Wednesday, January 29, 2014

NGÀY MỒNG HAI TẾT CÓ NÊN LÀM LỄ NGOÀI NGHĨA TRANG?
Hằng năm, ngày mồng Hai Tết Nguyên Đán, Giáo hội Việt Nam có truyền thống cử hành lễ ngoại lịch: kính nhớ Tổ tiên và Ông bà Cha mẹ. Đa phần các giáo xứ cử hành Thánh lễ này trong nhà thờ (có bàn thờ Tổ tiên) với màu phụng vụ trắng (hay vàng) theo lịch Phụng vụ Công giáo. Tuy nhiên cũng không ít giáo xứ cử hành Thánh lễ này tại nghĩa trang với màu phụng vụ tím để cầu nguyện cho các linh hồn Tổ tiên và Ông bà Cha mẹ.

Trong bài viết này xin trình bày một suy nghĩ: Có nên cử hành Thánh lễ tại nghĩa trang vào ngày mồng Hai Tết không?

Tuesday, January 28, 2014

TÌM HIỂU VỀ PHỤNG VỤ THÁNH THỂ

NGHI THỨC CHÚC BÌNH AN TRONG THÁNH LỄ

Giuse Nguyễn Văn Đoán

Bình an luôn luôn là ước mong của con người khi sống ở trần gian. “Nó là một khát vọng không thể tan biến trong mỗi trái tim”.[1] Do đó, nó là một trong những chủ đề thường được người ta chào chúc nhau trong cuộc sống, đặc biệt đối với những người có nguồn gốc Sêmít. Bất cứ khi nào họ gặp nhau, họ thường chào nhau bằng cách thức là “Shalom alechem” (Do thái) và “Salaameleikum” (Ả Rập). Người Do thái dùng chữ Shalom, nghĩa là bình an, để chào nhau. Hạn từ này có ý nghĩa rất rộng, chỉ tất cả mọi sự thịnh vượng, và có thể dịch là hạnh phúc[2]
           Trong Kinh Thánh, mỗi khi sai các môn đệ ra đi, Chúa Giê-su luôn căn dặn các ông rằng khi vào bất cứ thành nào, làng nào hay nhà nào, thì trước tiên hãy nói: “Bình an cho nhà [thành, làng] này!” (Xc. Mt 10,11-13; Lc 10,5-6). Thánh Phao-lô cũng thường bắt đầu và kết thúc lá thư của ngài bằng lời chào chúc bình an. Bởi vì thánh nhân ý thức rằng bình an rất cần thiết và quan trọng đối với người Ki-tô hữu, nhất là trong bối cảnh các Ki-tô đang bị thử thách khi sống đức tin!

Friday, January 24, 2014

Ngày Xuân số 5
Ngũ quả là năm loại trái cây được đặt chung một đĩa (mâm, khay) để trưng bày trong những dịp đặc biệt của gia đình, cách riêng là trong dịp Xuân mới, dịp Tết Nguyên Đán cổ truyền của người Việt. Số 5 có gì đó rất đặc biệt: Bàn tay có năm ngón, người ta có năm giác quan (ngũ quan), thật lạ khi thiên nhiên cũng có Ngũ Hành Sơn (Đà Nẵng)

Mâm ngũ quả không nhất thiết phải đủ năm loại trái cây, cóh tể ít hơn hoặc nhiều hơn 5, nói chung là khoảng chừng vài thứ trái cây khác nhau. Các loại trái cây được trưng bày trên bàn thể hiện nguyện ước của gia chủ qua tên gọi hoặc cách phát âm, màu sắc và cách sắp xếp.

Theo quan niệm người xưa, chọn năm loại quả là “ngũ hành” tương ứng với số mệnh của con người. Chọn số lẻ vì số lẻ tượng trưng cho sự phát triển, sinh sôi.

Mâm ngũ quả của người Bắc thường bao gồm: chuối, bưởi, đào, hồng, quýt; hoặc chuối, ớt, bưởi, quất, lê. Có thể thay thế bằng cam, lê-ki-ma, táo, hoặc mãng cầu. Nói chung, người Bắc không có phong tục khắt khe về mâm ngũ quả, hầu như các loại quả đều có thể bày được, miễn là nhiều màu sắc, cứ nhìn “bắt mắt” là được.

Mâm ngũ quả của người Nam thường bao gồm: dừa, đu đủ, mãng cầu Xiêm, xoài, sung – ngụ ý là “cầu sung túc vừa đủ xài”. Theo cách phát âm tiếng Nam, “dừa” là “vừa”. Người Nam xem chừng khắt khe hơn, họ thường kiêng kỵ trưng bày các loại trái có tên mang ý nghĩa xấu (dù đọc “trại” hoặc “chuẩn” âm miền Nam) như chuối (chúi – chúi nhủi), cam (cam chịu), lê (lê lết), sầu riêng (buồn bã), bom (táo), lựu (lựu đạn),... và người Nam không chọn các loại trái có vị đắng, cay, hoặc chát.

Theo triết học cổ Trung Hoa, tất cả vạn vật đều phát sinh từ năm nguyên tố cơ bản và luôn luôn trải qua năm trạng thái được gọi là: Mộc (木), Hỏa (火), Thổ (土), Kim (金), và Thủy (水). Năm trạng thái này gọi là “ngũ hành” không phải là vật chất như cách hiểu đơn giản theo nghĩa đen trong tên gọi của chúng, mà đúng hơn là cách quy ước của người Trung Hoa cổ đại để xem xét mối tương tác và quan hệ của vạn vật.

Học thuyết “ngũ hành” diễn giải sự sinh hoá của vạn vật qua hai nguyên lý cơ bản là Sinh (生) và Khắc (克), còn gọi là “tương sinh” và “tương khắc” trong mối quan hệ tương tác của chúng.

– Trong mối quan hệ Sinh thì Mộc sinh Hỏa, Hỏa sinh Thổ, Thổ sinh Kim, Kim sinh Thủy, Thủy sinh Mộc.

– Trong mối quan hệ Khắc thì Mộc khắc Thổ, Thổ khắc Thủy, Thủy khắc Hỏa, Hỏa khắc Kim, Kim khắc Mộc.

Năm nguyên tố và các nguyên lý cơ bản của “ngũ hành” đã ảnh hưởng mạnh mẽ đến nhiều lĩnh vực hoạt động của người Trung Hoa, kể cả một số quốc gia và vùng lãnh thổ xung quanh như Việt Nam, Nhật Bản, Hàn quốc, Đài Loan, Hong Kong, Singapore,... “Ngũ hành” ảnh hưởng trong nhiều lĩnh vực như hôn nhân và gia đình, âm nhạc, hội họa, kiến trúc, y học cổ truyền, quân sự,...

Ngũ hành được ứng dụng vào Kinh Dịch từ thời nhà Chu (thế kỷ XXII trước công nguyên đến khoảng năm 256 trước công nguyên). Kinh Dịch là cuốn sách được coi là tác phẩm vĩ đại nhất lịch sử Trung Hoa về triết học, trong đó có “bát quái cơ bản” rồi biến ra 64 quẻ của Kinh Dịch.

Kinh Dịch (giản thể: 易 经; phồn thể: 易 經, bính âm: Yì Jīng; La-tinh hóa: I Jing, Yi Ching, Yi King) là bộ sách kinh điển rất lâu đời của người Trung Hoa. Đó là một hệ thống tư tưởng triết học của người Á Đông cổ đại. Tư tưởng triết học cơ bản dựa trên cơ sở của sự cân bằng thông qua đối kháng và thay đổi (chuyển dịch). Lúc đầu, Kinh Dịch được coi là một hệ thống để bói toán, nhưng sau đó được phát triển dần lên bởi các triết gia Trung Hoa. Cho tới nay, Kinh Dịch đã được bổ sung các nội dung nhằm diễn giải ý nghĩa cũng như truyền đạt các tư tưởng triết học cổ Á Đông, và được coi là tinh hoa của cổ học Trung Hoa, được vận dụng vào rất nhiều lĩnh vực của cuộc sống như thiên văn, địa lý, quân sự, nhân mệnh,...

Kinh Dịch là gì? Kinh (經 – jīng) nghĩa là một tác phẩm kinh điển, trong tiếng Hoa có nguồn gốc từ “quy tắc” hay “bền vững”, hàm ý tác phẩm này miêu tả “các quy luật của Tạo Hóa bất biến theo thời gian”. Dịch (易 – yì) nghĩa là “thay đổi” hoặc “chuyển động”. Khái niệm ẩn chứa những điều rất sâu sắc. Có ba ý nghĩa cơ bản quan hệ tương hỗ:
Giản dịch: Thực chất của mọi thực thể. Quy luật nền tảng của mọi thực thể trong vũ trụ là hoàn toàn rõ ràng và đơn giản, không cần biết là biểu hiện của nó là khó hiểu hay phức tạp.
Biến dịch: Hành vi của mọi thực thể. Vạn vật trong vũ trụ là liên tục thay đổi. Nhận thức được điều này con người có thể hiểu được tầm quan trọng của sự mềm dẻo trong cuộc sống và có thể trau dồi những giá trị đích thực để có thể xử sự trong những tình huống khác nhau.
Bất dịch: Bản chất của thực thể. Vạn vật trong vũ trụ là luôn thay đổi, tuy nhiên trong những thay đổi đó luôn tồn tại nguyên lý bền vững (quy luật trung tâm), bất biến theo không gian và thời gian.

Tóm lại, vì “biến dịch” mà có sự sống, vì “bất dịch” mà có trật tự của sự sống, và vì “giản dịch” mà con người khả dĩ quy tụ mọi biến động sai biệt thành những quy luật để tổ chức đời sống xã hội.
o0o

Kinh Thánh không đề cập ngũ quả, nhưng chúng ta có thể liên tưởng tới những con số 5 kỳ diệu ở các dạng khác nhau mà Kinh Thánh đề cập.

