Sunday, September 29, 2013

CUỘC SỐNG TRẦN THẾ không phải là tất cả
(Luca 16,19-31 – CN XXVI TN - C)

1.- Ngữ cảnh
Tại đoạn Lc 16,14-18, tác giả đã mô tả người Pharisêu là “vốn ham hố tiền bạc”. Lời mô tả này chủ ý được ghi vào cho khó nghe, bởi vì là một nhận xét bất thường, không có chỗ nào trong TM III hay Cv sử dụng. Đức Giêsu than trách rằng điều răn quan trọng nhất, yêu thương người thân cận như chính mình, đã phải hy sinh cho việc giữ lấy của cải riêng, và lòng yêu thương đối với chính mình, cho dù phải hy sinh người thân cận, đã được ưa chuộng hơn – và điều này lại rõ ràng nơi những người Pharisêu đạo đức! Những câu nói về sự ham hố tiền bạc dễ dàng tuôn ra từ dụ ngôn trước đó nói về việc sử dụng của cải cách bất chính (16,1-8) và từ những bài học về việc lạm dụng của cải (16,9-13). Vậy bài dụ ngôn 16,19-31 là phần nối tiếp những nhận định lâu dài của tác giả Lc về việc sử dụng không đúng đắn các của cải (kể từ bài Người con hoang đàng). Bài dụ ngôn hôm nay giúp làm sáng tỏ hoàn cảnh này. Người Pharisêu chế nhạo Đức Giêsu khi nghe dụ ngôn của Người đề cập đến tiền bạc; bây giờ, bằng ngôn ngữ rõ ràng và mạnh mẽ, Đức Giêsu biện luận về cách sử dụng đúng đắn các của cải.
HỌC VỚI CHÚA KITÔ


EMERITUS?

Lm. Stêphanô Huỳnh Trụ
Sau khi Đức Thánh Cha Bênêđictô XVI từ nhiệm, hàng loạt các danh từ liên quan đến Toà Thánh ít dùng đã xuất hiện trên các phương tiện truyền thông đại chúng. Nhưng mỗi nơi có cách dùng khác nhau, nhất là cách xưng hô đối với vị giáo tông đã từ nhiệm.
Hiện nay nhiều bản tin tiếng Việt vẫn gọi ngài “Giáo hoàng danh dự”, dịch từ danh hiệu “Pope Emeritus”. Tuy nhiên, cũng có người dịch là cựu hay nguyên giáo hoàng. Có người hỏi tôi Emeritus là gì? Dịch là danh dự hay cựu hay nguyên cách nào chính xác hơn? 
THÁNH TÊRÊSA

Một con người đơn sơ – Một tâm hồn trẻ thơ
Nếu có dịp về vùng miền quê, chúng ta dễ phát hiện ra những nụ cười ngây thơ và trong sáng trên khuôn mặt của các em thiếu nhi nơi đây. Những hình ảnh đáng yêu, hồn nhiên của các em thiếu nhi tại một vùng quê thanh bình đã phần nào mô tả được cuộc sống thường ngày của các em tại nơi này. Với khói bụi, với cánh đồng lúa, với khuôn mặt thân thương và trong sáng đem đến sự đáng yêu, tinh nghịch, ngộ nghĩnh trên từng khuôn mặt. Cuộc sống của con người không thể thiếu đi những nụ cười của trẻ nhỏ, những nụ cười mang đến cho chúng ta sự vui vẻ và thân thiện. Tuổi thơ không nuôi dưỡng chiến tranh nhưng luôn gầy dựng hoà bình. Tuổi thơ không ghen ghét, kèn cựa lẫn nhau nhưng đoàn kết, hợp tác thân thương. Thế nên, tuổi thơ thật đáng yêu, đáng trân trọng. Và những ai có tâm hồn tuổi thơ cũng đáng được ca ngợi, mến yêu.

