như là các cách diễn đạt về tính nhiều hình thái (multiformity) và đa dạng của Thiên Chúa và sự đầy tràn không thể khô cạn, có thể vẫn còn là không thể trả lời được. Tuy nhiên, bất cứ nơi đâu khuôn mặt có tính người của Thiên Chúa chẳng là gì ngoại trừ một biểu tưởng phỏng theo con người (anthropomorphous representation), và như là đấng không thể đạt tới, Người chỉ là Đấng thánh và thần thiêng và một thực thể không tính người (impersonal entity), nói về lời của Thiên Chúa và thậm chí về Ngôi Lời của Thiên Chúa trở thành không uy lực. Chỉ có ý nghĩa nếu nói về lời của Thiên Chúa khi lời như vậy dẫn chiếu đến chính Thiên Chúa. Như là Kitô hữu, chúng ta ở đây đi vào sự sống nội tại của Thiên Chúa nơi đâu chúng ta nói về vị “Thiên Chúa ba trong một.” Nói cách khác: Theo ý nghĩa thực sự và tràn đầy, chúng ta có thể nói về lời của Thiên Chúa chỉ nơi đâu chúng ta nói về Thiên Chúa ba trong một.

Nơi đâu con người nỗ lực vượt quá chính mình - và điều này có thể xẩy ra bằng cách hướng nội hoặc hướng ngoại đến lịch sử - thoạt tiên, im lặng trở nên đại dương vô tận chuyên chở hoặc trong đó con người băng hoại và trở nên tuyệt chủng. Ở đây con người không thể tự mình rút lui bởi vì những gì vây quanh người đó cách tạm thời và chiếm không gian luôn luôn lớn hơn chính người đó; đối kháng với điều luôn luôn lớn hơn, người đó cuối cùng tuyệt đối không uy lực. Nếu đại dương im lặng này có thể nói được, nó chì có thể xẩy ra nhờ vào sự khơi dậy của Thiên Chúa. Có lẽ nhiều Kitô hữu quen thuộc với sự khơi dậy thần thiêng cho đến nổi họ không còn bất ngờ và kinh ngạc nữa và xem việc Thiên Chúa nói nhiều đến thế là một vấn đề đương nhiên mà họ kết luận rằng Thiên Chúa đã phải nói với các tôn giáo khác nữa hoặc rằng người ta cũng đang suy nghĩ theo phương cách đó. Sự thực, trong một thời gian dài thực rất dài, chuyên ngữ “mạc khải” đã được sử dụng theo một cách thế thổi phồng [12].

Câu chuyện về Thiên Chúa xuất hiện có phần hạn chế nơi, một mặt, Thiên Chúa từ phía Người vẫn hoàn toàn không nói năng và không thể đạt đến, và điều này được khẳng định, mặt khác, con người không còn quan tâm nữa đến thông điệp về sự tự truyền thông và tự mạc khải của Thiên Chúa. Điều này cũng là trường hợp nơi Thiên Chúa như vậy được xem như là “Đấng thực sự” (the Real) (John Hick) [13], nhưng “nhiều tên gọi” chỉ là các ước tính của con người mà cuối cùng có thể chẳng đụng được đến Người cũng chẳng đạt đến thực chất của Người. Bất cứ ai lập luận theo phương cách này, gặp nguy cơ to lớn rằng người đó sẽ mất đi tự nhận thức Kitô giáo đích thực thế nào để người đó không còn có thể nói nhân danh tình đồng bạn Kitô giáo nữa. Chúng ta cũng phải chú ý đến các tôn giáo và các tình huống nơi Thiên Chúa xem ra không hiện hữu. Theo Vatican II, Phật giáo là một phong trào kì diệu trong đó con người sống theo tôn giáo cho dẫu Thiên Chúa chẳng hề được đề cập đến. Tuy nhiên, có một số nhận xét có ý nghĩa để xem xét Phật giáo như là một tôn giáo: quan tâm chính yếu của Đức Phật là giải thoát con người căn bản khỏi gánh nặng của chịu đựng đau khổ, cuối cùng khỏi vòng luân hồi (cycle of reincarnations). Bất cứ ai sẵn sàng theo ông có thể tự chuẩn bị cho sự giải thoát. Trong giác ngộ của ông, Đấng Được giác ngộ chứng minh rằng nhìn thấy và tự do, vượt qua sự mù tối và bất cứ hình thái ràng buộc nào đều có thể được cho mọi người. Tuy nhiên, điểm kết thúc rốt cùng là không tên tuổi, chẳng có gì có thể dẫn đến các ràng buộc mới. Dĩ nhiên, ngày nay một số người thảo luận vấn đề liệu khi nói về “Chân Tâm” (True Mind), “Phật quả” (Buddhahood [14]) và “Phật tánh” (Buddha nature [15]), Phật tử không tiến đến điểm nơi các người tin khác nói về Thiên Chúa—tôi chỉ đề cập mà không quyết định điều này ở đây [16].