CỰU ƯỚC
Khi tổ phụ Áp-ra-ham can thiệp cho thành Xơ-đôm, một trong các “tiêu chuẩn” là 5 người, ông thưa: “Mặc dầu con chỉ là thân tro bụi, con cũng xin mạn phép thưa với Chúa: Giả như trong số 50 người lành lại thiếu mất 5, vì 5 người đó, Ngài sẽ phá huỷ cả thành sao?” (St 18:27-28). Dĩ nhiên Thiên Chúa vẫn bằng lòng tha thứ.

Sách Thủ Lãnh cho biết: “Con cái Đan sai 5 người dũng cảm trong thị tộc của họ, ra khỏi ranh giới Xo-rơ-a và Ét-ta-ôn, rảo quanh khắp xứ để do thám” (Tl 18:2). Còn sách Sử Biên Niên kể: “Các con của ông De-rác là: Dim-ri, Ê-than, Hê-man, Can-côn, Đa-ra, tất cả là 5 người” (1 Sbn 2:6).

Giuse bị các anh bán. Vào năm đói kém, họ hối hận và gặp “thằng chiêm bao” Giuse. Thật tốt lành khi Giuse nói những lời đầy yêu thương và tha thứ: “Các anh đừng buồn phiền, đừng hối hận vì đã bán tôi sang đây: chính là để duy trì sự sống mà Thiên Chúa đã gửi tôi đi trước anh em. Thật vậy, đây là năm thứ hai có nạn đói trong xứ, và sẽ còn 5 năm nữa không cày không gặt. Thiên Chúa đã gửi tôi đi trước anh em, để giữ cho anh em một số người sống sót trong xứ, và để cứu sống anh em, nhằm thực hiện cuộc giải thoát vĩ đại” (St 45:5-7).

Ông Giu-se vào báo tin cho Pha-ra-ô: “Cha tôi, anh em tôi, cùng với chiên bò và tất cả những gì họ có, đã từ đất Ca-na-an đến, và họ đang ở đất Gô-sen”. Ông chọn 5 người trong số các anh em và dẫn vào yết kiến Pha-ra-ô (St 47:1-2).

Trước khi chia tay, Giuse nhắn các anh về nói với người cha ở quê nhà: “Cha sẽ ở đất Gô-sen và sẽ ở gần con, cha và các con cháu, chiên bò và tất cả những gì cha có. Tại đó con sẽ cấp dưỡng cho cha, để cha khỏi bị thiếu thốn, cha, gia đình cha và mọi người thuộc về cha, vì còn 5 năm đói kém nữa” (St 45:10-11).

TÂN ƯỚC
Sau khi thụ thai Gioan Tẩy Giả, “bà Ê-li-sa-bét ẩn mình 5 tháng” (Lc 1:24).

Chắc hẳn chúng ta thấy “lạ” khi Chúa Giêsu nói về chuyện chia rẽ ngay trong gia đình: “Anh em tưởng rằng Thầy đến để ban hoà bình cho trái đất sao? Thầy bảo cho anh em biết: không phải thế đâu, nhưng là đem sự chia rẽ. Vì từ nay, 5 người trong cùng một nhà sẽ chia rẽ nhau, ba chống lại hai, hai chống lại ba. Họ sẽ chia rẽ nhau: cha chống lại con trai, con trai chống lại cha; mẹ chống lại con gái, con gái chống lại mẹ; mẹ chồng chống lại nàng dâu, nàng dâu chống lại mẹ chồng” (Lc 12:51-53).

Trong dụ ngôn ông nhà giàu và anh La-da-rô nghèo khó, ông nhà giàu đã năn nỉ ông Áp-ra-ham: “Lạy tổ phụ, vậy thì con xin tổ phụ sai anh La-da-rô đến nhà cha con, vì con hiện còn 5 người anh em nữa. Xin sai anh đến cảnh cáo họ, kẻo họ lại cũng sa vào chốn cực hình này!” (Lc 16:27-28). Dĩ nhiên, lời cầu xin đó là điều không bao giờ hiện thực!

Trong thị kiến của Thánh Gioan Tông Đồ về tiếng kèn thứ năm có nhắc tới số 5: “Chúng không được phép giết họ, mà chỉ được gây khổ hình cho họ trong vòng 5 tháng. Khổ hình chúng gây ra không khác gì khổ hình của người bị bọ cạp đốt. Trong những ngày ấy, người ta sẽ tìm cái chết mà không thấy, họ mong chết mà cái chết lại trốn họ” (Kh 9:5-6).

Có lẽ khoảng thời gian 5 tháng là khoảng thời gian đặc biệt nên Khải Huyền lại nhắc tới lần nữa: “Chúng có đuôi như đuôi bọ cạp, mang nọc; đuôi chúng có quyền phép làm hại người ta trong vòng 5 tháng” (Kh 9:10). Về ý nghĩa tượng trưng của Con Thú và Con Điếm, sách Khải Huyền cho biết: “Năm vua đã đổ, một vua hiện còn, một vua khác chưa đến, và khi vua này đến thì phải ở lại ít thời gian thôi” (Kh 17:10).

Khi mọi người oà lên khóc giữa đại hội và lớn tiếng kêu cầu cùng Đức Chúa là Thiên Chúa, ông Út-di-gia nói với họ: “Này anh em, can đảm lên! Chúng ta hãy kiên nhẫn cầm cự 5 ngày nữa; trong thời gian ấy, Đức Chúa, Thiên chúa chúng ta sẽ ngoảnh mặt lại thương xót chúng ta, vì Người sẽ chẳng bỏ rơi chúng ta mãi mãi” (Gđt 7:30). Sách Giu-đi-tha cho biết thêm: “Bà Giu-đi-tha nghe được những lời dân chúng ta thán chống lại vị thủ lãnh, vì tinh thần họ đã ra bạc nhược bởi thiếu nước. Bà cũng được nghe tất cả những lời ông Út-di-gia đã nói với họ và lời ông thề sẽ nộp thành cho quân Át-sua sau 5 ngày cầm cự. Giả như trong 5 ngày ấy, Người không muốn cứu giúp chúng ta, thì vào những ngày Người muốn, Người vẫn thừa sức bảo vệ chúng ta hoặc tiêu diệt chúng ta trước mặt kẻ thù” (Gđt 8:9 & 15).

Còn Thánh Phaolô nói: “Phần chúng tôi, sau tuần lễ Bánh Không Men, chúng tôi xuống tàu rời Phi-líp-phê, và 5 ngày sau gặp các ông ấy ở Trô-a và ở lại đó bảy ngày” (Cv 20:6). Khi tổng trấn Phê-lích xử vụ kiện ông Phaolô, sách Công Vụ cho biết: “Năm ngày sau, thượng tế Kha-na-ni-a xuống Xê-da-rê cùng với một số kỳ mục và một trạng sư tên là Téc-tu-lô. Họ đến kiện ông Phao-lô trước toà tổng trấn” (Cv 24:1).

Về số 5, Kinh Thánh nhắc tới nhiều loại: 5 người, 5 ngày, 5 tháng, 5 năm. Nhưng chắc hẳn đặc biệt nhất phải là Số 5 của Chúa Giêsu: Năm Vết Thương ở hai chân, hai tay và ngực (trái tim). Vì tuân phục Chúa Cha mà Đức Giêsu Kitô đã chấp nhận chết để cứu độ nhân loại, trong đó có mỗi người chúng ta.

Đón Xuân, ăn Tết, chúng ta hãy tái xác định: “Lạy Chúa Giêsu, con tín thác nơi Ngài – Jesus, I trust in you – Jezu ufam Tobie”.
------------------------------
TRẦM THIÊN THU


Phúc Âm hóa gia đình

Xuân về càng lúc càng gần
Tết là có thật dù Xuân vô hình
Phúc Âm hóa các gia đình
Cùng nên hoàn thiện bằng Tình Giêsu
Năm 2014 là “Năm Phúc-Âm-hóa Đời Sống Gia Đình”, năm 2015 là “Năm Phúc-Âm-hóa Đời Sống Giáo Xứ Và Cộng Đoàn”, và năm 2016 là “Năm Phúc-Âm-hóa Đời Sống Xã Hội”. Đó là định hướng phụng vụ của Giáo hội.
Phúc Âm hóa là tuyền bá Phúc Âm, nghĩa là cảm hóa ai đó theo “lý tưởng” của mình (cụ thể là Công giáo), là giúp nhau sống một cách cụ thể theo Phúc Âm. Phải công nhận rằng thật độc đáo khi ai đó đã “dịch” chữ Catholicism (catholisime) thành chữ Công giáo. Nghĩa là “đạo chung” chứ chẳng của riêng ai.