Thursday, September 26, 2013

GIÁ TRỊ CỦA MỘT THÁNH LỄ MISA

    Tác giả: Sr. MARY VERONICA MURPHY)

Xin hãy cùng đọc một chứng từ có thật, hết sức giản dị đơn sơ, nhưng lại quá độc đáo bất ngờ, để rồi cùng có được diệu cảm về Thánh Lễ...

Wednesday, September 25, 2013

Năm đức tin với thánh Tôma.(Bài 36)
Điều Răn Thứ Sáu
“Ngươi không được ngoại tình” (Xh 20,14)

Thánh Tôma đã đọc mười điều răn theo một “hệ trật giá trị” từ trên đi xuống. Trước hết là ba điều răn liên quan đến Thiên Chúa. Liền đó là điều răn liên quan đến cha mẹ là những người cộng tác với Thiên Chúa trong việc ban cho ta sự sống. Kế đến, ta phải tôn trọng sự sống của tha nhân (điều răn thứ năm), những người liên kết nên một với tha nhân (điều răn thứ sáu), và tôn trọng tài sản của tha nhân (điều răn thứ bảy).


NÓI THÊM VỀ
TỘI PHẠM ĐIỀU RĂN THỨ SÁU
Hỏi: xin cha giải thích rõ những tội nghịch điều răn thứ sáu ,và hậu quả của tội này.

Monday, September 23, 2013

Nếu chết là hết…



Nếu chết là hết thì
Sống tốt để làm gì
Học hành có nghĩa chi
Phấn đấu làm việc cũng vậy thôi
Giàu có sung sướng rồi gì nữa
Văn minh lịch sự để làm gì
Danh tiếng này kia có ích chi …

NHỮNG TỘI PHẠM ĐIỀU RĂN THỨ NHẤT

Hỏi: xin cha nói rõ những tội nghịch điểu răn thứ nhất phải tránh.


Trả lời:

Điều răn thứ Nhất dạy chúng ta phải thờ phượng một mình Thiên Chúa trên hết mọi sự để được cứu rỗi và hưởng Thánh Nhan Người trên Nước Trời mai sau.Phải thờ lậy Chúa vì đức tin đã cho ta xác tín Người là Đấng đã tạo dựng muôn loài muôn vật hữu hình cũng như vô hình, trong đó đặc biệt có con người là tạo vật được dựng nên " theo hình ảnh của Chúa" với hai đặc tính có lý trí và ý muốn tự do ( free will) mà không một tạo vật nào khác có được.

Thursday, September 19, 2013

Chân dung Thánh Mát-thêu

Thánh Matthêu là người Do Thái, làm việc cho quân đội La Mã với nhiệm vụ thu thuế từ những người Do Thái. Dù người Do Thái không cho phép lấy thuế quá nặng, nhưng mối quan tâm của họ là hầu bao riêng. Họ không để ý những nông dân thu thuế đã lấy gì cho họ. Do đó dân thu thuế bị người Do Thái ghét như những kẻ phản bội. Những người Pharisêu (Biệt phái) bị coi là phường tội lỗi, thế nên họ thấy “sốc” khi Chúa Giêsu gọi một người như thế làm môn đệ.

Chính nhân viên thuế vụ Matthêu đã mời Chúa Giêsu đến dự tiệc tại nhà mình. Phúc âm cho chúng ta thấy rằng nhiều người thu thuế cũng đến dự tiệc. Người Pharisêu cũng cảm thấy “sốc” nên mới nói: “Sao Thầy các anh lại ăn uống với bọn thu thuế, và quân tội lỗi như vậy?”. Chúa Giêsu trả lời: “Người khoẻ mạnh không cần thầy thuốc, người đau ốm mới cần. Hãy về học cho biết ý nghĩa của câu này: Ta muốn lòng nhân chứ đâu cần lễ tế. Vì tôi không đến để kêu gọi người công chính, mà để kêu gọi người tội lỗi” (Mt 9:12-13). Chúa Giêsu không có ý coi thường nghi lễ và việc thờ phượng mà Ngài muốn nhấn mạnh việc yêu thương người khác là điều quan trọng hơn.

