Wednesday, December 16, 2015


Khi Cửa không chỉ là Cửa? Mà là “Cửa Thánh”

Tất cả mọi chuyện bạn muốn biết về các Cửa Thánh, là thế nào, lúc nào, nơi nào, và tại sao bạn nên bước qua?

The Holy Door is the northernmost door of St. Peter's Basilica. It is only opened at special occasion during a Holy year such as the Jubilee year which occurs every 25 years and symbolizes an invitation to grace. It is also known as Porta Sancta. The last

Cửa Thánh là gì?
Một Cửa Thánh [Porta Sancta] là một cửa đặc biệt ở một nhà thờ chính tòa hay vương cung thánh đường, chỉ mở trong những Năm Toàn xá. Theo truyền thống, Cửa Thánh là cửa ở Vương cung Thánh đường thánh Phêrô. Sau khi Năm Toàn xá kết thúc, cửa được niêm phong bằng gạch và vữa, sẽ không được mở cho đến Năm Toàn xá tiếp theo.

Monday, December 7, 2015

Chúa Giêsu Giáng Sinh Năm Nào?

Có thể người ta vẫn nghĩ là Chúa Giêsu giáng sinh năm 0 (năm Không, năm Zero) – khoảng giao niên giữa năm 1 trước công nguyên (TCN) và năm 1 sau công nguyên (SCN), nói chung là khoảng năm 6-7 TCN. Chứng cớ từ Kinh Thánh và các Giáo phụ cũng khác nhau.

Chắc chắn không phải là năm 0 (zero). Chứng cớ cho thấy Chúa Giêsu cũng không sinh năm 1. Đó là điều khá ngạc nhiên, vì chúng ta thường dùng những con số có số 0, nhưng số 0 không là khái niệm để tính năm.

Có thể nghĩ thế này: Cứ thử nghĩ mình có một đứa con và muốn dự định các sự kiện liên quan ngày sinh của đứa con đó. Năm thứ nhất trước khi đứa con sinh ra hẳn là năm 1 SCN, còn năm thứ nhất sau khi đứa con sinh ra hẳn là năm 1 (sinh nhật thứ nhất) là năm đầu tiên của đứa con. Nếu người con là Chúa, hẳn là năm thứ nhất của Chúa, nghĩa là SCN. Như vậy, không có năm 0 giữa năm 1 TCN và năm 1 SCN. Vậy Chúa Giêsu sinh năm nào?

Tuesday, November 24, 2015

Tội Mại Thánh (simonia) là tội gì?

Sách Tông Đồ Công Vụ kể chuyện một người phù thủy tên là Simon, từng làm nhiều trò ảo thuật để mê hoặc  dân chúng về “quyền năng vĩ đại” của mình.
Anh này cũng đến nghe các Tông Đồ giảng và được chịu phép rửa tội. Thấy các Tông Đồ đặt tay ban ơn Chúa Thánh Thần cho các tín hữu, anh rất  thích thú  nên đã ngỏ ý biếu tiền cho các Tông Đồ để xin đặc quyền ban ơn ấy, nhưng  đã bị Thánh Phêrô quở trách nặng nề  như sau: “Tiền bạc của anh sẽ tiêu tan luôn với anh, vì anh tưởng có thể lấy tiền mà mua ân huệ của Thiên Chúa sao?” (Tđcv 8: 9-24). Nghe thế, anh phù thủy kia sợ hãi và van xin Phêrô và Gioan xin Chúa cho anh khỏi bị án phạt đó.

Thursday, November 19, 2015

Tìm hiểu
GIÁO SĨ, TU SĨ VÀ GIÁO DÂN KHÁC VÀ GIỐNG NHAU THẾ NÀO?

Hỏi: Xin cha giải thích thêm về vai trò và trách nhiệm của giáo sĩ, tu sĩ và giáo dân trong Giáo Hội và tại sao tu sĩ không được cử hành các bí tích như giáo sĩ?

Saturday, November 14, 2015

CHIA SẺ LỜI CHÚA

Thế hệ này sẽ chẳng qua đi, trước khi mọi điều ấy xảy ra.

1. Những gì sẽ xảy ra trước Ngày Tận Thế: Trình thuật hôm nay tiếp liền trình thuật chiến tranh sẽ xảy ra và các tai ương dồn dập tới. Chúa Giêsu nói với dân chúng: "Nhưng trong những ngày đó, sau cơn gian nan ấy, thì mặt trời sẽ ra tối tăm, mặt trăng không còn chiếu sáng, các ngôi sao từ trời sa xuống, và các quyền lực trên trời bị lay chuyển." Các hành tinh của thái dương hệ sẽ không còn chiếu sáng thường được đề cập tới trong sách Tiên-tri như (Amo 8:9, Joel 2:10, 3:15, Eze 32:7, 8, Isa 13:10, 34:4).

Đoạn Cuối

Càng về cuối Năm Phụng Vụ, Lời Chúa càng xoáy sâu vào chủ đề Tận Thế, hướng tới Ngày Cánh Chung, ngày Chúa Giêsu Kitô tái lâm để xét xử công minh theo cách sống của mọi người – bất luận nam, phụ, lão, ấu.

Dĩ nhiên Ngài cũng chẳng phân biệt hoặc cần biết đó là ai: “Thiên Chúa là Đấng không vị nể ai, nhưng cứ theo công việc mỗi người mà xét xử” (1 Pr 1:17a). Đó là điều chúng ta phải tự biết “liệu hồn” mà chấn chỉnh cách sống: “Anh em hãy đem lòng kính sợ mà sống cuộc đời lữ khách này” (1 Pr 1:17b).