Thursday, January 23, 2014


Những năm Ngọ trong lịch sử Giáo hội tại Việt Nam

WHĐ (23.01.2014) – Trước thềm Năm mới Giáp Ngọ, WHĐ điểm lại những sự kiện của lịch sử Giáo hội tại Việt Nam diễn ra trong các năm Ngọ, từ những ngày đầu tiên Tin Mừng được loan báo trên quê hương Việt Nam. Qua đó, có thể nhận ra một số sự kiện nổi bật đã diễn ra trong những năm Ngọ: cuộc tử đạo của các thánh Việt Nam vào nhiều năm Ngọ khác nhau; Đức Mẹ hiện ra tại La Vang (Mậu Ngọ 1798), thiết lập giáo phận Nam Đàng Ngoài (Bính Ngọ 1846), cuộc di cư của hơn nửa triệu tín hữu vào Nam (Giáp Ngọ 1954), lần đầu tiên một người Việt Nam, Đức Tổng giám mục Phêrô Nguyễn Văn Tốt, được bổ nhiệm làm Sứ thần Toà Thánh (Nhâm Ngọ 2002)…

Wednesday, January 22, 2014

Sunday, January 19, 2014

Kiêng cữ và Đức tin

Chúa Giêsu nói: “Ai nghe lời tôi và tin vào Đấng đã sai tôi, thì có sự sống đời đời và khỏi bị xét xử, nhưng đã từ cõi chết bước vào cõi sống” (Ga 5:24).
Tiền nhân nói: “Có thờ có thiêng, có kiêng có lành”. Tinh thần và thể lý có liên quan mật thiết với nhau, do đó mà việc kiêng cữ tốt cho cả tinh thần và thể lý. Ví dụ: Kiêng sử dụng chất béo để tránh béo phì, tránh được béo phì thì sống khỏe, sống khỏe thì tinh thần minh mẫn. Kiêng ăn chất béo không chỉ để giảm béo, mà còn giảm bệnh, giảm bệnh thì tính khí cũng thoải mái. Cũng vậy, tránh nghĩ đến điều xấu để tinh thần không bị cám dỗ, không bị cám dỗ thì bớt phạm tội.

Tuesday, January 14, 2014

Ngày Xuân nói chuyện câu đối

Ngoan-Thùy Dương
 
 Nói đến Tết, không ai trong chúng ta lại không liên tưởng ngay đến:
“Thịt mỡ dưa hành câu đối đỏ.
Cây nêu tràng pháo bánh chưng xanh.”

Câu đối là một yếu tố không thể thiếu trong lễ hội mừng năm mới của dân tộc Việt. Nó thuộc thể loại văn biền ngẫu và rất đa dạng, gồm hai vế đối nhau nhằm biểu thị một ý chí, quan điểm, tình cảm của tác giả trước một hiện tượng, một sự việc nào đó trong đời sống xã hội. Nên lưu ý là từ đối ở đây có nghĩa là ngang nhau, hợp nhau thành một đôi.
“Chiều ba mươi nợ réo tít mù, co cẳng đạp thằng bần ra cửa,
Sáng mồng một rượu say túy lúy, giơ tay bồng ông Phúc vào nhà”
(Nguyễn Công Trứ)
Câu đối có nguồn gốc từ Trung Hoa và Câu đối được xem là tinh hoa của văn hóa chữ Hán. Việt nam ta chuộng câu đối vì có thể khi giặc Tàu đô hộ suốt hàng ngàn năm đã yêu thích tinh hoa của chữ nghĩa khi bị bắt học chữ Hán mà người Việt chẳng đặng đừng phải học.

Vấn đề xin “Lễ đời đời” 

và mua “Hậu” cho người còn sống hay đã qua đời

Tôi phải đặc biệt nói thêm về vấn đề này vì thực chất sai trái giáo lý trầm trọng của những việc làm này đã và đang còn diễn ra ở một số nơi trong và ngoài ViệtNam.

Như đã nói ở trên, việc cầu nguyện cho các người đã qua đời chỉ hữu ích cho các linh hồn thánh (holy souls) trong nơi luyện tội mà thôi, chứ tuyệt đối không ích gì cho những ai đã tự ý chọn lựa xa lìa Thiên Chúa và đang bị phạt ở nơi gọi là hoả ngục.

Lý do : chỉ có sự hiệp thông giữa các Thánh trên Trời, các linh hồn nơi luyện tội và các tín hữu còn sống trên trần gian mà thôi,chứ không có sự hiệp thông nào với các linh hồn nơi hoả ngục. Vì thế, không có giáo lý nào của Giáo Hội dạy hay khuyến khích việc cầu nguyện cho các linh hồn trong hoả ngục cả vì họ đã lìa xa Chúa đời đời rồi.(x. Sđd. Số 1033-1036)



THẮC MẮC GIÁO LUẬT HÔN NHÂN

-------------------------------------------

Kinh thưa Cha, xin Cha giải thích thêm về Đặc Ân Thánh Phaolô và Đặc Ân Thánh Phêrô. Chân thành cám ơn Cha. N.Đ.H.

Xin trả lời như sau:

I. ÐẶC ÂN THÁNH PHAOLÔ

Ðặc ân Thánh Phaolô là đặc ân Giáo Hội căn cứ vào đoạn Thánh Kinh trong thư gửi tín hữu Corintô sau đây:

"Còn với những kẻ khác thì tôi nói - chính tôi, chứ không phải Chúa - nếu anh em nào có vợ ngoại đạo mà người này bằng lòng ở với người ấy, thì người ấy đừng rẫy vợ. Người nào có chồng ngoại đạo mà người này bằng lòng ở với người ấy, thì đừng bỏ chồng. Thật vậy, chồng ngoại được thánh hóa nhờ vợ, và vợ ngoại thì được thánh hóa nhờ chồng [...] Nếu người ngoại đạo muốn bỏ người kia, thì cứ bỏ; trong trường hợp đó, chồng hay vợ có đạo không bị luật hôn nhân ràng buộc. Thiên Chúa đã kêu gọi anh em sống bình an với nhau" (1Cor.7,12-15).

Ðặc ân này tháo gỡ những hôn phối đã cử hành giữa hai người chưa rửa tội bao giờ (dù rửa tội trong Giáo Hội Kitô Giáo khác) mà bây giờ một người trở lại đạo Công Giáo.

Giáo Luật qui định rằng:

"Hôn phối kết ước giữa hai người không rửa tội, được tháo gỡ bởi đặc ân Thánh Phaolô nhằm ích lợi đức tin của bên đã lãnh nhận Bí Tích Rửa Tội, do chính sự kiện là người đã được rửa tội kết lập hôn phối mới, miễn là người không rửa tội đã đoạn tuyệt với họ."

"Hiểu là đoạn tuyệt khi người không rửa tội không muốn chung sống với người đã lãnh nhận Bí Tích Rửa Tội, hay không muốn chung sống thuận hoà mà không xúc phạm đến Ðấng Tạo Hoá; đừng kể khi nào người đã được rửa tội, sau khi lãnh nhận Bí Tích đã gây ra cho bên kia một duyên cớ chính đáng để đoạn tuyệt" (GL 1143).

Sự tháo gỡ cần phải hội đủ hai điều kiện sau đây:

1. Người Tân Tòng phải được rửa tội trước khi kết hôn lần thứ hai.

2. Người vợ hay chồng ngoại đạo là người tự ý bỏ ra đi, hay ít ra là vì không thể sống thuận hòa được nên người Tân Tòng (đã rửa tội) bắt buộc phải ra đi.

Những trường hợp sau đây có thể áp dụng đặc ân Thánh Phaolô:

a) Một người Công Giáo muốn kết hôn với một người Tân Tòng Công Giáo, nhưng người Tân Tòng này trước kia đã kết hôn với một người chưa rửa tội bao giờ và hiện nay họ không còn sống chung với nhau nữa.

b) Một người Công Giáo muốn kết hôn với một người Tân Tòng (rửa tội vào một Giáo Hội Kitô Giáo không phải là Công Giáo), người Tân Tòng này trước kia đã kết hôn với một người chưa rửa tội bao giờ và hiện nay họ không còn sống chung với nhau nữa.

c) Một người tân tòng Công Giáo, trước kia đã lập gia đình với một người chưa rửa tội bao giờ, nhưng hiện nay không còn sống chung nữa, muốn kết hôn với một người Công Giáo.

d) Một người Tân Tòng Công Giáo, trước kia đã lập gia đình với một người chưa rửa tội bao giờ, nhưng hiện nay không còn sống chung nữa, muốn kết hôn với một người không phải là Công Giáo. Bình thường, người Tân Tòng Công Giáo có quyền tái hôn với một người công giáo. Tuy nhiên, khi có lý do quan trọng, Bản Quyền sở tại có thể ban cho người đã được rửa tội và hưởng đặc ân Phaolô, được phép kết hôn với một người ngoài công giáo, dù đã được rửa tội hay không, nhưng phải giữ những điều luật định về hôn phối hỗn hợp.

Bản Quyền địa phương (Ðức Giám Mục giáo phận) có thẩm quyền áp dụng đặc ân này. Tất cả các bằng chứng về việc người vợ hay chồng không rửa tội không muốn sống thuận hòa, hay bỏ ra đi phải được minh xác.

Luật qui định rằng hôn phối trước tự động được tháo gỡ khi đương sự thực hiện hôn phối lần thứ hai sau đó (xem GL 1143-1147).

II. ÐẶC ÂN THÁNH PHÊRÔ.

Khác với đặc ân Thánh Phaolô, đặc ân Thánh Phêrô không được ghi trong Bộ Giáo Luật mà được ban hành sau khi Ðức Giáo Hoàng Phaolô VI chấp thuận, do Thánh Bộ Giáo Lý Ðức Tin ngày 6 tháng 12 năm 1973 và được tu chính do tài liệu ban hành ngày 30 tháng 4 năm 2001.


Đặc ân này nhằm tháo gỡ những cặp hôn nhân hữu hiệu nhưng chưa phải là bí tích vì chỉ có một trong hai người phối ngẫu là đã rửa tội. Lý do tháo gỡ là có lợi vì đức tin cho người liên quan (“in Favor of the Faith”).