Công bằng trên thế giới

LỜI GIỚI THIỆU
Văn kiện sau đây có tác giả là Thượng Hội Đồng Giám Mục, cấp đoàn thể mới, xuất thân từ Công đồng Vatican II. Thượng Hội Đồng nhóm họp vào năm 1971 (từ ngày 30 tháng 9 đến ngày 6 tháng 11) là Thượng Hội Đồng thứ ba tính từ các Thượng Hội Đồng chung đã nối tiếp nhau kể từ Công Đồng. Có một Thượng Hội Đồng, gọi là “thông thường”, vào năm 1967; một Thượng Hội Đồng khác, được gọi là “ngoại thường”, giới hạn hơn, vào năm 1969. Thượng Hội Đồng năm 1971 một lần nữa được gọi là thông thường.
Thượng Hội Đồng 1971 có hai chủ đề trong chương trình làm việc: – Thừa tác vụ linh mục, – Công bằng trên thế giới. Trên mỗi một chủ đề này, Thượng Hội Đồng đã soạn thảo và bỏ phiếu một văn kiện tập hợp các quan điểm quan trọng nhất và các mong ước của Hội nghị. Đức Giáo Hoàng Phao-lô VI đã công bố cả hai văn kiện vào ngày 30 tháng 11 năm 1971.
Đức Mẹ Sầu Bi - 15/09

VAI TRÒ CỦA ĐAU KHỔ
GM JB Bùi Tuần
Trong tháng 9 có lễ kính Đức Mẹ sầu bi (15/9). Dịp này Hội Thánh nhắc cho chúng ta nhớ vai trò của đau khổ trong cuộc đời Đức Mẹ, để chúng ta cũng hiểu vai trò của đau khổ trong cuộc đời chúng ta.

Tuesday, September 17, 2013

THẮC MẮC SỐNG ĐẠO
Phải xưng tội như thế nào? Bao lâu thì phải đi xưng tội?



Một khóa học được tổ chức tại Roma dưới sự chủ tọa của Đức Hồng Y James Francis Stafford, Chưởng Ấn Tòa Ân Giải Tối Cao. Ngài nêu lên vấn đề giáo luật cũng như luân lý. Ngài muốn gởi sứ điệp này đến các linh mục trẻ vì đây cũng là một vấn đề liên quan đến các tín hữu trong Mùa Vọng hoặc Mùa Chay: đi xưng tội đề hòa giải với Thiên Chúa.

Trong vấn đề này Cha Gianfranco Girotti, thuộc Tòa Ân Giải Tối Cao đã phát biểu trên Radio Vatican là chính Đức Thánh Cha, trong Tông thư nói về năm Thánh Thể, “Mane nobiscum, Domine”, muốn “nhắc nhở là các tín hữu nên chú ý đến việc siêng năng đi xưng tội, để được xứng đáng và hữu ích khi rước Mình Máu Thánh Chúa vào lòng nếu không thì việc đi rước lễ chỉ là một thái độ hình thức bên ngoài”.
Đặc Ngữ Công Giáo Việt Nam: Tên Thánh
Người Công Giáo Việt Nam có một tên thánh. Tên thánh là tên của một vị thánh được Giáo Hội công nhận và cha mẹ lấy tên đó để đặt cho con khi chịu phép rửa tội. Người miền Nam gọi tên thánh là tên bổn mạng. Tên thánh bắt đầu xuất hiện tại Việt Nam vào khoảng giữa thế kỷ 16 khi các giáo sĩ Tây Phương đến truyền giáo và bắt đầu có người theo đạo. Tên Thánh chịu ảnh hưởng văn minh Kitô Giáo của Âu Châu nên ta cần phân biệt tên chính của người tây phương và tên thánh của người Việt Nam. 

