Thursday, November 28, 2013

THIÊN CHÚA CÓ CẦN CON NGƯỜI LÀM VIỆC LÀNH ĐỂ ĐƯỢC CỨU RỖI HAY KHÔNG?
Lm. Phanxicô Xaviê Ngô Tôn Huấn

Hỏi: Tại sao các anh em Tin Lành nói chỉ cần tin Chúa Kitô là được cứu rỗi trong khi Giáo Hội Công Giáo dạy phải làm thêm việc lành nữa? 
================================
Trả lời: Liên quan đến vấn đề cứu rỗi (salvation) thì giữa Giáo Hội Công Giáo và anh em Tin Lành nói chung (Protestants) đã có sự khác biệt lớn lao, hầu như không thể vượt qua được để có thể đi đến chỗ cùng chia sẻ một niềm tin về ơn cứu độ của Chúa Kitô..

Trước hết, chúng ta cần biết qua về Nhóm Kitô giáo gọi chung là Tin Lành (Protestantism) do những người chủ xướng như Martin Luther ở Đức, năm 1517; John Calvin ở Pháp, Ulrich Zwingli ở Thụy sĩ , và King Henry VIII và Wolsey ở Anh năm 1527. Họ đã tự tách ra khỏi Giáo Hội Công Giáo để tiến hành cài gọi là “ Cải cách tôn giáo “ Protestant Reformation’ trong thế kỷ 16 ở Âu Châu và sau này lan tràn sang Mỹ và Á Châu. Riêng ở Mỹ, các nhóm Tin Lành chính gồm có Baptists, Methodists, Lutherans, Presbyterians, Protestant Episcopal, United Church of Christ, Episcopalians, Quakers , Disciples of Christ of the Later-day Saints, Jehovah’s Witnesses…
Vì loài người chúng tôi và để cứu rỗi chúng tôi
Lê Đình Thông

Dẫn nhập :
Kinh Tin Kính bắt nguồn từ Tín biểu các tông đồ (thánh Phêrô và thánh Phaolô) có từ thế kỷ II ; và được kiện toàn tại Roma vào thế kỷ thứ VI. Sau đó được truyền bá khắp Tây phương. Tín biểu Nicea-Constantinopoli nhằm giải đáp các cuộc thảo luận thần học về bản tính Chúa Kitô, được dấy lên vào hai thế kỷ IV và V. Tín biểu này được các nghị phụ biên soạn trong công đồng đại kết họp năm 325 và 381 tại hai thành phố Nicea và Constantinopoli, căn cứ vào bản văn của Eusèbe de Césarée, còn được gọi là Eusèbe Pampile (Εσέβιος Παμφύλιος) giám mục Césarée.

Thuật từ ‘‘Tin kính’’ (credo) được thánh Gioan viết lần đầu tiên, khi Chúa Giêsu hỏi người mù : Chúa Giêsu hỏi: ‘‘Anh có tin vào Con Người không?’’. Anh đáp: ‘‘Thưa Ngài, Ðấng ấy là ai để tôi tin?’’. Ðức Giêsu trả lời: ‘‘Anh đã thấy Người. Chính Người đang nói với anh đây’’. Anh nói: ‘‘Thưa Ngài, tôi tin’’. Rồi anh sấp mình xuống trước mặt Người. (Ga 9,35-38). Vào các thế kỷ đầu, vào lễ rửa tội, người tòng đáp lại ‘‘tôi tin’’ cả ba lần dìm xuống nước.

Friday, November 22, 2013

LÝ VÀ TÌNH
Trong cuộc sống con người chọn lựa tùy theo khả năng nhận thức của mình từ các  đối tượng khác nhau, có khi bằng lý luận, có khi bằng tình cảm.

Nếu ta đọc lại trong Kinh Thánh, Đức Giêsu luôn đòi hỏi chúng ta theo Ngài không dựa trên tình cảm mà bằng chính nhận thức của con người.

Thursday, November 14, 2013

Đối thoại năm Đức Tin
ĐI ĐẠO là BẤT HIẾU với CHA MẸ?
Lm. Đan Vinh

VẤN ĐỀ 21 A :Đi đạo là bất hiếu đối với cha mẹ, vì phải bỏ việc cúng giỗ, thờ kính cha mẹ mà một người con hiếu thảo không thể không chu toàn.

TRẢ LỜI :
----------------
I .BỔN PHẬN HIẾU THẢO ĐỐI VỚI CHA MẸ LÀ GÌ ?
Một người con hiếu thảo là người luôn biết ơn cha mẹ, biết làm vui lòng cha mẹ trong những điều hợp lý phải đạo. Khi cha mẹ già yếu, người con hiếu thảo sẽ phải lo săn sóc phụng dưỡng. Khi cha mẹ qua đời, người con hiếu thảo sẽ phải tưởng nhớ và cố gắng làm mọi việc để cha mẹ được vui vẻ hạnh phúc.

Wednesday, November 13, 2013

SUY NIỆM LỜI CHÚA (Luca 21,5-19 – CN XXXIII - C)
DIỄN TỪ VỀ NHỮNG BIẾN CỐ CUỐI CÙNG
1.- Ngữ cảnh
Đức Giêsu tiếp tục giáo huấn tại Đền Thờ. Tác giả Lc đã ghi lại một diễn từ dài bàn về số phận của Giêrusalem và Đền Thờ (21,8-36). Bản văn được kết cấu theo cấu trúc đồng tâm như sau:

A. Cảnh báo mở đầu (8-9)
B. Các tai họa vũ trụ (10-11)
C. Những gì phải xảy ra trước:
a) Các cuộc bách hại người Kitô hữu (12-19),
b) Hình phạt cho Giêrusalem (20-24).
B’. Các tai họa vũ trụ vào lúc tận thế (25-33)
A’. Cảnh báo kết thúc (34-36).
Bản văn này thường được gọi là “Diễn từ cánh chung” của Đức Giêsu bởi vì bài đề cập đến các eschata, “các sự sau cùng”, của Giêrusalem cũng như thế giới. Ở trong Tin Mừng Nhất Lãm, bản văn này cũng thường được gọi là “Diễn từ khải huyền”, bởi vì bài trình bày các eschata này bằng giọng điệu khải huyền. Có thể tạm hiểu “cánh chung học” là một khối giáo huấn về các eschata (ở đây là eschata của Giêrusalem và thế giới); còn “khải huyền” là một dạng văn chương hoặc một kiểu suy nghĩ.
Bản văn đọc trong Phụng vụ hôm nay là nửa đầu của bài Diễn từ trên. Phần này được dẫn nhập bằng một câu hỏi các thính giả đặt ra cho Đức Giêsu; câu hỏi này đến sau khi họ nghe Đức Giêsu tiên báo về số phận của Đền Thờ và các vật trang hoàng.