Sunday, November 1, 2015

THÁNG CÁC LINH HỒN
TÌM HIỂU ÐẠI CƯƠNG VỀ ÂN XÁ

Người Công Giáo ngày nay không để ý mấy đến Ân Xá. Nhiều người, nhất là người trẻ còn tránh né đề cập đến Ân Xá vì những hiểu lầm do những tuyên truyền và chống đối của các giáo phái Tin Lành gây ra.  Trong phạm vi bài này chúng tôi xin tóm lược những giáo huấn của Hội Thánh về Ân Xá để giúp chúng ta tận dụng kho tàng ơn phúc quý trọng và châu báu này.


1. Những hiểu lầm về Ân Xá.
Qua sự tuyên truyền của người Tin Lành và sự thiếu hiểu biết của người Công Giáo, nhiều người nghĩ lầm rằng:
·     Ân Xá có thể tha tội trọng mà không cần xưng tội.
·     Ân Xá tha cả những tội chúng ta sẽ phạm trong tương lai.
·     Khi đã lãnh Ân Xá thì không cần chừa tội cũng lên Thiên Ðàng.
·     Ân Xá tha cả tội của những người đã chết trong tội trọng mà không ăn năn.
·     Ân Xá bảo đảm phần rỗi.
·     Ân Xá chỉ được lãnh trong những dịp đặc biệt, nghiã là vài lần trong một năm.
·     Ân Xá còn có giá trị hơn Phép Thánh Thể.
·     Có thể mua Ân Xá…
Tất cả những điều trên đều là hiểu lầm và sai lầm. Vậy Ân Xá là gì?

Thursday, October 15, 2015

Nhà mộ đặc biệt của con đại gia Sài Gòn xưa trong nhà thờ Hạnh Thông Tây

(TNO) Nhà thờ Hạnh Thông Tây (góc đường Quang Trung - Lê Văn Thọ, Q.Gò Vấp, TP.HCM) được xây dựng từ năm 1921 - 1924theo phong cách kiến trúc Byzantine (mái vòm hình tròn) mô phỏng Vương Cung Thánh Đường Thánh Vitale ở thành phố Ravenna, Ý.

Trước đây nhà thờ có tháp chuông nhọn cao 30 m, nhưng do ở gần sân bay nên phải “hớt” phần chóp, chỉ còn lại phần mái bằng cao 19,5 m. Trên cửa chính nhà thờ có tượng thánh Denis, là tên thánh của ông Lê Phát An - người bỏ tiền ra xây dựng nhà thờ này, nên thánh Denis cũng là thánh bảo hộ nhà thờ Hạnh Thông Tây.

Ông Lê Phát An là con trưởng của đại phú hộ Lê Phát Đạt (Huyện Sỹ) nổi tiếng Sài Gòn xưa, từng du học bên Pháp.

Bên trong nhà thờ có mộ của vợ chồng ông Lê Phát An (cậu của Nam Phương Hoàng hậu) nằm đối xứng hai bên hông nhà thờ, gần cung thánh. Trước mộ vợ có tượng người chồng quỳ cầu nguyện, ngược lại trước mộ chồng là tượng người vợ, tay cầm hoa ôm choàng lấy bia mộ chồng.

Một số hình ảnh bên trong nhà mộ cậu Nam Phương Hoàng hậu :



Ông Lê Phát An là người bỏ tiền ra xây nhà thờ Hạnh Thông Tây nên sau khi hai ông bà qua đời, thi hài của họ được an táng trong nhà thờ như một cách ghi ơn. Hai ngôi mộ ở hai bên hông nhà thờ, gần cung thánh. Nhìn tổng thể nhà thờ như hình một cây thánh giá với phần đầu là cung thánh, hai nhà mồ lồi ra như nét ngang còn phần đuôi là loạt ghế quỳ của giáo dân chạy dài đến cửa chính nhà thờ.



Hai ngôi mộ của vợ chồng ông Lê Phát An được đặt ở hai bên hông nhà thờ. Đẹp và cảm động là trước mộ của người vợ thì có tượng của người chồng đang quỳ cầu nguyện, ngược lại trước mộ của chồng là tượng người vợ ôm choàng lấy bia mộ. Hai pho tượng được tạc bằng đá cẩm thạch trắng còn mộ phần bằng đá hoa cương. Riêng phần tượng được chạm khắc sống động, tinh tế đến từng nét.



Bia mộ ông Lê Phát An chỉ ghi ngày và nơi mất (17.9.1946 tại Sài Gòn, thọ 78 tuổi) mà không ghi năm sinh. Mộ của bà (Trần Thị Thơ) cũng thế, chỉ ghi mất tại Thủ Đức ngày 18.1.1932, thọ 60 tuổi. Như vậy ông sinh năm 1868, bà sinh năm 1872 nhưng bà lại mất trước ông những 14 năm.


Tượng ông quỳ cầu nguyện bên mộ bà. Tượng ông đầu đội khăn đóng, mặc áo dài quỳ trên gối, trước gối quỳ có đặt bó hoa ông đem tặng vợ mình.



Ông có đôi mày rậm, để ria mép. Hai bàn tay ông đan vào nhau đưa lên phía trước ngực, nét mặt thành kính nửa như đang cầu nguyện, nửa như đang thầm thì nói chuyện với bà...



Tượng của bà cũng quỳ trên gối, hai tay cầm 2 bó hoa huệ ôm choàng lấy bia mộ của chồng...



Bà để đầu trần, tóc búi, đầu hơi cúi nhìn nghiêng vào mộ ông. Bà mặc áo dài cài nút thắt, cổ đeo dây chuyền có mặt ngọc, chân mang dép mũi hài. Ngón tay áp út của bàn tay trái và ngón giữa bàn tay phải có đeo nhẫn mặt đá hột to, cổ tay phải đeo vòng đá...



Hai bàn tay cầm hai bó hoa của bà được đặc tả đến từng chi tiết: đồ trang sức (nhẫn, vòng), nụ và cánh hoa…



Hoa văn trên mũi hài và trên hai chiếc gối được chạm trổ tinh xảo, tuyệt đẹp...



