Monday, December 24, 2018






Tìm hiểu:

TẠI VIỆT NAM CÓ BAO NHIÊU ĐẠO?

Ý niệm về tôn giáo là ý niệm phổ quát nơi mọi dân tộc, dù man di mọi rợ hay văn minh tân tiến: Người Do thái (Jews) được Thiên Chúa tuyển chọn tỏ mình ra cho biết Danh Ngài là Đấng Tự hữu (Tự mình mà có, không ai sinh ra Ngài). Các dân tộc khác, tùy văn hoá mỗi nơi, tôn thờ nhiều thần minh (gods) khác nhau với nhiều nghi lễ khác nhau: Người Rôma thờ thần Jupiter, người Phenicia thờ thần Baal, người Ba tư- Persian- Iran) thờ thần Ánh sáng (Ormuz), người Ấn độ thờ Đấng Chí linh (Bhram), người Tàu thờ Đấng Thượng Đế .

1. Người Việt nam thờ đấng nào, theo những đạo nào?

- Người Việt nam trong gia đình theo lòng hiếu thảo, thờ Ông Bà; trong xã hội thờ những vị thần làng; trong thiên nhiên thờ những vị thần phù hộ, khi có các đạo từ ngoài đưa vào, người ta thờ thần thánh riêng của mỗi đạo, nhưng trên hết, người Việt nam thường kêu cầu Ông Trời.

- Tại Việt nam có tới 10 đạo khác nhau: 1. Đạo Ông bà (Ancestor Worship), 2. Đạo thờ Thần (Idolatry), 3. Đạo Lão (Taoism), 4. Đạo Khổng (đạo Nho) (Confucianism), 5. Đạo Phật (Buddhism), 6. Đạo Công Giáo (Catholicism), 7. Đạo Tin Lành (Protestantism), 8. Đạo Cao Đài (Caodaism), 9. Đạo Phật giáo Hoà Hảo (Hoa Hao Buddhism), 10. Đạo Hồi (Islamism).

Xin nói sơ về mỗi đạo:

1- Đạo Ông bà: Không hẳn là một tôn giáo. Con cháu tỏ lòng hiếu thảo biết ơn đối với ông bà tổ tiên khi còn sống cũng như lúc đã qua đời. (Xác ông bà được chôn táng ngay trong vườn cạnh nhà. Vong linh (spirit) ông bà coi như đang sống nơi giường thờ. Từ việc tết nhất, cưới hỏi, từng bữa cơm, lúc vui buồn, khi con cháu ốm đau..., ông bà đều được nhớ đến, được khấn vái. Tùy gia đình giầu nghèo, tùy lúc bình thường hay cấp bách. Mâm cúng thường là một mâm cơm, hoặc ít là trầu cau hoa quả. Giữa đêm khuya, cúng một chén nước lã với nén hương. Thời gian cúng là chờ cho tàn một tuần hương, tức là chờ bó nhang cháy lụn, lúc đó kể như ông bà đã dùng của lễ dâng. Sau đó dọn xuống để con cháu cùng nhau hưởng. Con cháu phải lo ăn ở sao cho khỏi mang chữ bất hiếu. Lời cha mẹ dặn văng vẳng bên tai. Dòng máu tổ tiên sôi trong huyết mạch, người con cảm thấy tủi hổ về cách ăn ở của mình nếu đã làm điều bất xứng).

Tác giả Toan Ánh thêm: "Việc thờ thần linh cũng nói lên việc nhớ ơn người trước, nhắc nhớ những gương sáng tiền nhân để lại, và bảo nhau làm điều lành lánh điều dữ". (Toan Ánh, Tín Ngưỡng Việt nam, quyển thượng trang 192).

Tại Việt nam, số người thờ cúng ông bà tổ tiên chiếm số đông nhất trong toàn thể dân số.

* Việc thờ cúng Ông bà nhắc nhớ cho con cháu quí trọng hồn thiêng sống mãi, và gắng sống sao cho mình sau này cũng được mát mẻ dưới "suối vàng" với ông bà Tổ tiên. Đó là những ước ao rất tốt từ tâm thức con người mong một cõi linh thiêng giải thoát khổ cực đời này.

2- Đạo Thờ Thần: Khó có thể kể hết tên các vị thần của người Việt. Trên trời có thần mưa, thần gió, thần sấm, thần sét, thần mặt trời, mặt trăng; dưới đất có thần tử, thần sinh, thần cây đa cây đề; trong nhà có Thổ công (Thần đất được thờ trong miếu nhỏ), thần Táo (thờ trong bếp), thần Tài (thờ trong góc nhà). Trong làng có Thành hoàng, dưới sông có Hà bá; ngoài biển có thần Thuỷ. Mỗi nghề nghiệp, mỗi địa phương đều có thần riêng.

Thờ Thần chỉ là những lối tỏ bày niềm tin nơi các Sức mạnh linh thiêng mà người ta tin rằng có quyền che chở và chúc phúc, giúp thoát khổ, thoát nạn, có ảnh hưởng đến con người từ lúc còn là bào thai trong lòng mẹ tới khi nhắm mắt đi vào lòng đất. Qua việc thờ Thần này, vì không có giáo điều hướng dẫn, nên sinh những mê tín, lừa bịp.

* Quan niệm về đời sau dựa trên niềm tin của dân gian, tưởng tượng, truyền khẩu nhiều hơn.

3- Đạo Lão: Vị Sáng lập Đạo Lão là cụ Lão Tử bên Tàu (Tục truyền: mẹ mang thai con 80 năm, sinh con ra đầu đã bạc, nên gọi là lão, (theo Phan Kế Bính, Việt Nam Phong Tục, Miền Nam xb, trang220).

Đạo Lão có từ 7 thế kỷ trước Chúa Kitô ra đời.

Vẫn theo tác giả Phan Kế Bính: "Lão tử soạn ra bộ Đạo Đức kinh gồm năm nghìn câu nói, chủ ý dạy con người giữ "Cách tự nhiên thanh tĩnh, không cần phải làm gì". Muôn việc cứ phó mặc tự nhiên, không cần phải lo lắng nghĩ ngợi, mới hưởng được khoái lạc tiêu dao"(sách trên, trang trên).

Về phương diện triết lý, tương tự thuyết Tiến hoá. Lão Tử cho rằng Đạo là nguyên lý huyền diệu, vô hình, vô sắc, đã sinh ra âm dương trời đất và muôn vật. Muôn vật sinh ra khắp cả thế gian rồi lại quay trở về đạo, để lại hóa ra muôn vật muôn loài, theo cuộc tuần hoàn biến cải thiên nhiên.

Đạo Lão được truyền vào Việt Nam cùng với việc cai trị của người Trung Hoa. Đã có thời toàn thịnh, ảnh hưởng giới trí thức chán công danh, ưa nhàn du, tiêu dao phóng khoáng; ảnh hưởng giới bình dân ưa chuyện đồng bóng thần tiên huyền ảo.

* Đạo Lão không đề cao Thượng đế và không nói tới sự Sống đời sau.

4- Đạo Khổng: (đạo Nho) Theo một truyền thuyết, Đức Khổng Tử đã lập đạo này vào cuối thế kỷ 6 trước Chúa Kitô.

Tôn chỉ: Đạo Khổng xây dựng con người và xã hội qua việc: Tu thân, tề gia, trị quốc, bình thiên hạ. Để đạt đích trên, con người cần giữ luân lý tam cương (vua-tôi, cha-con, vợ-chồng); nam giới cần có ngũ thường (nhân, nghĩa, lễ, trí, tín); nữ giới cần có tam tòng (ở nhà theo cha, lấy chồng theo chồng, chồng chết theo con) và tứ đức (công, dung, ngôn, hạnh).

Học thuyết căn bản trong đạo Khổng: là tuân theo mệnh Trời (Thiên mệnh). Thiên mệnh hướng dẫn hoạt động của mọi người, không ai thoát khỏi.

Khổng giáo truyền vào Việt nam cùng với việc cai trị của người Trung Hoa và đã gây ảnh hưởng rất lớn trong đời sống và văn chương người Việt từ Vua Chúa tới dân thường, đã có thời trở thành quốc giáo.

* Đạo Khổng tuy đề cao Trời, nhưng không nói tới Sự Sống đời sau. Đức Khổng chỉ nói:"Khi chết, phách con người trở về với đất, khí con người bay lên không trung".
5- Đạo Phật: Phật tổ tên là Gautama Shidata, con vua nước Ấn độ, sinh năm 563 trước Chúa Kitô. Năm 29 tuổi, Người đi thăm dân chúng ở kinh thành, gặp nhiều cảnh khổ của dân, sau đó, Người quyết định rời cung điện đi tìm đường giải thoát. Sau thời gian tu luyện, năm 35 tuổi, Người đã tự giác ngộ, tìm được đường giải thoát khi đang suy niệm cạnh cây bồ đề trong một đêm trăng tròn tháng Năm dương lịch. Do đó, Người được gọi là Buddha (Bụt, Phật).

Đạo Phật chủ trương: "giải thoát con người". Theo Đức Phật: Đời là bể khổ, sinh khổ, bệnh khổ, già khổ, chết khổ. Mà nguồn gốc của khổ là lòng tham muốn. Vậy muốn khỏi khổ, phải diệt lòng tham muốn. Khi đã diệt được lòng tham muốn rồi, con người sẽ được giải thoát (tức là tình trạng niết bàn).

Về niềm tin: Mỗi người có nhiều Kiếp (đời). Từ kiếp này Đầu thai (reincarnate) qua kiếp khác (gọi là Luân hồi = xoay vần như bánh xe ). Tin có Nhân-Quả ( Cái Nghiệp (Karma: phận việc) ta có ở kiếp này sinh từ cái Quả ta đã làm ở kiếp trước, và Nghiệp ta làm ở kiếp này là cái Nhân sinh ra cái Quả của ta ở kiếp sau. Nghiệp báo cứ luân hồi mãi cho tới khi ta giải thoát xong mà được về Niết bàn (nơi hư không). (Lê Văn Đức, Lê Ngọc Trụ, Việt Nam Tự Điển trang 199 Phần III).

Đạo Phật không dạy tin có Thượng đế. (Trên con đường giải thoát, người ta tùy sức mình, không cần ai hay thần thánh nào giúp. Như vậy, không cần cầu nguyện với thần thánh.

Về luân lý: Dạy giữ ngũ giới: Cấm sát sinh, cấm trộm cướp, cấm gian dâm, cấm nói dối, cấm rượu thịt.

Đạo Phật cho phép trong kiếp người, con người có thể tự hủy mạng mình, tức tự thiêu.

Đạo Phật vào Việt Nam khi người Trung Hoa sang đô hộ từ thế kỷ 2. Đã có những thời kỳ rất thịnh đến trở thành quốc giáo và ảnh hưởng rất nhiều trong dân gian cũng như trong văn học (theo Phan Phát Huồn, Việt Nam Giáo sử, quyển II, trang 126).

* Đạo Phật không chỉ rõ cho con người được hạnh phúc đời đời như tâm thức con người mọi thời hằng mong muốn. Sau khi vất vả diệt dục và làm thiện, đạo Phật chỉ nói tời Niết bàn là một tình trạng giải thoát mà thôi.

Phải chăng Phật tổ thấy trước Đức Kitô sẽ ra đời khi Người nói với Ananda: "Ta không phải là Đức Phật đầu tiên giáng thế, mà cũng không phải là Đức Phật cuối cùng. Lúc cần đến, sẽ có một Đức Phật khác xuất hiện trên thế giới, một vị chí tôn, chí tuệ, hành vi đạo đức, đem lại điềm lành, biết rõ vũ trụ, một vị lãnh đạo vô song của loài người, một vị Chúa tể của thiên thần và thế nhân, Đức Phật ấy sẽ dạy những chân lý bất diệt" (Trịnh Văn Thanh, Thành Ngữ Điển Tích Danh Nhân Từ Điển, Xuân Thu xuất bản, trang 334).

6- Đạo Tin lành: Gọi đúng ra là đạo Thệ phản (Protestantism). Đạo Tin lành phát xuất từ Đạo Công giáo.

Theo lịch sử, Ông Lutherô, một linh mục Công giáo người nước Đức (Germany), năm 1517 đã phản đối giáo huấn của Giáo hội Công giáo về các vấn đề Ân xá, Bí tích, lời khấn hứa..., phủ nhận quyền lãnh đạo tối cao của Đức Giáo hoàng Rôma.