1. Ý nghĩa tên chính của người tây phương

Anh ngữ có 4 danh từ để chỉ tên riêng: một là tên rửa tội (baptismal name), hai là tên Kitô Giáo (Christian name), ba là tên thứ nhất (first name) bốn là tên đặt (given name). Cả bốn danh từ này đều có nghĩa là tên mà tiếng Việt Nam gọi là tên đặt, tên chính, tên riêng. Tên chính của người tây phương được đặt trong lễ rửa tội nên gọi là tên rửa tội[1] (Baptismal name). Tên chính của người tây phương gọi là tên Kitô Giáo (Christian name) vì các nước tây phương chịu ảnh hưởng văn minh Kitô Giáo, tuân theo lời khuyến cáo của Giáo Hội, lấy tên các thánh để đặt tên cho các cá nhân. Do vậy, mới có từ ngữ tên thánh hay tên Kitô Giáo.



SỐNG ĐẠO
5 Cơ Đồ CHIẾN THUẬT để ĐỐI PHÓ với những NGUY BIẾN trong cuộc sống
------------------------------------------
Đôi lúc những khó khăn của cuộc sống cứ thế mà chồng chất. Chúng ta khi phải diện đối với những trở ngại, những khó khăn đang dồn dập tấn công, và chúng ta tự hỏi liệu chúng ta phải nên nhận được sức mạnh từ đâu để đối phó lại với những tình huống đó. Có lúc, chúng ta hỏi, “Làm thế nào phải ra nông nổi như vậy?” Và chúng ta than vãn rằng: “Chúng ta là những người Kitô giáo gương mẫu, biết sống và thực hành đức tin. Chúng ta tin tưởng vào Thiên Chúa. Nhưng tại sao nó lại phải như vậy? Thật là bất công quá sức!”

Monday, September 16, 2013




ĐỌC KINH THÁNH - Tiếng Anh
------------------------------------
Xin giới thiệu trang tiếng Anh về Kinh Thánh của HĐGM Hoa Kỳ:
http://www.usccb.org/bible/readings/091613.cfm

Trang này có ghi lại các Bài đọc và Phúc âm, suy nệm Lời Chúa hàng ngày và các Chúa Nhật, theo lịch Phụng Vụ GHCG quanh năm. Ngoài ra, trang trên cũng cung cấp thêm các files lưu trữ NGHE và NHÌN (audio & video) giúp suy niệm thêm.


HHđSĐ gửi kèm đường link dưới đây để quí vị các bạn tìm hiểu thêm về Lời Chúa, trau dồi và chuyên luyện Anh ngữ hàng ngày, hàng tuần.
-------------------
Trân trọng,
HHđSĐ

Sunday, September 15, 2013

Sai một ly

+ Gm. Giuse Vũ Văn Thiên

“Sai một ly, đi một dặm”, Ông Bà ta vẫn dạy thế. Hai khái niệm “ly” và “dặm” mang ý nghĩa đối nghịch nhau. Một ly (1/10 cm) thì rất nhỏ, rất gần; mà một dặm thì rất lớn, rất xa. Ấy thế mà chỉ sai có một ly thôi thì ta phải vượt chặng đường xa vô ích tới một dặm. Lối so sánh ấy nói lên hậu quả nghiêm trọng của những quyết định hay chọn lựa. Nếu không cẩn thận từng ly, ta sẽ chuốc lấy thiệt thòi hằng dặm. “Đi một dặm” là cái giá phải trả cho sự nông nổi cầu thả của mình.
Trong cuộc sống thông thường, vì thiếu ý thức hay bất cẩn, không những chúng ta phải trả giá về những hành động của mình, mà còn làm cho nhiều người bị ảnh hưởng thiệt thòi lây. Một ông giám đốc ký những quyết định vội vàng thiếu tính khả thi là làm thiệt thòi những số tiền khổng lồ vì một dự án bị thất bại. Một nhà đầu tư còn quá non trẻ trong lãnh vực kinh doanh, vội vàng trong những quyết định với đối tác mình chưa hiểu biết sẽ chuốc lấy những thất bại đắng cay cho mình và cho biết bao người có liên quan. Gần đây, khắp nơi rộ lên hiện tượng “tín dụng đen” làm điêu đứng biết bao người đã cho thấy hậu quả tai hại của sự nông nổi và hám lợi trước mắt.

