Quan niệm Giáo hội công giáo về đồng tính
Câu hỏi : Có
một bạn trẻ hỏi rằng : con đã đến tuổi trưởng thành, nay con không có
chọn lựa nào khác và con đã quan hệ đồng tính. Vậy con có tội không ?
Theo quan điểm của Giáo hội về việc này thế nào ?
Trả lời : Cám ơn bạn đã nêu câu hỏi. Để thay cho câu trả lời tôi mời bạn hãy đọc bài viết dưới đây của linh mục Giu-se Tê-rê-xa Trần Anh Thụ như sau :
Tiếp nối những quan niệm về tình dục của Do Thái giáo, vào thời cổ Kitô giáo, đồng tính luyến ái bị coi là một tội ác. Nhưng cho tới nay, như Ts. Zbigniewlew Starowicz nhận xét : “Các tiêu chuẩn về đạo đức luyến ái được Vatican thông qua trước kia và ngày nay rõ ràng là khác nhau. Đúng là vẫn những quy định như vậy (cấm thủ dâm, cấm các quan hệ tình dục trước hôn nhân và ngoài giá thú, cấm đồng tính luyến ái hoặc xử dụng các phương pháp ngừa thai, phá thai...), nhưng ngày nay thì tinh thần của chúng đã được khoác lên những bộ áo mới khoáng đạt, tươi mát và bớt đi nhiều tính chất khắc nghiệt xưa” .
Sách Giáo lý chung của Giáo hội Công giáo hiện nay, ban hành năm 2005 đã đưa ra cái nhìn của mình về đồng tính luyến ái như sau:
“Đồng tính luyến ái là những liên hệ giữa những người nam hoặc những người nữ với nhau: họ cảm thấy sức quyến rũ về mặt tính dục một cách mạnh hơn hẳn, hoặc một cách độc chiếm đối với những người cùng giới tính. Nó đã mặc lấy những hình thức rất khác nhau qua các thế kỷ và nơi những văn hóa khác nhau. Sự phát sinh về tâm lý của nó vẫn còn nhiều điểm chưa giải thích được. Dựa trên thánh kinh vẫn lên án chúng là những hành vi suy đồi nghiêm trọng. Truyền thống luôn luôn tuyên bố “những hành vi đồng tính luyến ái là thác loạn tự bản chất của chúng”. Những hành vi này nghịch với luật tự nhiên. Chúng đóng cửa không chohành vi tính dục ban tặng sự sống. Chúng không xuất phát từ một sự bổ khuyết cho sinh hoạt tình cảm và tính dục thật sự. Chúng không thể được chấp nhận trong bất cứ trường hợp nào”. (Điều 2357)
Lưu ý ở đây nhấn mạnh từ hành vi.
“Một con số không nhỏ những đàn ông và phụ nữ cho thấy có những khuynh hướng đồng tính luyến ái sâu xa. Họ đã không chọn lấy thân phận đồng tính luyến ái của họ; đối với đa số trong họ, đây là một thử thách. Họ phải được người ta đón nhận với sự tôn trọng, thông cảm và tế nhị. Người ta phải tránh tất cả những dấu hiệu của sự kỳ thị bất công đối với họ. Những người này được gọi thực thi ý Chúa trong đời sống của họ, và nếu họ là những kitô hữu, họ được kêu gọi kết hợp với hy sinh thập giá của Chúa những khó khăn mà họ gặp phải trong thân phận của họ”. (Điều 2358)
“Những người đồng tính luyến ái được kêu gọi giữ sự khiết tịnh. Nhờ những nhân đức của sự tự làm chủ được mình, tức những nhân đức giáo dục cho tự do nội tâm, và đôi khi nhờ sự nâng đỡ của một tình bạn vô vị lợi, nhờ lời cầu nguyện và ân sủng các bí tích, họ có thể và phải dần dần và cương quyết tới gần sự trọn hảo Kitô giáo”. (Điều 2359)
Giáo Hội Công Giáo vẫn dứt khoát với lập trường của mình về hành vi quan hệ đồng tính luyến ái. Một quan niệm hoàn toàn dựa trên cơ sở của Thánh Kinh.