Mười hai năm sau khi tuyên thệ phản đối, ông và đồng bạn đã tuyên bố tách rời Giáo hội Công giáo Rôma, lập giáo phái mới, lấy Kinh Thánh (Bible) làm sách kinh hướng dẫn đời sống đạo. Do đó gọi là đạo Tin lành.

Ông chủ trương: người ta nên công chính (justification) bằng đức tin của mình. Công nghiệp của cá nhân không ích gì cho phần rỗi linh hồn. (Lm. Bùi Đức Sinh, OP, Lịch sử Giáo hội Công giáo, Sài gòn 1972, II trang 9).

Ông chủ trương thuyết Tiền định (Predestination), theo đó, sự sống đời đời của mỗi người đã được Thiên Chúa định trước, cho dù con người có cố gắng thoát ra cũng không thoát nổi. Thật ra trong Kinh Thánh, Chúa nói rõ trong sách Khải huyền chương 22, câu 12 như sau:"Họ sẽ được trả công tùy theo việc họ làm (22, 12).

Vì không có thủ lãnh tối cao, đạo Tin lành sau đã lan ra thành nhiều phái khác nhau.

Đạo Tin lành vào Việt Nam thời người Pháp qua đặt nền đô hộ tại Nam Kỳ. Năm 1911 người Tin lành Mỹ tới mở trường dạy Thánh Kinh và huấn luyện nhà truyền giáo. (Lm. Phan Phát Huồn, Việt nam Giáo sử, II, Sài gòn 1962, trang 195).

7- Đạo Cao Đài: Người thành lập đạo Cao đài là ông Ngô văn Chiêu quê tại Bình Tây Chợ lớn, 
cùng với nhóm trí thức hay cầu cơ ở Sàigòn. Đạo Cao đài xuất hiện vào năm 1926. Trụ sở trung ương, tức Toà thánh đặt tại Tỉnh Tây Ninh, Nam Việt.

Đạo Cao đài là tổng hợp các đạo Khổng, Lão, Phật và Công giáo.

Mục đích đạo Cao đài (đài của Đấng Tối cao) là nhắc cho mọi người bổn phận với mình, với gia đình, với xã hội và với thế giới. Đạo khuyên con người từ bỏ danh vọng, xa hoa trần thế để tìm an bình cho tâm hồn.

Đạo lấy Con Mắt (Thiên nhãn) là biểu hiệu sự sáng suốt của Đấng Chí Tôn. Cầu Cơ là lối duy nhất để hỏi ý Người và các Tiên thánh trong việc hành đạo.

Tín đồ phải giữ chay từ 2 tới 10 ngày một tháng, tùy là thượng thừa hay hạ thừa. Cầu nguyện hằng ngày lúc sáng, trưa, chiều và 12 giờ khuya.

* Đạo Cao Đài ảnh hưởng Phật giáo về kiếp sau, nhận có linh hồn bất diệt và luân hồi, nhưng cũng không dạy rõ ràng về sự Sống đời đời, là nơi hạnh phúc trường kỳ.

8- Đạo Phật giáo Hoà hảo: Lập đạo vào năm 1939, do Đức Huỳnh phú Sổ người làng Hoà Hảo tỉnh Long Xuyên, Nam Việt.

Phật giáo Hoà hảo chọn màu đà (màu nâu nhạt) là màu tổng hợp các mầu, tượng trưng sự hợp nhất các chủng tộc.
Đạo Hòa hảo khuyên người đời thực hiện Tứ đại ân: Đền ơn cha mẹ, đền ơn đất nước, đền ơn Phật Pháp Tăng, đền ơn đồng bào nhân loại.
Đạo dạy tránh sát sanh, trộm cắp, tà dâm; giữ bát chánh (kiến, tư duy, nghiệp, tín, tấn, mạng, niệm, định) (theo Trịnh văn Thanh, Thành ngữ điển tích Danh nhân Từ điển).

* Vì ảnh hưởng của Phật giáo, nên chủ trương về sự Sống đời sau cũng giống như Phật giáo, tức là cõi Niết bàn (nơi hư không).

9- Đạo Hồi (Hồi giáo - Islamism): Do ông Mahômet thành lập khoảng năm 622. Ông là dòng dòi Ismael, con tổ phụ Abraham với người tớ nữ. Năm 40 tuổi, ông tự xưng là tông đồ và ngôn sứ (prophet) của Thiên Chúa, được ơn mạc khải (revelation) và được sai đến để cải cách tôn giáo, xã hội. Nhờ đọc Kinh Thánh của Công giáo, ông đã viết sách Quran coi như Kinh thánh của đạo ông và truyền lại cho dân Ả rập.

Bổn phận của người Hồi, có 5 cột tru:

1. Đọc kinh Tin kính (Không có Thiên Chúa nào khác, trừ ra Thiên Chúa và Mahomet là tiên tri của Người), nhiều người đọc hằng ngày.
2. Cầu nguyện mỗi ngày 5 lần (sáng, trưa, sau trưa, sau mặt trời lặn, trước đi ngủ), quay mặt về Thủ đô Mecca mà đọc.
3. Đóng thuế 2,5% cho quĩ bác ái.
4. Ăn chay trong tháng Mahomet nhận kinh Quran từ Allah.
5. Nếu có thể, hành hương Mecca một lần trong đời.

- Hồi giáo tin vào một Thiên Chúa quyền phép, và thương xót, công bằng, Mahomet là đại tiên tri cuối cùng của Thượng đế.. Tin có Satan, có thiên đàng, hỏa ngục, nhưng thiên đàng có thỏa mãn xác và hồn.. Kiêng rượu, xì ke, cờ bạc, cấm thịt heo, cấm kỳ thị màu da. Về hôn phối, đàn ông được lấy 4 vợ chính và một số nàng hầu vô định. Trong gia đình, người đàn ông có toàn quyền sinh sát.

Về sự sống đời sau, Hồi giáo chủ trương: Ai không có đức tin sẽ phải sa hỏa ngục, ai có đức tin sẽ được lên thiên đàng. Thiên đàng của Hồi giáo nặng về thú vui thể xác như được hưởng rượu ngon, thịt béo, đàn bà đẹp, có quyền hành...nhưng không có chứng minh từ người chết hiện về cho biết thật hư thế nào?

Hồi giáo muốn chinh phục thế giới, độc quyền phát triển, không nhân nhượng tôn giáo khác.

Hồi giáo Việt Nam thuộc khối Á châu phần lớn do người Việt gốc Chàm tin theo. Ngày nay, tại vùng Biên hòa, cũng có chừng vài ngàn người theo đạo này.

Friday, November 16, 2018


bible-study_724_482_80

Kinh Thánh: Tác phẩm văn hóa 

vô giá của nhân loại



Một số hiểu lầm về Kinh Thánh

Cho tới nay dường như vẫn có nhiều người nghĩ rằng Kinh Thánh là sách nói về giáo lý của đạo Ki-tô, thuần tuý là sách tôn giáo, chỉ dùng cho các tín đồ Ki-tô giáo mà thôi – mà tôn giáo lại là lĩnh vực nhạy cảm, ở ta quen gọi là “thuốc phiện của nhân dân”, chớ có dại mà đụng chạm tới – vì vậy ai không theo Ki-tô giáo thì chẳng cần và chớ nên đọc Kinh Thánh. Cuốn sách gối đầu giường của hơn một tỷ tín đồ và được cả thế giới không ngừng xuất bản với số lượng nhiều nhất này chưa từng thấy bán tại các hiệu sách ở ta. Báo in, báo điện tử ngại đăng các bài viết liên quan tới Kinh Thánh.
Thực ra cách hiểu như vậy là lệch lạc và bất lợi cho mọi người trong việc tìm hiểu văn hóa nhân loại và văn hóa phương Tây nói chung cũng như văn hóa Ki-tô giáo nói riêng.


Hiểu lầm nói trên có thể bắt nguồn từ bản thân tên “Kinh Thánh” đem lại ấn tượng “thần thánh”, thần bí. Đây là cái tên không chính xác, dễ gây hiểu nhầm. Thực ra sách này vốn dĩ có hai tên gốc: 1) Tên tiếng Hy Lạp là Biblia, nghĩa là “sách”;  2) Tên tiếng La Tinh là Scriptura, nghĩa là “trước tác” “bài viết”, “bản thảo” – nói cách khác, nó hoàn toàn không có chút nào ý nghĩa thần thánh. Tiếng Anh đầu tiên gọi là Biblelh, về sau thống nhất gọi là The Bible, nghĩa là sách kinh điển.

Tên sai là do ta dùng từ hoàn toàn theo Trung Quốc. Ngày xưa, khi dịch Cựu Ước toàn thư và Tân Ước toàn thư ra chữ Hán, người Trung Quốc gán cho hai cuốn sách này cái tên “Thần thánh điển phạm” (Mẫu mực thiêng liêng) và “Thiên kinh địa nghĩa” (Đạo nghĩa muôn thủa); về sau, khi in gộp Cựu Ước và Tân Ước thành một bộ sách, người Trung Quốc ghép hai chữ thứ hai lại thành “Thánh Kinh”, nghe nặng tính thần thánh, khiến người ta dễ hiểu lầm sách này chỉ là sách kinh điển của Ki-tô giáo. Quả thật, cái tên đó khi dịch sang tiếng Việt là Kinh Thánh đã nhuốm đậm màu sắc tôn giáo, thánh thần, trở nên xa lạ với cộng đồng người không theo tôn giáo.

Đây thật là một sai lầm lịch sử đáng tiếc nhưng không thể sửa được vì đã quen dùng và cảm thấy thiêng liêng. Vì thế rất ít người Việt Nam thực sự biết Kinh Thánh là gì, nội dung ra sao, có ý nghĩa thế nào đối với chúng ta. Đây là một thiệt thòi lớn về tri thức cho mọi người, nhất là thanh thiếu niên.

lược nội dung Kinh Thánh

Kinh Thánh gồm hai phần: Cựu Ước (Old Testament) và Tân Ước (New Testament), do hơn 40 tác giả viết trong suốt hơn 1.600 năm từ thế kỷ 12 trước CN cho tới thế kỷ 2 sau CN, là một tác phẩm đồ sộ, bản tiếng Việt dày tới 1.400 trang chữ khổ nhỏ.

Cựu Ước – Giao ước cũ của người Hebrew (nay gọi là Do Thái) với Thượng Đế, là Kinh điển của người Hebrew, thực tế là bộ sử của một dân tộc dẫn đầu nền văn hoá nhân loại. Từ 5.000 năm trước, người Hebrew đã sáng suốt chỉ tin một đấng tối cao duy nhất họ gọi là Jehovah tức Thượng Đế (God), được hiểu là một sức mạnh siêu nhiên sáng tạo ra tất cả (Tạo Hóa, the Creator) – khái niệm ấy ngày nay ta chưa hiểu rõ song lại chưa thể phủ nhận – chứ không thờ một thần thánh nào có nguồn gốc từ người hoặc vật.

Cựu Ước gồm 39 cuốn chia 4 phần: sách Luật pháp (5 cuốn đầu của Moses); sách Lịch sử (12 cuốn); sách Tiên tri (16 cuốn); sách Văn thơ (6 cuốn). Cựu Ước rất ít màu sắc tôn giáo, nó chứa đựng vũ trụ quan, nhân sinh quan cổ xưa nhất của nhân loại, là tài liệu vô cùng quý giá rất đáng nghiên cứu. Sách Cựu Ước nguyên văn viết hầu hết bằng tiếng Hebrew và một phần bằng tiếng Aramaic (tiếng của người Aram, tức Syria cổ), do nhiều người viết suốt từ năm 1.200 đến năm 100 trước CN và được truyền miệng từ rất lâu trước khi viết thành văn. Tuy cổ xưa như thế nhưng Cựu Ước là một văn bản có thực và tồn tại cho tới ngày nay. Chứng cớ là thời gian 1947–1956, người ta phát hiện trong các hang động gần Biển Chết (Dead Sea, ở Israel) chứa hơn 900 “sách” có viết chữ (chữ Hebrew, Hy Lạp, Aramaic) bằng dùi nung trên da cừu, gọi là Sách Cuộn Biển Chết (Dead Sea scrolls), đựng trong các bình gốm cao. Giám định cho thấy số sách này được làm vào khoảng từ năm 100 trước CN tới 70 sau CN, là những bản sao cổ xưa nhất còn tồn tại của Cựu Ước (nội dung hoàn toàn như Kinh Cựu Ước hiện sử dụng) và một số kinh điển khác của người Hebrew. Phát hiện Sách Cuộn Biển Chết có ý nghĩa cực kỳ quan trọng.