Một người có thể xin hưởng đặc ân này nếu:

a) Ít nhất một trong hai người phối ngẫu là người không được rửa tội trong suốt thời gian ràng buộc hôn phối;
b) Nếu, vào thời điểm nào đó sau khi cưới, cả hai được rửa tội, họ phải xa nhau không được ăn ở với nhau (việc vợ chồng) từ ngày chịu phép rửa tội;
c) Hai người bây giờ đã rời xa nhau và không có hy vọng phục hồi lại cuộc sống hôn nhân với nhau nữa;
d) Người xin tháo gỡ bây giờ muốn cưới một người nào rõ rệt;
e) Người đứng đơn và người phối ngẫu tương lai không có trách nhiệm gì trong việc đổ vỡ của cuộc hôn nhân trước;
f) Nếu người đứng đơn hoặc người phối ngẫu tương lai ngoài Công Giáo, họ phải hứa trên văn bản nuôi con cái họ trong đức tin Công Giáo.

Nên nhớ rằng đặc ân đức tin này chỉ được ban cho đương sự một lần. Nếu cuộc hôn phối thứ hai đổ vỡ người đứng đơn không thể xin một lần nữa.

Ngoại trừ những trường hợp được đề cập tới trong Giáo Luật (khoản 1148, 1149), các trường hợp tháo gỡ các cuộc hôn nhân không là bí tích sẽ dành cho chính Đức Thánh Cha (do đó có tên là Đặc Ân Thánh Phêrô)
---------------------
Lm. Phi Quang

Monday, January 13, 2014

SỐNG ĐẠO trong GIA ĐÌNH

ĐẠO HIẾU DƯỚI CÁI NHÌN TÂM LÝ và TRUYỀN THỐNG

TS. Trần Mỹ Duyệt

NHỮNG NGÀY ĐẦU NĂM - TRUYỀN THỐNG HIẾU THẢO:
Quan niệm Xã Hội :
Theo truyền thống xã hội Việt Nam, những ngày đầu năm mới là những ngày thiêng liêng cao cả; đặc biệt, khi nói về lòng biết ơn và hiếu thảo:
“Mùng một tết cha,
Mừng hai tết chú,
Mừng ba tết thầy.”

Sunday, January 12, 2014

Đối thoại về đức tin:

Đâu là tôn giáo đích thực mang lại hạnh phúc cho con người?

VẤN ĐỀ: Trên thế giới ngày nay có rất nhiều tôn giáo và tôn giáo nào cũng dạy ăn ngay ở lành, cũng tự cho tôn giáo của mình là đích thực bắt nguồn từ trời. Vậy làm thế nào để phân biệt: đâu là tôn giáo thực sự do Thiên Chúa? Đâu là con đường dẫn đến Thiên Chúa cách chắc chắn nhất và mang lại hạnh phúc cho con người?

Saturday, January 11, 2014

THẦN HỌC VỀ ĐẠI KẾT KITÔ GIÁO

Tấn Anh
Hằng năm, tuần lễ từ ngày 18 đến 25 tháng 1, Giáo hội cầu nguyện cho sự hiệp nhất các Kitô hữu. Từ Vatican II, phong trào đại kết ít nhiều đã làm các Kitô hữu thuộc các Giáo hội khác nhau trên thế giới xích lại gần nhau hơn. Trong số các văn kiện về đại kết, cần lưu ý đến Thông điệp Ut Unum Sint được Đức Gioan Phaolô II ban hành ngày 25/5/1995. Hơn nữa, những cuộc gặp gỡ giữa Đức Thánh Cha và các vị lãnh đạo Giáo hội Chính thống, Anh em Tin lành… đã góp phần củng cố phong trào đại kết.
Bài này xin triển khai 4 điểm cơ bản:
  • Những lý do dẫn đến chia rẽ giữa các Kitô hữu.
  • Lịch sử phong trào đại kết.
  • Giáo hội Công giáo với cuộc đại kết từ Vatican II.
  • Những hướng đi của phong trào đại kết.

14 tấm hình chúng ta không mong được nhìn thấy của ĐGH Phanxicô

Jos. Tú Nạc, NMS Sưu Tầm 
 
Chúng ta không mong được nhìn thấy những tấm hình này hôm qua, 
nhưng nó đã cho chúng ta phải suy nghĩ

Thursday, January 9, 2014

CỨU ĐỘ, CỨU RỖI, CỨU THẾ HAY CỨU CHUỘC?

    Thành Phương


    CỨU ĐỘ, CỨU RỖI, CỨU THẾ, CỨU CHUỘC … là những từ ngữ chỉ về một thực tại: ơn cứu độ. Theo Kinh thánh Tân ước, đó là: “mầu nhiệm vương quốc Thiên Chúa” (Mc 4,11), “bí mật của vương quốc” (Rm 11,25, 1Cr15,51), “mầu nhiệm giấu ẩn” (Rm 16,25), “mầu nhiệm không một ai trong các thủ lãnh thế gian này được biết” (1Cr 2,8), “mầu nhiệm của Tin mừng” (Ep 6,19-20).Như thế, có thể nói, Cứu độ là một mầu nhiệm, là Kế hoạch của Thiên Chúa để công chính hóa con người và con người “được nên công chính nhờ đức tin” (Rm 5,1). “Người cho ta được biết thiên ý nhiệm mầu: thiên ý này là kế hoạch yêu thương Người đã định từ trước trong Đức Kitô. Đó là đưa thời gian đến hồi viên mãn, là qui tụ muôn loài trong trời đất, dưới quyền một thủ lãnh là Đức Kitô” (Ep 1,9-10). Như thế, ngày cánh chung, ngày “Thiên Chúa là tất cả trong mọi sự”

Tìm hiểu: Tại sao Tân Phúc-Âm-hoá?

Toàn thể Giáo hội hôm nay đang tập trung quan tâm đến Tân Phúc-Âm-hóa. Năm 2010 Đức Bênêđictô XVI lập Hội Đồng Tòa Thánh lo thúc đẩy việc Tân Phúc-Âm-hóa, đến năm 2012 ngài họp Thượng Hội đồng Giám mục thế giới khóa 13 bàn về đề tài “Tân Phúc-Âm-hóa để thông truyền Đức tin Kitô giáo”. Vì thế ta sẽ cố gắng tìm hiểu một lần đến nơi đến chốn, để cảm thông với Giáo hội và góp phần vào việc Tân Phúc-Âm-hóa. Ta sẽ tìm hiểu về ý nghĩa mỗi chữ rồi đến ý nghĩa các cụm từ.

Hội Thánh Công Giáo tại Việt Nam 

và công cuộc Tân Phúc-Âm-hóa

Hội Đồng Giám Mục Việt Nam: Thư Chung gửi cộng đồng dân Chúa
Anh chị em thân mến,

“Nguyện xin ân sủng Đức Giêsu Kitô, Chúa chúng ta, tình yêu của Chúa Cha và ơn thông hiệp của Chúa Thánh Thần, ở cùng tất cả anh chị em” (x. 2Cr 13,13). Chúng tôi, các giám mục từ 26 giáo phận Việt Nam, quy tụ tại Trung Tâm Mục Vụ Sài Gòn để tham dự Đại hội lần thứ XII của Hội Đồng Giám Mục Việt Nam, xin cảm ơn anh chị em đã cầu nguyện nhiều cho chúng tôi để Đại hội diễn ra cách tốt đẹp và bình an. Nay Đại hội đã kết thúc, qua Thư Chung này, chúng tôi muốn chia sẻ với anh chị em những công việc đã làm trong Đại hội, cách riêng về sứ vụ Tân Phúc-Âm-hoá.
1. Bước vào Đại hội trong khung cảnh Năm Đức Tin, chúng tôi vui mừng được nghe biết về những hoa trái thiêng liêng nơi các tín hữu cũng như các cộng đoàn giáo xứ, giáo phận, dòng tu, đã tích cực học hỏi và nỗ lực canh tân đời sống đức tin. Các cuộc cử hành phụng vụ và sinh hoạt mục vụ đã giúp cho đức tin của mỗi người được thanh luyện, củng cố và đổi mới. Đồng thời, khi nghe biết về những khó khăn và thử thách mà một số cộng đoàn phải đối diện, chúng tôi hiểu rằng sống đức tin luôn luôn là một thách đố, nhưng trong bất cứ hoàn cảnh nào, người môn đệ Chúa Giêsu vẫn được mời gọi làm chứng cho Tin Mừng yêu thương của Chúa, trở thành chất xúc tác cho việc xây dựng nền văn minh tình thương và văn hóa sự sống.
Ngoài ra, chúng tôi cũng lắng nghe và góp ý cho nhau về nhiều sinh hoạt và công việc của Hội Thánh tại Việt Nam, cách riêng là công trình xây dựng Trung Tâm Hành Hương Đức Mẹ La Vang. Đại hội cũng dành nhiều thời giờ cho việc bầu chọn Ban Thường vụ của Hội Đồng Giám Mục cũng như các chủ tịch của các Ủy ban trực thuộc Hội Đồng Giám Mục trong nhiệm kỳ mới.

Lược sử Phong trào Đại kết giữa các Giáo hội Kitô

“XIN CHO TẤT CẢ NÊN MỘT”

I. Nhiệm thể Chúa Kitô bị xâu xé
Theo Niên giám thống kê của Giáo Hội Công giáo 1997, số người tin vào Chúa Kitô trên toàn thế giới là 1.994.754.000 người. Trong thành phần Kitô hữu này, có 1.005.254.000 công giáo, 989.500.000 tín hữu thuộc các Giáo Hội anh em như Chính Thống (khoảng 15 giáo hội đông phương), Tin Lành (luthéranisme, calvinisme, méthodisme, congrégationnalistes, presbytérianisme… cùng hàng trăm giáo hội khác) và Anh giáo.

Wednesday, January 8, 2014

SỰ TƯƠNG QUAN VỀ HAI LỄ CHÚA HIỂN LINH VÀ CHÚA CHỊU PHÉP RỬA

Fr. Joseph Nguyễn Hiển, OP.
  Trong phần dẫn nhập của ngày lễ Hiển Linh, chúng ta hát : « Này đây Đấng Quân Vương xuất hiện (advenit), là Thiên Chúa, trong tay Người nắm giữ vương quốc, quyền năng và sự lãnh đạo thế giới ».