Vấn đề là, trong tiến trình lịch sử, đã có quá nhiều người, khi nhìn về hiện tượng đồng tính luyến ái, dễ có khuynh hướng bóp méo nền tảng Thánh Kinh. Trong tranh luận về đồng tính luyến ái, người ta dễ có khuynh hướng trích dẫn một câu Thánh Kinh để kết án hiện tượng này. Trong khi đó, cần phải đọc thánh kinh trong toàn diện, nghĩa là không nên tách biệt những câu hay những đoạn kinh thánh ra khỏi mạch văn của chúng.
Mặt khác, xét dưới khía cạnh tâm lý, các tác giả không trình bày vấn đề dưới khía cạnh khoa học hay mục vụ như ngày nay. Họ cố gắng nhìn mọi thực tại của con người trong tương quan với chương trình của Thiên Chúa; họ xác tín rằng một tương quan xấu với Đấng Tạo Hóa luôn dẫn đến một tương quan xấu với các thụ tạo. Xác tín này cũng được áp dụng cho một thực tại nền tảng là tính dục con người.
Dưới cái nhìn của các tác giả Thánh Kinh, đồng tính luyến ái xét như là một đảo lộn trật tự tự nhiên là một cắt đứt quan hệ với Đấng Tạo Hóa. Đưa ra phán quyết ấy, nhưng Thánh kinh không hề tuyên bố về trách nhiệm cá nhân của những người đồng tính luyến ái. Thánh Kinh chỉ muốn nhắc nhở rằng xét về mặt luân lý, không thể đặt ngang hàng đồng tính luyến ái với tình dục bình thường. Ngay từ đầu, Kinh Thánh đã khẳng định Thiên Chúa tạo dựng con người có nam có nữ; chối bỏ hoặc đi ngược với chương trình ấy là một điều không phù hợp với chương trình của Đấng Tạo Hóa.
Theo Kinh Thánh, trong bản chất đích thực của nó, tình dục hướng đến việc trao ban sự sống. Dĩ nhiên, không phải mỗi hành động tính dục đều tạo ra một sự sống mới, cũng không phải mọi người đều bắt buộc phải có ý hướng ấy khi có quan hệ tình dục. Ngoài mục đích sinh sản, sinh hoạt tình dục còn có những mục đích khác nữa; tuy nhiên, mục đích sinh sản của tình dục cần phải luôn luôn được tôn trọng, nếu không tình dục sẽ bị dung tục. Trong quan hệ đồng tính luyến ái, khía cạnh sinh sản dĩ nhiên hoàn toàn bị chối bỏ, do đó xét theo bản chất và mục đích của tình dục, đây là những quan hệ hoàn toàn phản tự nhiên.
Ngoài mục đích sinh sản, tình dục con người còn là ngôn ngữ của tình yêu vợ chồng, tình yêu này dĩ nhiên cũng gắn liền với sự sinh sản. Không phải mọi hành động tình dục trong đời sống vợ chồng đều dẫn tới việc sinh sản, nhưng hành động tình dục chỉ thực sự là ngôn ngữ của tình yêu, nếu nó hướng mở đến việc sinh sản. Tình yêu như thế không thể có trong quan hệ đồng tính luyến ái. Có thể có sự khóai lạc mà các quan hệ đồng tính luyến ái mang lại cũng giống như sự khoái lạc trong quan hệ vợ chồng. Đi tìm khoái lạc trong những hành động tốt tự nó không phải là điều xấu, nhưng tìm khoái lạc trong những hành động hoàn toàn tách biệt khỏi mục đích của chúng là một điều vô luân.