Tân Ước – Giao ước mới của các tín đồ Ki-tô giáo với Thượng Đế, nguyên văn viết bằng tiếng Hy Lạp, ra đời một thế kỷ sau khi xuất hiện đạo Ki-tô, tức rất muộn so với Cựu Ước, và nặng mầu sắc tôn giáo hơn; nó trình bày cuộc đời và học thuyết của Chúa Jesus. Tân Ước gồm 27 cuốn, chia 3 phần: sách Phúc Âm (5 cuốn); sách giáo lý (21 cuốn); sách Khải Huyền (1 cuốn). Số trang của Tân Ước chỉ bằng khoảng gần 1/3 Cựu Ước. Các học giả cho rằng Tân Ước được viết xong vào khoảng năm 382 sau CN.

Kinh Thánh là một bộ sách có tính tổng hợp, một bách khoa toàn thư rất hữu ích trong việc nghiên cứu nhân loại cổ đại về các mặt lịch sử, chính trị, quân sự, pháp luật, luân lý đạo đức, kinh tế, khoa học kỹ thuật, y học, văn hoá … Chưa dân tộc nào viết được bộ sử của mình một cách khái quát, hữu ích như Cựu Ước. Bộ sử này không viết nhiều về đời sống, hành vi của các vua chúa (như Sử Ký của Tư Mã Thiên), nhưng viết rất kỹ về quá trình di chuyển, các tai họa dân tộc (chiến tranh, đói kém …), các kinh nghiệm và đời sống của dân tộc này, qua đó đời sau có thể học được nhiều điều bổ ích.
Cựu Ước ghi lại đời sống mọi mặt của người Hebrew, từ việc lớn của quốc gia, dân tộc cho tới những chi tiết rất nhỏ nhặt trong ăn ở, đối nhân xử thế, thậm chí cả trong sinh hoạt tình dục, nhờ thế giúp hậu thế hiểu chính xác, chi tiết về đời sống tinh thần vật chất của họ cách đây mấy nghìn năm. Một thí dụ: phương pháp tránh thai phổ biến nhất, cổ nhất xưa nay là xuất tinh ngoài âm đạo – phương Tây gọi là Onanism – từ này có nguồn gốc trong Kinh Thánh, chương 38 “Sáng thế ký (Genesis)” “Giuđa và con dâu là Tama”.[1]

Chưa dân tộc nào biên soạn và còn lưu giữ được một tác phẩm kinh điển có giá trị như Kinh Thánh phần Cựu Ước. Thí dụ “Kinh thánh” của văn minh Trung Hoa là sách Luận Ngữ hoàn toàn không có được tính tổng hợp như vậy, chưa kể còn ra đời sau 7 thế kỷ.

Kinh Thánh còn là một tác phẩm văn học đồ sộ, di sản quý báu của nhân loại. Trong Cựu Ước có các tác phẩm văn học trí tuệ, văn học tiên tri và văn học khải huyền, là những sáng tạo của người Hebrew.

Tính chất quan trọng của Kinh Thánh

Kinh Thánh có ý nghĩa quyết định đối với sự tồn tại của dân tộc Do Thái. Cựu Ước là kinh điển của đạo Do Thái, nhờ tôn giáo này mà người Do Thái dù hai nghìn năm mất tổ quốc, sống lưu vong phân tán ở khắp nơi trên thế giới, bị hắt hủi, xua đuổi, thậm chí hãm hại, tàn sát nhưng vẫn giữ nguyên vẹn được nòi giống, ngôn ngữ, truyền thống văn hóa và nhất là họ luôn dẫn đầu thế giới trong các hoạt động trí tuệ. Ngày ngày cầu kinh, ôn lại lịch sử khốn khổ của dân tộc mình, là cách nhắc nhở người Do Thái luôn nhớ quá khứ gian nan của mình để cố gắng vươn lên thoát khỏi nghịch cảnh. Dân tộc nhỏ bé này có đóng góp cho nhân loại nhiều hơn mọi dân tộc khác. Một thí dụ: người Do Thái chỉ chiếm 0,25% số dân thế giới nhưng họ chiếm 22% tổng số giải Nobel các loại đã trao trong thời gian 1901-2007; trong đó có 41% giải Kinh tế, 26% giải Vật lý, 19% giải Hóa học, 28% giải Y học, 13% giải Văn học, 9% giải Hòa bình.

Đối với loài người, tính chất quan trọng của Kinh Thánh không chỉ thể hiện ở chỗ nó được in đi in lại với số lượng nhiều nhất thế giới, mà còn ở chỗ được người ta quan tâm đọc và trích dẫn nhiều nhất – đây là tiêu chuẩn định lượng đánh giá một tác phẩm. Cho tới nay, Kinh Thánh đã lưu truyền mấy nghìn năm chưa bao giờ ngừng, được dịch ra 1.800 ngôn ngữ của khắp thế giới, có ảnh hưởng tới hàng tỉ người kể cả người không theo tôn giáo nào. Riêng nước Mỹ hàng năm in khoảng 9 triệu bản Kinh Thánh. Trung Quốc đã in hơn 40 triệu bản.

Kinh Thánh là nguồn cảm hứng và trích dẫn của nhiều tác phẩm văn học nghệ thuật, lịch sử, triết học v.v… trên toàn thế giới. Từ bức tranh Bữa ăn tối cuối cùng của Leonard de Vinci, tập thơ Thần khúc của Dante, các vở kịch của Shakespeare (vở Hamlet trích dẫn Kinh Thánh nhiều nhất), cho tới tiểu thuyết Sống lại của Tolstoy, …vô số tác phẩm văn học nghệ thuật đều lấy nguồn từ Kinh Thánh. Các trước tác của Karl Marx và Engels trích dẫn Kinh Thánh hơn 300 lần, liên quan tới hơn 80 nhân vật trong đó. Tại Trung Quốc, Lỗ Tấn, Tào Ngu, Quách Mạt Nhược, Mao Thuẫn … đều trích dẫn Kinh Thánh. Ở Việt Nam, chúng ta thường xuyên kỷ niệm lễ Phục sinh, Giáng sinh …, tiểu thuyết, sách báo ta thường nói A-đam, Ê-va, Chúa,… tất cả đều có nguồn gốc từ Kinh Thánh.

Bởi vậy nếu không hiểu Kinh Thánh thì sẽ rất khó tìm hiểu văn minh phương Tây – nền móng của văn minh hiện đại, cũng rất khó hiểu về dân tộc Do Thái. Không đọc Kinh Thánh thì tất nhiên sẽ dễ nói, viết sai về các điển tích đó. Rõ ràng tất cả mọi người, nhất là người làm công tác văn hóa văn nghệ, giáo dục, xã hội … đều nên đọc Kinh Thánh.

Kinh Thánh ở Việt Nam

Có lẽ vì nghĩ rằng Kinh Thánh là sách riêng của Ki-tô giáo, tuyên truyền cho tôn giáo, nên ở ta không thấy hiệu sách nào có bán Kinh Thánh do nhà xuất bản của nhà nước chính thức phát hành rộng rãi như một tác phẩm văn hóa bình thường.

Thực ra các giáo hữu ở ta đều có cuốn Kinh Thánh do Toà Tổng Giám mục Hà Nội kết hợp Nhà Xuất bản Hà Nội in và xuất bản với số lượng lớn nhưng chỉ phát hành nội bộ giáo hữu. Cuốn Kinh này chỉ in Tân Ước nặng tính tôn giáo; Cựu Ước quan trọng hơn thì lại không được in, thật đáng tiếc. Sách khổ nhỏ cỡ bàn tay in trên giấy tốt, bìa ni lông. Ngoài ra các giáo hữu còn có sách “Kinh Thánh bằng hình” (phụ bản của báo “Công giáo và Dân tộc” in tại TP Hồ Chí Minh năm 1991, lượng in 25.000 cuốn); đáng tiếc là hệ thống phát hành của nhà nước cũng không phát hành cuốn này.

Lùng các hiệu sách cũ, người viết bài này mua được một bản Kinh Thánh toàn tập tiếng Việt, dày 1.400 trang giấy mỏng, bìa giả da, do United Bible Societies in tại Hàn Quốc năm 1995. Sách dùng cách hành văn và từ ngữ cổ, khó hiểu; phần Tân Ước dịch khác nhiều so với bản in của Tòa Tổng Giám Mục Hà Nội.

Thiết nghĩ hệ thống xuất bản phát hành của nhà nước nên xuất bản phát hành Kinh Thánh như một tác phẩm văn hoá nghệ thuật nhằm khai thác kho tàng văn hóa vô giá này của nhân loại. Nên đưa việc học Kinh Thánh (nhất là Cựu Ước) vào chương trình giảng dạy phổ thông trung học. Cũng nên biên soạn các sách hướng dẫn tìm hiểu giá trị văn hoá lịch sử, khảo cổ … của Kinh Thánh. Việc tìm hiểu Kinh Thánh sẽ giúp chúng ta hiểu đúng đắn, toàn diện về văn minh phương Tây nói riêng và văn minh nhân loại nói chung, giúp chúng ta hoà vào dòng chảy chung của văn minh toàn cầu, đồng thời thể hiện chúng ta biết tôn trọng văn hoá tôn giáo – một thành phần rất quan trọng của văn hoá thế giới.

Đây là một việc cần làm khi Việt Nam đã gia nhập WTO, hòa vào nhịp sống chung của toàn cầu, trong đó có đời sống văn hóa-tâm linh.