Mộ và tượng do hai nhà kiến trúc và điêu khắc nổi tiếng người Pháp làA.Contenay và Paul Ducuing thực hiện (P.Ducuing cũng là người làm hai pho tượng cho lăng vua Khải Định)...
-----------------------------------
Hà Đình Nguyên (thực hiện)

Sunday, October 4, 2015

THIÊN THẦN BẢN MỆNH
 Các thiên thần được đề cập hơn 300 lần trong Kinh Thánh, nhưng nhiều người vẫn biết ít về các thiên thần.  Thiên thần luôn ở bên chúng ta mà lại bị chúng ta “quên” hoặc “làm ngơ”, đó là Thiên thần Bản mệnh, cũng gọi là Thiên thần Hộ thủ – lễ ngày 2 tháng Mười

Các thiên thần là các “đặc phái viên” (God’s emissaries) của Thiên Chúa, luôn ở bên chúng ta, mọi nơi và mọi lúc, để canh chừng chúng ta, bảo vệ chúng ta, chiến đấu thay chúng ta.

Năm 1985, sau khi thị kiến Thiên thần Bản mệnh, chị Vassula Ryden đã viết một cuốn sách về Thiên thần Bản mệnh, cuốn “Heaven is Real, But So is Hell” (Thiên Đàng Có Thật, mà Hỏa Ngục cũng Có Thật), phát hành ngày 16-3-2013, thuộc loại “bestseller” (bán chạy như tôm tươi).  Chị đã chia sẻ với hàng triệu người tại 80 quốc gia.  Sách của chị được dịch ra 40 thứ tiếng.  Trang Facebook của chị là “Jesus Is Returning” (Chúa Giêsu sẽ trở lại) đã có hơn 1 triệu lượt ghé thăm, trang Twitter của chị được hơn 200.000 lượt ghé thăm.

Đây là 9 điều chị chia sẻ về các thiên thần:

1.     Thần tốt nhiều hơn thần xấu – Đạo binh thiên thần tốt lành của Thiên Chúa nhiều hơn hẳn về quân số và mạnh hơn hẳn so với tà binh.  Ma quỷ tức giận vì Thiên Chúa yêu thương chúng ta và nên chúng tìm mọi cách để hủy hoại chúng ta.  Tuy nhiên, chúng phải chịu “bó tay”.

2.     Thiên thần nguyện giúp cầu thay – Vũ khí lợi hại nhất mà chúng ta phải sử dụng trong cuộc chiến tâm linh là cầu nguyện.  Chúng ta may mắn vì Thiên thần Bản mệnh luôn cầu thay nguyện giúp cho mỗi chúng ta.  Thiên thần Bản mệnh cầu nguyện cho chúng ta thay lòng đổi dạ và biết trở về với Thiên Chúa, giải hòa với Ngài sau khi chúng ta “nổi loạn”.

3.     Thiên thần Bản mệnh luôn cận kề – Thiên thần Bản mệnh giống như “lính gác”, không bao giờ rời xa chúng ta.  Dù chúng ta đi đâu hoặc làm gì, Thiên thần Bản mệnh vẫn theo dõi, đồng thời Thiên thần Bản mệnh cũng vẫn luôn hiện diện trước Tôn Nhan Thiên Chúa.

4.     Thế giới tâm linh bao quanh chúng ta – Xung quanh chúng ta có cả thiên thần và ma quỷ, ảnh hưởng mọi lúc trong cuộc đời chúng ta.
5.     Cuộc chiến rất dữ dội – Có những cuộc chiến tâm linh xảy ra trong cuộc đời chúng ta, chính chúng ta vẫn tham chiến dù chúng ta có ý thức hay không.

6.     Không phải các thiên thần đều tốt – Các thiên thần sa ngã là ma quỷ.  Luxiphe và các ác thần bị Tổng lãnh Thiên thần Micae và các thần lành xua đuổi vì đã dám phản nghịch chống lại Thiên Chúa.  Ma quỷ luôn tìm các cám dỗ và hủy diệt con cái của Thiên Chúa, chúng ngăn cản để Ý Chúa không được thực hiện trên thế gian này.

7.     Thiên thần bảo vệ chúng ta – Thiên thần bản mệnh bảo vệ chúng ta khỏi sự ác.  Một đêm nọ, chị Ryden thấy con rắn (ma quỷ) muốn hại chị.  Thiên thần Bản mệnh liền triệt hạ con rắn.

8.     Thiên thần muốn tốt cho chúng ta – Khi Thiên thần Bản mệnh đến thăm chị Ryden, ngài cho chị biết tình trạng tội lỗi của chị.  Chị cảm thấy hổ thẹn lắm.  Chị buộc phải nhìn vào nội tâm và thấy những gì Thiên Chúa cũng thấy.  Thiên thần Bản mệnh an ủi chị, muốn chị trở về với Thiên Chúa, và Thiên thần Bản mệnh cho biết sẽ cầu xin Chúa cho chị.

9.     Thiên thần và ma quỷ cùng hiện hữu – Một trong các mưu mô thâm độc nhất của ma quỷ là giả vờ như không hiện hữu.  Nhiều người không muốn nhắc tới ma quỷ, nhưng ma quỷ là có thật, chúng có thể ảnh hưởng tới chúng ta.
Lòng sùng kính các Thiên thần Bản mệnh bắt đầu phát triển từ khi bắt đầu có truyền thống tu trì. Thánh Bênêđictô thúc đẩy việc này cùng với Bernard Clairvaux, nhà cải cách hồi thế kỷ XII và nhà hùng biện về Thiên thần Bản mệnh.  Lòng sùng kính các thiên thần có từ hồi đó.
Lễ kính các Thiên thần Bản mệnh được cử hành lần đầu hồi thế kỷ XVI.  Năm 1615, ĐGH Phaolô V thêm lễ này vào lịch Công giáo Roma.


Trầm Thiên Thu (Chuyển ngữ từ Beliefnet.com)

Sunday, September 13, 2015


GIẢI ĐÁP THẮC MẮC:

CÓ NGHI THỨC NÀO GỌI LÀ TRAO 'TÁC VỤ PHÓ TẾ VÀ LINH MỤC' KHÔNG?