Sunday, November 10, 2013

GIÁO LÝ CÔNG GIÁO - Mục 11
"Tôi tin xác loài người ngày sau sống lại"

988 Trong kinh Tin Kính, chúng ta tuyên xưng Thiên Chúa là Chúa Cha, Chúa Con và Chúa Thánh Thần; và tin Thiên Chúa sáng tạo, cứu chuộc và thánh hóa. Kinh Tin Kính kết thúc với lời tuyên xưng : "Tôi đợi trông kẻ chết sống lại và sự sống đời sau."

989 (655 648) Chúng ta tin vững vàng và hy vọng chắc chắn rằng: cũng như Ðức Ki-tô đã thực sự phục sinh từ cõi chết và sống mãi, thì sau khi chết những người công chính cũng sống mãi với Ðức Ki-tô Phục Sinh và Người sẽ cho họ sống lại ngày sau hết (x. Ga 6, 39-40). Cũng như sự phục sinh của Ðức Ki-tô, sự sống lại của chúng ta là công trình của Chúa Ba Ngôi :

"Nếu Thánh Thần ngự trong anh em, Thánh Thần của Ðấng đã làm cho Ðức Giê-su sống lại từ cõi chết thì Ðấng đã làm cho Ðức Giê-su Ki-tô sống lại từ cõi chết cũng sẽ dùng Thánh Thần của Người đang ngự trong anh em, mà làm cho thân xác phải chết của anh em được sự sống mới" (Rm 8, 11) (x. 1Tx 4, 14 ; 1Cr 6, 14; 2Cr 4, 14; Pl 3, 10-11).
MÔI TRƯỜNG GIÁO DỤC: GIA ĐÌNH CÔNG GIÁO
Vấn đề xã hội hôm nay đang cần sự quan tâm giáo dục của gia đình

1/ Những khủng hoảng trong đời sống gia đình 
- Lòng hiếu thảo có vị trí quan trọng đối với đời sống gia đình và xã hội, có thể nói đó là một yếu tố căn bản để con người có thể thành nhân và thành tài, hiện đang có nguy cơ bị xói mòn và mai một.
- Có những gia đình đang trở thành một thứ quán trọ.
- Có nhiều người cao tuổi bị con cái bỏ rơi, không nơi nương tựa.
- Nạn bạo hành gia đình còn khá phổ biến, đặc biệt nhiều phụ nữ chưa được tôn trọng và yêu thương xứng đáng với phẩm giá con người.
- Gia đình bất hòa, ly tán và đổ vỡ, và tỷ lệ ly hôn ngày càng gia tăng.
- Những trẻ em thất học, trẻ em bỏ nhà đi bụi đời ngày càng nhiều.
- Nạn phá thai càng ngày càng nghiêm trọng, ngay cả nơi những em còn ở độ tuổi học trò.


Hãy biết quý trọng 

từng giây phút mà bạn có!

Có một ngân hàng, mỗi buổi sáng, cung cấp vào tài khoản của bạn 86.400 USD.

Số dư trong tài khoản không được phép chuyển từ ngày này qua ngày khác.

Mỗi buổi chiều, ngân hàng sẽ hủy bỏ hết số dư còn lại mà bạn đã không dùng hết trong ngày.

Bạn sẽ phải làm gì ? Sử dụng hết số tiền đó, dĩ nhiên !
Mỗi người trong chúng ta đều có một ngân hàng như vậy.
Tên ngân hàng là THỜI GIAN.
Mỗi buổi sáng, ngân hàng này cung cấp cho bạn 86.400 giây.
Vào mỗi buổi tối, ngân hàng sẽ xóa bỏ, coi như bạn mất, thời gian mà bạn không đầu tư được vào các mục đích tốt.
Ngân hàng không cho phép bạn được để lại số dư trong tài khoản.
Cũng không cho phép bạn bội chi.
Nhìn lại Năm Đức Tin
CHÚA ĐÃ ĐẾN THĂM TÔI 

1. Năm Đức Tin đã chính thức bế mạc ở nhiều nơi trong Hội Thánh bằng những lễ nghi long trọng.

Tôi tự hỏi: Riêng tôi, tôi đã nhận được gì đặc biệt trong Năm Đức Tin?
Với tâm tình biết ơn, tôi ghi nhận sâu sắc điều này: Trong Năm Đức Tin vừa qua, tôi đã được Chúa đến thăm tôi một cách đặc biệt.

Tôi xin được phép chia sẻ vắn tắt.

2. Năm vừa qua có thể gọi được là năm thử thách. Nhiều thử thách đã làm giảm niềm tin trong dân tộc của tôi. Nhiều thử thách đã tràn bóng tối vào Hội Thánh của tôi. Nhiều thử thách đã gây bất ổn cho các gia đình thuộc về tôi. Nhiều thử thách đã đem lại cho tôi bao đớn đau xác hồn.

Giữa những thử thách đó, tôi kêu lên Chúa: Lạy Chúa, xin Chúa thương xót con.

Chúa trả lời tôi: Chúa sẽ đến thăm con. Con hãy chuẩn bị đón Chúa.

Thursday, November 7, 2013

NĂM ĐỨC TIN
Ý NGHĨA VÀ GIÁ TRỊ CỦA SỰ ĐAU KHỔ
Lm. PX. Ngô Tôn Huấn


Đau khổ  là một thực tế hiển nhiên trong đời sống của con người, dù có niềm tin hay không .
Đây là một thực trạng  mà không ai có thể phủ nhận hay tránh được trong cuộc sống trên trần gian này.Nào đau khổ vì bệnh tật, vì nghèo đói, vì bất công xã hội,  vì thiên tai, động đất, bão lụt. Nào đau khổ vì bị tù đầy, tra tấn, bị kỳ thị và  bách hại ( dân thiểu số Kitô Giáo bên Arap Saudi, Iran, Seria và Ai Cập) bị khinh chê  và cô lập ( dân Untouchable bên Ấn Độ). Sau hết, đau  khổ lớn lao nhất là chết chóc đau thương.
 
