Saturday, June 27, 2015


PHONG TRÀO CURSILLO

SỰ HÌNH THÀNH, TÂM TƯỞNG, MỤC ĐÍCH VÀ BẢN CHẤT

1. SỰ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA PHONG TRÀO CURSILLO.
Ta cùng điểm qua những nét chính trong các sự kiện liên quan dẫn đến sự hình thành và phát triển Phong Trào Cursillo, một phong trào của Giáo Hội Công Giáo đang có mặt trên 800 giáo phân trong hơn 60 quốc gia với ngoài 10 triệu người tham dự.

1.1 Cuộc nội chiến Tây Ban Nha:
Cuộc nội chiến khốc liệt giữa những người Công Giáo sùng đạo và những người Công Giáo làm chính trị (Phe Quốc gia và phe Cộng Hòa) tại Tây Ban Nha từ năm 1936 kết thúc 1939 đã để lại hậu quả vô cùng đau thương: Con số người bị giết chết thật đáng kinh ngạc: 4.184 linh mục triều và chủng sinh; 2.365 tu sĩ dòng; 283 nữ tu; gần 80.000 giáo dân. Điểm tệ hại hơn nữa là đang có nhiều người Công Giáo và ngoài Công Giáo quay lưng lại với Thiên Chúa.

1.2 Lời kêu gọi của Đức Giáo Hoàng Piô XII, và sự đáp trả của ông Eduardo Bonnin

1.2.1 Lời kêu gọi của Đức Giáo Hoàng Piô XII
Ngày 06 tháng 02 năm 1940, Đức Giáo Hoàng Piô XII đau buồn thừa nhận: đã có một số lớn các giáo hữu xa rời đời sống Kitô hữu. Ngài kêu gọi các giáo sĩ và giáo dân với nỗ lực của mình hãy tìm cách đưa những giáo hữu này trở về với các giá trị Kitô Giáo.

TẠO VẬT - THỤ TẠO

Tôi thấy trên mạng có người đặt câu hỏi “tại sao ngày nay người ta hiểu “tạo vật” như là những vật được dựng lên, mà không phải là nghĩa “Đấng Tạo Hoá?” Người ta trả lời: “Từ ‘tạo vật’ bị dùng sai, có lẽ do cách dùng sai trong tôn giáo”.

Nghe họ trả lời như thế, tôi cảm thấy rất buồn. Thật vậy, nhiều chỗ trong phụng vụ của Giáo Hội cũng dùng thuật từ “tạo vật” để chỉ con người hãy những vật được Chúa dựng nên. Có người thấy vậy lại giải thích: “Tạo vật” trước đây có nghĩa là Đấng Tạo Hoá, nay có nghĩa là “loài thụ tạo”. Vậy chúng ta thử tìm hiểu ý nghĩa của hai thuật từ “tạo vật” và “thụ tạo”.

Wednesday, June 24, 2015

Thánh lễ Tuyên phong Chân Phước 
Đức Tổng Giám Mục Oscar Romero

Thánh lễ tuyên phong Chân Phước cho Đức Tổng Giám mục Oscar Romero hôm thứ Bẩy 23 tháng Năm đã thu hút 250,000 người.


Ảnh: AP

Tuesday, June 23, 2015

LỄ SINH NHẬT THÁNH GIOAN TẨY GIẢ

Từ thế kỷ thứ IV, Giáo hội đã mừng lễ sinh nhật thánh Gioan Tẩy Giả. Đây là một lễ rất lâu đời xét về mặt thời gian. Nếu như câu hỏi mà những người đương thời để bụng suy nghĩ "con trẻ này rồi sẽ nên thế nào?" Thì ngày nay người ta vẫn không ngừng đặt ra những câu hỏi, chẳng hạn như: Tại sao lại lấy ngày 24 tháng 6? Và lý do gì mà Giáo hội lại mừng lễ sinh nhật Thánh Gioan cách trọng thể như thế?