-------------------------------------------------------

Monday, August 31, 2015

Độc đáo nhà thờ Núi ở Nha Trang

Nhà thờ Núi là một trong những điểm đến độc đáo mà du khách không nên bỏ qua khi đến Nha Trang.

Tọa lạc tại một vị trí đặc địa ở trung tâm thành phố Nha Trang, nhà thờ Núi (tên chính thức là nhà thờ Chánh tòa Kitô Vua) là một nhà cổ rất nổi tiếng với kiến trúc đẹp và còn nguyên bản.

Tuesday, August 25, 2015

Mục tử nhân lành là gì?

Khi giảng về Chúa Giêsu là Mục tử nhân lành, tôi có hỏi giáo dân, “tử” là gì. Nhiều người không biết trả lời, có người nói: “tử” là chết! Cũng có người nói “tử” là con. Thuật từ này tưởng đơn giản, nhưng thật ra không đơn giản chút nào. Trong Thánh Kinh, mục tử được dùng để dịch chữ pastor của tiếng Latin, mà bản tiếng Anh là shepherd, có khi cũng dùng chữ pastor. Vậy, thử tìm hiểu mấy chữ này có nghĩa gì.


Saturday, August 8, 2015

Giải tội tập thể?

Hỏi (chi tiết): Tìm hiểu về việc "Giải tội tập thể"
Đáp: 
I- Giải tội tập thể là gì?
“Giải tội tập thể” hay “xá giải chung” (general absolution) là việc linh mục cử hành nghi thức Giải Tội bí tích cho một tập thể hối nhân, mà trước đó không có xưng tội riêng từng người. Đây là một trường hợp rất đặc biệt, không phải là việc được phép thực hành thường xuyên trong Giáo hội.

Sunday, July 26, 2015

GIÁO HOÀNG - GIÁO CHỦ- GIÁO TÔNG?

Sau năm 1975, trên báo chí, thấy xuất hiện một số cách gọi vị đứng đầu Giáo Hội hoàn vũ là Giáo Chủ hay Đức Giáo Chủ, mà không gọi như trước là Đức Giáo Hoàng hay Đức Giáo Tông. Về phía Giáo Hội thì cũng chỉ xưng Đức Thánh Cha. Chúng ta thử tìm hiểu xem cách gọi nào tốt hơn.

1. Các danh xưng  của  vị thủ lãnh tối cao của Giáo Hội hoàn vũ (Caput Universalis Ecclesiae, Supreme leader of the Church).
 
Theo thứ tự được ghi trong Niên Giám Giáo Hoàng 2007 như sau:
(1). Giám mục Rôma (Episcopus Romanus, Bishop of Rome).
(2). Vị Đại diện Chúa Kitô (Vicarius Christi, Vicar of Christ).
(3). Đấng kế vị Thánh Phêrô, Thủ lãnh các tông đồ (Successor principis apostolorum, Successor of the Prince of the Apostles).
(4). Thượng Giáo Chủ của toàn thể Giáo Hội (Summus Pontifex Ecclesiae Universalis, Supreme Pontiff of the Universal Church) hay vắn tắt là Thượng Giáo Chủ (Đại Trưởng Tế, Đức Giáo Hoàng ) (Pontifex Maximus, Maximus Pontiff ).
(5). Giáo Trưởng nước Ý (Primas Italiae, Primate of Italy).
(6). Tổng giám mục và tổng giáo chủ (Đại giám mục) Giáo tỉnh Rôma (Archiepiscopus et metropolitanus provinciae ecclesiasticae Romanae, Archbishop and Metropolitan, từ hai chữ meter: “mẹ” và polis: “thành phố” of the Roman Province).
(7). Quốc vương nước Vatican (Princeps sui iuris civitatis Vaticanae, Sovereign of the State of the Vatican City).
(8). Tôi tớ các tôi tớ của Thiên Chúa (Servus Servorum Dei, Servant of the Servants of God).
Ngoài ra, Giáo Luật (x. Can 331) còn ghi những danh xưng như:  
(9). Đức Giáo Hoàng Rôma (Romanus Pontifex, The Roman Pontiff).
(10). Thủ lãnh của Giám Mục đoàn (Caput collegii, Head of the college of Bishops).
(11). Chủ chăn của toàn thể Giáo Hội trên trần gian (Universae Ecclesiae his in terris Pastor, Pastor of the universal Church on earth).
Đức Thánh Cha Bênêđitô XVI đã bỏ danh xưng Thượng phụ Giáo Chủ Tây Phương (Patriarcha Occidentis, Patriarch of the West) ra khỏi Niên Giám Giáo Hoàng từ năm 2006.

Tuesday, July 7, 2015

Những điều ít biết trong nhà thờ Đức Bà Sài Gòn

6 quả chuông nặng gần 30 tấn, đàn organ cổ nhất nhì Việt Nam, đồng hồ khổng lồ... trong nhà thờ Đức Bà Sài Gòn gần 140 năm tuổi rất ít người biết đến.
Nhà thờ Đức Bà Sài Gòn được xây năm 1877, hoàn thành ba năm sau đó với tổng kinh phí khoảng 2,5 triệu France Pháp theo tỷ giá thời bấy giờ. Công trình dài 91 m; rộng 35,5 m; vòm mái chính cao 21 m và hai tháp chuông cao gần 57 m. Toàn bộ xi măng, sắt thép đến ốc vít đều mang từ Pháp sang. Mặt ngoài của công trình xây bằng loại gạch làm tại Marseille để trần, không tô trát, không bám bụi rêu (đến nay vẫn còn màu sắc hồng tươi).