Vì đâu có đau khổ?
Thực khó tìm được câu trả lời thỏa  đáng  theo suy nghĩ của con người cho  câu hỏi này..
Tuy nhiên, có điều nghịch lý đáng nói ở đây  là ở  khắp nơi, và ở mọi thời đại, luôn có những kẻ gian ác, làm những sự dữ,  sự tội, như giết người, trộm cắp, hiếp dâm, đặc biệt là cai trị độc ác và gây ra chiến tranh khiến hàng triệu người vô tội bị giết  … nhưng những kẻ đó  vẫn sống phây phây với địa vị và tiền bạc dư  thừa nhờ vơ vát tài sản công quỹ, trong khi biết bao người lành, lương thiện, đạo đức   lại nghèo khó, bệnh tật nan y hay gặp tai nạn xe cộ, tầu bè. Cụ thể,  năm 2008, một xe buýt chở giáo dân ở Houston, Texas đị dự Đại Hội Thánh Mẫu ở Carthage , Missouri đã gặp tai nạn khiến hàng chục người chết  hoặc bị thương nặng.! trong khi những xe  và phi cơ chở người đi đánh bạc ở Las Vegas,  lake charles ( Louisiana)..  hoặc du hí  ở các nơi tội lỗi như Cancun ( Mexico) Thai lan, Kampuchia, Viêt Nam... thì chưa hề gặp tai nạn tương tự !! Lại nữa, những người nghiện rượu và thuốc lá thường dễ bị ung thư phổi, nhưng biết bao người không uống rượu và hút thuốc  mà vẫn bị ung thư phổi , thi sao ?.Lại nữa, phụ nữ sinh con thì dễ bị ung thư ngực, nhưng có nữ tu không hề sinh đẻ  mà vẫn bị ung thư ngực!
Giải đáp phụng vụ
Giờ chầu Thánh Thể được thực hiện như thế nào?
Giải đáp của Cha Edward McNamara, Dòng Đạo Binh Chúa Kitô (LC), Khoa trưởng Thần học và giáo sư phụng vụ của Đại học Regina Apostolorum (Nữ Vương các Thánh Tông Đồ), Rôma.
Hỏi : Trong chủng viện của chúng tôi, mỗi lần chúng tôi tổ chức Giờ chầu Thánh Thể, thì Giờ này thường diễn tiến như sau: 1) Đặt Mình Thánh Chúa, hát bài O Salutaris Hostia, kinh mở đầu, 2) đọc các kinh khác, như Phụng Vụ Các Giờ Kinh, lần chuỗi, thánh ca, 3) hát Tantum Ergo, Lời nguyện Thánh thể, phép lành với Mình Thánh Chúa, cất Mình Thánh Chúa vào nhà chầu, hát bài kết thúc. Một số trong chúng tôi thích có một Giờ chầu đơn giản, thinh lặng vào buổi sáng, không có thêm các kinh nguyện. Liệu làm như thế được không, hoặc liệu đưa thêm vào vài việc đạo đức hay kinh nguyện khác có được không? - S. M. , Canada.

Đáp: Người có công cổ vũ Giờ chầu Thánh Thể hàng ngày là Tôi Tớ Chúa Đức Tổng Giám mục Fulton Sheen. Ngài thực hiện việc này, đôi khi với sự hy sinh cá nhân tuyệt vời, suốt trong hơn 60 năm.

Tuy nhiên, cần phải nhớ rằng phần lớn các giờ chầu Thánh Thể này được thực hiện trước Chúa Kitô ngự trong nhà tạm, chứ không trước Mình Thánh Chúa được đặt trên bàn thờ. Đúng vậy, nhà tạm là nơi tự nhiên cho thời gian dài của việc cầu nguyện trong thinh lặng, trước sự hiện diện của Chúa Kitô.

Đây là một sự thực hành mà nhiều linh mục vẫn tiếp tục làm ngày nay, và nhiều Giám mục khuyến khích các linh mục của mình noi theo gương này.

Giờ chầu trước Mình Thánh Chúa được đặt trên bàn thờ cũng rất được khuyến khích, nhưng các giờ chầu Thánh thể, đặc biệt là trong thời gian tương đối ngắn, là chủ yếu hành vi công khai, mà trong đó sự hiện diện của Chúa Kitô được công bố và tôn vinh.

Một trong các tài liệu đầu tiên trong lĩnh vực này là huấn thị Eucharisticum Mysterium (Mầu nhiệm Thánh thể, ngày 25-5-1967). Về giờ chầu Thánh Thể ngắn, số 62 của Huấn thị nói:

"Nếu giờ chầu Thánh Thể là ngắn, thì Hào quang hoặc Bình thánh được đặt trên bàn thờ. Nếu giờ chầu là trong một khoảng thời gian dài, thì nên dùng một bệ cao, đặt trong một vị trí nổi bật; tuy nhiên, cần lưu ý là không quá cao hoặc quá xa.

"Trong giờ chầu, tất cả cần được sắp xếp để cho tín hữu có thể tham gia chăm chú vào việc cầu nguyện với Chúa Kitô, Chúa chúng ta.

"Để cổ vũ việc cầu nguyện cá nhân, có thể đọc các đoạn trích từ Kinh Thánh, cùng với bài suy niệm hoặc bài diễn giảng Lời Chúa để giúp tín hữu hiểu hơn nữa về Mầu nhiệm Thánh Thể. Cũng cần có các phút thinh lặng thánh vào thời điểm thích hợp.

"Cuối giờ chầu, có phép lành với Mình Thánh Chúa.

"Nếu ngôn ngữ địa phương được sử dụng, thay vì hát Tantum Ergo trước phép lành, có thể hát một thánh ca Thánh Thể, theo qui định của Hội đồng Giám mục".

Ngoại trừ một số chi tiết nhỏ, tài liệu này là cơ sở cho nhiều luật sau đó có liên quan đến giờ chầu Thánh Thể. Chẳng hạn, nghi thức chầu Thánh Thể ngoài Thánh Lễ nói:

"89. Các giờ chầu ngắn nên được sắp xếp như thế nào, để phép lành với Mình Thánh Chúa diễn ra sau một thời gian hợp lý dành cho việc đọc lời Chúa, các bài hát, kinh nguyện, và một khoảng cầu nguyện thinh lặng. Còn việc đặt Mình Thánh Chúa chỉ cốt để ban phép lành là bị cấm”.

Do đó, rõ ràng là về việc chầu ngắn, chẳng hạn Giờ chầu với Mình Thánh Chúa được đặt trên bàn thờ, chủng viện nên đi theo đúng luật phụng vụ.

Về các hoạt động có thể được thực hiện trong giờ chầu, quyển "Compendium Eucharisticum" (Tổng lược Bí tích Thánh Thể), do Thánh Bộ Phượng tự và Kỷ luật Bí tích ấn hành năm 2009, đưa ra nhiều gợi ý cho các bài hát và kinh nguyện, cũng như khả năng khôi phục lại một số tập quán cũ đã bị loại ra khỏi nghi thức.

