Wednesday, March 25, 2015

Linh Mục - Người Là Ai?

LTS: Bài viết "Linh mục - người là ai?" xin chỉ giới hạn vào vấn đề bản tính của chức linh mục (hoặc căn cước: identitas), chứ không bàn đến các khía cạnh tu đức, mục vụ.

A. NHẬP ĐỀ
Từ công đồng Vaticano II đến nay, vấn đề “can cước” của linh mục đã được bàn cãi không những trong các tác phẩm thần học, mà còn trở thành mối quan tâm của các nhà lãnh đạo Giáo hội, điển hình là hai phiên họp của Thượng hội đồng Giám mục năm 1971 và 1990, và văn kiện của Bộ Giáo lý đức tin năm 1983. Đó là chưa nói tới vấn đề tryền chức linh mục cho nữ giới.
Trọng tâm của vấn đề có thể tóm lại như sau. Từ công đồng Trentô đến nay, căn cước của linh mục thường được mô tả qua chức vụ tư tế (sacerdos): linh mục thay mặt Đức Kitô để dâng thánh lễ, giải tội và ban bí tích. Vào thời họp công đồng Vaticano II, hình ảnh đó đã bị chỉ trích vì hai lý do. Lý do thứ nhất, bởi vì chức vụ linh mục ra như chỉ giới hạn vào việc phụng tự, với nguy cơ trở thành ông thầy cúng! Linh mục còn có sứ mạng rao giảng lời Chúa, phục vụ cộng đoàn Dân Chúa nữa chứ! Lý do thứ hai là không những các linh mục mà cả các tín hữu cũng được thông dự vào chức tư tế của Đức Kitô nữa. Đó là điều quen được gọi là chức tư tế phổ quát (sacerdotium commune). Làm thế nào giải thích được hai cách thức tham dự vào cùng một chức tư tế của Đức Kitô?

Saturday, March 21, 2015

VỊ TRÍ NHÀ TẠM TRONG THÁNH ĐƯỜNG


Khi bước vào thánh đường, nhiều người có thể thắc mắc: tại sao vị trí nhà tạm ở nhà thờ này lại khác ở nhà thờ kia như thể không có một sự thống nhất nào cả; có nhà thờ đặt nhà tạm ở chính giữa bức tường phía đầu cung thánh; những nhà thờ khác cũng đặt nhà tạm ở bức tường phía đầu cung thánh nhưng lại dịch sang một bên, phía bên kia hoặc không có gì hoặc có một tòa nhỏ tôn vinh Sách Thánh nằm đối xứng với nhà tạm; có nơi nhà tạm được đặt ở xa bức tường phía đầu cung thánh hoặc xa hẳn cung thánh; thậm chí có những nhà thờ, khách lạ chẳng biết nhà tạm ở đâu... Chắc chắn, những ai chịu trách nhiệm xây mới hay sửa chữa nhà thờ, vì bàn thờ và nhà tạm vẫn còn là tiêu điểm kiến trúc của thánh đường, cho nên thường tự hỏi: vị trí của Nhà tạm ở đâu là thích hợp nhất? Để giải đáp những vấn nạn ở trên, bài viết sau đây sẽ giới thiệu đôi nét lịch sử và thần học về nhà tạm, từ đó, cùng với những tài liệu hướng dẫn của Giáo Hội, rút ra những thực hành cần thiết và thích hợp liên quan đến vị trí của nhà tạm.


Sunday, March 15, 2015

Các Giáo Xứ: Lịch Sử Và Thần Học

Lm. Giuse Phan Tấn Thành, OP.