Sunday, July 5, 2015

QUAN ĐIỂM 

của GIÁO HỘI CÔNG GIÁO
về HÔN NHÂN ĐỒNG TÍNH

 Ngày 26.6.2015, Tối Cao Pháp Viện Hoa Kỳ phán quyết rằng các cặp đồng tính có quyền thành hôn ở bất cứ nơi nào ở trong nước, và như thế đã vô hiệu hóa luật pháp tại một số tiểu bang nghiêm cấm hôn nhân đồng phái tính.

Hiện các cặp đồng tính nam và nữ được quyền thành hôn tại 36 tiểu bang và thủ đô Washington. Phán quyết của Tòa án Tối Cao sẽ nới rộng quyền này đến tất cả 50 tiểu bang của Hoa Kỳ.

Tòa án biểu quyết với đa số 5 phiếu thuận và 4 phiếu chống, ủng hộ các cuộc hôn nhân đồng giới tính. Phán quyết của bên đa số viết rằng: “Khước từ quyền được thành hôn của các cặp đồng giới sẽ có tác động nghiêm trọng và lâu dài. Việc áp đặt lệnh cấm thành hôn đối với thành phần đồng giới nam và nữ, có tác dụng không tôn trọng và áp chế họ. Và Điều khoản về Quyền được Bảo vệ Bình đẳng, cũng như Điều khoản về Quyền được Hệ thống Pháp lý Đối xử Công Bằng nghiêm cấm việc vô cớ vi phạm quyền cơ bản được kết hôn".

Quan điểm của Giáo Hội Công Giáo như thế nào ? Chúng tôi xin gởi theo đây hai tài liệu nói về quan điển của Giáo Hội Công Giáo đối với hôn nhân đồng tính.

1. Bài của Lm. Đoàn Quang, CMC, đã trình bày quan điểm của Giáo Hội Công Giáo về hôn nhân đồng tính.

2. Thư của Bộ Giáo Lý Đức Tin năm 1986 gửi cho các Giám Mục Công Giáo về việc chăm lo mục vụ cho những người đồng tính.

***************************************************

Saturday, June 27, 2015


PHONG TRÀO CURSILLO

SỰ HÌNH THÀNH, TÂM TƯỞNG, MỤC ĐÍCH VÀ BẢN CHẤT

1. SỰ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA PHONG TRÀO CURSILLO.
Ta cùng điểm qua những nét chính trong các sự kiện liên quan dẫn đến sự hình thành và phát triển Phong Trào Cursillo, một phong trào của Giáo Hội Công Giáo đang có mặt trên 800 giáo phân trong hơn 60 quốc gia với ngoài 10 triệu người tham dự.

1.1 Cuộc nội chiến Tây Ban Nha:
Cuộc nội chiến khốc liệt giữa những người Công Giáo sùng đạo và những người Công Giáo làm chính trị (Phe Quốc gia và phe Cộng Hòa) tại Tây Ban Nha từ năm 1936 kết thúc 1939 đã để lại hậu quả vô cùng đau thương: Con số người bị giết chết thật đáng kinh ngạc: 4.184 linh mục triều và chủng sinh; 2.365 tu sĩ dòng; 283 nữ tu; gần 80.000 giáo dân. Điểm tệ hại hơn nữa là đang có nhiều người Công Giáo và ngoài Công Giáo quay lưng lại với Thiên Chúa.

1.2 Lời kêu gọi của Đức Giáo Hoàng Piô XII, và sự đáp trả của ông Eduardo Bonnin

1.2.1 Lời kêu gọi của Đức Giáo Hoàng Piô XII
Ngày 06 tháng 02 năm 1940, Đức Giáo Hoàng Piô XII đau buồn thừa nhận: đã có một số lớn các giáo hữu xa rời đời sống Kitô hữu. Ngài kêu gọi các giáo sĩ và giáo dân với nỗ lực của mình hãy tìm cách đưa những giáo hữu này trở về với các giá trị Kitô Giáo.

TẠO VẬT - THỤ TẠO

Tôi thấy trên mạng có người đặt câu hỏi “tại sao ngày nay người ta hiểu “tạo vật” như là những vật được dựng lên, mà không phải là nghĩa “Đấng Tạo Hoá?” Người ta trả lời: “Từ ‘tạo vật’ bị dùng sai, có lẽ do cách dùng sai trong tôn giáo”.

Nghe họ trả lời như thế, tôi cảm thấy rất buồn. Thật vậy, nhiều chỗ trong phụng vụ của Giáo Hội cũng dùng thuật từ “tạo vật” để chỉ con người hãy những vật được Chúa dựng nên. Có người thấy vậy lại giải thích: “Tạo vật” trước đây có nghĩa là Đấng Tạo Hoá, nay có nghĩa là “loài thụ tạo”. Vậy chúng ta thử tìm hiểu ý nghĩa của hai thuật từ “tạo vật” và “thụ tạo”.

Wednesday, June 24, 2015

Thánh lễ Tuyên phong Chân Phước 
Đức Tổng Giám Mục Oscar Romero

Thánh lễ tuyên phong Chân Phước cho Đức Tổng Giám mục Oscar Romero hôm thứ Bẩy 23 tháng Năm đã thu hút 250,000 người.


Ảnh: AP

Tuesday, June 23, 2015

LỄ SINH NHẬT THÁNH GIOAN TẨY GIẢ

Từ thế kỷ thứ IV, Giáo hội đã mừng lễ sinh nhật thánh Gioan Tẩy Giả. Đây là một lễ rất lâu đời xét về mặt thời gian. Nếu như câu hỏi mà những người đương thời để bụng suy nghĩ "con trẻ này rồi sẽ nên thế nào?" Thì ngày nay người ta vẫn không ngừng đặt ra những câu hỏi, chẳng hạn như: Tại sao lại lấy ngày 24 tháng 6? Và lý do gì mà Giáo hội lại mừng lễ sinh nhật Thánh Gioan cách trọng thể như thế?