Trong một bài giảng về ngày lễ, thánh Lê-ô cả đã nói : « Các bạn hãy vui mừng trong Thiên Chúa, hỡi anh em rất mến, tôi nói với các bạn rằng, hãy vui mừng, vì chỉ ít thời gian sau ngày cử hành trọng thể sự sinh hạ của Đức Kitô, chiếu sáng trước mắt chúng ta là ngày lễ Thiên Chúa tỏ mình cho muôn dân. Chính Người, vào lễ Noël đã sinh ra bởi Trinh Nữ Marie, và thế giới đã nhận ra Người trong ngày hôm nay ».

Những dẫn chứng này cho thấy Giáo Hội chỉ cho chúng ta thấy rằng lễ Hiển Linh là đỉnh điểm của chu kỳ Giáng Sinh và xa hơn đó là sự viên mãn trọn vẹn của Mùa Vọng. Thiên Chúa tự tỏ bày cho muôn dân biết Người là Đấng Cứu Độ, là Vị Cứu Tinh đến để thực hiện lời hứa đã được hứa với tổ tiên. Đấng phải đến là Con Thiên Chúa, đó là lời khẳng định của Chúa Cha và sự chứng thực của Thánh Thần bên dòng sông Jordan, sau khi Đức Giêsu chịu phép rửa bởi Gioan Tiền Hô
[1].


Thánh Phaolô,
Tông đồ của mọi người

ERNEST O. HAUSER
Từ một người hăng say bắt đạo Chúa, thậm chí còn tham gia giết chết Thánh Stêphanô (Phó tế, Tử đạo tiên khởi), đã trở thành người nhiệt thành rao giảng Chúa-Giêsu-bị-đóng-đinh. Có thể nói rằng nếu không nhờ con người mạnh mẽ, thông minh và có ảnh hưởng rộng lớn này, thì niềm tin Kitô giáo có thể vẫn chỉ ở phạm vi nhỏ hẹp tại Do thái.
Từ Giêrusalem đến Damascô, sau 3 năm Chúa Giêsu chịu đóng đinh trên Thập giá, một thanh niên Do thái ở Tarsus tên Saolê bị ngã ngựa vì một thị kiến ấn tượng. Tiếng Chúa Giêsu gọi: “Saolê! Tại sao anh tìm bắt tôi?”. Bị mù vì thị kiến, thanh niên này phải có người dẫn vào thành phố. Chưa đầy 3 ngày, thanh niên này bình phục và trở nên một thụ tạo mới – một người được tuyển chọn của Thiên Chúa.

Chuyện đời Thánh Phaolô

DIGOY FERNANDEZ
Saolê ngã ngựa, mắt mù
Thế nên đã hóa Phaolô nhiệt thành
Quyết vì Thiên Chúa chí minh
Tin Mừng rao giảng hết mình sớm khuya
Sau khi Đức Kitô chịu khổ nạn, chịu chết, và phục sinh, số Kitô hữu bắt đầu phát triển ổn định. Các nhà cầm quyền Tòa án Tối cao Do Thái (Jewish Sanhedrin) đã coi sự phát triển này là sự báo động, quyết định ngăn chặn mọi điều vô nghĩa này, họ thuyết phục những người tin theo rằng sự sống lại của người được gọi là Mêsia là điều dối trá đối với những người mù quáng tin theo giáo phái Kitô giáo. Trong những người huy động bách hại các Kitô hữu chính là Saolê ở Tarsô, thuộc chi tộc Benjamin, người thuộc về trường giáo sĩ (rabbinical school) của Gamaliel, người được kính trọng nhất thời đó. Gamaliel là môn sinh của giáo sĩ Hillel, người được coi là một trong những người quan trọng nhất trong phái Pharisêu.

Tuesday, January 7, 2014

Thờ cúng ông bà có hợp với lời Chúa dạy trong Kinh thánh không?

Việc thờ cúng ông bà nói lên lòng mê tín sai lầm cho rằng người chết còn lai vãng trên mặt đất này, vì thế cần phải lập bàn thờ, phải kỵ giỗ, bái lạy, dâng hương khói đầy đủ. Điều này có hợp với lời Chúa dạy trong Kinh thánh không?

 Kinh thánh đã nêu lên điều răn của Thiên Chúa: "Ngươi hãy thờ cha kính mẹ, để được sống lâu trên đất mà ĐỨC CHÚA, Thiên Chúa của ngươi, ban cho ngươi..." (Xh 20,12)

Điều răn này được ghi trong Luật của ông Mô-sê. Chúa Giêsu đã nhắc lại điều răn ấy và trách các kinh sư và biệt phái là đã không tuân giữa hẳn hoi (x. Mt 15,3-9).

"Thờ cha, kính mẹ", trong tiếng Do-thái (kabad), có nghĩa là "tôn vinh cha mẹ", vì cha mẹ là hình ảnh  của Thiên Chúa, Đấng mà Kinh thánh trình bày như là người cha (Hs 11,1-4; Is 1,2; Gr 3,19 v.v...) và cũng như là người mẹ (Is 49,15; Hs 11,8; Gr 31,20).
NÂNG CAO và PHÚC ÂM HÓA ĐẠO CỔ TRUYỀN
CÁC THÁNH TỬ ĐẠO THĂNG HOA VĂN HÓA VIỆT NAM
NÂNG CAO VÀ PHÚC ÂM HÓA ĐẠO CỔ TRUYỀN
Lm. Mai Đức Vinh
 
Trong thời các thánh tử đạo, dân tộc Việt Nam đã có một nền văn hóa và tâm linh tôn giáo cao độ. Mỗi người Việt Nam sinh ra lớn lên là con người có tôn giáo, con người có văn hóa. Vì thế đất nước Việt Nam là cánh đồng phì nhiêu đón nhận mọi tôn giáo. Tôi thấy hợp lý nhận định sau đây của linh mục Nguyễn Hồng: "Trước hết trong người dân Việt Nam và trong xã hội Việt Nam lúc đó, đã có sẵn một cánh đồng đón nhận hạt giống Tin Mừng. Với những hoàn cảnh thuận tiện, nơi đất tốt, hạt giống nảy mầm, lớn lên thành cây to, mang quả nặng" (1). Tôi cũng nhất trí với ông Trần Ngọc Thêm trong lời khẳng định, khi 'Tìm về bản sắc văn hóa Việt Nam': 'Tôn giáo là yếu tố hết sức phong phú và đa dạng tạo nên nền văn hóa Việt Nam' (2). Phải chăng, vì ý thức sâu đậm điều đó nên ông Phan Thiết đã nói lên cách vắn gọn 'Đất Việt, Người Việt và Đạo Việt' (3). Trong dòng tư tưởng trên đây, bài viết này muốn chứng tỏ: hơn ai hết, các Thánh Tử Đạo Việt Nam đã sống, đã nêu bật, đã làm sáng rộ tuyệt vời những điểm cốt lõi của đạo cổ truyền Việt Nam.

TRUYỀN THỐNG KÍNH NHỚ TỔ TIÊN

Từ PHẬT GIÁO Đến CÔNG GIÁO
Nguyen Phan, FM.

Dẫn nhập

Cho đến nay, nhiều lương dân Việt Nam vẫn quan niệm rằng Đạo Công Giáo là một thứ tà đạo hay tả đạo như lối nhìn mà các vua quan triều Nguyễn đã khởi xướng ở những thế kỷ trước. Một trong những lý do Đạo Công Giáo bị coi là tà đạo là bởi người Công Giáo không thờ cúng ông bà tổ tiên như bên Phật Giáo cũng như các tín ngưỡng, tôn giáo khác. Cũng vì vậy, trước vấn đề hôn nhân, nhiều khi người ta nhắc nhớ nhau rằng:

Lấy người Công Giáo làm chi?
Chết thì ai cúng? Giỗ thì ai lo?
Lấy ai săn sóc mả mồ?
Lấy ai lo lắng bàn thờ Tổ Tiên?

Quả thật, trước Công Đồng Vatican II, việc thờ kính tổ tiên của người Công Giáo Việt Nam theo kiểu Việt Nam vẫn bị cấm, bị coi là sùng bái ngẫu tượng. Đây thực ra chỉ là một sự hiểu lầm giữa Tòa Thánh với người tín hữu Việt Nam được thể hiện qua tập quán thờ kính tổ tiên của người Việt. Sau Công Đồng Vatican II, những hiểu lầm này đã được gỡ bỏ.

Lương Tâm 

Trong Đời Sống Người Trẻ Ngày Nay
Laurens Vũ Văn Trình, MF

Chúng ta đã và đang sống trong bối cảnh thế giới tục hóa, khi con người ở khắp nơi không chỉ hăng say đi tìm của cải vật chất, hư danh trần thế mà còn tôn thờ chủ nghĩa vô thần, chủ nghĩa tiền bạc, chủ nghĩa khoái lạc và coi nhẹ hay xem thường những đòi hỏi của lương tâm, như: luân lý, đạo đức, công bằng và bác ái… Từ đó, kéo theo rất nhiều hệ quả nghiêm trọng cho bản thân và xã hội. Đặc biệt đối với giới trẻ, lương tâm lại là điều gì xa lạ đối với họ. Lạ hơn nữa, có lẽ tôi quá bi quan chăng khi đưa ra một nhận định về giới trẻ hiện nay quan niệm về lương tâm…, giới trẻ ngày nay ít muốn nghe tiếng nói của lương tâm chân chính, họ quả quyết điều mình làm là đúng: “Mỗi người trong chúng ta sẽ phải trả lời về chính mình trước mặt Thiên Chúa” (Rm 14,12)

KHÁI QUÁT VỀ BÍ TÍCH TRUYỀN CHỨC THÁNH (ORDO)

Tác giả: LUDWIG OTT

I. Ý NIỆM VÀ TÍNH BÍ TÍCH CỦA VIỆC TRUYỀN CHỨC THÁNH

1. Ý NIỆM

Việc truyền chức thánh (ordo, ordinatio) là Bí Tích, trong đó qua việc đặt tay và lời cầu nguyện của giám mục, người tín hữu được lãnh nhận quyền thiêng liêng và ân sủng để thực thi quyền này cách đẹp lòng Thiên Chúa.