Nhiều người lập luận rằng không nên đưa ra một phán đoán chung về mọi quan hệ đồng tính luyến ái, theo họ, có những quan hệ đồng tính luyến ái rất bền vững, có khi còn bền vững hơn cả quan hệ vợ chồng: nhiều cặp đồng tính luyến ái thương nhau thực sự và là điều tốt đẹp, nhưng không thể là một tình bạn bình thường và tốt đẹp khi nó dẫn đến những hành động tình dục nhưng không được thể hiện trong tinh thần tôn trọng đối với mục đích thiết yếu của tình dục, những hành động như thế không thể là thể hiện của một tình yêu đích thực và bền vững được. (Tình yêu đích thực là gì ? Bền vững là gì ? => Khẳng định “Có thể” hay “không thể” , hoàn toàn là quan điểm chủ quan của người nói ? Lấy cơ sở gì để bảo đó là điều “Có” hay “không” ??? )
Một tình yêu đích thực chỉ có trong quan hệ vợ chồng, bởi vì hành động giao hợp vợ chồng hướng đến mục đích của tình dục là yêu thương đạt đến khoái cảm và sinh sản, chỉ có một quan hệ tình dục như thế mới có thể và phải bền vững, vì nó đòi hỏi trách nhiệm của con người, trong khi đó quan hệ tình dục đồng tính luyến ái không được xây dựng trên bất cứ một nền tảng nào đòi hỏi sự chung thủy và bền vững.
Về mặt luân lý, cần phải nhìn đồng tính luyến ái dưới 2 khía cạnh: khách quan và chủ quan. Dưới khía cạnh khách quan, những hành động đồng tính luyến ái tự chúng đi ngược lại trật tự tự nhiên của tình dục. Những quan hệ của tính dục chỉ phù hợp với bản chất và mục đích của tình dục, khi chúng diễn ra trong quan hệ yêu thương của những người phối ngẫu nam nữ thôi. Tuyên ngôn “Nhân vị con người” do “Bộ giáo lý đức tin” ban hành năm 1975 viết : “Theo trật tự luân lý khách quan. Những quan hệ đồng tính luyến ái là những hành vi không phù hợp với luật thiết yếu và cần thiết cho chúng. Kinh Thánh đã kết án những hành vi đó như là những lệch lạc trầm trọng, và nhất là xem đó như kết quả bi thảm của sự khước từ hứa. Phán đoán này cho thấy rằng những hành động đồng tính luyến ái tự bản chất là hỗn loạn và không thể được tán thành trong bất cứ trường hợp nào”.
“Với phán đoán trên, Giáo hội bác bỏ quan niệm rất phổ biến hiện nay, theo đó quan hệ đồng tính luyến ái có thể được xem là tốt về phương diện luân lý. Đối với những người do cấu tạo tự nhiên hướng về người đồng phái, những người có chủ trương như thế cho rằng giữa hai người đồng tính luyến ái có thể có tình yêu chân thật và trách nhiệm. Theo Bộ Giáo lý Đức tin, một quan niệm như thế hoàn toàn sai lạc, vì một tình yêu đích thực đòi hỏi sự trưởng thành và tinh thần trách nhiệm”.
Xét dưới khía cạnh khách quan, quan hệ đồng tính luyến ái tự nó là một hành động ngược lại với ý nghĩa và mục đích của tình dục, do đó đi ngược với trật tự tự nhiên. Tuy nhiên, nhìn dưới khía cạnh chủ quan, chỉ Thiên Chúa mới có quyền xét đoán; có tội hay không là tùy lương tâm mỗi người trước mặt Chúa. Hơn nữa, có khuynh hướng đồng tính luyến ái không phải là một tội, do đó nhìn người đồng tính luyến ái với cái nhìn cảm thông là thái độ nền tảng trong cách cư xử của người Kitô hữu.
Cái nhìn rất tự nhiên của nhiều người Á Đông cũng như Tây phương đối với những người đồng tính luyến ái luôn chứa đầy sự khinh thị. Thái độ này không phù hợp với những đòi hỏi của Tin Mừng. Đối với Tin Mừng, người đồng tính luyến ái cũng là tha nhân của mỗi người, do đó họ cần được được tôn trọng, đón nhận và nâng đỡ hơn bất cứ ai khác. Qua lời kêu gọi của Bộ Giáo lý Đức tin, người Kitô hữu được mời gọi phải có cách cư xử với những người đồng tính luyến ái: một cách toàn diện, cảm thông, nhìn nhận họ là những con người bình thường.
Đồng thời, khi xác định đồng tính luyến ái vẫn là những người bình thường, họ phải được tôn trọng và cảm thông. Giáo hội cũng đòi hỏi chính bản thân họ phải là những con người có tự do và trách nhiệm. Cũng như mọi người, họ cũng được mời gọi nên thánh; cũng như mọi người có trách nhiệm, họ cũng phải sống khiết tịnh; và nếu họ là những Kitô hữu, họ cũng phải sống thế nào để làm chứng cho các giá trị Nước Trời.