Saturday, June 13, 2015

MUỐN HIỂU ĐÚNG "NEW EVANGELIZATION"

Con đã cố gắng liên hệ với một số linh mục (học trò cũ) đang rao giảng Tin Mừng ở Đài loan. Đây là bài của Cha Antôn Mai Trọng Minh mấy năm rao giảng Lời Chúa ở Đài loan và bây giờ du học và tồt nghiệp tại Mỹ viết cho con, Con xin gửi đến Quý Đức Cha, Quý Cha và các bạn đọc .

I. Evangelizing, evangelize và evangelist:
Trong Hiến Chế Tín Lý về Giáo Hội số 17 (Lumen Gentium) Giáo Hội coi lời thánh Phaolô như lời tự nhủ chính mình: “khốn cho tôi nếu tôi không giảng tin mừng” (1 Cor. 9:16) và không ngừng sai các sứ giả Tin Mừng đến giúp đỡ những giáo hội trẻ cho đến khi tự họ vững mạnh và có thể tiếp tục công việc rao giảng Tin Mừng.” (She makes the words of the Apostle her own: “Woe to me, if I do not preach the Gospel, and continues unceasingly to send heralds of the Gospel until such time as the infant churches are fully established and can themselves continue the work of evangelizing.) (vat lumen, web)

Friday, June 12, 2015

MỘT CHUYỆN TÌNH

Một hôm, tôi dậy sớm để xem cảnh hừng đông vừa mới hé,
Ôi công trình của Thiên Chúa mới diễm lệ xiết bao.


Mắt ngắm nhìn, tôi ngợi khen Thiên Chúa về những kỳ công nhiệm mầu...
Tôi ngồi đấy, và thấy rằng Chúa hiện diện.
Người hỏi tôi: 
"Con có yêu mến Ta không?"
Tôi đáp: 
"Lẽ tất nhiên, lạy Chúa! Chúa là Thiên Chúa và Đấng Cứu Độ con!"
Và Người hỏi: 
"Nếu con mang khuyết tật, con có còn yêu mến Ta không?"

Tôi ngỡ ngàng, nhìn xuống tay chân và toàn bộ hình hài, rồi nghĩ rằng có bao điều tôi sẽ không tài nào làm được, ngay cả những điều tôi thấy là đương nhiên.
Và tôi trả lời: 
"Hẳn là sẽ rất khó đấy, lạy Chúa, nhưng... con vẫn yêu Chúa!"

Người lại hỏi: 
"Nếu con mù, con có còn yêu các thọ tạo của Ta chăng?"

Monday, June 8, 2015

LỊCH SỬ 

VIỆC TÔN THỜ THÁNH TÂM CHÚA GIÊSU

Họ sẽ nhìn lên Đấng họ đã đâm thâu qua”. (Ga 19, 37)
Trái Tim Chúa Giêsu được người ta tôn thờ ngay từ lúc Người thở hơi cuối cùng trên thánh giá.
Thánh Giuse và Nicôđêmô tháo đanh và hạ xác Chúa Giêsu xuống, Ðức Mẹ giơ tay ẵm lấy. Ðức Mẹ xiết vào lòng xác con đã lạnh giá, đầy những thương tích. Nỗi lòng đau không xiết kể, nhất là khi Người nhìn thấy vết thương cạnh sườn mở quá rộng, để lộ một con tim nhợt máu vì đã bị ngọn giáo thâu qu
Đến thời Trung cổ, đạo Chúa bị bách hại, các bè rối nổi lên phản nghịch cùng Hội Thánh. Tinh thần đạo sa sút, giáo dân bỏ đạo thật theo đạo rối. Để chống lại cơn cuồng phong ấy, Thiên Chúa toàn năng đã dự định một phương thế thần diệu là Trái Tim Chúa Giêsu. Thiên Chúa muốn cho người ta tôn thờ Trái Tim Chúa Giêsu, để nhờ đó ngọn lửa mến đã hầu tắt đi, được bùng cháy lại mạnh mẽ.