Saturday, June 13, 2015

MUỐN HIỂU ĐÚNG "NEW EVANGELIZATION"

Con đã cố gắng liên hệ với một số linh mục (học trò cũ) đang rao giảng Tin Mừng ở Đài loan. Đây là bài của Cha Antôn Mai Trọng Minh mấy năm rao giảng Lời Chúa ở Đài loan và bây giờ du học và tồt nghiệp tại Mỹ viết cho con, Con xin gửi đến Quý Đức Cha, Quý Cha và các bạn đọc .

I. Evangelizing, evangelize và evangelist:
Trong Hiến Chế Tín Lý về Giáo Hội số 17 (Lumen Gentium) Giáo Hội coi lời thánh Phaolô như lời tự nhủ chính mình: “khốn cho tôi nếu tôi không giảng tin mừng” (1 Cor. 9:16) và không ngừng sai các sứ giả Tin Mừng đến giúp đỡ những giáo hội trẻ cho đến khi tự họ vững mạnh và có thể tiếp tục công việc rao giảng Tin Mừng.” (She makes the words of the Apostle her own: “Woe to me, if I do not preach the Gospel, and continues unceasingly to send heralds of the Gospel until such time as the infant churches are fully established and can themselves continue the work of evangelizing.) (vat lumen, web)

Friday, June 12, 2015

MỘT CHUYỆN TÌNH

Một hôm, tôi dậy sớm để xem cảnh hừng đông vừa mới hé,
Ôi công trình của Thiên Chúa mới diễm lệ xiết bao.


Mắt ngắm nhìn, tôi ngợi khen Thiên Chúa về những kỳ công nhiệm mầu...
Tôi ngồi đấy, và thấy rằng Chúa hiện diện.
Người hỏi tôi: 
"Con có yêu mến Ta không?"
Tôi đáp: 
"Lẽ tất nhiên, lạy Chúa! Chúa là Thiên Chúa và Đấng Cứu Độ con!"
Và Người hỏi: 
"Nếu con mang khuyết tật, con có còn yêu mến Ta không?"

Tôi ngỡ ngàng, nhìn xuống tay chân và toàn bộ hình hài, rồi nghĩ rằng có bao điều tôi sẽ không tài nào làm được, ngay cả những điều tôi thấy là đương nhiên.
Và tôi trả lời: 
"Hẳn là sẽ rất khó đấy, lạy Chúa, nhưng... con vẫn yêu Chúa!"

Người lại hỏi: 
"Nếu con mù, con có còn yêu các thọ tạo của Ta chăng?"

Monday, June 8, 2015

LỊCH SỬ 

VIỆC TÔN THỜ THÁNH TÂM CHÚA GIÊSU

Họ sẽ nhìn lên Đấng họ đã đâm thâu qua”. (Ga 19, 37)
Trái Tim Chúa Giêsu được người ta tôn thờ ngay từ lúc Người thở hơi cuối cùng trên thánh giá.
Thánh Giuse và Nicôđêmô tháo đanh và hạ xác Chúa Giêsu xuống, Ðức Mẹ giơ tay ẵm lấy. Ðức Mẹ xiết vào lòng xác con đã lạnh giá, đầy những thương tích. Nỗi lòng đau không xiết kể, nhất là khi Người nhìn thấy vết thương cạnh sườn mở quá rộng, để lộ một con tim nhợt máu vì đã bị ngọn giáo thâu qu
Đến thời Trung cổ, đạo Chúa bị bách hại, các bè rối nổi lên phản nghịch cùng Hội Thánh. Tinh thần đạo sa sút, giáo dân bỏ đạo thật theo đạo rối. Để chống lại cơn cuồng phong ấy, Thiên Chúa toàn năng đã dự định một phương thế thần diệu là Trái Tim Chúa Giêsu. Thiên Chúa muốn cho người ta tôn thờ Trái Tim Chúa Giêsu, để nhờ đó ngọn lửa mến đã hầu tắt đi, được bùng cháy lại mạnh mẽ.

Friday, June 5, 2015

Ý NGHĨA THẦN HỌC và LINH ĐẠO của VIỆC TÔN THỜ THÁNH THỂ NGOÀI THÁNH LỄ

Chủ đề mục vụ Năm Thánh mừng Kim Khánh Giáo Phận XL là “Gia đình và Giáo xứ sống Mầu nhiệm Thánh Thể”. Chọn lựa như vậy vì Thánh Thể là «nguồn mạch và chóp đỉnh của toàn thể đời sống Kitô giáo»[1], là bản toát yếu và tổng luận đức tin Kitô giáo[2]. Do đó, hiểu biết thực sự về Thánh Thể là biết tất cả Kitô giáo, sống Thánh Thể là sống trọn vẹn nguồn ân phúc thiêng liêng dồi dào của Thiên Chúa, vì Thánh Thể chứa đựng «chính Đức Kitô, Chiên Vượt Qua của chúng ta và là Bánh Trường Sinh trao ban sự sống cho nhân loại»[3].

Tuesday, June 2, 2015


Chuyện của ĐGM Bùi Tuần
---------------------------------

Con đường tôn vinh Thiên Chúa

Chúa Giêsu là Ngôi Hai Thiên Chúa giáng trần. Thế nhưng, Ngài đã bị các vị lãnh đạo tôn giáo của Ngài kết án. Họ đã loại trừ Ngài nhân danh luật đạo. Họ đã mưu giết Ngài vì mục đích tôn vinh Thiên Chúa!

Lỗi lầm lịch sử này là một thảm kịch. Nó xảy ra không chỉ một lần và không phải chỉ dưới một hình thức, nghĩa là có nhiều việc làm nhân danh Chúa mà làm hại Chúa. Có nhiều công trình thực hiện vì mục đích tôn vinh Thiên Chúa lại bị Thiên Chúa từ bỏ. Chúa Giêsu đã khẳng định như thế: “Ngày ấy, sẽ có nhiều người kêu cùng Chúa rằng: Lạy Chúa, lạy Chúa, chúng tôi đã chẳng nhân danh Chúa mà nói tiên tri, mà trừ quỷ, mà làm phép lạ sao? Bấy giờ Thầy sẽ trả lời họ rằng: Ta không hề biết các ngươi. Hãy đi khỏi đây, hỡi những kẻ gian ác” (Mt 7,22).