Thursday, September 12, 2013

CẦU NGUYỆN TRONG THÁNH THẦN

Ngay khi mở quyển Kinh Thánh, chúng ta thấy ngay một tham chiếu thật có ý nghĩa nói rằng “thần khí Thiên Chúa (Híp-ri : rûaḥ ´ĕlōhîm ; Hy-lạp : pneuma Theou) bay lượn trên mặt nước” (St 1,2). Quyển sách cuối của Kinh Thánh, Sách Khải Huyền, kết thúc với những lời sau : “Thần Khí và Tân Nương nói : ‘Xin Ngài ngự đến !’” (Kh 22,17). Giữa hai bản văn trên là tất cả lịch sử cứu độ. Thuật ngữ rûaḥ trong sách Sáng Thế không thể đồng nghĩa với ngôi vị Thánh Thần, vì Ba Ngôi Thiên Chúa là một mặc khải do Đức Giê-su mang lại và được trình bày trong Tân Ước. Thuật ngữ rûaḥ trong sách Sáng Thế nói đến một thuộc tính của Thiên Chúa, cũng như chúng ta hay nói đến “lòng thương xót của Thiên Chúa”, “lề luật của Thiên Chúa”, và như thế “thần khí Thiên Chúa” có nghĩa như một sở hữu của danh từ, như một đặc tính của Thiên Chúa chứ không như một thực tại khác tách biệt khỏi Thiên Chúa. Lời trích trong sách Khải Huyền thì được giải thích rõ ràng là nói đến Thánh Thần, Đấng đã liên kết lời của mình với lời của vị Tân Nương, tức là Giáo Hội, trong một lời cầu nguyện để cầu xin Chúa Giê-su mau ngự đến. 
Tất cả những người đã chịu phép rửa tham phần trong Giáo Hội, có nghĩa là chúng ta cùng với Thánh Thần cầu xin Chúa Giê-su mau ngự đến. Trong phụng vụ, lời cầu nguyện này được sống cách sâu xa vào mùa Vọng (từ 17-23 tháng 12).

Mặt khác, chúng ta biết rằng trong phụng tự của Giáo Hội có một cấu trúc cố định trong phụng vụ : quy về Chúa Cha, qua Chúa Con, trong Chúa Thánh Thần, diễn tả một thực tại rất quen thuộc với chúng ta : nhờ Chúa Con, trong Chúa Thánh Thần, chúng ta có thể đến với Chúa Cha. Giáo lý của Hội Thánh Công Giáo (số 2664) dạy rằng : “Kinh nguyện Ki-tô giáo không có con đường nào khác ngoài Đức Ki-tô. Việc cầu nguyện của chúng ta, dù là của cộng đoàn hay của cá nhân, dù là khẩu nguyện hay tâm nguyện, không thể dâng lên tới Chúa Cha nếu chúng ta không cầu nguyện nhân danh Chúa Giê-su. Quả vậy, nhân tính thánh thiện của Chúa Giê-su là con đường, qua đó Chúa Thánh Thần dạy chúng ta cầu nguyện với Thiên Chúa là Cha chúng ta”.

Học yêu THÁNH GIÁ.
Tình cờ tôi nghe bài hát từ web “Học yêu Thánh Giá” (http://mp3.zing.vn/bai-hat/Hoc-yeu-Thanh-Gia-Khac-Dung-Thuy-Tien-be-Van-Anh-be-Tam-Trang/IW6B9F8B.html).

Lời ca ngắn gọn mà sâu sắc, giai điệu nhẹ nhàng cho tôi cảm nhận sâu lắng về tình yêu Thánh Giá Chúa Giêsu. 