Trả lời : Cám ơn bạn đã nêu câu hỏi. Để thay cho câu trả lời tôi mời bạn hãy đọc bài viết dưới đây của linh mục Giu-se Tê-rê-xa Trần Anh Thụ như sau :
Tiếp nối những quan niệm về tình dục của Do Thái giáo, vào thời cổ Kitô giáo, đồng tính luyến ái bị coi là một tội ác. Nhưng cho tới nay, như Ts. Zbigniewlew Starowicz nhận xét : “Các tiêu chuẩn về đạo đức luyến ái được Vatican thông qua trước kia và ngày nay rõ ràng là khác nhau. Đúng là vẫn những quy định như vậy (cấm thủ dâm, cấm các quan hệ tình dục trước hôn nhân và ngoài giá thú, cấm đồng tính luyến ái hoặc xử dụng các phương pháp ngừa thai, phá thai...), nhưng ngày nay thì tinh thần của chúng đã được khoác lên những bộ áo mới khoáng đạt, tươi mát và bớt đi nhiều tính chất khắc nghiệt xưa” .
Sách Giáo lý chung của Giáo hội Công giáo hiện nay, ban hành năm 2005 đã đưa ra cái nhìn của mình về đồng tính luyến ái như sau:
“Đồng tính luyến ái là những liên hệ giữa những người nam hoặc những người nữ với nhau: họ cảm thấy sức quyến rũ về mặt tính dục một cách mạnh hơn hẳn, hoặc một cách độc chiếm đối với những người cùng giới tính. Nó đã mặc lấy những hình thức rất khác nhau qua các thế kỷ và nơi những văn hóa khác nhau. Sự phát sinh về tâm lý của nó vẫn còn nhiều điểm chưa giải thích được. Dựa trên thánh kinh vẫn lên án chúng là những hành vi suy đồi nghiêm trọng. Truyền thống luôn luôn tuyên bố “những hành vi đồng tính luyến ái là thác loạn tự bản chất của chúng”. Những hành vi này nghịch với luật tự nhiên. Chúng đóng cửa không chohành vi tính dục ban tặng sự sống. Chúng không xuất phát từ một sự bổ khuyết cho sinh hoạt tình cảm và tính dục thật sự. Chúng không thể được chấp nhận trong bất cứ trường hợp nào”. (Điều 2357)
Lưu ý ở đây nhấn mạnh từ hành vi.
“Một con số không nhỏ những đàn ông và phụ nữ cho thấy có những khuynh hướng đồng tính luyến ái sâu xa. Họ đã không chọn lấy thân phận đồng tính luyến ái của họ; đối với đa số trong họ, đây là một thử thách. Họ phải được người ta đón nhận với sự tôn trọng, thông cảm và tế nhị. Người ta phải tránh tất cả những dấu hiệu của sự kỳ thị bất công đối với họ. Những người này được gọi thực thi ý Chúa trong đời sống của họ, và nếu họ là những kitô hữu, họ được kêu gọi kết hợp với hy sinh thập giá của Chúa những khó khăn mà họ gặp phải trong thân phận của họ”. (Điều 2358)
“Những người đồng tính luyến ái được kêu gọi giữ sự khiết tịnh. Nhờ những nhân đức của sự tự làm chủ được mình, tức những nhân đức giáo dục cho tự do nội tâm, và đôi khi nhờ sự nâng đỡ của một tình bạn vô vị lợi, nhờ lời cầu nguyện và ân sủng các bí tích, họ có thể và phải dần dần và cương quyết tới gần sự trọn hảo Kitô giáo”. (Điều 2359)
Giáo Hội Công Giáo vẫn dứt khoát với lập trường của mình về hành vi quan hệ đồng tính luyến ái. Một quan niệm hoàn toàn dựa trên cơ sở của Thánh Kinh.
Vấn đề là, trong tiến trình lịch sử, đã có quá nhiều người, khi nhìn về hiện tượng đồng tính luyến ái, dễ có khuynh hướng bóp méo nền tảng Thánh Kinh. Trong tranh luận về đồng tính luyến ái, người ta dễ có khuynh hướng trích dẫn một câu Thánh Kinh để kết án hiện tượng này. Trong khi đó, cần phải đọc thánh kinh trong toàn diện, nghĩa là không nên tách biệt những câu hay những đoạn kinh thánh ra khỏi mạch văn của chúng.