ĐỜI TU VÀ HẠNH PHÚC

Jos.Vinc. Ngọc Biển
Là con người, từ cổ chí kim, từ Đông chí Tây..., đủ mọi lứa tuổi, mọi thành phần, ai ai cũng đều mong muốn mình được hạnh phúc hoặc sờ chạm thấy hạnh phúc dù chỉ một chút.  Thánh Tôma Aquinô cũng đã nói: “Theo bản tính tự nhiên, tất cả mọi người đều khát mong hạnh phúc”[1]. Chính vì thế, mà nhiều người chấp nhận đánh đổi rất nhiều để cầu mong được hạnh phúc. Ngày nay, cũng đã có nhiều người tìm ra cho mình những kỹ năng để nâng niu và nắm giữ được hạnh phúc lâu dài.
Tuy nhiên, điều họ mong muốn và tìm kiếm đó có đúng không hay chỉ là một sự mơ tưởng hoặc bị hiểu sai về hạnh phúc? Vậy hạnh phúc đích thực là gì và ở đâu?


1.      Hạnh phúc là gì và ở đâu?    
Thực sự câu trả lời rất khó để khẳng định đâu là hạnh phúc; ai là người được hạnh phúc, và dựa vào tiêu chuẩn nào để cho rằng mình hạnh phúc! Lại càng khó hơn khi mỗi người đều có một quan điểm hay một khái niệm để mặc định cho nó. Đôi khi dẫn đến tình trạng uốn nắn hạnh phúc theo chủ ý khách quan của mình.
Nhưng như đã nói, hạnh phúc được mỗi người hiểu một cách khác nhau, nên rất khó thống nhất. Các trường phái hay tôn giáo cũng có những quan niệm khác nhau khi bàn về hạnh phúc.

Thursday, May 28, 2015

NGƯỜI TÍN HỮU CHÚA KITÔ PHẢI TÔN TRỌNG SỰ THẬT NHƯ THẾ NÀO?
Hỏi: Xin cha giải thích thêm về điều răn thứ tám và những trường hợp được phép không phải nói sự thật.

Monday, May 25, 2015

CHÚA THÁNH THẦN

(x. SGLC từ 0683 đến 0741).
"Thầy sẽ xin Chúa Cha và Người sẽ ban cho anh em một Ðấng Bảo Trợ khác đến ở với anh em luôn mãi. Ðó là Thần Khí sự thật, Ðấng mà thế gian không thể đón nhận, vì thế gian không thấy và cũng chẳng biết Người. Còn anh em biết Người vì Người luôn ở giữa anh em và ở trong anh em" (Ga 14:16-17). "Khi công trình Chúa Cha trao phó cho Chúa Con thực hiện trên trần gian đã hoàn tất (x.Ga 17:4) Chúa Thánh Thần được sai đến trong ngày lễ Ngũ Tuần để thánh hóa Giáo Hội mãi mãi, và như thế những ai tin sẽ được tới cùng Chúa Cha qua Chúa Kitô trong Thánh Thần duy nhất (x.Ep 2:18). Chính Ngài là Thánh Thần ban sự sống, là mạch nước vọt lên sự sống vĩnh cửu (x.Ga 4:14; 7:38-39), nhờ Ngài, Chúa Cha hồi sinh những kẻ đã chết vì tội lỗi, đợi đến khi phục sinh thân xác hay chết của họ trong Chúa Kitô (x.ra 8:10-11). Chúa Thánh Thần ngự trong Giáo Hội và trong tâm hồn các tín hữu như ngự giữa đền thờ (x.1 Cr 3:16; 6:19). Trong họ Ngài cầu nguyện và chứng nhận họ là dưỡng tử (x.Gl 4:6; Rm 8:15-16:26). Ngài thông đạt cho Giáo Hội toàn thể chân lý (x.Ga 16:13). (GH 4).

Thursday, May 21, 2015

Chim bồ câu, hình ảnh Đức Chúa Thánh Thần

-------------------------------------------
Chim bồ câu là loài thú vật có cánh bay nhẹ nhàng trong không gian. Chim bồ câu trở thành biểu tượng xưa nay được dùng trong đời sống văn hóa dân gian dưới nhiều hình khía cạnh khác nhau ngay từ thời thượng cổ xa xưa.
1. Trong các nền văn hóa cổ xưa
Thời kỳ văn hóa Babylon chim bồ câu là loài chim Ischta, hình ảnh người mẹ của thần thánh và nữ thần của sinh sản. Vị thần được liệt kê là người chủ về sự sống và sự chết cũng như chiến tranh và hòa bình. Vì thế trong ý nghĩa này chim bồ câu là hình ảnh biểu tượng cho sự sống và nền hòa bình.
Trong nền văn hóa Hy Lạp, chim bồ câu dành riêng cho Thần Aphrodite, là hình ảnh biểu tượng về tình ái và về tình yêu.
Với người Roma chim bồ câu là hình ảnh biểu tượng của nữ thần Venus, nữ thần tình yêu.
Ngày xưa người ta gọi „ chim bồ câu nhỏ“ vào tên phụ cho người phụ nữ, và thả nó bay đi vào ngày lễ thành hôn, vì đôi chim bồ câu sống chung hợp với nhau như đôi vợ chồng lâu dài suốt đời.
Thời cổ xưa người ta cũng khắc chạm hình chim bồ câu trên kim tĩnh hòm người qua đời như biều tượng của linh hồn bay về thiên đàng vĩnh cửu.