Thánh Giá là chữ T.
Người nằm giang tay chữ Y.
Là tình yêu, yêu đến tận cùng.
Yêu nhân gian chiều ngang.
Yêu đời mình chiều sâu.
Yêu Chúa là chiều cao.
Để tình yêu luôn mãi nhiệm mầu.

Thập giá là chữ T được tạo nên do hai thanh gỗ. Thanh nằm tượng trưng cho sự chết và sự yếu đuối trải rộng. Thanh đứng tượng trưng cho sự sống vươn cao. Ý mụốn của con người là thanh nằm. Ý muốn của Thiên Chúa là thanh đứng.

Wednesday, September 11, 2013

Lời CẦU NGUYỆN mạnh mẽ

Cầu nguyện là việc cần thiết đối với mọi người, không trừ ai. Cầu nguyện rất đơn giản, chỉ cần hướng tâm lên Chúa, không cần nói nhiều, vì Chúa không thích lải nhải lắm lời. Tuy nhiên, chúng ta cũng phải cách cầu nguyện, đây là 20 lời cầu nguyện mạnh mẽ mà Kinh Thánh đã cho chúng ta biết:
 

1. LỜI CẦU CỦA GIA-BẾT (JABEZ): “Nếu thật Ngài giáng phúc cho con, thì xin nới rộng bờ cõi của con và xin tay Ngài phù trợ con, làm cho sự dữ lìa xa và cho con thoát cơn khốn khổ” (1 Sbn 4:10).

2. LỜI CẦU CỦA ĐỨC MẸ: “Linh hồn tôi ngợi khen Đức Chúa, thần trí tôi hớn hở vui mừng vì Thiên Chúa, Đấng cứu độ tôi. Phận nữ tỳ hèn mọn, Người đoái thương nhìn tới; từ nay, hết mọi đời sẽ khen tôi diễm phúc. Đấng Toàn Năng đã làm cho tôi biết bao điều cao cả, danh Người thật chí thánh chí tôn!” (Lc 1:46-49).

3. LỜI CẦU CỦA ĐỨC KITÔ: “Phần con, con biết Cha hằng nhậm lời con, nhưng vì dân chúng đứng quanh đây, nên con đã nói để họ tin là Cha đã sai con” (Ga 11:42).

4. LỜI CẦU CỦA NGƯỜI THU THUẾ: “Lạy Thiên Chúa, xin thương xót con là kẻ tội lỗi” (Lc 18:13).

5. LỜI CẦU CỦA ĐA-VÍT: “Lạy Chúa, con nâng tâm hồn lên cùng Chúa. Lạy Thiên Chúa của con, con tin tưởng nơi Ngài, xin Ngài đừng để con tủi nhục, đừng để quân thù đắc chí nhạo cười con” (Tv 25:1-2).

6. LỜI CẦU CỦA ANNA: “Tâm hồn con hoan hỷ vì Đức Chúa, nhờ Đức Chúa, con ngẩng đầu hiên ngang.
Con mở miệng nhạo báng quân thù: Vâng, con vui sướng vì được Ngài cứu độ. Chẳng có Đấng thánh nào như Đức Chúa, chẳng một ai khác, ngoại trừ Ngài, chẳng có Núi Đá nào như Thiên Chúa chúng ta” (1 Sm 2:1-2).

7. LỜI CẦU CỦA SAMSON: “Lạy Đức Chúa là Chúa Thượng của con, xin nhớ đến con và ban sức cho con lần này nữa thôi, ôi lạy Thiên Chúa, để chỉ đánh một trận là con trả thù được quân Phi-li-tinh đã móc mắt con” (Tl 16:28).

8. LỜI CẦU CỦA PHAOLÔ TÔNG ĐỒ: “Tôi quỳ gối trước mặt Chúa Cha, là nguồn gốc mọi gia tộc trên trời dưới đất. Tôi nguyện xin Chúa Cha, thể theo sự phong phú của Người là Đấng vinh hiển, ban cho anh em được củng cố mạnh mẽ nhờ Thần Khí của Người, để con người nội tâm nơi anh em được vững vàng” (Ep 3:14-16).