Nguyễn Hải Hoành là dịch giả 
và là nhà nghiên cứu tự do hiện sống tại Hà Nội.
SOURCE:  NGHIENCUUQUOCTE.ORG
———————-
[1] Dân Hebrew có tục chị dâu góa chồng mà chưa có con thì được quyền lấy một trong các em trai của chồng. Giuđa (cháu nội tộc trưởng Abraham) bảo con trai thứ hai của mình là Onan : Con hãy ngủ với chị dâu con (là Tama) để làm tròn bổn phận em chồng – sinh người nối dõi cho anh con (anh của Onan là Êrơ do độc ác đã bị Thượng Đế Jehovah giết). Onan biết đứa con nối dõi ấy sẽ không thuộc về mình nên khi “ngủ” với Tama đã cố ý làm rơi tinh dịch ra ngoài. Thượng Đế coi việc đó là tội ác nên đã giết Onan (trang 45 Kinh Thánh, United Bible Societies, bản tiếng Việt 1995, ở đây có sửa lại văn cho dễ hiểu). Từ Onanism bắt nguồn từ Onan – tên người có sáng kiến dùng cách tránh thai ấy.
ĐỂ TẠ ƠN CHÚA, HAY LÀ ĐỂ CHÚA TẠ ƠN CON?
Chuyện hai bà góa
Lời Chúa hôm nay nhắc đến hai bà góa có lòng tin cậy mến Chúa tuyệt đối.
Bà góa thứ nhất, trong bài đọc 1, sách Các Vua:
Bà góa Sarépta chỉ còn một nắm bột trong hũ với một ít dầu trong bình. Thế nhưng, bà vẫn lo đầy đủ cái ăn cho bà, cho con trai bà, và cho Ngôn Sứ Elia, suốt thời gian ông thi hành sứ vụ, bởi vì bà đã vững tin vào Thiên Chúa qua câu nói của tiên tri: “Hũ bột sẽ không cạn và bình dầu sẽ không vơi đi cho đến ngày Chúa cho mưa xuống trên mặt đất”
Bà góa thứ hai, trong bài Tin Mừng:
Chúa Giêsu ngồi đối diện với hòm tiền, quan sát dân chúng bỏ tiền vào hòm, và có lắm người giàu bỏ nhiều tiền. Chợt có một bà goá nghèo đến bỏ hai đồng tiền là một phần tư xu. Người liền gọi các môn đệ và bảo: "Thầy nói thật với các con: Trong những người đã bỏ tiền vào hòm, bà goá nghèo này đã bỏ nhiều hơn hết. Vì tất cả những người kia bỏ của mình dư thừa, còn bà này đang túng thiếu, đã bỏ tất cả những gì mình có để nuôi sống mình".
Trong con mắt của những Kinh Sư, Pharisêu, thì một phần tư xu của bà góa kia là chẳng đáng vào đâu, và như thế, bà góa ấy không đáng được xếp vào loại người được nể trọng, nếu không nói là rất tầm thường, đáng khinh bỉ.
Còn Chúa Giêsu thì nhìn thấu bà góa nghèo trong Tin Mừng hôm nay dâng cúng tất cả tài sản của bà cho Đền Thờ. Vâng, dẫu chỉ là hai đồng tiền quá nhỏ, nhưng đó là tất cả. Bà không còn gì nữa. Bà trắng tay.
Nếu như không có cái nhìn của Chúa Giêsu, cái nhìn thấu hiểu tận thâm sâu cõi lòng người, thì hẳn là, cả tôi và bạn đều đã mắc một sai lầm vừa nặng nề, vừa nguy hiểm. Sai lầm nặng nề vì lấy đồng tiền làm chuẩn mực ấn định giá trị nhân phẩm con người. Sai lầm nguy hiểm vì chính chuẩn mực ấy sẽ điều khiển việc chúng ta đối xử với tha nhân một cách bất nhân. 
Hãy tạ ơn Chúa Giêsu đã mở con mắt linh hồn của chúng ta ra mà nhìn thấy các bà góa kia thật hào phóng, thật anh hùng. Thật đáng nể phục lòng Tin Cậy Mến của các bà.
TIN. Bà tin Thiên Chúa là Cha luôn yêu thương đã ban tặng cho bà tất cả. Tất cả những gì bà có hôm nay, cả tiền bạc lẫn mạng sống, bà tin là của Chúa ban để bà quản lý, sinh lãi sinh lời, chứ không phải bà là người làm chủ.
CẬY. Bà hy vọng vững chắc rằng bà sẽ có cái ăn cho ngày mai. Chúa sẽ lo liệu cho bà như Chúa đã từng lo liệu.
MẾN. Bà dâng cúng vì yêu mến Chúa, vì để bày tỏ lòng biết ơn Chúa, để tạ ơn Chúa, chứ không phải để Chúa phải cám ơn bà.
Và chuyện một người giàu, bỗng nghèo
Thánh Phaolô trong bài đọc 2, không nói về chuyện bà góa nghèo, nhưng nói đến một Con Thiên Chúa giàu có, quyền năng bỗng trở nên nghèo khó, khiêm nhượng, dâng hết đời mình cho Thiên Chúa Cha để vâng phục Cha và cứu chuộc nhân loại. Vâng, Thiên Chúa đã không tiếc gì với chúng ta, khi ban chính Con Một Người. Đức Giêsu con Một Thiên Chúa, cũng không tiếc gì với chúng ta khi hiến mạng sống mình làm lễ tế cứu chuộc, khi lấy chính thịt máu mình cho chúng ta ăn uống sự sống thần linh. Ðức Kitô chỉ tế lễ chính mình một lần để huỷ diệt nhiều tội lỗi.
Thiên Chúa cũng đã không tiếc gì khi ban cho chúng ta sự sống đời này, trí khôn, trí hiểu, tài năng… Và còn ban cho cả một bầu trời cùng vạn vật để ta được hưởng dùng và làm cho sự sống đời này tươi đẹp, hạnh phúc. Tất cả là của Chúa ban cho, và hồng ân quý giá nhất phải nói là Ơn Cứu Chuộc, nơi Đức Giêsu Kitô. Chuộc lại ơn nghĩa tử của Thiên Chúa. Cứu con người khỏi chết trầm luân, nhưng lại được sự sống đời đời.
Đã được chuộc, đã được cứu, hẳn là chúng ta phải sống thế nào để cảm tạ hồng ân cứu chuộc.  Nhưng lấy gì báo đáp lại cho cân? Thiết tưởng, có chăng, cũng chỉ là tin cậy mến tuyệt đối vào Thiên Chúa. Thiên Chúa không cần gì khác.
Đến chuyện thời sự của chúng ta
Từ câu chuyện hai bà góa và câu chuyện người giàu bỗng nghèo đến câu chuyện thời sự của chúng ta. Hẳn là các câu chuyện đang nhắc nhớ mỗi chúng ta hãy góp phần xây dựng Hội Thánh Chúa, góp phần xây dựng Nước Chúa ở trần gian này với lòng tin cậy mến Chúa. Đó là sứ vụ, là bổn phận của người thọ ơn. Hãy làm tất cả các việc để tạ ơn Chúa, chứ không phải để Chúa tạ ơn chúng ta.
Thế mà…
Tôi bỗng nhớ câu nói “Chúa sẽ trả công” vẫn thường được người Công Giáo chúng ta sử dụng. Và tôi dị ứng với câu này. Ngay cả câu kinh: Xin Chúa trả công vô cùng cho kẻ làm phước cho chúng con”, tôi cũng cảm thấy như có gì đấy bất ổn.
Dị ứng và cảm thấy bất ổn chỉ vì hai từ “trả công”. Chúa trả công gì nữa? Không phải Chúa đã ban cho chúng ta tất cả đấy sao? Không phải tất cả là của Chúa đấy sao? Không lẽ lấy cái của Chúa, dâng cho Chúa, rồi lại đòi Chúa trả công nữa hay sao?
Nhìn vào đời sống Giáo Hội hôm nay, chúng ta có thể vui mừng.
- Vui mừng vì đã có rất nhiều người làm việc Tông Đồ Giáo Dân, cộng tác với hàng Giáo Sĩ trong việc xây dựng Nước Thiên Chúa trên trần gian này. Người làm Hội Đồng Mục Vụ Giáo Xứ, Giáo Họ, các Ban Ngành, Đoàn Thể, người phục vụ Thánh Nhạc, ca trưởng, ca viên, người tham gia hội đoàn này, hiệp hội nọ…
- Vui mừng vì có nhiều người góp công góp của xây dựng Nhà Chúa, Nhà Thờ, phòng Giáo Lý, Đền Thánh, các công trình Giáo Hội từ các Giáo Xứ đến Giáo Phận.
- Vui mừng vì có nhiều người đã biết góp phần cải thiện xã hội nhân sinh, góp phần giúp đỡ kẻ nghèo khó có nơi ăn chốn ở, giúp đỡ người bệnh tật có thuốc thang có bệnh viện, được mổ xẻ…
Nhưng hẳn là chúng ta sẽ có được niềm vui nỗi mừng đích thực, khi tất cả những việc làm trên đây được thực hiện vì lòng tin cậy mến Chúa và tạ ơn Chúa.
Tiếc là, cái ý nghĩ “Chúa sẽ trả công” cứ còn tiềm tàng, lúc ẩn lúc hiện trong mỗi chúng ta, nên không thiếu những người làm việc cho Chúa, không phải để tạ ơn Chúa, mà là để đòi “Chúa phải tạ ơn con, phải trả công cho con!”
Một Linh Mục nọ, sau Thánh Lễ Chúa Nhật, đọc tên những người dâng cúng tiền xây Nhà Thờ. Ngài không đọc theo thứ tự từ người dâng nhiều tiền đến ít tiền. Ai dâng trước, thì ghi trước, đọc trước. Chỉ có thế thôi, mà ngài bị mắng là: “Cha không biết điều. Con 30 triệu thì cha phải đọc trước chứ sao có thể đọc tên cái thằng bủn xỉn 500 nghìn kia trước con”.
Còn bao nhiêu chuyện thời sự chẳng vui:
"Cha tôi đã làm việc trong Hội Đồng hai ba bốn nhiệm kỳ, hẳn là phải có một chỗ ưu tiên trong Đất Thánh chứ, tại sao cứ theo thứ tự bầy tôi thế này?"
"Mẹ tôi đã đóng góp vài trăm triệu xây Đất Thánh, bà phải được chôn ngay dưới chân bàn thờ mới phải phép chứ, tại sao lại chỉ cho chỗ xa bàn thờ thế này?" (Tôi trộm nghĩ: có chắc là chôn chỗ ưu tiên hay chôn dưới chân bàn thờ thì lên thẳng Thiên Đàng một hơi không?)
"Tôi là chủ tịch, tôi là hội trưởng Bà Mẹ, tôi là ca trưởng, tôi là ân nhân loại 1, thì hẳn là khi con tôi lấy vợ lấy chồng, con tôi phải được miễn hoặc giảm thời gian học Giáo Lý Hôn Phối, còn phải được ưu tiên, lễ riêng trọng thể chứ?"
Tội nghiệp các cha, Giáo Dân làm khó các cha vì Giáo Dân chưa trưởng thành trong việc sống đạo và xây dựng Nước Chúa.
Câu chuyện bà góa mời gọi chúng ta: Đừng đợi đến lúc dư thừa, mới dâng cúng, mới đóng góp xây dựng Hội Thánh, mới cho đi, mới làm việc bác ái giúp đỡ người, mới chia sẻ cho người miếng cơm, chén nước, viên thuốc… Chúa là đấng giàu có vô cùng. Chúa không thiếu tiền bạc, không thiếu vật liệu xây dựng, Chúa cũng không cần phải có Nhà Thờ to, Nhà Thờ đẹp, nhưng Chúa cần mỗi chúng ta tin cậy mến Chúa, hết lòng yêu mến tha nhân. Tất cả việc làm, hãy làm với ý tạ ơn Chúa mà thôi. Chúa thấu tỏ mỗi ý nghĩ hành động của chúng ta. Cứ cho đi, cứ làm việc bác ái, chẳng cần ai biết, nhưng tin Chúa biết rõ, và Chúa vui mừng khi chúng ta cho đi tất cả, cho Chúa, cho tha nhân. Chúa sẽ không trả công thêm nữa đâu mà đòi, nhưng Chúa yêu chúng ta nhiều hơn và tiếp tục ban xuống cho chúng ta vô vàn ân sủng khác.
Một chị bệnh ung thư, chưa mổ, sẵn sàng chia sẻ hết số tiền của bạn ở bên Mỹ gửi về cho một người ung thư khác trầm trọng hơn, nguy kịch hơn. Chị chẳng quen biết người bệnh ung thư kia, chưa hề nhìn thấy mặt mũi, chỉ qua lời kêu gọi giúp đỡ của một người quen. Không những sẵn sàng chia sẻ, chị còn luôn cầu nguyện “xin cho những người bệnh nặng hơn con, họ được bình an trong Chúa”.  Sau đó mấy tháng, chị được báo tin người ung thư kia đã bình an trở về với Chúa. Còn chị, tháng 10 vừa qua, bác sĩ đã mổ cho chị, lấy ra một khối u nặng 4kg, và kết quả sinh thiết: không có ung thư. Chị còn nói được câu đùa hồn nhiên: “Mất của, mà mừng”. Với chị, với cả gia đình và những người thân, đây là một phép lạ cả thể, nếu không nói là phần thưởng lớn lao của Chúa dành cho những người Tin, Cậy, Mến Chúa, và làm việc để tạ ơn Chúa.
Thánh Vịnh Đáp ca 145 hôm nay:
"Linh hồn tôi ơi, hãy ngợi khen Chúa! Đừng lãng quên ân huệ của Người. Hãy chúc tụng Chúa, vì biết bao ơn lành Chúa ban.
Vì Thiên Chúa trả lại quyền lợi cho người bị áp bức, và ban cho những kẻ đói được cơm ăn. Thiên Chúa cứu gỡ những người tù tội.
Vì Thiên Chúa mở mắt những kẻ đui mù, Thiên Chúa giải thoát những kẻ bị khòm lưng khuất phục, Thiên Chúa yêu quý các bậc hiền nhân, Thiên Chúa che chở những khách kiều cư.
Vì Thiên Chúa nâng đỡ những người mồ côi quả phụ, và làm rối loạn đường nẻo đứa ác nhân…"
Ai trong chúng ta không nhận được những hồng ân này? Hãy làm việc tạ ơn Chúa.
Nếu chúng ta không chúc tụng, ngợi khen, và tạ ơn thì đá kia nó cũng reo lên lời ngợi khen Chúa. Hãy nhớ là, chúng ta có làm gì thì cũng không thêm gì cho Chúa, nhưng lại là được cho phần rỗi của chính chúng ta. Đừng đòi Chúa phải trả công hay tạ ơn chúng ta nữa.
Bởi vậy, bất cứ ai, thành phần nào, làm việc gì, ở đâu… còn nghĩ đến công trạng của mình đối với Chúa, với Giáo Hội. với tha nhân… còn đòi hỏi đặc quyền, đặc lợi, đặc ân… ngay cả còn đòi hỏi chỉ một lời cảm ơn long trọng cho phải phép… thì thiết nghĩ, chưa thực sự trưởng thành trong đời sống Đức Tin Công Giáo.
Và đến chuyện thời sự đáng buồn hơn
Hẳn là khi ta quá lo lắng chuyện mất còn, chuyện thiếu đủ vật chất, ấy là lúc chúng ta đang đặt niềm tin khá tuyệt đối vào những thứ phù du chóng vánh kia, và lòng tin vào Thiên Chúa hẳn phải nhường chỗ cho các thứ vớ vẩn ấy. Những người sống bậc Giáo Dân đang lo toan cơm áo gạo tiền, cái chữ nghĩa, cái nợ nần, cái phương tiện điều kiện sống cho gia đình, nhưng họ vẫn tín thác hoàn toàn vào Chúa, để Ngài cất cái gánh đời đi, hay để ngài kê vai vác đỡ phần nặng. Còn những người sống bậc tu trì, thì thiết tưởng, lại phải vướng làm chi  vào những chuyện bạc tiền cho nặng lòng phù du, rồi sinh gương mù đáng tiếc.
Chuyện buồn có thật, chuyện thật buồn! Cha xứ cũ qua đời. Đúng một tháng sau có cha sở mới. Cha mới cùng với mấy ông Hội Đồng ra trước sân Nhà Thờ viếng tượng đài Thánh Anrê, Thánh Tử Đạo Việt Nam, tước hiệu Nhà Thờ. Thấy có mấy bảng tạ ơn dưới chân Thánh Anrê, Ngài hỏi: “Cũng có bảng tạ ơn nữa à?” Ông chủ tịch trả lời: “Thưa cha, có nhiều người xin ơn Thánh Tử Đạo và được ơn. Họ xin đặt bảng tạ ơn”. Cha xứ nói: “Mỗi bảng tạ ơn như thế có được 10 triệu không?” Hội Đồng nghẹn lời! Kết quả là: tám năm nay, không có thêm bảng tạ ơn nào. Mấy hôm sau, họp hội đồng, cha sở mới tuyên bố: “Kinh nghiệm gần 35 năm Linh Mục của tôi, thì Giáo Xứ không cần hội đồng, chỉ cần 2 đại gia là làm được tất”.
Tội nghiệp cho đoàn chiên nghèo, đại đa số bà góa, chưa chắc đủ một phần tư xu bé nhỏ để dâng cúng… Xin cho các Linh Mục mặc lấy cái nhìn của Chúa Giêsu hôm nay.
Lạy Chúa, xin loại trừ nơi chúng con lòng tham lam bạc tiền, danh vọng, tên tuổi, công trạng… Xin giúp chúng con nhận ra tất cả là hồng ân Chúa và biết làm mọi việc để tạ ơn Chúa mà thôi. Amen. 