Tuesday, May 19, 2015

Bệnh “hùa theo đám đông”


“Người ta làm sao, tôi làm vậy. Người ta làm bậy, tôi làm theo”
----------------------------------------
Khi làm sai một điều gì đó, người ta thường biện minh: “Người ta làm sao, tôi làm vậy. Người ta làm bậy, tôi làm theo”. Câu nói này không hẳn là lời nói cho vui mà dường như là căn bệnh của xã hội qua mọi thời đại. Một cách đơn giản, mỗi khi dừng trước đèn đỏ mà có một người vượt lên trước, thì y như rằng sẽ có rất nhiều người vượt lên theo. Lúc này người ta không để ý đến đèn chỉ dẫn mà chạy theo đám đông. Đám đông làm bậy, tôi làm theo.

Sunday, May 17, 2015

Ái mộ “những sự trên trời”… là gì?

“Thứ Hai thì ngắm Đức Chúa Giêsu lên trời.
Ta hãy xin cho được ái mộ những sự trên trời”.

NHỮNG CÁI THUỘC VỀ TRẦN GIAN
Những điều mà con người ngày nay đang hăm hở tìm kiếm, và chiếm hữu đó là:

1. Sắc đẹp.
2. Tiền của.
3. Tình yêu.
4. Danh vọng.
5. Thành đạt.
6. Thú vui vật dục.

Monday, April 27, 2015

MỤC TỬ
Khi giảng về Chúa Giêsu là Mục tử nhân lành, tôi có hỏi giáo dân, “tử” là gì. Nhiều người không biết trả lời, có người nói: “tử” là chết! Cũng có người nói “tử” là con. Thuật từ này tưởng đơn giản, nhưng thật ra không đơn giản chút nào. Trong Thánh Kinh, mục tử được dùng để dịch chữ pastor của tiếng Latin, mà bản tiếng Anh là shepherd, có khi cũng dùng chữ pastor. Vậy, thử tìm hiểu mấy chữ này có nghĩa gì.

Thursday, April 16, 2015

HỌC HỎI để SỐNG ĐẠO

Giải đáp phụng vụ: Cần XƯNG GÌ khi thường xuyên xưng tội?
---------------------------------
Giải đáp của Cha Edward McNamara, Dòng Đạo Binh Chúa Kitô (LC), Khoa trưởng Thần học và giáo sư phụng vụ của Đại học Regina Apostolorum (Nữ Vương các Thánh Tông Đồ), Rôma.
-------------------------------------------------
Hỏi: Chúng tôi liên tục được dạy bảo đi xưng tội thường xuyên, và tôi tuân theo lời dạy này. Tuy nhiên, tôi đã bối rối trong một thời gian dài về tội nào cần phải xưng trên cơ sở thường xuyên đến với bí tích hòa giải. Tôi chắc chắn biết tội nào là tội trọng và tội nào là tội nhẹ. Tôi tham dự Thánh Lễ mỗi Chúa Nhật, rước lễ càng nhiều càng tốt và cố gắng giữ gìn bản thân, để tránh tội lỗi. Nhưng tôi thường xuyên cảm thấy bản thân mình không biết phải xưng tội nào trong tòa giải tội, trong khi mong muốn xưng tội trên cơ sở thường xuyên là ít nhất một lần mỗi tháng. Điều này có vẻ như một cuộc điều tra ngớ ngẩn, nhưng nếu tôi đang nghĩ như thế, chắc nhiều người khác cũng nghĩ như vậy nữa. - J. C., Miami, Florida, Mỹ.

Tuesday, April 14, 2015

Tại Sao Gọi Là Lời Khuyên Phúc Âm?

Khi bàn về đời sống tận hiến, người ta thường nói đến ba lời khuyên phúc âm: khiết tịnh, khó nghèo, vâng lời. Tại sao gọi đó là ba lời khuyên Phúc âm? Phúc âm chỉ có ba lời khuyên thôi hay sao?

 Chúng ta nên phân biệt hai vấn đề. Thứ nhất: lời khuyên Phúc âm là gì? Thứ hai: có bao nhiêu lời khuyên Phúc âm? Vấn đề thứ hai tùy thuộc vấn đề thứ nhất. Câu hỏi thứ nhất: lời khuyên Phúc âm là gì? Có ít là hai lối giải thích: (1) một lối giải thích khá quen thuộc là sự phân biệt giữa “lời truyền”  “lời khuyên”. Theo lối giải thích này, trong Phúc âm chúng ta đọc thấy nhiều điều mà Chúa truyền buộc phải giữ (chẳng hạn như mười điều răn); nhưng bên cạnh đó, còn nhiều điều khuyên, nghĩa là khuyến khích thực hành, để trở nên tốt hơn. Nền tảng của sự phân biệt này có thể tìm thấy nơi trình thuật của Phúc âm nhất lãm về cuộc đối thoại giữa Chúa Giêsu với một thanh niên. Anh ta hỏi Ngài: “Thưa thầy, tôi phải làm điều gì để được vào Nước Trời?” Chúa trả lời: “Hãy giữ các điều răn” (tức là luật truyền). Anh tiếp thêm: “Tôi đã tuân giữ tất cả từ hồi còn nhỏ”. Chúa liền nói: “Còn thiếu một điều nữa; anh về bán hết gia tài, phân phát cho người nghèo, rồi đến đây theo tôi”. (Mt 19,16-22 và song song). Theo lối giải thích cổ truyền, thì trong câu chuyện này, ta thấy có hai cấp độ: cấp một là giữ các giới răn; đây là điều kiện thiết yếu để được vào Nước Trời; cấp thứ hai là từ bỏ tài sản để đi theo Chúa. Điều này Chúa không buộc nhưng chỉ khuyên thôi. Chàng thanh niên đó không đáp lời khuyên đó (và có lẽ làm cho Chúa buồn) nhưng mà điều đó không phương hại đến phần rỗi. (2) Tuy nhiên, ngoài lối giải thích vừa kể (phân biệt lời truyền với lời khuyên), còn có một lối giải thích khác về ý nghĩa của từ ngữ “lời khuyên Phúc âm”, đó là: Tất cả Phúc âm đều là lời khuyên hết