2. TÍNH BÍ TÍCH CỦA VIỆC TRUYỀN CHỨC THÁNH

a) Tín lý

VIỆC TRUYỀN CHỨC THÁNH LÀ MỘT BÍ TÍCH THẬT SỰ VÀ CHÍNH ĐÁNG DO CHÍNH ĐỨC KITÔ THIẾT LẬP. De fide.
 

PHẢI HIỂU CÂU NÓI: "NGOÀI GIÁO HỘI KHÔNG CÓ ƠN CỨU ĐỘ" THẾ NÀO?

Anh Phương
Đây là một định thức được coi như của thánh Cypriano, Giám mục Carthage, Bắc Phi, nhưng thực ra nó đã có từ trước. Bài này phác họa đôi nét chính yếu về các cách giải thích “Ngoài Giáo hội không có ơn Cứu độ”.

I. THEO CÁC GIÁO PHỤ

1. Thánh Inhaxio thành Antiochia

Có lẽ, thánh Inhaxio thành Antiochia là người đầu tiên tuyên bố câu này. Một trong những đề tài Người viết cho các cộng đoàn là cần phải có sự hợp nhất sâu sắc trong Giáo hội, hợp nhất trong Giám mục địa phương như là điều kiện hiệp nhất với Thiên Chúa.
“Đối với Thiên Chúa và Đức Giê-su thì cũng như đối với Giám mục. Hoán cải trở về hiệp nhất với Giáo hội làm cho con người thuộc về Thiên Chúa và sống hòa hợp với Đức Giê-su Ki-tô. Hỡi anh em, đừng lầm lạc nữa. Nếu ai đó muốn đi theo Đức Ki-tô mà lại ly khai khỏi Giáo hội, người đó sẽ không được thừa hưởng vương quốc Thiên Chúa. Nếu ai đó đi theo các tư tưởng kỳ lạ, người ấy không hòa hợp với cuộc khổ nạn của Đức Ki-tô” (Inhaxio, thư gởi Philadenphia, chương III).

Monday, January 6, 2014

Tại sao Giáo hội Công giáo lại cho phép ăn của cúng?

Tại sao Giáo hội Công giáo lại cho phép ăn của cúng? Sách Đa-ni-en kể rằng vị tiên tri này đã không ăn đồ ngon vua ăn và rượu vua uống là thứ đồ cúng (Đn 1,8). Đồ cúng có ảnh hưởng làm ô uế thân thể là đền thờ của Chúa Thánh Thần (1 Cr 6,19)!

Để trả lời cho vấn nạn trên, chúng ta cần phân biệt hai trường hợp: trường hợp các thức ăn ô uế theo quan niệm của người Do-thái xưa, và trường hợp các thức ăn đã được dâng cúng cho các tà thần.

Phải chăng chỉ có một “vua Hêrôđê”?

Thân gửi ban biên tập Trong bài khảo cổ về mộ của vua Hêrôđê, bản dịch chú thích sống trước CN 37, chết năm thứ 4 sau CN. Thực ra, tới lúc Chúa Gìêsu bị khổ hình, vua Hêrôđê vẫn còn sống. Xin cho biết để khỏi nghi ngờ. Cám ơn. KP.
---------------------------------------------
TÌM HIỂU và SỐNG ĐẠO

Thắc mắc quanh bàn thờ gia tiên

Đạo Công Giáo ngày nay có cho phép gia đình Công Giáo được lập bàn thờ ông bà cha mẹ đã khuất hay không ? Có được thắp nhang đèn, van vái trước bàn thờ tổ tiên, tổ chức giỗ chạp theo phong tục cổ truyền đối với người quá cố như các gia đình Việt Nam khác không có đạo không ?

Trường hợp gia đình cha mẹ con chỉ thờ phượng ông bà tổ tiên thôi thì khi lập gia đình chúng con có thể khấn lạy ra mắt ông bà tổ tiên của gia đình mình cũng như bên gia đình nhà vợ không ?
THẮC MẮC SỐNG ĐẠO
Người Tín Hữu Chúa Kitô Phải Có Những Nhân Đức Nào?
Hỏi: xin cha giải thích các nhân đức mà người Công giáo phải có để sống đức tin trước mặt người khác.
THẮC MẮC SỐNG ĐẠO

ĂN CỦA CÚNG CÓ ĐƯỢC KHÔNG?

----------------------------------------------
Đọc trong Thư thứ nhất của thánh Phaolô tông đồ gởi tín hữu Côrintô (10:23-30), con có thắc mắc: Tại sao ăn được thức ăn ngoài chợ bán hoặc ai mời đến nhà thì được ăn, nhưng tại sao lại không được ăn đồ cúng? Có khác gì không? Xin cha giải thích giùm. Cám ơn cha (Ngọc Nga).

-------------------------------

Giải thích một số từ Phụng Vụ

Alleluia (hay Halêluia)
Tiếng do-thái, có nghĩa "hãy ngợi khen Thiên Chúa". Alleluia, được đọc hoặc hát trước khi nghe công bố Tin Mừng (Phúc Âm), diễn tả niềm hân hoan, tán dương và ngợi khen, và mời gọi chúc tụng Thiên Chúa vinh quang. Do đó, trong Mùa Chay, mùa sám hối và hoán cải, mùa tưởng niệm mầu nhiệm khổ nạn của Chúa Kitô, chúng ta không đọc hoặc hát Alleluia trong các nghi thức phụng vụ. Amen (Xem câu hỏi số 12)

Bài giảng (hay Bài Diễn giảng)

Giảng ở đây có nghĩa là giảng Lời Chúa: linh mục chú giải về đoạn Tin Mừng vừa nghe, quảng diễn và áp dụng Lời Chúa trong đời sống hằng ngày. Bài giảng là phần phụng vụ phải có trong các thánh lễ chúa nhật và lễ trọng, vì sau Công Đồng Vaticanô II, Giáo Hội luôn nhấn mạnh vai trò quan trọng của Tin Mừng, của Thánh Kinh trong thánh lễ cũng như trong đời sống Kitô hữu.

Bí Tích
Danh từ bí tích (bí: kín, dấu kín không biết được ; tích: dấu vết để lại) dịch từ chữ hy-lạp mysterion hoặc từ chữ la-tinh sacramentum.
Bí tích cũng còn được gọi là Nhiệm tích.

Sách "Giáo Lý Giáo Hội Công Giáo" (1992) định nghĩa bí tích như sau: "Các bí tích là những dấu hiệu hữu hiệu của ân sủng do Chúa Kitô thiết lập và được trao lại cho Giáo Hội để ban sự sống thần linh cho chúng ta. Các nghi thức hữu hình để cử hành các bí tích thì nói lên và thực hiện những ân sủng riêng của mỗi bí tích" (số 1131).

Bí tích là máng chuyển ơn Chúa cho chúng ta. Mọi bí tích đều là hành vi của Chúa Kitô được Giáo Hội cử hành qua nghi thức phụng vụ gồm sự vật, cử chỉ và lời nói kèm theo. Thí dụ: trong bí tích Rửa Tội, linh mục đổ nước ba lần trên đầu thụ nhân hoặc dìm thụ nhân ba lần trong giếng rửa, và đọc: "T..., cha rửa con, nhân danh Cha và Con và Thánh Thần".

Có tất cả bảy bí tích: Rửa Tội (hoặc Thánh Tẩy), Thêm sức, Thánh Thể, Hòa Giải (hoặc Giải Tội), Xức Dầu bệnh nhân, Truyền Chức, Hôn Phối.

Hiến tế Tạ Ơn
Hiến tế tạ ơn là một cách gọi khác của thánh lễ và lễ Misa. Từ ngữ này (dịch từ động từ hy-lạp eucharistein: tạ ơn) diễn tả rõ ràng mục đích chính của thánh lễ: cảm tạ và ngợi khen Chúa Cha nhờ Chúa Kitô, với Người và trong Người, cũng như sự kết hợp của Giáo Hội với các tác động này của Chúa Kitô (xem câu hỏi số 1).

Kinh Tin Kính
Có hai bản kinh Tin Kính: kinh Tin Kính các Tông Đồ và kinh Tin Kính Nicée. Dưới hình thức này hay hình thức khác, kinh Tin Kính được cộng đoàn đọc trong các thánh lễ Chúa nhật và lễ trọng sau bài Tin Mừng và bài giảng.

° Kinh Tin Kính các Tông Đồ, cũng gọi là Biểu Tín các Tông Đồ (symbole des Apôtres), là bản kinh Tin Kính xưa nhất, có từ thế kỷ thứ II. Bản này tổng hợp các công thức đã có trước đó. Từ thế kỷ thứ VI, bản này có hình thức như chúng ta thấy hiện nay. Đây là bản tuyên xưng những tín điều chính yếu nhất khi chịu phép Rửa.

° Kinh Tin Kính Nixêa do Công Đồng Nixêa (Nicée) chấp thuận vào năm 325 nhằm đối phó với lạc thuyết arianô chối bỏ thần tính của Chúa Giêsu Kitô. Sau đó bản này được Công Đồng Constantinople bổ túc vào năm 381 nhằm để xác quyết thần tính của Chúa Thánh Thần do nhiều bè rối chối bỏ, vì thế đôi khi người ta gọi bản này là kinh Tin Kính của các Công Đồng Nixêa-Constantinople. Giáo dân Việt Nam thường đọc bản này trong thánh lễ.