 -------------------------------------------
Nội Dung
Nhập đề: Từ ngữ
1/ Tiếng Việt: xứ, họ.
2/ Tiếng Latinh: paroecia (Pháp paroisse, Anh parish), gốc bởi paroikia tiếng Hy-lạp.
I. Lịch sử
A. Những thế kỷ đầu tiên: từ ekklesia đến paroikia
B. Thời Trung cổ: sự thành hình các giáo xứ
C. Công đồng Trentô: quy tắc về cha xứ và giáo xứ
D. Công đồng Vaticanô II: giáo xứ với giáo-hội-học.
II. Thần học
A. Khái niệm về giáo xứ trong các văn kiện Tòa Thánh
1/ Những văn kiện công đồng Vaticanô II
2/ Bộ giáo luật 1983 và các văn kiện gần đây
B. Những khuôn mặt thần học của giáo xứ
1/ Nhìn từ khía cạnh cộng đoàn
2/ Nhìn từ các yếu tố cấu thành sứ vụ: martyria, leiturgia, koinonia, diakonia
III. Vài hệ luận: những mô hình giáo xứ
A. Dưới góc độ xã hội học: những cách xếp loại giáo xứ, và những biến chuyển xã hội
B. Dưới góc độ thần học mục vụ: chân dung cha xứ
***
Nhập đề
Để tiếp tục kế hoạch mục vụ của năm 2014 dành cho việc “Phúc âm hoá đời sống gia đình”, Hội đồng giám mục Việt Nam đã chọn cho năm 2015 đề tài “Tân phúc-âm-hóa đời sống các giáo xứ và các cộng đoàn sống đời thánh hiến”. Giáo xứ được giới thiệu như một “gia đình rộng lớn hơn”: “giáo xứ là gia đình của những người con cái Thiên Chúa, trong đó tất cả là anh chị em với nhau. Gia đình giáo xứ cần được Phúc-Âm-hóa, nghĩa là thấm đẫm tinh thần Phúc Âm và làm chiếu tỏa ánh sáng Phúc Âm ra chung quanh, đến với muôn dân”.
Chúng tôimuốn đóng góp vào kế hoạch này qua việc nghiên cứu hai điểm “thời sự” và “thần học” của giáo xứ. Bài này gồm có ba phần. 1/ Trong phần đầu, chúng ta sẽ ôn lại sự tiến triển của giáo xứ trải qua lịch sử, với những vấn đề giáo luật và mục vụ kèm theo. 2/ Trong phần thứ hai, chúng ta sẽ tìm hiểu những quan niệm thần học về giáo xứ dựa theo các văn kiện của Giáo hội. 3/ Từ đó, chúng ta sẽ rút ra vài hệ luận.
Trước khi đi vào vấn đề, chúng tôi muốn đưa ra vài nhận xét về từ ngữ.

Saturday, March 14, 2015

MẪU XÉT MÌNH TRƯỚC KHI XƯNG TỘI

(Dịch theo nguyên bản tiếng Ý do Phòng đặc trách các Buổi cử hành do Đức Thánh Cha chủ sự, ngày 11-03-2015.)



Wednesday, March 4, 2015

CHUẨN BỊ BÀI GIẢNG VÀ GIẢNG TRONG PHỤNG VỤ

THEO TÔNG HUẤN Evangelii gaudium

Quý Cha kính mến,

Năm 2014 vừa qua, linh mục đoàn Cần Thơ đã tìm hiểu và chia sẻ rất sôi động trong các khoá Bồi Dưỡng Tông Huấn đầu tiên của Đức giáo hoàng Phanxicô, Evangelii gaudium (Niềm vui Tin Mừng). Sau một thời gian “nghỉ ngơi”, “tiêu hoá”, và “lắng động”, bài viết này xin tóm lược ba ý chính: (1) đặc tính của bài giảng (homélie), (2) chuẩn bị bài giảng và (3) trong lúc giảng được rút ra trong số 135-159 của Tông Huấn, như “món ăn đặc sản” của Đức Phanxicô gửi tặng Quý Cha, những người rao giảng Tin Mừng.


I. Đặc tính của Bài Giảng (Homélie)

(1) Bài giảng là một chia sẻ kinh nghiệm mãnh liệt và hạnh phúc về Chúa Thánh Thần, về một cuộc gặp gỡ an ủi với Lời Chúa, một nguồn mạch không ngừng đưa đến việc canh tân và tăng trưởng.

(2) Bài giảng có một giá trị đặc biệt vì phát sinh từ trong bối cảnh phụng vụ Thánh Thể, do đó, nó là một cuộc đối thoại tuyệt vời nhất giữa Thiên Chúa và dân Ngài. Lời Chúa trước hết là một hồng ân hơn là một đòi hỏi.

(3) Bài giảng không phải là lúc để suy niệm hay dạy giáo lý. Nó không phải là một bài diễn văn hoặc một bài thuyết trình, nó cũng không là một bài học chú giải về Kinh Thánh, và không chỉ giới hạn vào việc khuyên răn luân lý. Nó càng không phải là một công việc quảng cáo hay một hình thức trình diễn để giải trí.

(4) Bài giảng phải đốt cháy lòng người, phải đem lại sự nhiệt thành và ý nghĩa cho buổi lễ.

(5) Một bài giảng hay phải có một ý tưởng, một tâm tình và một hình ảnh.


II. Chuẩn bị trước khi giảng

(1) Các mục tử nên dành nhiều thì giờ để học hỏi, cầu nguyện, suy niệm và sáng tạo mục vụ. Do đó, cần phải bớt một số công việc, cho dù quan trọng, để chuẩn bị bài giảng.

(2) Không chấp nhận bất cứ lý do nào, kể cả bận quá nhiều công việc, để không dọn bài giảng cho kỹ. Một mục tử mà không dọn bài giảng cho kỹ lưỡng thì không “thuộc linh”, không làm việc dưới sự soi sáng của Chúa Thánh Thần, và “thiếu trách nhiệm đối với những hồng ân mà mình đã nhận được”.