9. LỜI CẦU CỦA NA-BU-CÔ-ĐÔ-NÔ-XO (NEBUCHADNEZZAR): “Khi mãn hạn, ta là Na-bu-cô-đô-nô-xo, ta ngước mắt lên trời; cùng lúc, ta tỉnh trí lại và chúc tụng Đấng Tối Cao. Ta ca ngợi, tôn vinh Đấng Hằng Sống: Người nắm quyền thống trị muôn đời, vương quốc của Người tồn tại thiên thu” (Đn 4:31).
10. LỜI CẦU CỦA CÔ HẦU CỦA ÁP-RA-HAM: “Lạy Đức Chúa, Thiên Chúa của ông Áp-ra-ham, chủ con, nếu Ngài thương cho chuyến đi con đang thực hiện được thành công, thì này con đứng gần suối nước: hễ thiếu nữ nào ra múc nước và con nói với cô ấy: Cô làm ơn cho tôi uống chút nước, mà cô ấy trả lời: Xin mời ông cứ uống, con sẽ múc cho cả lạc đà của ông nữa, thì đó là người vợ mà Đức Chúa đã xe duyên cho con trai chủ con” (St 24:42-44).

11. LỜI CẦU CỦA KHA-BA-CÚC: “Lạy Đức Chúa, con đã nghe truyền tụng về Ngài, công trình Ngài, lạy Đức Chúa, lòng con kính sợ! Qua mọi thời, xin cho tái diễn công trình ấy. Qua mọi thời, xin làm cho thiên hạ được tường! Trong cơn thịnh nộ, xin Ngài nhớ xót thương” (Kbc 3:2).

12. LỜI CẦU CỦA NGƯỜI PHONG CÙI: “Thưa Ngài, nếu Ngài muốn, Ngài có thể làm cho tôi được sạch” (Mt 8:2).

13. LỜI CẦU CỦA NÊ-HÊ-MI-A: “Ôi lạy Đức Chúa, Thiên Chúa các tầng trời, Thiên Chúa cao cả và đáng sợ! Ngài là Đấng giữ Giao Ước và tỏ lòng nhân nghĩa với những ai yêu mến Ngài và tuân giữ các mệnh lệnh của Ngài. Xin lắng tai nghe và ghé mắt nhìn mà nhậm lời cầu nguyện của con là tôi tớ Ngài giờ đây dâng lên trước Tôn Nhan, lời cầu nguyện mà ngày đêm con dâng lên Ngài cho các tôi tớ Ngài là con cái Ít-ra-en. Con thú nhận tội lỗi của con cái Ít-ra-en, vì chúng con đã phạm tội làm mất lòng Chúa. Con và tổ tiên con, chúng con đã phạm tội. Chúng con đã tệ bạc với Ngài, chúng con đã không tuân giữ các mệnh lệnh, thánh chỉ và quyết định mà Ngài đã truyền cho ông Mô-sê, tôi trung của Ngài” (Nhm 1:5-7).

14. LỜI CẦU CỦA GIÔ-NA: “Lạy Chúa, từ lòng âm phủ, con cầu cứu, Ngài đã nghe tiếng con. Con bị đuổi đi khuất mắt Chúa rồi! Nhưng con vẫn hướng nhìn về thánh điện của Chúa” (Gn 2:3 & 5).