PM. CAO HUY HOÀNG, 9.11.2018







Ephata 822

Wednesday, November 14, 2018

ĐỨC MARIA và GIÁO HỘI CÔNG GIÁO

1. Tại sao Giáo Hội Công Giáo ban cho Ðức Maria quá nhiều vinh dự trong khi người chỉ là một phụ nữ bình thường được chọn với một mục đích vĩ đại?
Trước hết, tôi phản đối điều bạn cho rằng Ðức Maria là một phụ nữ bình thường. Người là một con người, nhưng loài người có nhiều mức độ phẩm giá khác nhau. Và người không phải là một phụ nữ bình thường khi Thiên Chúa thấy xứng đáng để sai thiên thần đến với lời chúc tụng, "Kính chào cô, ngài đầy ơn phúc, Thiên Chúa ở cùng cô." Và người cũng không phải là một phụ nữ bình thường khi bà Elizabeth, được tràn đầy Thánh Thần, kêu lên rằng, "Em có phúc hơn mọi người nữ; và bởi đâu tôi được người mẹ Thiên Chúa đến thăm tôi." Nếu bất cứ người phụ nữ bình thường nào đến thăm thì bà Elizabeth đâu có những lời lẽ như vậy.
Thứ hai, chính bạn nói Ðức Maria được chọn với một mục đích vĩ đại. Ðược chọn bởi ai? Bởi Thiên Chúa. Thiên Chúa đã từng chuẩn bị một cách thích hợp cho những người mà Người muốn mời gọi họ nhận lãnh những trách nhiệm lớn lao. Ðó là trường hợp của các tiên tri, và trên tất cả, vị tiên tri cao cả nhất là Thánh Gioan Tẩy Giả. Tuy nhiên, không một tiên tri nào được gần Ðức Giêsu hơn là Ðức Maria, người đã được tiền định làm Mẹ của Người.



2. Chúng ta không tôn vinh Ðức Maria mà phải tôn vinh Thiên Chúa.
Chính Ðức Maria đã nói như vậy. Người đã ca tụng Thiên Chúa, khi nói "Ðấng quyền năng đã làm cho tôi những điều trọng đại." Người không khước từ sự kiện là những điều trọng đại đã được làm cho người mà không làm cho người khác. Và những ai được lãnh nhận món quà cao trọng của Thiên Chúa thì xứng đáng được chúng ta tôn vinh.

3. Trong Kitô Giáo vị thế của Ðức Maria là gì?
Vị thế của Ðức Maria trong Kitô Giáo rất rõ rệt. Người là ánh sao đi trước Sự Sáng Thế Gian, là Ðức Kitô. Chỉ có điều khác biệt là tất cả sự sáng của người đều do bởi Chúa Con mà người là sứ giả. Do sự tiền định từ muôn đời của Thiên Chúa, Ðức Maria có liên can đến những mầu nhiệm cao trọng nhất của Kitô Giáo, là công cụ của sự Nhập Thể của Con Thiên Chúa Vĩnh Cửu, và bởi đó, chúng ta được cứu chuộc. Chúng ta tôn kính người vì chúng ta ngưỡng mộ người, và vì người lo lắng đến sự sống đời đời của chúng ta. Dĩ nhiên, khi chúng ta tôn vinh Ðức Maria, chúng ta cũng tôn vinh Ðức Kitô trong người. Không có Ðức Kitô, người không là gì cả, và người là người đầu tiên xác nhận điều ấy. Khi chúng ta tôn vinh người, điều ấy không làm phật lòng Ðức Kitô, là người Con tuyệt hảo, và có lẽ Ðức Kitô sẽ buồn lòng nếu chúng ta lãng quên hay coi thường Ðức Maria.

4. Kinh Thánh không coi Ðức Maria là thần linh, và không có ơn sủng của Thiên Chúa, người cũng tầm thường như bất cứ phụ nữ nào.
Giáo Hội Công Giáo cấm bất cứ ai gán ghép tính cách thần linh cho Ðức Maria, dù bên trong hay bên ngoài ơn sủng của Thiên Chúa. Dù nhờ ơn sủng người có thánh thiện đến đâu chăng nữa, người vẫn là một tạo vật. Chắc chắn là Ðức Maria được những ơn sủng mà không một phụ nữ nào khác từng có hay sẽ có, và người được chức vị siêu nhiên và uy quyền vượt trên tất cả. Khi sinh hạ Ðức Kitô, người đem đến sự sống cho linh hồn tôi, và là người mẹ của tôi về phương diện siêu nhiên cũng giống như người mẹ ruột của tôi ở trần gian. Và tôi hy vọng, cho đến chết, tôi vẫn giữ được lòng sùng kính của một đứa con đối với người Mẹ Thiên Ðường. Tôi hiểu rằng, như Evà là mẹ của chúng sinh, đưa chúng ta đến sự đau khổ, sự bất hạnh và sự chết, thì Ðức Maria, một Evà thứ hai, mà Thiên Chúa đã đặt sự thù nghịch giữa người và Satan, sẽ đưa tôi đến tới hạnh phúc và sự sống trong ơn sủng Thiên Chúa.
Evà đã nghe lời Satan, bất tuân phục Thiên Chúa, cho chúng ta ăn trái của cây sự dữ, khiến chúng ta phải khốn khổ và xa rời thiên đường ơn sủng của Thiên Chúa.
Ðức Maria nghe lời thiên sứ, vâng phục, cho chúng ta ăn trái của cây sự sống, phục hồi hạnh phúc cho chúng ta và đưa chúng ta đến ơn sủng của Thiên Chúa, và người đang ngự trên Thiên Ðường với Ðức Kitô. Người là Mẹ và là Nữ Vương của tôi. Tôi ao ước người sẽ hãnh diện về tôi cũng như tôi hãnh diện về người.

5. Ông trả lời sao khi có người nói rằng tôn vinh Ðức Maria là thờ nữ thần Ishtar của người Babylon? Họ dùng sách tiên tri Giêrêmia đoạn 44 như một bằng chứng, bởi vì người Công Giáo gọi Ðức Maria là Nữ Vương Thiên Ðường.
Sự kiện một tà thần được coi là bà chúa thiên đường không có nghĩa là danh xưng này không thể áp dụng một cách đúng đắn cho Ðức Maria, trong bất cứ ý nghĩa nào nói chung. Vua Babylon, là Nebuchadnezzer, được tiên tri Daniel gọi là vua của các vua (Daniel 2:37), điều đó cũng không ngăn cản Ðức Giêsu được gọi với cùng một danh xưng như vậy (Khải Huyền 17:14; 19:16).
Vì định mệnh của mọi Kitô Hữu là cùng với Ðức Kitô cai trị như vua và nữ hoàng trên thiên đường (Eph. 2:12; KH 1:6; 5:10), và vì Ðức Maria là một Kitô Hữu trổi vượt, thì không có gì sái quấy để ban tặng cho người danh hiệu mà Ðức Kitô, Vua Các Vua, đã dành cho người khi chọn Ðức Maria làm mẹ.

6. Trong sách tiên tri Samuel đoạn 4, chúng ta thấy dân Israel đặt đức tin của họ nơi Hòm Bia Giao Ước (như người Công Giáo tin nơi Ðức Maria), thay vì tin nơi một Thiên Chúa thực và hằng sống. Ðây là lý do họ bị tiêu diệt. Nếu, như ông nói, Ðức Maria là "hòm bia tân ước," tôi không chắc đó có phải là điều mà ông hãnh diện.
Tôi ngạc nhiên khi thấy có nhiều lầm lẫn về phúc âm và giả sử sai lầm trong câu hỏi của ông. Trước hết, hãy đọc lại sách tiên tri Samuel đoạn 4. Không đâu nói rằng dân Israel "đặt niềm tin của họ" nơi hòm bia thay vì nơi Thiên Chúa. Cũng không đâu nói họ thờ hòm bia như thờ thần tượng, như ông có ý nói. Sự thực, người Israel biết rằng khi họ ra trận với hòm bia thì họ luôn luôn thắng trận. Ðó là nhờ sự bảo vệ của Thiên Chúa. Hòm bia trở thành một vũ khí cho họ.
Giáo Hội Công Giáo không dạy "thờ Ðức Maria," và người Công Giáo cũng không đặt niềm tin ở Ðức Maria thay vì tin nơi Thiên Chúa. Nói như vậy, có nghĩa ông không biết gì về giáo huấn Công Giáo.
Và ông định lấy đoạn 4 của sách tiên tri Samuel như một cách để bác bẻ lại lý luận dùng hình ảnh hòm bia giao ước mà sánh với vai trò của Ðức Maria trong lịch sử cứu chuộc. Chắc là ông không có ý định như vậy. Có phải vì dân Israel lạm dụng hòm bia mà Thiên Chúa đã ban cho họ, nên chúng ta phải đổ lỗi cho hòm bia hay phải hủy bỏ hòm bia ấy vì sự lạm dụng? Lý luận ấy thật nghèo nàn và tệ hại.
Ông có muốn áp dụng nguyên tắc ấy vào những trường hợp khác trong phúc âm không? Có lẽ không. Nói cho cùng, Thánh Gioan Tông Ðồ đã phạm tội thờ ngẫu thần khi ông quỳ và thờ một thiên thần (KH 19:9-11). Như vậy, chúng ta có nên xa lánh các thiên thần không? Chúng ta có từ chối tư cách tông đồ của Thánh Gioan không? Chúng ta có nên coi thường sách Khải Huyền vì nó được viết bởi một người tự nhận là thờ tà thần không? Dĩ nhiên là không.
Sự thực thì khi có người lạm dụng ơn sủng của Thiên Chúa thì không có lý do gì phải tẩy chay ơn sủng của Người. Nếu một người Công Giáo phạm tội thờ Ðức Maria, đó là tội của họ, chứ không phải lỗi của Ðức Maria.