Ví dụ, Thánh Bộ đã phục hồi câu tung hô "Panem de caelo praestitisti eis. R. Omne delectamentum in se habentem" (Chúa đã ban bánh bởi trời cho nhân loại. Đáp: Bánh có đủ mọi mùi thơm ngon) sau thánh ca Tantum Ergo, hoặc bài hát khác khi ban Phép lành và trước kinh nguyện "Deus qui nobis sub sacramento.., Lạy Chúa Giêsu, Chúa đã trối lại cho chúng con bí tích Mình và Máu Chúa… "

“Compendium Eucharisticum” cũng cung cấp một số kinh cầu và lời nguyện để sử dụng trong giờ chầu, chẳng hạn như Kinh cầu Thánh Tâm, Kinh cầu Máu Châu Báu, Kinh cầu Chúa Giêsu Kitô Linh Mục và Hy lễ, và Kinh cầu Iesu dulcis Memoria (Thật dịu dàng biết bao khi tưởng nhớ Chúa Giêsu) dựa trên một bài thánh ca cổ. Ngoài ra, còn có ba kinh cầu, được soạn thảo để chuẩn bị cho Đại Năm Thánh 2000: Kinh cầu Chúa Giêsu Kitô; Kinh cầu Chúa Giêsu Kitô, Thiên Chúa và con người, và Kinh cầu Chúa Giêsu Đấng Cứu Chuộc chúng ta. Các văn bản này đã được công bố bởi Ủy ban Trung ương chuẩn bị Đại Năm Thánh. Các văn bản này có thể được tìm thấy, trong nhiều nguồn khác, trong tờ báo cơ quan chính thức của Bộ Phượng Tự, Notitiae 32 (1996) (613-618).

Tiếc thay, cho đến nay bộ sưu tập hữu ích này của các bản văn Thánh Thể vẫn chưa được dịch từ tiếng Latinh ra hầu hết các ngôn ngữ hiện đại.

Cuối cùng, những gì chúng tôi đã nói không loại trừ khả năng thời gian dài cầu nguyện thinh lặng trước Mình Thánh Chúa được đặt trên bàn thờ. Tuy nhiên, các tài liệu chính thức dự đoán khả năng này trước hết, trong bối cảnh của các giờ chầu kéo dài hoặc giờ chầu vĩnh viễn, mà trong đó mọi người thay nhau thờ lạy Chúa Kitô ngự trong Hào quang.
---------------------------------------
Nguyễn Trọng Đa - Vietcatholic News
(Zenit.org 5-11-2013)

Wednesday, November 6, 2013

Nghệ thuật làm chồng

Có lẽ không có ai lập gia đình mà lại nghĩ đến chuyện ly dị và có lẽ cũng không ai bước vào đời sống hôn nhân mà không nghĩ đến hạnh phúc. Thế nhưng tại sao đổ vỡ lại xảy ra như cơm bữa trong các gia đình? Câu trả lời duy nhất chỉ có thể là: Người ta không nắm vững được nghệ thuật làm vợ, làm chồng. Người ta chưa biết yêu. Chính vì không nắm vững được nghệ thuật ấy, cách vô tình, người ta làm khổ nhau.

Với những người chồng trẻ mới chập chững bước vào đời sống hôn nhân, một lần nữa chúng tôi xin được góp thêm một vài ý kiến về nghệ thuật làm chồng.

1. Một tạp chí về đời sống gia đình đã nêu ra bảy đức tính của một người chồng lý tưởng như sau:

a) Sự dịu dàng. Đây chắc chắn phải là đức tính mà người đàn bà quí trọng nhất nơi người đàn ông mà họ yêu thương. Có biết bao nhiêu người đàn bà than phiền rằng: chồng họ không bao giờ biết nói với họ một lời dịu dàng. Có những người chồng hễ mở miệng ra là nói những lời cộc lốc thiếu tế nhị. Dĩ nhiên, sự dịu dàng không đồng nghĩa với yếu nhược. Người đàn bà yêu sự dịu dàng nơi người đàn ông, nhưng lại muốn chồng họ phải là con người cứng rắn. Một người đàn ông lý tưởng đối với một người đàn bà phải là một con người can đảm có ý chí khi giải quyết các vấn đề, nhưng lại dịu dàng và âu yếm đối với người mình yêu.

Xây dựng một gia đình hoà hợp hạnh phúc

1. Lời Chúa: “Đức mến tha thứ tất cả, tin tưởng tất cả, chịu đựng tất cả” (1 Cr 13,7).

2. Cầu Nguyện :
Có hai vợ chồng nhà kia khi mới lấy nhau sống rất hòa thuận, luôn yêu thương và tôn trọng nhường nhịn nhau. Nhưng khi về già, hai người lại thường hay tranh cãi nhau : Ông nói một thì bà nói hai ba, chẳng ai chịu ai. Một hôm vào dịp giáo xứ mở tuần tĩnh tâm Mùa Chay để giúp các tín hữu dọn tâm hồn mừng đại lễ Phục Sinh.
Tháng Các Linh Hồn - Tìm Hiểu

Thiên Đàng—Luyện Ngục & Hỏa Ngục
Lm Ansgar Phạm Tĩnh
Đối với niềm tin vào Thiên Đàng—Luyện Ngục và Hỏa Ngục, người ta thường có ba thái độ:

Thứ nhất là thái độ cứng lòng tin:

  • Chẳng có Thiên Đàng, cũng chẳng có Luyện Ngục hay Hỏa Ngục như Giáo Hội Công Giáo dạy! Có chăng là có Thiên Đàng nơi trần thế này mà thôi! Chết là hết, là kết thúc, xuôi tay nhắm mắt xong là hết đau khổ, hết lo lắng và hết … nợ đời!
Chính vì không tin vào thực tại của Thiên Đàng—Luyện Ngục và Hỏa Ngục ở đời sau, cho nên họ như những con thiêu thân chỉ biết lao đầu vào ăn chơi, hưởng thụ, trác táng, hút sách, phạm pháp, làm những việc vô luân thường đạo lý… Và cuối cùng khi chán ngán cuộc đời này, khi họ chán sống rồi thì … tự tử. Chấm hết!