Mặt khác, xét dưới khía cạnh tâm lý, các tác giả không trình bày vấn đề dưới khía cạnh khoa học hay mục vụ như ngày nay. Họ cố gắng nhìn mọi thực tại của con người trong tương quan với chương trình của Thiên Chúa; họ xác tín rằng một tương quan xấu với Đấng Tạo Hóa luôn dẫn đến một tương quan xấu với các thụ tạo. Xác tín này cũng được áp dụng cho một thực tại nền tảng là tính dục con người.
Dưới cái nhìn của các tác giả Thánh Kinh, đồng tính luyến ái xét như là một đảo lộn trật tự tự nhiên là một cắt đứt quan hệ với Đấng Tạo Hóa. Đưa ra phán quyết ấy, nhưng Thánh kinh không hề tuyên bố về trách nhiệm cá nhân của những người đồng tính luyến ái. Thánh Kinh chỉ muốn nhắc nhở rằng xét về mặt luân lý, không thể đặt ngang hàng đồng tính luyến ái với tình dục bình thường. Ngay từ đầu, Kinh Thánh đã khẳng định Thiên Chúa tạo dựng con người có nam có nữ; chối bỏ hoặc đi ngược với chương trình ấy là một điều không phù hợp với chương trình của Đấng Tạo Hóa.
Theo Kinh Thánh, trong bản chất đích thực của nó, tình dục hướng đến việc trao ban sự sống. Dĩ nhiên, không phải mỗi hành động tính dục đều tạo ra một sự sống mới, cũng không phải mọi người đều bắt buộc phải có ý hướng ấy khi có quan hệ tình dục. Ngoài mục đích sinh sản, sinh hoạt tình dục còn có những mục đích khác nữa; tuy nhiên, mục đích sinh sản của tình dục cần phải luôn luôn được tôn trọng, nếu không tình dục sẽ bị dung tục. Trong quan hệ đồng tính luyến ái, khía cạnh sinh sản dĩ nhiên hoàn toàn bị chối bỏ, do đó xét theo bản chất và mục đích của tình dục, đây là những quan hệ hoàn toàn phản tự nhiên.
Ngoài mục đích sinh sản, tình dục con người còn là ngôn ngữ của tình yêu vợ chồng, tình yêu này dĩ nhiên cũng gắn liền với sự sinh sản. Không phải mọi hành động tình dục trong đời sống vợ chồng đều dẫn tới việc sinh sản, nhưng hành động tình dục chỉ thực sự là ngôn ngữ của tình yêu, nếu nó hướng mở đến việc sinh sản. Tình yêu như thế không thể có trong quan hệ đồng tính luyến ái. Có thể có sự khóai lạc mà các quan hệ đồng tính luyến ái mang lại cũng giống như sự khoái lạc trong quan hệ vợ chồng. Đi tìm khoái lạc trong những hành động tốt tự nó không phải là điều xấu, nhưng tìm khoái lạc trong những hành động hoàn toàn tách biệt khỏi mục đích của chúng là một điều vô luân.
Nhiều người lập luận rằng không nên đưa ra một phán đoán chung về mọi quan hệ đồng tính luyến ái, theo họ, có những quan hệ đồng tính luyến ái rất bền vững, có khi còn bền vững hơn cả quan hệ vợ chồng: nhiều cặp đồng tính luyến ái thương nhau thực sự và là điều tốt đẹp, nhưng không thể là một tình bạn bình thường và tốt đẹp khi nó dẫn đến những hành động tình dục nhưng không được thể hiện trong tinh thần tôn trọng đối với mục đích thiết yếu của tình dục, những hành động như thế không thể là thể hiện của một tình yêu đích thực và bền vững được. (Tình yêu đích thực là gì ? Bền vững là gì ? => Khẳng định “Có thể” hay “không thể” , hoàn toàn là quan điểm chủ quan của người nói ? Lấy cơ sở gì để bảo đó là điều “Có” hay “không” ??? )
Một tình yêu đích thực chỉ có trong quan hệ vợ chồng, bởi vì hành động giao hợp vợ chồng hướng đến mục đích của tình dục là yêu thương đạt đến khoái cảm và sinh sản, chỉ có một quan hệ tình dục như thế mới có thể và phải bền vững, vì nó đòi hỏi trách nhiệm của con người, trong khi đó quan hệ tình dục đồng tính luyến ái không được xây dựng trên bất cứ một nền tảng nào đòi hỏi sự chung thủy và bền vững.