(3) Phương pháp soạn giảng của Đức Thánh Cha Phanxicô:

+ Trước tiên, Cầu khẩn Chúa Thánh Thần,
+ Tiếp đến, phải tập trung vào bản văn, đặt nó trong mối quan hệ với toàn bộ Thánh Kinh. Phải chắc chắn hiểu đúng ý nghĩa và sứ điệp chính yếu mà tác giả muốn thông truyền. Đây là nguyên tắc quan trọng trong việc giải thích Thánh Kinh.
+ Chú ý đến các từ ngữ được lặp đi lặp lại hoặc nổi bât, nhận ra cấu trúc và sự thống nhất của nó,
+ Xem xét vai trò của các nhân vật...

(4) Người giảng phải tiếp cận Lời Chúa, lắng nghe Lời Chúa với tâm hồn cầu nguyện, ngõ hầu Lời Chúa thấm sâu vào những suy nghĩ và cảm xúc để cho Lời ấy chạm đến cuộc sống, khuyên nhủ và lay chuyển mình. Việc rao giảng sẽ đạt được hiệu quả khi người giàng truyền đạt cho người khác điều mà mình đã chiêm niệm.

(5) Cùng với việc lắng nghe Lời Chúa, người giảng phải lắng nghe giáo dân để biết được họ đang mong được nghe điều gì, để liên kết bản văn Thánh Kinh với cuộc sống họ. Cần phải có một sự nhạy cảm để nhận ra những gì thực sự ảnh hưởng đến đời sống của họ. Đây là cách nối kết sứ điệp của bản văn Thánh Kinh chiếu rọi vào hoàn cảnh sống cụ thể của dân Chúa.


III. Trong khi giảng

(1) Giảng như người mẹ nói chuyện với con mình, như người mẹ chuẩn bị bữa cơm cho gia đình.
(2) Giảng với thái độ gần gũi, giọng nói ấm áp, cách nói dịu dàng, cử chỉ diễn tả niềm vui.
(3) Giảng ngắn gọn.
(4) Trình bày sứ điệp cách đơn giản, theo chủ đề rõ ràng, nối kết các ý tưởng mạch lạc để người nghe có thể tiếp thu. Đơn giản trong cách sử dụng ngôn ngữ, giúp người nghe có thể hiểu dễ dàng. Tránh sử dụng ngôn từ chuyên môn trong nghiên cứu, nhưng sử dụng ngôn ngữ chung của người nghe.
(5) Sau cùng, giảng với cung giọng tích cực hơn là tiêu cực, nghĩa là nhấn mạnh đến những gì nên làm hơn là nói nhiều đến những cấm đoán. Một bài giảng tích cực sẽ khơi lên niềm hy vọng, hướng đến tương lai tốt đẹp.
-----------------------------------
Lm Giuse Lê Ngọc Ngà
http://gpcantho.com/ArticlesDetails.aspx?ArticlesID=7058

MẨU ĐỐI THỌAI với Thánh Giuse 

-------------------------------------
Một tâm hồn có lòng kính mến Thánh Giuse đến trước tượng ngài trong thánh đường và tâm sự với ngài về những thắc mắc tò mò của mình như sau:
1. Con xin chào Thánh cả Giuse. Ông Bà Cha Mẹ con thường nói với con về Thánh cả, nhưng chẳng ai rõ về Thánh cả bao nhiêu, ngoài hình tượng của Thánh cả trong hang đá ngày lễ Chúa Giêsu giáng sinh và tượng trong nhà thờ…Con Thấy người ta làm hình tượng Thánh cả sao có nhiều râu ria và chống gậy già quá vậy?
Thánh Giuse: Phải chính là ta đây. Và đúng như vậy, không có sử sách nào ghi lại cuộc đời của ta cả. Trong phúc âm có ghi lại vài dòng như quê quán nơi sinh ở Bethlehem, nơi Chúa Giêsu Giáng sinh trên cánh đồng; rồi sống lưu lạc với Đức Mẹ Maria và Chúa Giêsu bên Ai-cập sau cùng trở về sinh sống nơi làng quê miền Na-da-rét đất nước Do Thái.
Về nghề nghiệp ta làm nghề thợ mộc đóng bàn ghề, tủ đựng thức ăn chén bát, xây nhà cửa có khi lát gạch cả lối đi ngoài cổng nữa, làm kế sinh sống nuôi gia đình. Và trẻ Giêsu cũng học làm nghề này với ta cả.
Có lẽ vì thế mà xưa nay người ta tạc khắc vẽ hình tượng ta với cái cưa, cái đục, cái búa, cái bay thợ nề. Điều đó không có gì sai cả. Trái lại tốt thôi. Ta vui mùng vì người ta đã biết quý trọng công việc làm ăn tay chân.