7. Ðức Maria đóng vai trò gì trong sự cứu chuộc nhân loại, là điều được hoàn tất bởi một mình Ðức Kitô?
Ðức Kitô là Tác Giả chính của sự cứu chuộc, nhưng trong công trình ấy còn có sự cộng tác của nhiều người. Chúng ta thấy ngay cả Thánh Phaolô nói rằng, chúng ta phải lấp đầy những gì được mong muốn cho sự thống khổ của Ðức Kitô. Tuy nhiên, để giải thích điều này đòi hỏi cả một luận án về nhiệm thể của Ðức Kitô như bao gồm mọi phần tử của Giáo Hội, mà tôi không đủ khả năng để giải thích điều ấy ở đây. Tất cả những gì tôi có thể nói là Ðức Maria đã cộng tác trong công trình cứu chuộc một cách rất đặc biệt.
Như Ðức Giêsu là A-Dong thứ hai, thì Ðức Maria là E-Và thứ hai. Khi người Mẹ E-và đầu tiên đem chúng ta đến sự đau khổ, thì người Mẹ Maria thứ hai, khi sinh hạ Ðấng Cứu Thế, đã đem chúng ta đến sự cứu chuộc và hạnh phúc. Khi đến giai đoạn Nhập Thể, Ðức Maria đã đồng ý nhận lời Thiên Chúa, người đã đồng ý với toàn thể công trình của Ðức Kitô, từ hang Bê Lem cho đến Thánh Giá Calvariô. Máu đã đổ ra vì chúng ta cũng chính là máu của người. Khi kết hợp với Ðức Kitô, người cũng phải chịu sự đau khổ, và ông Simeon đã đúng khi được Chúa Thánh Thần linh ứng để tiên đoán về người rằng, "Một lưỡi gươm sẽ thâu qua linh hồn baø." Với, trong, và qua công trình của Ðức Kitô, sự đau khổ của Ðức Maria cũng góp phần một cách thứ yếu trong sự cứu chuộc chúng ta. Và từ Thánh Giá, người được trao cho chúng ta như một người mẹ vì công nghiệp của người. Qua Thánh Gioan, Ðức Kitô nói với tất cả chúng ta, "Này con, đây là Mẹ con." Do đó, người Công Giáo coi Ðức Maria như người Mẹ tinh thần, và làm đẹp lòng người qua sự kính yêu của con cái. Nhất là, mọi phụ nữ Công Giáo phải coi Ðức Maria, Mẹ Ðức Kitô, như một vinh dự cho phái nữ.

8. Có phải học thuyết Vô Nhiễm Nguyên Tội được Giáo Hội Công Giáo coi như một tín điều?
Phải. Nếu bạn muốn bài bác điều ấy, bạn phải bài bác đặc tính không thể sai lầm (bất khả ngộ) của Giáo Hội Công Giáo.

9. Tại sao Giáo Hội Công Giáo lại xác định như vậy?
Vì thật chính đáng để nói lên chân lý về Ðức Maria như đã được đề cập đến trong những điều Thiên Chúa mặc khải. Chân lý đó là Ðức Maria đã được miễn trừ khỏi dấu vết tội tổ tông truyền.

10. Ở thời điểm nào mà Giáo Hội Công Giáo chấp nhận ý tưởng Vô Nhiễm Nguyên Tội của Mẹ Ðức Giêsu?
Tôi nghĩ là bạn đã lầm lẫn hai học thuyết khác nhau. Vô Nhiễm Nguyên Tội là danh xưng để chỉ về sự thụ thai của Ðức Maria bởi cha mẹ người, là bà Anna và ông Gioankim. Khi bắt đầu thụ thai, linh hồn Ðức Maria được gìn giữ cách tinh khiết, khỏi bị ảnh hưởng bởi tội tổ tông. Nhưng khi chính Ðức Maria thụ thai Ðức Giêsu, đó là bởi quyền năng của Chúa Thánh Thần, và không qua sự liên hệ nào với người nam. Ðây có thể gọi là sự thụ thai lạ lùng của Hài Nhi Giêsu. Thông thường người ta đề cập đến điều này là Sinh Hạ Ðồng Trinh (Virgin Birth), vì nó có nghĩa Ðức Maria vẫn còn trinh khiết sau khi sinh hạ Ðức Giêsu. Cả hai học thuyết về Ðức Giêsu được sinh hạ bởi một trinh nữ, và trinh nữ ấy được vẹn tuyền không mắc tội tổ tông đều được đề cập đến trong Phúc Âm. Nhưng học thuyết thứ hai không được rõ ràng ghi lại như học thuyết thứ nhất. Ngay từ đầu, Giáo Hội Công Giáo đã dạy rằng Ðức Giêsu được sinh ra bởi người Mẹ đồng trinh. Bởi đó trong kinh Tin Kính, chúng tôi tuyên xưng, "sinh bởi Trinh Nữ Maria". Học thuyết Vô Nhiễm Nguyên Tội cũng là phần mặc khải Kitô Giáo được Giáo Hội Công Giáo xác nhận vào năm 1854. Giáo Hội không sáng chế ra học thuyết đó. Giáo Hội chỉ xác định điều đã được dạy bảo trong Tân Ước.

11. Tại sao ông nói Ðức Maria là trinh nữ khi Phúc Âm có đề cập đến anh em của Ðức Giêsu?
Câu "anh em của Ðức Giêsu" không có nghĩa là Ðức Maria có những người con khác ngoài Ðức Giêsu. Trong tiếng Aramaic, là tiếng được dùng vào thời ấy, không có chữ riêng để chỉ người bà con. Và người Do Thái dùng chữ "Achim" để chỉ về bất cứ người bà con nào thuộc bàng hệ, mà không có ý nghĩa liên hệ máu mủ bậc nhất (trực hệ). Những thế hệ con cháu của cùng một dòng tộc đều được gọi là "Achim" (anh em).
Gia-cô-bê được gọi là anh em của Ðức Giêsu. Tuy nhiên chúng ta biết ông là con của Alphaeus, và chắc chắc Ðức Maria không phải là vợ của ông Alphaeus. Gia-cô-bê cũng là anh em máu mủ với Giu-đa. Và Giu-đa mở đầu thư của người với câu, "Giu-đa, tôi tớ Ðức Kitô Giêsu, và là anh em với Gia-cô-beâ." Ở đây người dùng chữ anh em với nghĩa hẹp, và người biết rằng không thể dùng nghĩa đó để coi người là anh em với Ðức Kitô Giêsu. Tuy nhiên, theo nghĩa rộng, Giu-đa cũng thuộc về những người bà con với Ðức Kitô, như chúng ta biết theo Mátthêu 13:55, là đoạn Phúc Âm nói về "Anh em của Ðức Giêsu là Gia-cô-bê, Giuse, Si-mon và Giu-đa."

12. Tôi nghĩ chữ anh chị em chỉ về con của ông Giuse và bà Maria sau khi sinh hạ Ðức Giêsu. Không có lý do gì để nghĩ khác đi.
Có nhiều lý do để nghĩ khác. Trước hết, trong Phúc Âm những người được gọi là anh em của Ðức Giêsu là những người lớn tuổi hơn Người, vì họ chỉ trích và răn bảo Người mà chỉ những người lớn tuổi hơn mới được làm như thế, và họ ghen tương vì sự nổi tiếng của Người.
Thứ hai, khi sứ thần nói với Ðức Maria là người sẽ là Mẹ Ðấng Thiên Sai, người trả lời, "Làm sao có thể được, vì tôi không biết đến người nam." Thiên Chúa toàn năng đã chuẩn bị một cách lạ lùng để người được làm Mẹ mà không phải hy sinh sự trinh khiết. Không vì lý do gì người lại hy sinh sự trinh khiết ấy để sinh con sau này mà lại không muốn sinh Con Thiên Chúa.
Thứ ba, trong Phúc Âm chỉ một mình Ðức Giêsu được gọi là Con bà Maria; và không có lần nào người được gọi là mẹ của anh em Ðức Giêsu.
Thứ tư, chỉ có bốn người anh em được nhắc đến tên là Gia-cô-bê và Giuse, Simon và Giu-đa. Phúc Âm Thánh Gioan cho chúng ta biết khi dưới chân Thánh Giá gồm có Mẹ Người, và chị của Mẹ Người là bà Maria Cleophas. Và về sau, bà này được Thánh Mátthêu coi là mẹ của Gia-cô-bê và Giuse.
Một lần nữa, nếu bạn đọc thư của Thánh Giu-đa bạn sẽ thấy người viết, "Giu-đa, tôi tớ của Ðức Kitô Giêsu, và anh em của Gia-cô-bê." Tại sao người lại phải phân biệt như vậy? Sau cùng, nếu Gia-cô-bê và Giuse, Simon và Giu-đa là các con chính thức của Ðức Maria, và nếu còn có những anh chị em khác của Ðức Giêsu như bạn nghĩ, thì tại sao Ðức Giêsu lại trao Mẹ Người cho Thánh Gioan chăm sóc sau khi Người chết, để rồi Gioan coi Ðức Maria như mẹ của mình? Ðiều ấy không cần thiết nếu Ðức Maria có các con khác để chăm sóc người.


13. Ðức Maria thề giữ mình đồng trinh từ khi còn nhỏ, hay bà "đã hứa hôn với người đàn ông tên là Giuse" với ý định kết hôn cách bình thường, cho đến khi Sứ Thần Gabriel đến thì bà mới thay đổi ý định?
Theo sự dẫn giải của các thần học gia Công Giáo, Ðức Maria, dưới sự linh ứng của Thiên Chúa, đã quyết định giữ mình trọn đời đồng trinh, và cũng với sự linh ứng của Thiên Chúa, người đồng ý kết hôn với Thánh Giuse, cả hai đều đồng ý thề hứa không đòi hỏi nơi nhau những quyền lợi thông thường của sự tương giao vợ chồng. Trong mục đích của Thiên Chúa, hôn nhân này là để bảo vệ Mẹ và Con, mục đích này được Ðức Maria thấy rõ hơn khi Sứ Thần Gabriel, như Thánh Luca kể, "xuất hiện với một trinh nữ đã đính hôn với một người tên là Giuse." Khi sứ thần cho biết người sẽ sinh một con trai, và vì ý thức rằng người đã quyết định giữ mình đồng trinh nên người trả lời, "Làm sao việc ấy xảy ra được, vì tôi không biết đến người nam." Như Thánh Augustin có nói, Ðức Maria sẽ không nói câu này nếu người không quyết định giữ mình đồng trinh, mặc dù có đính hôn với Thánh Giuse.

14. Ông tin rằng Ðức Maria đã lên Thiên Ðường, và được phần thưởng vinh hiển ở giữa các Thánh?
Giáo huấn Công Giáo không nói Ðức Maria lên Thiên Ðường. Ðức Kitô, bởi chính quyền năng Thiên Chúa của Người, đã lên Thiên Ðường. Ðức Maria được đưa lên Thiên Ðường, linh hồn và xác, sau khi người chết. Do đó, người Công Giáo chúng tôi tin vào sự Thăng Thiên của Ðức Trinh Nữ Maria. Và chúng tôi muốn nói về vinh dự xứng hợp mà Thiên Chúa đã tiếp đón người với triều thiên vinh hiển.

15. Kinh Thánh không đề cập gì đến điều này.
Không cần thiết phải được đề cập đến. Chúng ta biết Ðức Kitô là Vua các vua, và là Chúa các chúa. Chúng ta biết Mẹ Người đang ở trên Thiên Ðường, và Mẹ Vua đang hân hoan trong chức vị của một hoàng hậu. Chắc chắn Ðức Maria có sự liên hệ mật thiết với Ðức Giêsu hơn bất cứ người nào khác, và vì thế, nếu Ðức Kitô ban triều thiên vinh hiển cho các Thánh thì Người phải ban vinh dự cao cả nhất cho Mẹ Người.