Thứ hai là thái độ tin vào Chúa nhưng tin một cách lệch lạc:

  • Tin vào Thiên Chúa và chỉ tin có Thiên Đàng mà thôi! Luyện Ngục và Hỏa Ngục không thể có được bởi vì Thiên Chúa là Tình Yêu (1 Ga 4:16), Ngài không bao giờ dựng nên những thứ khủng khiếp ấy để trừng phạt hay hành hạ con cái của Ngài. Luyện Ngục và Hoả Ngục là những thứ mà Giáo Hội dựng nên để hù dọa người ta mà thôi!
Vì không tin có Luyện Ngục và Hoả Ngục cho nên họ chẳng quan tâm gì đến việc đọc kinh xin lễ, và làm việc hy sinh, hãm mình … để cầu nguyện cho những người đã qua đời. “Tất cả những ai tin vào danh Đức Giê-su và chịu phép Rửa Tội thì chắc chắn được cứu rỗi, vậy cầu nguyện, đọc kinh, tham dự Thánh Lễ, hy sinh cho người quá cố để làm gì? Vô ích! Tốn thời giờ” Họ dùng Thánh Kinh để lý luận như vậy!

Bữa Ăn Thiên Ðàng Và Hỏa Ngục
Một ký giả kia được phép xuống hỏa ngục và lên thiên đàng để làm một bản phóng sự về đời sống của nhân dân tại đó. 
Sau một cuộc hành trình gay go, ký giả trên lọt được vào địa ngục đúng vào giờ ăn. Nhìn vào bàn ăn, anh ta không khỏi lấy làm lạ khi thấy trưng bày toàn sơn hào hải vị đang bốc khói hương ngào ngạt làm anh ta không khỏi nuốt nước bọt.
Nhưng lúc các kiều dân địa ngục tiến vào phòng ăn, chàng ta lại càng ngạc nhiên hơn khi thấy họ ốm o gầy mòn, chỉ còn da bọc xương, vài người đi không muốn nổi. Sự kinh ngạc tan biến khi chàng phóng viên chứng kiến cảnh họ dùng bữa. Vì muỗng nĩa rất dài buộc dính vào đôi tay không cho phép họ đưa thức ăn vào miệng, nên dù họ có cố gắng thế nào đi nữa, thức ăn chỉ đổ tháo ra đầy bàn hay rơi tung tóe xuống mặt đất. Tệ hại hơn là cảnh họ tranh giành nhau: vài người dùng muỗng nĩa để thay vì đưa thức ăn vào miệng, lại biến chúng thành những khí giới đập đánh nhau. Thật là một bãi chiến trường. Khi chuông báo giờ ăn đã mãn, họ buồn phiền rời phòng ăn, dạ dày vẫn trống rỗng.
CẦU CHO KẺ... CHẾT.
Tháng 11, Giáo hội dành riêng cầu nguyện cho các tín hữu đã qua đời, hay đã chết. Thế thì chết nghĩa là gì?

CHẾT SINH HỌC
Người chết là một người mà trong họ, từ khối não trung ương đến các bộ phận: hô hấp, tuần hoàn, tiêu hóa, bài tiết… cùng tất cả các “ban ngành đoàn thể” đều đồng loạt đứng im, không hoạt động nữa. Thế là họ hết sống, và ta gọi đó là cái xác chết. Và chỉ mấy giờ đồng hồ sau, các vi sinh vật sẽ hoạt động làm cho xác chết ấy dần dần thối rữa ra. Còn hồn của họ, theo niềm tin Kitô giáo, ngay khi vừa lìa khỏi xác, đã phải hay được diện kiến tôn nhan Thiên Chúa, để chịu xét xử về tất cả cuộc đời trần gian của họ. Họ sẽ được gặp Chúa, hưởng vĩnh phúc với Chúa, nếu như suốt đời họ đã băn khoăn thao thức đi tìm Người, và trung thành phụng thờ Người.

SỐNG CHO CHÚA

“Chúng ta sống là sống cho Chúa” (Rm 14,8)

Chúng ta đã đi đến phần cuối cùng của thư Rôma. Bài này cũng là bài kết thúc một loạt các đề tài suy niệm rút ra từ lá thư quan trọng này của Phaolô. Vì những bài trên khai triển đã khá dài, nên bài này xin được vắn tắt hơn.

 Trong phần cuối thư Rôma, Phaolô viết: “Không ai trong chúng ta sống cho chính mình, cũng như không ai chết cho chính mình. Chúng ta có sống là sống cho Chúa, mà có chết cũng là chết cho Chúa. Vậy, dù sống, dù chết, chúng ta vẫn thuộc về Chúa.Vì Đức Kitô đã chết và sống lại, chính là để làm Chúa kẻ sống cũng như kẻ chết” (Rm 14,7-9).


Theo văn mạch, thánh Tông đồ đang đưa ra những lời khuyên thực tế về một vấn đề đặc biệt, liên hệ đến nố lương tâm về kiêng cữ trong ăn uống. Đột nhiên, ngài đổi giọng, nói lên những lời lẽ khác hẳn, những lời lẽ trịnh trọng, làm chúng ta liên tưởng đến một loại tuyên tín khi chịu phép Rửa Tội, hoặc như một thánh thi ca ngợi Đức Kitô, ứng khẩu đột xuất. Những lời này vượt quá vấn đề bình thường của cộng đồng tín hữu Rôma, mang một ý nghĩa phổ quát, bao trùm tất cả đời sống kitô giáo.

Tuesday, November 5, 2013

Tại sao sợ Hỏa ngục?  

Chúng ta biết ơn về ánh sáng chói ngời của Thiên Chúa đã soi đường cho chúng ta theo hướng dẫn tâm linh của Giáo hội.

Trong cuốn “The Fulfillment of All Disire” của tác giả Ralph Martin đã cung cấp một kho tàng vô giá cho những người khao khát đào sâu mối quan hệ với Thiên Chúa. GS Ralph Martin là trưởng tổ chức Renewal Ministries, một tổ chức có mục đích canh tân Giáo hội và loan truyền Tin Mừng qua nhiều hoạt động ở hơn 30 quốc gia. Ông cũng là Giám đốc Chương trình Bồi dưỡng Thần học trong việc truyền bá Tin Mừng kiêm giáo sư Thần học tại Đại chủng viện Thánh Tâm của TGP Detroit. Ông có bằng tiến sĩ thần học của ĐH Angelicum tại Rôma.  

 Tháng 12-2011, ĐGH Biển Đức XVI đã bổ nhiệm GS Ralph Martin làm cố vấn cho Hội đồng Giáo hoàng về việc “Loan báo Tin Mừng cách mới” (New Evangelization), nhiệm kỳ 5 năm. Ông cũng đã được bổ nhiệm làm chuyên viên trợ giúp các giám mục trong Công nghị năm 2012 về Tân Phúc Âm hóa. Ông cũng đã viết nhiều bài và nhiều sách, chẳng hạn là cuốn “The Urgency of the New Evangelization: Answering the Call” (2013), “Will Many Be Saved? What Vatican II Actually Teaches and Its Implications for the New Evangelization” (2012) và “The Fulfillment of All Desire: A Guidebook for the Journey to God Based on the Wisdom of the Saints” (2006). Hiện nay, ông và vợ, bà Anne, sống tại Ann Arbor, Michigan, USA.