Về mặt luân lý, cần phải nhìn đồng tính luyến ái dưới 2 khía cạnh: khách quan và chủ quan. Dưới khía cạnh khách quan, những hành động đồng tính luyến ái tự chúng đi ngược lại trật tự tự nhiên của tình dục. Những quan hệ của tính dục chỉ phù hợp với bản chất và mục đích của tình dục, khi chúng diễn ra trong quan hệ yêu thương của những người phối ngẫu nam nữ thôi. Tuyên ngôn “Nhân vị con người” do “Bộ giáo lý đức tin” ban hành năm 1975 viết : “Theo trật tự luân lý khách quan. Những quan hệ đồng tính luyến ái là những hành vi không phù hợp với luật thiết yếu và cần thiết cho chúng. Kinh Thánh đã kết án những hành vi đó như là những lệch lạc trầm trọng, và nhất là xem đó như kết quả bi thảm của sự khước từ hứa. Phán đoán này cho thấy rằng những hành động đồng tính luyến ái tự bản chất là hỗn loạn và không thể được tán thành trong bất cứ trường hợp nào”.
“Với phán đoán trên, Giáo hội bác bỏ quan niệm rất phổ biến hiện nay, theo đó quan hệ đồng tính luyến ái có thể được xem là tốt về phương diện luân lý. Đối với những người do cấu tạo tự nhiên hướng về người đồng phái, những người có chủ trương như thế cho rằng giữa hai người đồng tính luyến ái có thể có tình yêu chân thật và trách nhiệm. Theo Bộ Giáo lý Đức tin, một quan niệm như thế hoàn toàn sai lạc, vì một tình yêu đích thực đòi hỏi sự trưởng thành và tinh thần trách nhiệm”.
Xét dưới khía cạnh khách quan, quan hệ đồng tính luyến ái tự nó là một hành động ngược lại với ý nghĩa và mục đích của tình dục, do đó đi ngược với trật tự tự nhiên. Tuy nhiên, nhìn dưới khía cạnh chủ quan, chỉ Thiên Chúa mới có quyền xét đoán; có tội hay không là tùy lương tâm mỗi người trước mặt Chúa. Hơn nữa, có khuynh hướng đồng tính luyến ái không phải là một tội, do đó nhìn người đồng tính luyến ái với cái nhìn cảm thông là thái độ nền tảng trong cách cư xử của người Kitô hữu.
Cái nhìn rất tự nhiên của nhiều người Á Đông cũng như Tây phương đối với những người đồng tính luyến ái luôn chứa đầy sự khinh thị. Thái độ này không phù hợp với những đòi hỏi của Tin Mừng. Đối với Tin Mừng, người đồng tính luyến ái cũng là tha nhân của mỗi người, do đó họ cần được được tôn trọng, đón nhận và nâng đỡ hơn bất cứ ai khác. Qua lời kêu gọi của Bộ Giáo lý Đức tin, người Kitô hữu được mời gọi phải có cách cư xử với những người đồng tính luyến ái: một cách toàn diện, cảm thông, nhìn nhận họ là những con người bình thường.
Đồng thời, khi xác định đồng tính luyến ái vẫn là những người bình thường, họ phải được tôn trọng và cảm thông. Giáo hội cũng đòi hỏi chính bản thân họ phải là những con người có tự do và trách nhiệm. Cũng như mọi người, họ cũng được mời gọi nên thánh; cũng như mọi người có trách nhiệm, họ cũng phải sống khiết tịnh; và nếu họ là những Kitô hữu, họ cũng phải sống thế nào để làm chứng cho các giá trị Nước Trời.
Lm. Giuse Teresa Trần Anh Thụ
No comments:
Post a Comment