16. Tư cách gì để đưa ra học thuyết này?
Trước hết, dĩ nhiên, là quyền giáo huấn được thừa hưởng từ Ðức Kitô. Giáo Hội Công Giáo được trao cho nhiệm vụ giảng dạy mọi dân tộc với quyền bính của Người và dưới sự bảo vệ của Người. Khi Giáo Hội dạy rằng Ðức Trinh Nữ Maria Lên Trời thì điều ấy đủ để đảm bảo cho sự kiện này. Nhưng ngoài quyền bính của Giáo Hội, những lý lẽ nào hỗ trợ cho giáo huấn ấy? Trong Kinh Thánh không trực tiếp đề cập đến. Nhưng điều đó đã có trong truyền thống của Kitô Giáo ngay từ thuở ban đầu, và, như Mozley của Anh Giáo đã nói, "Sức thuyết phục của dữ kiện không chỉ phát sinh bởi lòng tin; lòng tin chỉ được coi là giá trị bởi những dữ kiện nguyên thủy." Về phương diện thần học, sự hư nát của thân xác là hậu quả của tội nguyên tổ. Nhưng Ðức Maria đã được gìn giữ khỏi sự hư hỏng của tội nguyên tổ, và thật thích đáng để người không bị hư nát ở trong mồ. Giáo Hội Chính Thống Giáo Ðông Phương đồng ý với Giáo Hội Công Giáo về học thuyết này. Giáo Hội Anh Giáo cũng đang trở về học thuyết ấy. Tôi vừa mới đọc một đoạn trong sách của Anh Giáo về vấn đề này, trong đó tác giả viết:
"Dường như đó là điều cẩu thả để khước từ sự kiện hồn xác Lên Trời, vì bất kể đến tính cách dễ tin thông thường trong vấn đề thánh tích, không một Giáo Hội (hay thành phố nào) cho rằng đang nắm giữ được di hài của Ðức Maria. Tại sao lại không? Ðó là một sự kiện cần được giải thích. Di hài của Ðức Maria sẽ có giá trị lớn cho người Kitô hơn bất cứ ai khác. Ðừng xúi giục người Tin Lành bác bỏ lễ Ðức Bà Thăng Thiên. Họ đã bác bỏ nhiều điều lẽ ra không nên đụng tới. Nhiều cố gắng của họ đã không thành công. Chúng ta hy vọng sẽ có một ngày nào đó, các giới thẩm quyền của tổ chức chúng ta sẽ đền bù những mất mát mà vì chểnh mảng đã bị kéo dài."
Tôi trích dẫn câu trên để cho thấy khuynh hướng của Anh Giáo, và cũng vì dữ kiện lịch sử là, trong khi thân xác của Thánh Phêrô được cung kính ở Rôma, thì không có một thành phố nào cho rằng đang chiếm giữ được thân xác của Ðức Maria. Lý do hiển nhiên là vì Ðức Maria đã lên trời, cả hồn và xác.
-----------------------------
Source: nguoitinhuu.com

Monday, September 3, 2018

NHỮNG KHÁC BIỆT CĂN BẢN GIỮA CÔNG GIÁO, CHÍNH THỐNG GIÁO VÀ TIN LÀNH.



Trong bài trước cha đã nói  đến các Đạo cùng tôn thờ Thiên Chúa nhưng khác nhau về nhiều mặt thần học, tín lý, giáo lý, bí tích,  phụng vụ .v.v Xin cha nói rõ hơn về những khác biệt này giữa Công Giáo, Chính Thống và Tin Lành.

Trả lời:
Như đã giải thích trong bài trước, cả ba Nhánh Kitô Giáo trên đây, từ đầu,  đều thuộc Đạo Thánh của Chúa Kitô gọi chung là KitôGiáo (Christianity). Nhưng theo dòng thời gian,  đã có những biến cố gây ra tình trạng rạn nứt hay ly giáo (schisms) hoặc những cải cách (reformations) đáng tiếc xảy ra  khiến KitôGiáo bị phân chia thành 3 Nhánh chính trên đây. Ngoài ra, còn một nhánh Kitô Giáo nữa là Anh Giáo ( Anglican Communion) do vua Henri VIII (1491-1547) của nước Anh chủ xướng năm 1534 để lập một Giáo Hội riêng cho Nước Anh, tách khỏi Rôma chỉ vì Tòa Thánh La Mã ( Đức Giáo Hoàng Clement VII) không chấp nhận cho nhà vua ly di để lấy vợ khác.

Cho đến nay, các nhóm ly khai trên vẫn chưa hiệp thông được với Giáo Hội Công Giáo vì còn nhiều trở ngại chưa vượt qua được.. Nguyên nhân thì có nhiều, nhưng giới hạn trong câu hỏi được đặt ra, tôi chỉ xin nên sau đây những dị biệt căn bản giữa ba Nhánh Kitô Gíáo lớn trên đây mà thôi.


 I- Chính Thống  (orthodoxy) khác biệt với Công Gíáo La Mã ( Roman Catholicism) ra sao?

Trước hết, danh xưng Chính Thống "Orthodoxy", theo ngữ căn (etymology) Hy lạp " orthos doxa", có nghĩa là  "ca ngợi đúng (right-praise), "tin tưởng đúng " ( right belief) . Danh xưng này được dùng trước tiên để chỉ lập trường của các giáo đoàn Kitô đã tham dự các Công Đồng đại kết (Ecumenical Councils) Nicêa I (325) Ephêsô (431) và nhất là Chalcedon (451) trong đó họ đã đồng thanh chấp thuận và đề cao những giáo lý được coi là chân chính( sound doctrines) , tinh tuyền của KitôGíáo để chống lại những gì bị coi là tà thuyết hay lạc giáo (heresy).Do đó,trong bối cảnh này, từ ngữ  "orthodoxy" được dùng để đối nghịch với từ ngữ " heresy" có nghĩa là tà thuyết hay lạc giáo.

Nhưng  sau biến cố năm 1054 khi hai Giáo Hội  Kitô Giáo Hy Lạp ở Constantinople ( tượng trưng cho Đông Phương) và Giáo Hội Công Giáo LaMã ( Tây Phương) đã xung đột và ra vạ tuyệt thông cho nhau ( anthemas=excommunications) ngày 16 tháng 7 năm 1054  giữa Michael Cerularius, Thượng Phụ Constantinople và Đức cố Giáo Hoàng Leo IX vì có những bất đồng lớn về tín lý, thần học và quyền bính, thì danh xưng "Chính Thống" ( orthodoxy) lại được dùng để chỉ Giáo Hội Hy Lạp ở Constantinople đã tách ra khỏi  hiệp thông với Giáo Hội Công Giáo La Mã. Sau này, Giáo Hội "Chính Thống" Hy Lạp ở Constantinople đã lan ra các quốc gia trong vùng như Thổ nhĩ Kỳ, Nga, Albania, Estonia, Cyprus, Finland, Latvia, Lithuania, Rumania, Bulgaria, Serbia, Ukraine...Vì thế, ở mỗi quốc gia này cũng có Giáo Hội Chính Thống nhưng độc lập với nhau về mọi phương diện.Nghĩa là không có ai là  người lãnh đạo chung của các Giáo Hội này, mặc dù họ có tên gọi chung là các Giáo Hội Chính Thống Đông Phương ( Eastern Orthodox Churches) tách khỏi khỏi Giáo Hội Công Giáo La Mã.(Tây Phương)

Tuy nhiên, hiện nay Thượng Phụ ( Patriarch) Giáo Hội Chính Thống Thổ Nhĩ Kỳ ở Istanbul  được coi là Thượng Phụ Đại Kết ( Ecumenical Patriarch) của các Giáo Hội Chính thông Đông Phương.Cách nay 6 năm Đức Thánh Cha Bê-nê-đich tô 16 ( đã về hưu năm 2012) đã sang thăm Đức Thượng phụ Giáo Chủ Chính Thống Thổ để tỏ thiện chí muốn đối thoại, đưa đến hiệp thông giữa hai Giáo Hội anh  em. Riêng Giáo Hội Chính Thống Nga, cho đến nay, vẫn chưa tỏ thiện chí muốn xích gần lại với Giáo Hội Công Giáo La Mã, vì họ cho rằng Công Giáo muốn "lôi kéo" tín đồ Chính Thống Nga vào Công Giáo sau khi chế độ cộng sản ở Nga tan rã, tạo điều kiện thuận lợi cho Giáo Hội Chính Thông Nga hành Đạo. Dầu vậy, một biến cố mới xẩy ra trong năm qua (2016) là Đức Thánh Cha Phanxicô đã gặp Thượng Phụ Giáo Hội Chính Thông Nga tại Mexico, nhưng kết quả của cuộc gặp gỡ lịch sử này giữa hai vi lãnh đạo Công Giáo và Chính Thống Nga không được công bố sau đó.Nhưng đây là một dấu chỉ tích cực giữa hai Giáo Hội anh  em.

Trước khi xẩy ra cuộc ly giáo năm 1054, hai Nhánh Kitô giáo lớn ở Đông và Tây phương( The Greek Church and the Holy See=Rome)  nói trên vẫn hiệp thông trọn vẹn với nhau về mọi phương diện vì cả hai Giáo Hội anh em này đều là kết quả truyền giáo ban đầu của các Thánh Tông Đồ Phêrô và Anrê. Lịch sử truyền giáo cho biết là Thánh Phêrô đã rao giảng Tin mừng ở vùng  đất nay là lãnh địa của Giáo Hội Công Giáo La Mã (Roma) trong khi em ngài, Thánh Anrê (Andrew) sang phía Đông để rao giảng trước hết ở Hy lạp và sau đó phần đất nay là Thổ Nhĩ Kỳ (Turkey). Như thế, cả hai Giáo Hội KitôGiáo Đông Phương Constantinople và Tây Phương Rôma đều có nguồn gốc Tông đồ thuần túy ( Apostolic succession).

Sau đây là những điểm gây bất đồng khiến đi đến ly giáo (schism) Đông Tây
1- Về tín lý, Giáo Hội Chính Thống Đông Phương- tiêu biểu ban đầu là  Giáo Hội Hy Lạp ở Constantinople- đã bất đồng với Giáo Hội Công Giáo La Mã về từ ngữ “ Filioque” ( và Con) thêm vào trong Kinh Tin Kính Nicêa tuyên xưng “Chúa Thánh Thần bởi  Chúa Cha, và Chúa Con mà ra”.

Giáo Hội Chính Thông Đông Phương cũng không công nhận các tín điều về  Đức Mẹ Vô Nhiễm Thai (Immaculate Conception) và Lên Trời cả hồn xác (Assumption) mặc dù họ vẫn tôn kính Đức Mẹ là Mẹ Thiên Chúa (Theotokos). Sở dĩ thế, vì họ không công nhận vai trò lãnh đạo Giáo Hội của Đức Giáo Hoàng, nên đã bác bỏ mọi tín điều được các Đức Giáo Hoàng công bố  với ơn bất khả ngộ (Infallibility) mà Công Đồng Vaticanô I (1870) đã nhìn nhận.

Chính vì họ không công nhận quyền và vai trò lãnh đạo Giáo Hội hoàn vũ của Đức Giáo Hoàng Rôma, nên đây là trở ngại lớn nhất cho sự hiệp nhất (unity) giữa hai Giáo Hội Chính Thống và Công Giáo cho đến nay, mặc dù hai bên đã tha vạ tuyệt thông cho nhau sau cuộc gặp gỡ lịch sử giữa Đức Thánh Cha Phaolô VI và Đức Thượng Phụ Giáo Chủ Constantinople khi đó là Athenagoras I năm 1966.

Giáo Hội Chính Thống có đủ bảy bí tích hữu hiệu như Công Giáo. Tuy nhiên, với bí tích rửa tội  thì họ dùng nghi thức dìm xuống nước (immersion) 3 lần để nhấn mạnh ý nghĩa tái sinh vào đời sống mới, trong khi Giáo Hội Công Giáo chỉ dùng nước đổ trên đầu hay trán của người được rửa tội để vừa chỉ sự tẩy sạch tội nguyên tổ và các tội cá nhân ( đối với người tân tòng) và tái sinh vào sự sống mới, mặc lấy Chúa Kitô.

Chính vì Giáo Hội Chính Thống có đủ các bí tích hữu hiệu như Công Giáo, nên giáo dân Công Giáo được phép tham dự Thánh lễ và lãnh các bí tích hòa giải và sức dầu của Chính Thống nếu không tìm được nhà thờ Công Giáo hay linh mục Công giáo khi cần..