Khi dạy học về việc “Tân Phúc Âm hóa”, GS Ralph Martin cho biết: “Tôi bị hút vào cách Chúa Giêsu và các tông đồ thường đưa ra sứ điệp không chỉ tích cực loan báo Tin Mừng bằng cách hy sinh mà còn tìm cách được ơn cứu độ cho cả thế giới, nhưng cũng có những hậu quả xấu của sự kinh suất – tức là hỏa ngục. Nhưng tại sao chúng ta sợ nói tới hỏa ngục?”.
Hộ giáo
Thiên Đàng và Hỏa Ngục
Bên cạnh ý niệm Thiên Chúa, thì ý niệm thiên đàng là một ý niệm lớn nhất đi vào trong tâm tưởng nhân loại. Nếu thời nay nó bị chối từ và bị công kích hơn trong quá khứ, thì các người hộ giáo ngày nay cần phải giải thích và bảo vệ ý niệm này tốt hơn thời xưa và chắc chắn không để nó trôi đi hay phớt lờ nó.

Thậm chí có một điều khó để bảo vệ hơn là ý niệm thiên đàng là ý niệm hỏa ngục. Thực vậy, hỏa ngục là một học thuyết Kitô giáo khó bảo vệ nhất, một gánh nặng nhất để tin và là điều đầu tiên đáng loại bỏ. Sự phê phán chống lại nó dường như rất mạnh, và những người tin nó dường như không thể chịu nổi.

Trọng tâm của chương này là giải đáp những công kích của những người vô tín chống lại thiên đàng và hỏa ngục.

Thiên đàng
Chúng tôi liệt kê dưới đây mười bảy vấn nạn về ý niệm thiên đàng. Ý định của chúng tôi là không cung cấp một thần học về thiên đàng, cũng không cho thấy một bức tranh thiên đàng hướng đến những khát vọng hay những soi sáng mang tính cá nhân. Còn rất nhiều điều cần phải nói sau khi trả lời những câu hỏi này

Monday, November 4, 2013


Trao, phong, truyền?
Lm. Stêphanô Huỳnh Trụ

Khi kết thúc khoá huấn luyện ở các đại chủng viện, thường có những đợt truyền chức phó tế và linh mục. Nghi thức truyền chức thánh thường được cử hành trong thánh lễ, nên lễ ấy được gọi là thánh lễ truyền chức. Đề cập đến các thánh lễ này, chúng ta thấy có nhiều cách nói khác nhau: Lễ truyền chức, lễ phong chức, lễ trao thừa tác vụ. Vậy giữa 3 động từ: truyền, phong và trao, từ nào phù hợp hơn?

Chúng tôi tìm thấy những thông tin này: “Thánh lễ phong chức linh mục tại Giáo phận Phan Thiết ngày 25-4-2013”[1]; “Nghi thức trao thừa tác vụ linh mục” trong bài “Chút gì đọng lại sau ngày lễ trao tác vụ phó tế và linh mục”[2]; “Thánh lễ trao thừa tác vụ linh mục” trong bài “Thánh lễ phong chức phó tế và linh mục tại Dòng Tên Việt Nam”[3]; Ngày 23-2-2013 “Thánh lễ trao thừa tác vụ phó tế cho 14 tu sĩ Dòng Đa Minh và 5 tu sĩ Tu hội Truyền giáo Thánh Vinh Sơn”[4]...

Sunday, November 3, 2013


NHỮNG CÂU CHUYỆN CỦA ĐGM BÙI TUẦN

ÁNH SÁNG và BÓNG TỐI

Tôi đi chợ. Chợ có nhiều chỗ buôn bán lớn nhỏ, bày bán đủ loại hàng, với đủ thứ giá. Tôi phải biết lựa chọn. Sao cho đúng nhu cầu. Sao cho đúng khả năng. Sao cho hợp với khu xóm, địa phương.
Tôi sống giữa đời. Đời ví như cái chợ bao la. Tôi phải biết chọn người để tin, biết chọn nghề để sống, biết chọn những nơi để xây dựng liên quan, biết chọn lời để nói, biết chọn thời để làm. Chọn lựa nào cũng đòi phải đắn đo.
Để biết đắn đo, tôi phải có một trí óc biết suy nghĩ trên những dữ kiện cần thiết.
Từ cuộc sống đời thường đến cuộc sống đạo, và cuộc sống tu trì, mục vụ, truyền giáo, việc biết chọn lựa phải tiến cao hơn mãi về thông minh và hợp thánh ý Chúa.
Trên đường tiến về thông minh và hợp thánh ý Chúa cho các lựa chọn, tôi rất cần một yếu tố. Yếu tố đó là ánh sáng của Chúa. Hay nói một cách chặt chẽ hơn, ánh sáng đó chính là Chúa Giêsu.
Người đã phán: "Thầy là ánh sáng đến trong thế gian. Bất cứ ai tin vào Thầy, thì sẽ không ở lại không bóng tối" (Ga 12,46).
Cuộc đời của tôi được soi sáng bởi Lời Chúa phán trên đây. Nhưng không phải vì thế mà tôi đã luôn tránh được những bóng tối. Trái lại, bóng tối vẫn chen vào cuộc đời tôi. Xung đột giữa ánh sáng và bóng tối diễn ra thường xuyên gay gắt.
Ở đây, tôi chỉ xin chia sẻ đôi chút về các thứ bóng tối mà tôi phải đối phó.
Chia sẻ của tôi dựa vào kinh nghiệm bản thân nhiều hơn là lý thuyết.
Có ba loại bóng tối đáng để ý thường ảnh hưởng đến đời sống đạo.

Cậu bé “cả gan” ngồi vào ghế Giáo hoàng

Một cậu bé đã “đánh cắp” diễn đàn của Giáo hoàng Francis khi ngài đang phát biểu tại Vatican vào tuần này. Cậu bé đã chạy lên sân khấu ôm riết lấy chân ngài và có lúc còn “cả gan” ngồi cả vào ghế của ngài.

 Cậu bé “cả gan” ngồi vào ghế Giáo hoàng 
Sự việc diễn ra vào tuần này, khi Giáo hoàng đang phát biểu trước các gia đình Công giáo từ trên khắp thế giới tề tựu về Vatican.
THA NHÂN LÀ HỎA NGỤC: 
LÀM SAO HÓA GIẢI?