Kinh Vinh Danh
Bài thánh ca này đã có từ lâu đời cũng được gọi là "khúc hát thiên thần" (le cantique des anges). Giáo Hội, được đoàn tụ trong Chúa Thánh Thần, dùng kinh Vinh Danh để tôn vinh Chúa Cha và cầu khẩn Chúa Chiên Con. Kinh Vinh Danh được hát hay đọc vào phần đầu thánh lễ Chúa nhật (trừ Mùa Vọng và Mùa Chay), trong các lễ trọng, lễ kính và trong các dịp lễ khá long trọng. Người ta không biết tác giả là ai cũng như năm sáng tác, nhưng biết rằng kinh Vinh Danh đã có trong kinh sáng bên Đông Phương vào thế kỷ thứ IV.

Lễ Misa
Trong Sách Lễ Rôma, bản chính bằng tiếng la-tinh, để kết thúc thánh lễ, chủ tế đọc "Ite missa est". Missa (do động từ la-tinh mittere: gửi đi) có nghĩa là sự trả về. Do đó "Ite missa est" có nghĩa là "Hãy đi, đây là lúc giải tán", cũng như khi ta nói: "Thôi về đi, mọi việc đã xong rồi !" Đương nhiên, chúng ta biết công thức bằng tiếng Việt: "Lễ đã xong, chúc anh chị em ra về bình an" (xem câu hỏi số 34). Từ thế kỷ thứ IV, chữ missa chỉ định toàn bộ thánh lễ. Từ đó, có tiếng Pháp Messe, tiếng Anh Mass, và tiếng Việt Lễ Misa.

Năm Phụng Vụ
Năm phụng vụ, bắt đầu từ Chúa nhật I Mùa Vọng (vào cuối tháng 11 hoặc đầu tháng 12, tùy theo năm) cho đến thứ bảy của tuần 34 Thường Niên, nhằm kể lại toàn bộ lịch sử ơn cứu độ và cuộc đời của Chúa Kitô mà lễ Phục Sinh là đỉnh điểm.

Mỗi lễ phụng vụ làm nổi bật một khía cạnh nào đó của mầu nhiệm cứu độ duy nhất.

Năm phụng vụ gồm các mùa sau đây, theo tuần tự:
° Mùa Vọng: khoảng 4 tuần trước lễ Giáng Sinh.
° Mùa Giáng Sinh: từ lễ Giáng Sinh tới cuối tuần lễ Hiển Linh.
° Mùa Thường Niên (hoặc Quanh Năm) (phần I): từ Chúa nhật sau lễ Hiển Linh đến thứ tư Lễ Tro. Vì ngày lễ Phục Sinh không cố định nên Mùa này kéo dài từ 5 đến 9 tuần, tùy theo năm.
° Mùa Chay: gồm 40 ngày (không tính các ngày Chúa nhật), từ thứ tư Lễ Tro đến Chúa nhật Phục Sinh.
° Mùa Phục Sinh: gồm 50 ngày, từ Chúa nhật Phục Sinh đến Chúa nhật lễ Chúa Thánh Thần hiện xuống.
° Mùa Thường Niên (phần II): kéo dài từ 25 đến 29 tuần (tùy theo năm), từ lễ Chúa Thánh Thần hiện xuống đến Chúa nhật I Mùa

Vọng. Năm phụng vụ mới lại bắt đầu. + Ngày lễ Phục Sinh được tính vào Chúa nhật đầu tiên sau trăng tròn đầu tiên của mùa xuân. Từ ngày lễ Phục Sinh này, người ta xác định được ngày của ba lễ khác: thứ tư Lễ Tro, 40 ngày trước đó (không tính các ngày Chúa nhật) ; lễ Thăng Thiên, 40 ngày sau (vào ngày thứ năm) ; lễ Chúa Thánh Thần hiện xuống, 50 ngày sau (vào ngày Chúa nhật).


Nhà Chầu - Nhà Tạm
Nhà Chầu hay Nhà Tạm là một chiếc tủ nhỏ chứa đựng Mình Thánh Chúa. Tùy kiến trúc từng nhà thờ mà Nhà Chầu được đặt tại gian cung thánh hoặc bên cạnh. Theo lịch sử phụng vụ, việc giữ Mình Thánh Chúa trong Nhà Chầu, hay Nhà Tạm, trước tiên là để dành cho những người bệnh hoặc những người hấp hối sắp ra đi như "của ăn đàng". Ngày nay, Giáo Hội tiếp tục giữ Mình Thánh Chúa trong Nhà Chầu để cho tín hữu có thể đến viếng và cầu nguyện trong ngày, ngoài những nghi thức phụng vụ chính thức. Đèn chầu, được đăït bên cạnh, ngày đêm thắp sáng nói lên sự hiện diện của Chúa Kitô ở giữa dân Người.

Phụng Vụ
Danh từ phụng vụ (phụng: vâng phục, tôn sùng ; vụ: công việc) được dịch từ chữ hy-lạp leiturgia (ghép bởi danh từ ergon = công việc, và tĩnh từ leitos = công cộng) có nghĩa: việc công cộng có ích cho dân chúng. Trong quá trình lịch sử, danh từ leiturgia có thêm nhiều nghĩa khác nhau. Theo tinh thần của Công Đồng Vaticanô II, phụng vụ là tác động linh thiêng, qua đó, và dưới một nghi thức, hành vi tư tế của Chúa Kitô, nghĩa là công cuộc thánh hóa con người và vinh danh Thiên Chúa, được thực hiện và tiếp tục trong Giáo Hội và bởi Giáo Hội. Nói một cách đơn giản, phụng vụ chỉ định các nghi thức thờ phượng công cộng của Giáo Hội. Các nghi thức phụng vụ, theo định nghĩa, phải có sự chủ tọa của một thừa tác viên của Giáo Hội với sự tham dự tích cực của các tín hữu. Ngoài ra danh từ phụng vụ còn có hai nghĩa khác nữa: ° bên Đông Phương, phụng vụ có nghĩa là chính thánh lễ. ° phụng vụ chỉ định môn học về các việc phụng tự khác nhau. Thí dụ: thần học phụng vụ, phụng vụ Đông Phương, v.v...

Thánh Lễ Đồng Tế
Thánh lễ đồng tế do nhiều Linh mục cùng cử hành, và dưới sự chủ tọa của một vị.
° Tại Tây Phương, trước thế kỷ thứ XIII, thánh lễ được đồng tế "âm thầm", nghĩa là chỉ có vị chủ tế, là người có chức vụ lớn nhất, đọc kinh Tạ Ơn (Kinh nguyện Thánh Thể) mà thôi. Vào thế kỷ thứ XIII tại Rôma, các vị đồng tế cùng đọc kinh Tạ Ơn với Đức Giáo Hoàng, và mỗi vị cầm một bánh lễ trong tay của mình. Khoảng cuối thời Trung cổ, thánh lễ đồng tế không còn phổ thông nữa.
Công Đồng Vaticanô II (1962-1965) xác định giá trị cao cả của thánh lễ đồng tế, vì việc đồng tế biểu lộ cách thích đáng của chức linh mục và của hy tế, cũng như sự hợp nhất của toàn dân Chúa.
° Tại Đông Phương, thánh lễ đồng tế vẫn được duy trì từ xưa tới nay.
"Thánh ! Thánh ! Chí Thánh !"
Bài hát này là bản tổng hợp của một số câu Kinh Thánh: (theo bản dịch mới)
° Thánh ! Thánh ! Chí Thánh ! Thiên Chúa, Chúa Tể càn khôn là Đấng Thánh (Is 6, 3 ; Kh 4, 8).
° Trời đất rạng ngời vinh quang Chúa (Is 6, 3).
° Hoan hô Chúa trên các tầng trời (Mt 21, 9).
° Chúc tụng Đấng ngự đến nhân danh Chúa (Tv 117, 26 ; Mt 21, 9).
° Hoan hô Chúa trên các tầng trời (Mt 21, 9).

Câu trong Isaia (6, 3) gồm: "(Toàn trái) đất rạng ngời vinh quang Chúa". Phụng vụ thêm chữ "trời". Viễn ảnh trở nên bao la: cả trên trời và dưới đất, cả các thiên thần, các thánh và loài người, với muôn loài tạo vật, đồng thanh tung hô vinh danh Chúa Cha.

Theo sách Khải Huyền (4, 8), bài "Thánh ! Thánh ! Chí Thánh" là lời tung hô của các thiên thần và các thánh trên trời. Như thế, mỗi thánh lễ được cử hành làm cho chúng ta hướng về lời tán tụng muôn đời này.
--------------------------------------------------------
Khuyết Danh
Biên soạn tại Rennes (France), tháng 10 năm 1996

40 Câu hỏi về THÁNH LỄ (Phần chót)

31. Tại sao chúng ta ít khi được rước cả Mình Thánh và Máu Thánh Chúa?
Giáo Hội khuyến khích việc chịu lễ Mình và Máu Thánh Chúa, vì hoàn toàn phù hợp với lời mời của Chúa Giêsu: "Hãy cầm lấy mà ăn", "Hãy cầm lấy mà uống".

Nhưng khi có nhiều người tham dự thánh lễ, việc cho rước lễ dưới hai hình bánh và rượu gặp nhiều khó khăn cụ thể. Đó là lý do giải thích tại sao hiếm khi bạn được rước lễ dưới hai hình thức. Mong rằng trong các dịp lễ trọng, và khi có nhiều thừa tác viên cho rước lễ, giáo dân được rước cả Mình và Máu Thánh Chúa.