  
2- Về phụng vụ, Giáo Hội Chính Thống dùng bánh có men (leavened bread) và ngôn ngữ Hy lạp  khi cử hành phung vụ trong khi Giáo Hội Công Giáo dùng bánh không men (unleavened bread) và tiếng Latinh trong phụng vụ thánh trước Công Đồng Vaticanô II, và nay là các ngôn ngữ của mọi tín hữu thuộc  mọi nền văn hóa, chủng tộc khác nhau, trong đó có tiếng Viêt Nam.

  
3- Sau hết, về mặt kỷ luật giáo sĩ:  các Giáo Hội Chính Thông cho phép các phó tế và linh muc được kết hôn trừ Giám mục, trong khi kỷ luật độc thân (celibacy) lại  được áp dụng cho mọi cấp bậc trong hàng giáo sĩ và tu sĩ Công Giáo, trừ phó tế vĩnh viễn (permanent deacons).
Đó là những khác biệt căn bản giữa Giáo Hội Chính Thống Đông Phương và Giáo Hội Công Giáo La Mã ch đến nay.
Tuy nhiên, dù có những khác biệt và khó khăn trên đây, Giáo hội Công Giáo và Giáo Hội Chính Thống Đông Phương đều rất gần nhau về nguồn gốc tông đồ và về nền tảng đức tin, giáo lý, bí tích và Kinh thánh. Vì thế,  giáo lý của Giáo Hội Công Giáo đã dạy rằng: “Đối với các Giáo Hội Chính thống, sự hiệp thông này sâu xa đến nỗi “chỉ còn thiếu một chút là đạt được mức đầy đủ để có thể cho phép cử hành chung phép Thánh Thể của Chúa Kitô” (x.SGLGHCG, số 838).

Vì Chính Thống Giáo có đủ bảy bí tích hữu hiệu, nên giáo dân Công Giáo được phép tham dự Thánh Lễ và lãnh các bí tích hòa giải và sức dầu ở  nhà thờ và các linh mục Chính Thống, nếu không tìm được nhà thờ và linh mục Công Giáo nơi mình cư ngụ.

  
II- Tin lành ( Protestantism) và những khác biệt với Công Giáo.

Như đã nói trong bài trước, Tin lành, nói chung, là Nhánh KitôGíáo đã tách ra khỏi Giáo Hội Công Giáo sau những cuộc cải cách tôn giáo do Martin Luther, một linh mục Dòng thánh Augustinô, chủ xướng vào năm 1517 tại Đức và lan sang Pháp với John Calvin và Thụy sỹ với Ulrich Zwingli  và các nước Bắc Âu sau đó.Hiện nay có hàng chục ngàn giáo phái này ở Mỹ, hoạt động với nhiều danh xưng khác nhau, nhưng cùng ít nhiều có liên hệ đến nguồn gốc thệ phản ( protestantism)nói trên. Một đặc điểm của các giáo phải Tin Lành là họ không có hệ thống giáo quyền ( Hierachy) chung như Giáo Hội Công Giáo có hàng giáo phẩm tối cao từ trung ương Roma cho đến các giáo hội địa phương ở mỗi quốc gia.Các nhánh Tin Lành hầu như độc lập với nhau về quyền bính, nhân sự, tài chính  và phương thức hành đạo.

  
1- Ở góc độ thần học,

Những người chủ trương cải cách (reformations) trên đã hoàn toàn bác bỏ mọi nền tảng thần học về bí tích và cơ cấu tổ chức giáo quyền (Hierachy) của Giáo Hội Công Giáo. Họ chống lại vai trò trung gian của Giáo Hội trong việc hòa giải con người với Thiên Chúa qua bí tích tha tội hay hòa giải (reconciliation) vì họ không nhìn nhận bí tích truyền chức thánh (Holy Orders) qua đó Giám mục, Linh mục được truyền chức thánh và có quyền tha tội nhân danh Chúa Kitô (in persona Christi) cũng như thi hành mọi sứ vụ (ministry) thiêng liêng khác. (rửa tội, thêm sức, thánh thể,  Xức dầu thánh, chứng hôn).

Điểm căn bản trong nền thần học của Tin Lành là con người đã bị tội tổ tông phá hủy mọi khả năng hành thiện rồi (làm việc lành), nên mọi nỗ lực cá nhân để được cứu rỗi đều vô ích và vô giá trị. Do đó, chỉ cần tuyên xưng đức tin vào Chúa Kitô dựa trên Kinh Thánh là được cứu rỗi mà thôi. (Sola fide, sola scriptura).

Ngược lại, Giáo Hội Công Giáo tin rằng con người vẫn có trách nhiệm cộng tác với ơn Chúa để được cứu rỗi. Nói khác đi, muốn được cứu độ, con người phải cậy nhờ trước hết vào lòng thương xót vô biên của Thiên Chúa và công nghiệp cứu chuộc vô giá của Chúa Kitô, nhưng cũng phải có thiện chí công tác với ơn thánh để sống và thực thi những cam kết khi được rửa tội. Nếu không, Chúa không thể cứu ai được như Chúa Giêsu đã nói rõ:

không phải bất cứ ai thưa với Thầy: lạy Chúa, lạy Chúa là được vào Nước Trời cả đâu! Nhưng chỉ có ai thi hành ý muốn của Cha Thầy là Đấng ngự trên trời, mới được vào mà thôi.” (Mt 7:21).

Nói khác đi, không phải rửa tội xong, rồi cứ hát Alleluia và kêu danh Chúa Kitô là được cứu độ. Điều quan trong hơn nữa là phải sống theo đường lối của Chúa, nghĩa là thực thi những cam kết khi được rửa tội: đó là mến Chúa, yêu người và xa lánh tội lỗi. Nếu không, rửa tội và kêu danh Chúa thôi sẽ ra vô ích.

Anh em tin lành không chia sẻ quan điển thần học này, nên họ chỉ chú trọng vào việc đọc và giảng Kinh Thánh nhưng không nhấn mạnh đến phần đóng góp của con người như Chúa Giêsu đòi hỏi trên đây. Ngoài phép rửa và Kinh Thánh, họ không tin và công nhận một bí tích nào khác.Điển hình

Là bí tích hòa giải mà các giám mục và linh mục Công Giáo được phép tha tội cho các hối nhân nhân danh Chúa Kito ( in persona Christi).

Lại nữa, vì không công nhận phép Thánh Thể, nên họ không tin Chúa Giêsu thực sự hiện diện trong hình  bánh và rượu, mặc dù một số Giáo phái Tin lành có nghi thức bẻ bánh và uống rượu nho khi họ tụ họp để nghe giảng kinh thánh., Nhưng đó không phải là cử hành Bí Tích Thánh Thể ( Eucharist) như trong Giáo Hội Công Giáo và Chính Thống Giáo Đông Phương.. Sứ vụ quan trọng của họ chỉ là giảng kinh thánh  vì họ chỉ tin có Kinh Thánh ( Sola Scriptura) mà thôi.
2-  Nhưng Kinh Thánh được cắt nghĩa theo cách hiểu riêng của họ, nên có rất nhiều mâu thuẫn hay trái ngược với cách hiểu và cắt nghĩa của Giáo Hội Công Giáo.

Thí dụ, câu Phúc Âm trong Matthêu 22 : 8-9 trong đó Chúa Giêsu dạy các tông đồ “ không được gọi  Ai dưới đất là Cha, là Thầy .”. anh  em Tin Lành  hiểu lời Chúa trong ngữ cảnh (context)  câu trên hoàn toàn theo nghĩa đen (literal meaning) nên đã chỉ trích Giáo Hội Công giáo là ‘lạc giáo=heretical” vì đã cho gọi Linh mục là “ Cha” (Father, Père, Padre)!.

Thật ra, Giáo Hội cho phép gọi như vậy, vì căn cứ vào giáo lý của Thánh Phaolô, và dựa vào giáo lý này,  Công Đồng Vaticanô II trong Hiến Chế Tín lý Lumen Gentium đã dạy rằng; “ Linh mục phải chăm sóc giáo dân như những người cha trong Chúa Kitô  vì đã sinh ra họ cách thiêng liêng nhờ phép rửa và giáo huấn.” (1 Cor 4: 15; LG. số 28).
Một điểm sai lầm nữa trong cách đọc và hiểu kinh thánh của Tin lành là câu Phúc Âm Thánh Marcô kể lại một ngày kia Chúa Giêsu đang giảng dạy cho một đám đông người thì Đức Mẹ cà các môn đệ của Chúa đến. Có người trong đám đông đã nói với Chúa rằng: “Thưa Thầy có mẹ và anh em, chị em của Thầy ở ngoài kia đang tìm Thầy.” (Mc 3:32). Anh em tin lành đã căn cứ vào câu này để phủ nhận niềm tin Đức Mẹ trọn đời đồng trinh của Công Giáo và Chính thống, vì họ cho rằng  Mẹ Maria đã sinh thêm con cái sau khi sinh Chúa Giêsu. Nghĩa là họ chỉ tin Đức Mẹ đồng trinh cho đến khi sinh Chúa Giêsu mà thôi. Thật ra cụm từ “anh chị em “trong ngữ cảnh (context) trên đây chỉ là anh chị em theo nghĩa thiêng liêng (spiritual brotherhood, sisterhood)  và đây là cách hiểu và giải thích Kinh Thánh của Công Giáo và Chính Thống, khác với Tin lành.

Sau hết, về mặt quyền  bình, các giáo phái Tin lành đều không công nhận Đức Giáo Hoàng là Đại Diện (Vicar) duy nhất của Chúa Kitô trong sứ mạng chăn dắt đoàn chiên của Người trên trần thế.

Chính vì không công nhận Đức Giáo Hoàng là Thủ Lãnh Giáo Hội duy nhất của Chúa Kito nên đây là trở ngại lớn cho các nhánh Tin Lành muốn hiệp nhất với Giáo Hội Công Giáo.

  
3- Về bí tích:

Tất cả các nhóm Tin Lành và Anh Giáo đều không có các bí tích quan trọng như Thêm sức, Thánh Thể, Hòa giải, Xức Dầu bệnh nhân và Truyền Chức Thánh vì họ không có nguồn gốc Tông Đồ (Apostolic succession)-  và quan trọng hơn nữa, người sáng lập của họ là người thường (Martin Luther, John Calvin.. Henry XIII) chứ không phải là chính Chúa Giêsu-Kitô, Đấng đã lập Giáo Hội của Chúa trên Đá Tảng Phêrô. (Mt 16: 18-19)  và  Giáo Hội này tồn tại trong Giáo Hội Công Giáo do Đấng kế vị Phê rô và các Giám mục hiệp thông với Ngài điều khiển” như Thánh Công Đồng Vaticanô II đã nhìn nhận. ( x. LG. số 8). Cho nên các nhánh Tin Lành và Anh giáo  đều không có chức linh mục và giám mục hữu hiệu để cử hành các bí tích trên.

Đa số các nhóm Tin Lành và Anh Giáo  chỉ có phép rửa ( Baptism) mà thôi. Nhưng nếu nhóm nào không rửa tội với nước và công thức Chúa Ba Ngôi (The Trinitarian Formula) như nhóm Bahai Hullah,  thì không thành sự ( invalidly) . Do đó, khi gia nhập Giáo Hội Công Giáo, tín hữu Tin Lành nào không được rửa tội với nước và công thức trên thì phải được rửa tội lại như người dự  tòng.(catechumens). Nếu họ được rửa tội thành sự thì chỉ phải tuyên xưng đức tin khi gia nhập Công Giáo mà thôi.

Đó là những khác biệt căn bản giữa Công Giáo và Tin Lành nói chung. Tuy nhiên, Giáo Hội Công Giáo vẫn hướng về các anh em ly khai này và mong ước đạt được sự hiệp nhất với họ qua nỗ lực đại kết (ecumenism) mà Giáo hội đã theo đuổi và cầu nguyện  trong nhiều năm qua.

Chúng ta tiếp tục cầu xin cho mục đích hiệp nhất này giữa những người có chung niềm tin vào Chúa Kitô nhưng đang không hiệp thông (communion) và hiệp nhất ( unity) với Giáo Hội Công Giáo, là Giáo Hội duy nhất Chúa Giêsu đã thiết lập trên nền tảng  Tông đồ Phêrô, do Đức Thánh Cha, cũng là Giám Mục Roma coi sóc và lãnh đạo với sự cộng tác và vâng phục trọn vẹn của Giám Mục Đoàn. (College of Bishops).

Ươc mong những giải đáp trên thỏa mãn câu hỏi đặt ra.

  
Lm. Phanxicô Xaviê Ngô Tôn Huấn