 Từ “NGƯỜI KHÁC LÀ HỎA NGỤC”... 

“Tha nhân là hỏa ngục” là câu nói nổi tiếng của triết gia hiện sinh Jean-Paul Sartre người Pháp thế kỷ 20. 
Đôi khi tôi cũng tức giận vợ con, đồng nghiệp, đồng đạo. Lúc ấy thấy họ dễ ghét nhường bao. Tức họ quá, tôi phạm tội chửi thề. Có khi tức khí cành hông, tôi xuất chưởng ra chiêu "thượng cẳng chân hạ cẳng tay".  Nặng hơn thì chia tay, ly thân, ly dị vợ. Ở cơ quan thì tố cáo người ấy hoặc đâm sau lưng cho nó thân bại danh liệt. Ở nhóm đạo thì tôi sẽ bỏ nhóm để khỏi nhìn thấy cái mặt mẹt. Ở dòng tu, chịu không thấu cái hỏa ngục ấy thì về với thế gian. 
Báo Tuổi Trẻ số ra ngày 1/8/2013 đưa tin: Bác sĩ CŨNG đánh nhau (trong bệnh viện). 
Ở Vatican, người phục vụ Đức Giáo Hoàng Biển Đức XVI từng gây nỗi đau lớn lao cho Ngài. 
Chiến tranh khắp nơi trên thế giới, chiến tranh liên miên.
Bất công tràn lan. 
Làm người Việt Nam lúc này, là phải thấy và phải chịu đau khổ vì có rất nhiều "hỏa ngục" trong kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội, pháp luật (?). 
Khi lòng ta xốn xang coi người khác là hỏa ngục thì chính ta một ngày nào đó cũng trở thành hỏa ngục! (vì ta cũng là “tha nhân” với người khác). 
Vậy, phải tập coi người khác là ngôi vị để tránh được ma quỉ trong lòng ta.

đến... “NGƯỜI KHÁC LÀ NGÔI VỊ” 
Thời xưa Vua là “ngôi” vua cao nhất của quyền lực và danh vọng.
Con người là một “ngôi” cao quý nhất vì: "Thiên Chúa sáng tạo con người theo hình ảnh mình, Thiên Chúa sáng tạo con người theo hình ảnh Thiên Chúa" (St 1, 27). 
Sách Tóm lược Học thuyết Xã hội Giáo hội Công giáo số 109 khẳng định: "Con người là một ngôi vị do Chúa tạo dựng để liên hệ với Ngài, chỉ trong mối liên hệ này, con người mới tìm được sự sống, mới thể hiện chính mình và hướng về Thiên Chúa một cách tự nhiên". 
Linh mục John A. Hardon trong Tự điển Công Giáo cho ta thấy người "ngôi vị" là người có lý trí, trí khôn, cá tính, trách nhiệm và quyền hạn đặc biệt. 
Tổng Giám mục Jean-Louis Bruguès trong Tự điển Luân lý Công giáo nhấn mạnh rằng, người "ngôi vị" có hai khả năng: khả năng đón nhận Thiên Chúa và khả năng hiểu biết và yêu thương. 
Vậy phải xử sự thế nào khi thấy người khác tạo "hỏa ngục" cho mình? 

 Vũ khí phản công: CÔNG BẰNG - LIÊN ĐỚI - YÊU THƯƠNG 
Có khi dường như ta thấy họ tạo hỏa ngục cho xã hội, giáo hội, cộng đoàn, nhóm.
Giáo huấn Xã hội dạy ta phải dám "tố cáo, đề nghị, dấn thân" (Sđd, 6) khi thấy có vi phạm công bằng và tình yêu. Ta là ngôi vị mà, ta có trách nhiệm. "Nhân loại phải cùng nhau gánh lấy trách nhiệm".
Sách Tóm lược học thuyết Xã hội Giáo hội Công giáo số 201 mời gọi ta "tôn trọng những hình thức cổ điển nhất của công bằng: công bằng giao hoán, công bằng phân phối, công bằng pháp lý. Càng ngày người ta càng coi trọng công bằng xã hội". 
Vậy để phá cái vòng lẩn quẩn oan nghiệt “tha nhân là hỏa ngục với ta, ta là hỏa ngục với tha nhân” đang tràn lan trong lòng người và tàn phá xã hội, chúng ta phải thực hành khẩn cấp nhân đức công bằng, liên đới và yêu thương (vì kẻ gây hỏa ngục cũng là các ngôi vị có lý trí, trách nhiệm, tự do, có khả năng yêu thương và hiểu biết). 
Giống như ba anh em vườn Đào kết nghĩa, công bằng cũng cần liên thủ bộ ba: "Tự một mình, công bằng không thôi thì chưa đủ, phải mở ra cho công bằng chân trời mới về liên đới và yêu thương" (Sđd, 203). 
Vậy những người ưu tư công lý phải ứng phó, hóa giải với hỏa ngục (trước nhất ở trong lòng mình “Lỗi tại tôi, lỗi tại tôi, lỗi tại tôi mọi đàng!”) bằng bộ ba công bằng, liên đới và yêu thương:
       ·Lấy công bằng hóa giải bất công;       
       ·Tạo dựng các “cơ cấu liên đới” để ứng phó với các “cơ cấu của tội”;
       ·Và đem yêu thương vào nơi oán thù. 
Đức Giáo hoàng Gioan XXIII nói: “Tôi phải sửa nơi tôi tật xấu mà tôi thấy khó chịu nơi người khác”. Ngài là mẫu gương hàng ngày cho tôi noi theo.
 -----------------------------------------------------
Tác giả:  Minh Hiền
(Trích tập san GHXH tập 10) 

Saturday, November 2, 2013

LỜI CHA DẶN CON GÁI
----------------------------
(Riêng tặng GL,TK, DN và MH)

Có ai khen con đẹp. Con hãy cảm ơn và quên đi lời khen ấy. Có ai bảo con ngoan. Hãy cảm ơn và nhớ ngoan hiền hơn nữa. ***...
 