40 Câu hỏi về THÁNH LỄ (Phần 3)
21. Tại sao chủ tế đổ ít nước vào rượu?
Ngày xưa, tại các xứ vùng biển Địa Trung Hải, người ta có thói quen pha một chút nước vào rượu, thường nặng và gắt.

Vào bữa Tiệc Ly (bữa ăn cuối cùng của Chúa Giêsu với các môn đệ trước khi chịu tử nạn), phải chăng Chúa Giêsu đã pha chút nước vào rượu nho? Có thể như vậy, tuy không có một tài liệu nào xác quyết việc này cả. Nhưng từ thế kỷ thứ II, người ta có thể xác định chắc chắn có việc pha nước vào rượu trong thánh lễ.

Nghi thức này có ý nghĩa rất hay: đó là dấu chỉ mối liên quan chặt chẽ giữa thần tính và nhân tính trong Chúa Kitô ; đồng thời, là sự liên kết chặt chẽ của chúng ta (tượng trưng bởi nước) với Chúa Kitô (rượu nho) làm thành lễ vật dâng trong trong thánh lễ. Chúa Kitô không tự hiến tế một mình, nhưng liên kết với Giáo Hội mà chính Người là đầu.

Sunday, January 5, 2014

40 Câu hỏi về THÁNH LỄ (Phần 2)


11. Dấu thánh giá mang ý nghĩa gì?
"Nhân danh Chúa Cha, và Chúa Con, và Chúa Thánh Thần. Amen". Thánh lễ bắt đầu bằng dấu thánh giá, là một trong những dấu hiệu Kitô giáo cổ xưa nhất, và là dấu hiệu tuyệt hảo của người Kitô hữu.

Khi làm dấu thánh giá, chúng ta nhận biết mình thuộc về Chúa Kitô, bày tỏ niềm tin của chúng ta vào Chúa Kitô đã chết trên thánh giá vì chúng ta, chúng ta nói lên lòng ước muốn đón nhận sự phong phú khôn lường của thánh giá và ước muốn liên kết đời sống chúng ta với đời sống của Chúa Kitô chết trên thánh giá. Vậy, thánh giá quả là dấu chỉ sự cứu độ, sự cứu chuộc và sự phục sinh. Dấu thánh giá còn nhắc chúng ta về bí tích Thánh Tẩy của mình, bởi chúng ta đã được rửa tội "nhân danh Chúa Cha, và Chúa Con và Chúa Thánh Thần".

Dấu thánh giá là biểu thức của chính đức tin Kitô giáo, đó là sự hiện hữu của Thiên Chúa tình yêu được mạc khải bởi đời sống của Chúa Kitô. Do đó người ta hiểu tại sao các Kitô hữu thường làm dấu thánh giá và luôn luôn bắt đầu một nghi thức phụng vụ bằng dấu thánh giá.
40 Câu hỏi về THÁNH LỄ (Gồm 4 phần)
Lm. Giuse Vũ Thái Hòa

Lời Tựa
Giáo Hội luôn nhấn mạnh tầm quan trọng và sự cao quý của thánh lễ. Quy chế tổng quát của Sách Lễ Rôma mở đầu bằng câu sau đây: "Việc cử hành thánh lễ, với tích cách là hành động của Chúa Kitô và của dân Thiên Chúa, được tổ chức theo phẩm trật, là trung tâm toàn bộ đời sống Kitô giáo, đối với Hội Thánh toàn cầu, cũng như Hội Thánh địa phương, và đối với từng tín hữu" (số 1). Giáo Hội được dưỡng nuôi và sống bởi Lời Chúa và Thánh Thể. Vì thế Giáo Hội mời gọi tất cả chúng ta cố gắng tìm hiểu, khám phá ra hoặc khám phá lại thánh lễ, là hành vi trung tâm của đời sống Kitô giáo chúng ta. Chúng ta có thể tìm hiểu ý nghĩa của thánh lễ dưới ba khía cạnh: Kinh Thánh, thần học và lịch sử. Ngoài ra, có thể thêm khía cạnh thứ tư mà chúng ta sắp sử dụng: đó là nghi thức, nghĩa là nghiên cứu các nghi thức trong thánh lễ để tìm hiểu và khám phá ra ý nghĩa đích thật của thánh lễ.

Saturday, January 4, 2014

Giải đáp phụng vụ

Có được sử dụng thánh ca mà không cần phê duyệt không? 

Hỏi : Tôi hơi thắc mắc về việc sử dụng thánh ca được chấp thuận trong phụng vụ khi cử hành Thánh lễ. Trong giáo xứ của chúng tôi, ca trưởng thường dùng các bài sáng tác riêng của ông cho Kinh Vinh Danh, Thánh Thánh Thánh, Tung hô sau truyền phép và Tung hô Amen trước kinh Lạy Cha. Ông thích sử dụng đàn piano hơn, do đó, đàn organ ít được dùng trong Thánh lễ. Ông cũng cho chơi đàn trong các thinh lặng thánh trong Thánh Lễ, mà tôi thấy là làm chia trí cho giây phút cầu nguyện riêng. Khi linh mục tiến đến bàn thờ ở đầu Thánh Lễ, ca trưởng tiếp tục cho hát bài ca nhập lễ, đôi khi kéo dài đến hai phiên khúc, ngay cả khi rõ ràng là vị linh mục phải chờ đợi cho ca đoàn hát xong. 
Theo tôi hiểu, mọi thánh ca phụng vụ phải được Giám mục phê duyệt, và đó là lý do tại sao có một imprimatur (được phép in) trong các sách thánh ca và sách lễ của chúng ta. Tôi nói có sai không, thưa cha, và tôi nên học để chấp nhận thánh ca riêng của ca trưởng ấy không? - P. B., Winter Garden, bang Florida, Mỹ.
----------------------------------------------------------------------
Tháng 1

KÍNH THÁNH DANH CHÚA GIÊSU

Chúa Giêsu là một nhân vật lịch sử huyền thoại, độc nhất vô nhị. Sử gia H.G. Wells, người Anh, công nhận: “Tôi là một sử gia, tôi không có niềm tin tôn giáo, nhưng tôi phải thú thật với tư cách một sử gia rằng nhà thuyết pháp nghèo kiết xác này đến từ Nadarét lại chính là trung tâm của lịch sử. Ông Giêsu Kitô là nhân vật nổi bật nhất trong toàn lịch sử nhân loại”. Quả thật, dù không tin ra mặt nhưng người ta vẫn ngầm tin Chúa Giêsu là “siêu nhân” đích thực.

Kinh thánh nói về Đức Kitô: “Ngoài Người ra, không ai đem lại ơn cứu độ; vì dưới gầm trời này, không có một danh nào khác đã được ban cho nhân loại, để chúng ta phải nhờ vào danh đó mà được cứu độ” (Cv 4:12).

Tâm sự cuộc đời

Cuộc sống là một chuyến đi. Chuyến đi này gồm nhiều chặng, tuỳ cuộc sống dài hay vắn. Các quãng đời không luôn giống nhau. Cuộc đời mỗi người cũng mỗi khác. Nhưng nhìn chung tất cả đều mang một dấu ấn chung.

Thánh vương Đavít tả cuộc đời bằng cách nhấn mạnh đến dấu ấn đó. Ngài nói:
“Tính tuổi thọ, trong ngoài bảy chục,
Mạnh giỏi chăng là được tám mươi
Mà phần lớn là gian lao khốn khổ
Cuộc đời thấm thoát, chúng con đã khuất rồi” (Tv 90,10).

QUAN NIỆM VỀ CỨU ĐỘ THEO ANH EM PHẬT GIÁO

Bài viết của Bhikkhu Seelananda, 
thuộc Trung tâm Phật học Quốc tế Paramita, Kadugannawa.
Trên thế giới, không một tôn giáo nào mà lại không nói đến sự Cứu Độ của mình. Hạn từ Cứu Độ ám chỉ đến hành động cứu thoát. Đây chính là cùng đích tối hậu trong các tôn giáo. Đó chính là hành động cứu thoát khỏi tội lỗi và những hậu quả theo đó.
Phật giáo chẳng phải là tôn giáo về sự cứu độ con người khỏi tội lỗi và những hậu quả kéo theo của tội. Hầu hết trong các tôn giáo đều nói đến sự cứu độ khỏi tội lỗi. Hạn từ tội lỗi trong tiếng Pali là Papa. Theo Phật giáo ngày nay, tội lỗi không phải là một hiện tượng vô điều kiện. Trong các Pháp Điển, căn nguyên tội lỗi là Kilesas, tham ái, đây là những uế nhược mà còn mang một danh xưng khác là lobha, có nghĩa là thèm khát hoặc ái dục, Dosha là sân hận và Moha thường được chuyển ngữ là huyễn hoặc, hư ảo. Trong khi hầu hết mọi tôn giáo đều nói đến sự cứu độ loài người khỏi tội lỗi, thì Phật giáo lại cho việc cứu độ loài người khỏi lòng tham ái.

Wednesday, January 1, 2014

CHÚA GIÊSU Giáng Sinh Năm Nào?

Có thể người ta vẫn nghĩ là Chúa Giêsu giáng sinh năm 0 (năm Không, năm Zero) – khoảng giao niên giữa năm 1 trước công nguyên (TCN) và năm 1 sau công nguyên (SCN), nói chung là khoảng năm 6-7 TCN. Chứng cớ từ Kinh Thánh và các Giáo phụ cũng khác nhau.
 
Chắc chắn không phải là năm 0 (zero). Chứng cớ cho thấy Chúa Giêsu cũng không sinh năm 1. Đó là điều khá ngạc nhiên, vì chúng ta thường cùng những con số có số 0, nhưng số 0 không là khái niệm để tính năm.