Lịch sử các tôn giáo, cách riêng của Phật giáo, đã không đạt đến chấm dứt bởi vì hiển nhiên từ tổng số các lịch sử của từng tôn giáo một lại xuất phát một lịch sử của các tôn giáo—ủng hộ và chống đối lẫn nhau—và lịch sử này dù cách nào cũng không đầy đủ. Có các câu chuyện về áp bức, liên hiệp (syncretism), chiến tranh tôn giáo, đồng thời cũng về đối thoại. Vấn đề là liệu trong tình huống này, tự lừa gạt hoặc hình thái giả mạo của việc quên mình có hữu ích hay không. Không ít Kitô hữu căn bản nghiêng về phía thay đổi đức tin của họ vào Đức Kitô bằng một đức tin có phần không đủ tư cách vào Thiên Chúa. Tuy nhiên, một quan điểm đơn thuần theo thuyết số nhiều kết thúc bằng việc đơn giản đặt cạnh nhau tất cả các chọn lựa tôn giáo theo nền tảng là không có tính đối thoại (un-dialogical), bởi vì lợi ích của hòa bình, họ mắc nợ mọi người rằng họ đúng và để cho câu hỏi về chân lí đứng một mình. Như đã nói trước đây, trong lâu dài, nó sẽ không tác dụng.

Tất cả các tôn giáo nói về chân lí qua đó không quan trọng liệu chúng khiêm tốn nói về tri thức chắp nối hoặc—trong cách thức tự ý thức được cường điệu—sự tràn đầy của chân lí. Theo phương cách các câu chuyện về Thiên Chúa không được hoàn tất, cũng vậy lịch sử về việc tìm kiếm chân lý chẳng cách nào đạt đến cùng đích; chúng ta phần nào đang ở giữa một tiến trình liên tục của tìm kiếm và tìm thấy. Một con người trần thế phải biết và phải thừa nhận hai điều:

1). Mọi người đều có thể tìm thấy chân lí; do đó, người đó phải sẵn sàng và quan tâm đi đến với chân lí.
2). Có nhiều ví dụ về chân lí không thể được đặt thành nghi vấn; chúng định đoạt sự sống con người và, do đó, bó buộc con người sống cho phù hợp. Ích kỉ căn bản, tự buông thả căn bản và sống theo Bản Ngã đích thực xuất hiện nơi đâu chúng ta vượt thắng bản ngã ích kỉ nhỏ nhoi của chúng ta mô tả địa bàn trong đó con người có thể khám phá ra nền tảng không nền tảng (groundless ground) của họ trong cái Tha-nhân-hoàn toàn (totally-Other). Có thể tiếng la lớn của niềm vui mừng qua đó con người ca ngợi Thiên Chúa kém xa xôi với sự phân vân im lặng mà không kêu cầu tên gọi của Thiên Chúa so với nó có thể xuất hiện cho con người nhân danh việc họ thiếu trí tưởng tượng và các niềm tin một phần của họ.
Tôi muốn kết luận với một câu chuyện mà Aloysius Pieris kể lại. Nó nói đến một kinh nghiệm ông đã gặp với ai đó từ một bối cảnh Phật-giáo-chủ-thuyết-Marx mà vài tháng sau đó đã chết dưới tay quân cực đoan Sinhala. Như là người dự phần vào một cuộc hội thảo, ông kể lại quan điểm trước đây của ông về Kinh thánh mà với ông là một chuyện thần tiên. Nhưng rồi Pieris tiếp tục [17]:

Nhưng ông ấy chỉ ra rằng, trong nỗ lực chung của họ và các suy tư chung từng người có về văn chương tôn giáo của người khác, và trong việc chia sẻ chúng tôi có được trong buổi hội thảo, ông ấy khám phá ra rằng khái niệm về “Thiên Chúa” động viên Kitô hữu đến hành động giải thoát căn bản khác biệt với khái niệm về Thiên Chúa mà Đức Phật được nói đến trong kinh thánh tiếng Phạn đã từ khước như là phi lí và hão huyền. Như là một người theo chủ thuyết Marx đến từ bối cảnh Phật giáo, ông ấy đã không thể chấp nhận ý niệm về Thiên Chúa, nhưng “nếu tôi đã từng tin tưởng vào một Thiên Chúa, đây chính là vị duy nhất đáng để tin vào,” ông ấy thú nhận. Tôi đáp lại: “Tin vào bất cứ thần chúa nào khác, như phần lớn Kitô hữu tin như thế, là thờ hình tượng.”

“Đây là lần đầu tiên tôi đã nghe đến một Thiên Chúa đã thực hiện một giao ước phòng vệ với người bị áp bức,” ông tuyên bố. Và người dự phần Kitô giáo có xu hướng, không may thay, sao chép lại các khía cạnh cơ chế của các tôn giáo khác tại châu Á và như thế cạnh tranh với họ hơn là rao giảng và thực hành điều là nhiệm vụ độc đáo của chúng ta.

---------------------------------

Ghi Chú

[1] Về bản tiếng Anh, xem E. Schillebeeckx, The Church, The Human Story of God. Crossroad: New York 1990; trích: tr. xiii. Cũng xem H. Waldenfels, Gott. Auf der Suche nach dem Lebnsgrund. Benno: Leipzig, in lần 2, 1997, tr. 91-98; 108 tiếp.
[2] Xem H. Waldenfels (cc. 1), tr. 63-72.
[3] Theodicy: Xuất từ tiếng Hilạp; theo: Thiên Chúa; dicy do dikē: công lí, công bình; nền thần học cho là điều ác hiện hữu để chứng minh công lí của Thiên Chúa (nd)
[4] Kinh Lạy Cha đọc Xin cứu chúng con cho khỏi sự dữ  (nd)
[5] Xem A. Pieris, Fire and Water, Orbis: Maryknoll, N.Y. 1996, tr. 156; cũng xem H. Waldenfels (cc. 1), tr. 67-72.
[6] Trong: W. Rössner, Der nahe und der ferne Gott. Nichtthologische Texte. Berlin 1981, tr. 91
[7] Xem A.M. Haas, Gottleiden—Gottlieben. Insel: Frankfurt 1989.
[8] Xem chi tiết hơn trong J. Sobrino,Christ the Liberator. Orbis: Maryknoll, N.Y. 2001.
[9] Samsāra: Luân hồi; Nirvāna: Niết bàn. Theo Phật giáo, Niết bàn không phải là một nơi chốn  mà là một trạng thái khi mọi ham muốn và đau khổ để đã bị triệt tiêu. Luân hồi là Niết bàn ý nói đạt được niết bàn hay không tùy vào tâm tư con người có giác ngộ hay không (nd)
[10] Có một vị bậc thầy của tôi giải thích bộ bên phải là Nhất 一, Khẩu 口, và Điền 田, nghĩa là mỗi người một miếng ruộng, gọi là sung túc, cũng là một cách giải thích chăng? (nd)
[11] Xem G. Gӓde, Viele Religionen – ein Wort. Bertelsmann: Gütersloh 1998; trích tr. 360.
[12] Xem lại Chương 2 cc. 16 với nhận xét của J. Sobrino “kinh nghiệm về phơi bày.”
[13] Xem J. Hick, God Has Many Names. Westminster: Philadelphia 1982.
[14] Buddhahood: Còn dịch là Toàn giác (nd)
[15] Buddha nature: Còn dịch là Giác tánh (nd)
[16] Xem chi tiết hơn trong H. Waldenfels, Buddhist Challenge to Christianiy. Dharmaram Publications: Bangalore 2004.
[17] Xem A. Pieris (cc. 5), tr. 159.

--------------------------
SOURCE http://catechesis.net

No comments:

Post a Comment