Friday, June 5, 2015

Ý NGHĨA THẦN HỌC và LINH ĐẠO của VIỆC TÔN THỜ THÁNH THỂ NGOÀI THÁNH LỄ

Chủ đề mục vụ Năm Thánh mừng Kim Khánh Giáo Phận XL là “Gia đình và Giáo xứ sống Mầu nhiệm Thánh Thể”. Chọn lựa như vậy vì Thánh Thể là «nguồn mạch và chóp đỉnh của toàn thể đời sống Kitô giáo»[1], là bản toát yếu và tổng luận đức tin Kitô giáo[2]. Do đó, hiểu biết thực sự về Thánh Thể là biết tất cả Kitô giáo, sống Thánh Thể là sống trọn vẹn nguồn ân phúc thiêng liêng dồi dào của Thiên Chúa, vì Thánh Thể chứa đựng «chính Đức Kitô, Chiên Vượt Qua của chúng ta và là Bánh Trường Sinh trao ban sự sống cho nhân loại»[3].

Tuesday, June 2, 2015


Chuyện của ĐGM Bùi Tuần
---------------------------------

Con đường tôn vinh Thiên Chúa

Chúa Giêsu là Ngôi Hai Thiên Chúa giáng trần. Thế nhưng, Ngài đã bị các vị lãnh đạo tôn giáo của Ngài kết án. Họ đã loại trừ Ngài nhân danh luật đạo. Họ đã mưu giết Ngài vì mục đích tôn vinh Thiên Chúa!

Lỗi lầm lịch sử này là một thảm kịch. Nó xảy ra không chỉ một lần và không phải chỉ dưới một hình thức, nghĩa là có nhiều việc làm nhân danh Chúa mà làm hại Chúa. Có nhiều công trình thực hiện vì mục đích tôn vinh Thiên Chúa lại bị Thiên Chúa từ bỏ. Chúa Giêsu đã khẳng định như thế: “Ngày ấy, sẽ có nhiều người kêu cùng Chúa rằng: Lạy Chúa, lạy Chúa, chúng tôi đã chẳng nhân danh Chúa mà nói tiên tri, mà trừ quỷ, mà làm phép lạ sao? Bấy giờ Thầy sẽ trả lời họ rằng: Ta không hề biết các ngươi. Hãy đi khỏi đây, hỡi những kẻ gian ác” (Mt 7,22).

ĐỜI TU VÀ HẠNH PHÚC

Jos.Vinc. Ngọc Biển
Là con người, từ cổ chí kim, từ Đông chí Tây..., đủ mọi lứa tuổi, mọi thành phần, ai ai cũng đều mong muốn mình được hạnh phúc hoặc sờ chạm thấy hạnh phúc dù chỉ một chút.  Thánh Tôma Aquinô cũng đã nói: “Theo bản tính tự nhiên, tất cả mọi người đều khát mong hạnh phúc”[1]. Chính vì thế, mà nhiều người chấp nhận đánh đổi rất nhiều để cầu mong được hạnh phúc. Ngày nay, cũng đã có nhiều người tìm ra cho mình những kỹ năng để nâng niu và nắm giữ được hạnh phúc lâu dài.
Tuy nhiên, điều họ mong muốn và tìm kiếm đó có đúng không hay chỉ là một sự mơ tưởng hoặc bị hiểu sai về hạnh phúc? Vậy hạnh phúc đích thực là gì và ở đâu?


1.      Hạnh phúc là gì và ở đâu?    
Thực sự câu trả lời rất khó để khẳng định đâu là hạnh phúc; ai là người được hạnh phúc, và dựa vào tiêu chuẩn nào để cho rằng mình hạnh phúc! Lại càng khó hơn khi mỗi người đều có một quan điểm hay một khái niệm để mặc định cho nó. Đôi khi dẫn đến tình trạng uốn nắn hạnh phúc theo chủ ý khách quan của mình.
Nhưng như đã nói, hạnh phúc được mỗi người hiểu một cách khác nhau, nên rất khó thống nhất. Các trường phái hay tôn giáo cũng có những quan niệm khác nhau khi bàn về hạnh phúc.