Photo: LỜI CHA DẶN CON GÁI
----------------------------
(Riêng tặng GL,TK, DN và MH)
Có ai khen con đẹp. Con hãy cảm ơn và quên đi lời khen ấy. Có ai bảo con ngoan. Hãy cảm ơn và nhớ ngoan hiền hơn nữa. ***...
Với người òa khóc vì nỗi đau mà họ đang mang. Con hãy để bờ vai của mình thấm những giọt nước mắt ấy.
Với người đang oằn lưng vì nỗi khổ. Con hãy đến bên và kề vai gánh giúp.
Người chìa tay và xin con một đồng. Lần thứ nhất con hãy tặng họ hai đồng. Lần thứ hai hãy biếu họ một đồng. Lần thứ ba con phải biết lắc đầu. Và đến lần thứ tư con hãy im lặng, bước đi.
Con hãy biết khen. Nhưng đừng vung vãi lời khen như những cậu ấm cô chiêu vung tiền qua cửa sổ.
Lời chê bai con hãy giữ riêng mình.
Nụ cười cho người. Con hãy học cách hào phóng của mặt trời khi tỏa nắng ấm,.
Nỗi đau. Con hãy nén vào trong.
Nỗi buồn. Hãy biết chia cho những người đồng cảm.
Đừng khóc than - quỵ lỵ - van nài. Khi con biết ngày mai rồi sẽ đến - có bầu trời, gió lộng thênh thang.
Con hãy đưa tay. Khi thấy người vấp ngã.
Cần lánh xa. Kẻ thích quan quyền.
Bạn. Là người biết đau hơn nỗi đau mà con đang có.
Thù. Là người quặn đau với niềm vui mà con đang có.
Chọn bạn sai. Cả đời trả giá.
Bạn hóa thù. Tai họa một đời.

Con hãy cho. Và quên ngay.
Đừng bao giờ mượn. Dù chỉ một que tăm, sợi chỉ.
Chớ thấy vui khi mình thanh thản trước điều cần nghĩ. Sự thanh thản chỉ có ở người vô tâm.
Đừng sợ bóng đêm. Đêm cũng là ngày của những người thiếu đi đôi mắt.
Đừng vui quá. Sẽ đến lúc buồn.
Đừng quá buồn. Sẽ có lúc vui.
Tiến bước mà đánh mất mình. Con ơi, dừng lại.
Lùi bước để hiểu mình. Con cứ lùi thêm nhiều bước nữa. Chẳng sao.
Hãy ngước nhìn lên cao để thấy mình còn thấp.
Nhìn xuống thấp. Để biết mình chưa cao.

Con hãy nghĩ về tương lai. Nhưng đừng quên quá khứ.
Hy vọng vào ngày mai. Nhưng đừng buông xuôi hôm nay.
May rủi là chuyện cuộc đời. Nhưng cuộc đời nào chỉ chuyện rủi may.
Hãy nói thật ít. Để làm được nhiều - những điều có nghĩa của trái tim.
Nếu cần, con hãy đi thật xa. Để mang về những hạt giống mới. Rồi dâng tặng cho đời. Dù chẳng được trả công.
Những điều cha viết cho con - được lấy từ trái tim chân thật. Từ những tháng năm lao khổ cuộc đời. Từ bao đêm chơi vơi giữa sóng cồn. Từ bao ngày vất vưởng long đong.
Cha viết cho con từ chính cuộc đời cha. Những bài học một đời cay đắng.
Cha gởi cho con chút nắng. Hãy giữ giữa lòng con. Để khi con cất bước vào cuộc hành trình đầy gai và cạm bẫy. Con sẽ bớt thấy đau và đỡ phải tủi hờn.

Đừng hơn thua làm gì với cuộc đời, con ạ.
Hãy để chị, để anh giành lấy phần họ muốn.
Con hãy chậm bước dù là người đến muộn.
Dù phần con chẳng ai nhớ để dành !
Hãy vui lên trước điều nhân nghĩa.
-----------------------------
-AT-
PHS chuyểnVới người òa khóc vì nỗi đau mà họ đang mang. Con hãy để bờ vai của mình thấm những giọt nước mắt ấy.
Với người đang oằn lưng vì nỗi khổ. Con hãy đến bên và kề vai gánh giúp.
 
Người chìa tay và xin con một đồng. Lần thứ nhất con hãy tặng họ hai đồng. Lần thứ hai hãy biếu họ một đồng. Lần thứ ba con phải biết lắc đầu. Và đến lần thứ tư con hãy im lặng, bước đi.
 
Con hãy biết khen. Nhưng đừng vung vãi lời khen như những cậu ấm cô chiêu vung tiền qua cửa sổ.
Lời chê bai con hãy giữ riêng mình.
Nụ cười cho người. Con hãy học cách hào phóng của mặt trời khi tỏa nắng ấm,.
 
Nỗi đau. Con hãy nén vào trong.
Nỗi buồn. Hãy biết chia cho những người đồng cảm.
Đừng khóc than - quỵ lỵ - van nài. Khi con biết ngày mai rồi sẽ đến - có bầu trời, gió lộng thênh thang.
ĐỐI THOẠI TRONG VĂN HÓA VIỆT NAM
1. Ý Nghĩa Về Tính Người
Đặc biệt, trong văn hóa Việt Nam, chữ  “Nhân” với nghĩa là “Tính Người.”  Bao gồm chữ “Nhị” và bộ “Nhân đứng”.  Tính người bộc lộ trong quan hệ giữa hai người. 
L. Pheurbach từng viết: “Con người cá thể không chứa bản chất con người ở trong mình…  Bản chất con người chỉ bộc lộ trong giao tiếp, trong thể thống nhất giữa con người với con người.  Con người để cho mình chỉ là con người theo nghĩa thông thường; còn con người trong giao tiếp với đồng loại, trong sự thống nhất giữa Tôi với Anh mới chính là Thượng Đế.”[1]
Đối thoại làm con người trở nên giống Thượng Đế. 

Tính người và tính Thượng Đế được tăng cường, khi tính cộng đồng lại là một trong những đặc trưng văn hóa của Người Việt.  Do tính cộng đồng, người Việt Nam rất thích đối thoại.  Năng lực ăn nói được người Việt xem là tiêu chuẩn hàng đầu để đánh giá con người:

“Vàng thì thử lửa, thử than; chuông kêu thử tiếng, người ngoan thử lời.”
KINH CẦU CÁC THÁNH CHẲNG HỀ ĐƯỢC PHONG

Lễ các Thánh nam nữ 1/11/05, nhà thờ Ba Chuông chật cứng người là người.
Trong Thánh lễ, cha giảng La Vinh đã chia sẻ với cộng đoàn một kinh cầu các Thánh "kiểu mới" do cha Giuse Tiến Lộc, DCCT, gửi tặng.


-------------------------------------------------
"…Các thánh không hề chấp nhất ai – Cầu cho chúng con.
Các thánh không hề nói xấu ai – Cầu cho chúng con.
Các thánh không hề nghĩ xấu cho bất cứ ai – Cầu cho chúng con.
Các thánh không giận dữ oán hờn ai – Cầu cho chúng con.
Các thánh không hề nói tục chửi thề – Cầu cho chúng con.