15. LỜI CẦU CỦA TƯỚNG CƯỚP DIMAS: “Ông Giêsu ơi, khi ông vào Nước của ông, xin nhớ đến tôi!” (Lc 23:42).

16. LỜI CẦU CỦA ASA: “Lạy Đức Chúa, khi Ngài muốn cứu giúp, thì đối với Ngài chẳng có chi khác biệt giữa người mạnh và người yếu. Lạy Đức Chúa là Thiên Chúa chúng con, xin cứu giúp chúng con! Vì chúng con nương tựa vào Ngài và nhân danh Ngài mà chúng con giáp chiến với lũ đông này. Lạy Đức Chúa, chính Ngài là Thiên Chúa của chúng con, xin đừng để cho phàm nhân nào chống lại được với Ngài” (2 Sbn 14:10)
.
17. LỜI CẦU CỦA GIÊ-RÊ-MI-A: “Lạy Đức Chúa, nếu tội ác chúng con đã phạm lại tố cáo chúng con, thì vì thánh danh, xin ra tay hành động. Đã bao lần chúng con làm phản, biết bao phen đắc tội với Ngài!” (Gr 14:7).

18. LỜI CẦU CỦA SALOMON: “Xin ban cho tôi tớ Chúa đây, một tâm hồn biết lắng nghe, để cai trị dân Chúa và phân biệt phải trái; chẳng vậy, nào ai có đủ sức cai trị dân Chúa, một dân quan trọng như thế” (1 V 3:9).

19. LỜI CẦU CỦA CHÚA GIÊSU: “Lạy Cha, nếu Cha muốn, xin cất chén này xa con. Tuy vậy, xin đừng làm theo ý con, mà làm theo ý Cha” (Lc 22:42).

20. LỜI CẦU CỦA STÊ-PHA-NÔ: “Lạy Chúa, xin đừng chấp họ tội này” (Cv 7:60).

TRẦM THIÊN THU

(Chuyển ngữ từ beliefnet.com) VRNs

21. LỜI CẦU CỦA TÔI: "Lạy chúa ........................"
Tìm hiểu Tín lý về ngày
PHÁN XÉT CHUNG
Khi còn ở tập viện, một hôm thánh Louis Gonzaga đang chơi với các bạn thì một người bạn hỏi ngài rằng: “Giả sử ngày mai là ngày tận thế, mọi người sẽ phải chết, bạn sẽ làm gì hôm nay?”. Thánh Louis dừng lại một chút rồi mỉm cười trả lời: “Tôi sẽ tiếp tục chơi”.
*********************************************************************************
Bạn thân mến! Tin Mừng Matthêu (Mt, 24 và 25) cũng tường thuật về ngày tận thế, ngày tất cả mọi người đều phải chết. Ngày đó là ngày phán xét chung, ngày Chúa ngự đến trong vinh quang để phán xét kẻ sống và kẻ chết, ngày đó linh hồn ta sẽ lộ hết chân tướng, không có gì có thể che dấu được.

Bấy giờ Con Người sẽ ngự đến, đầy uy nghi và cao cả, để xét xử muôn dân. Đó là một vài nét chấm phá về ngày phán xét chung.

Nhiều người ngày nay lo sợ về ngày tận thế. Bởi vì có nhiều dấu hiệu giống như những điều đã được tiên báo trong các sách Tin Mừng. Chẳng hạn như loạn lạc chiến tranh, tình trạng hỗn độn, nạn đói kém, các dịch bệnh, động đất và việc xuất hiện các ngôn sứ giả (Mt 24:4…)

Tuesday, September 10, 2013

TẠI SAO CẦN PHẢI XƯNG TỘI VỚI MỘT LINH MỤC?

Hỏi : Anh em Tin Lành cho rằng chỉ có Thiên Chúa là Đấng có quyển tha tội mà thôi.
Vậy tại sao chúng ta, người Công Giáo, lại phải xưng tội vơi một linh mục, cũng là người như mọi người ?

Trả lời: Trước khi trả lời câu hỏi này, thiết tưởng cần nói lại một lần nữa về niềm tin của các anh em Tin Lành. Nói chung, họ tin có Thiên Chúa và công nghiệp cứu chuộc của Chúa Kitô, nhưng họ khác với Công Giáo về những điểm căn bản sau đây:

1- Về tín lý: Họ không tin Đức Mẹ trọn đời đồng trinh và hồn xác lên trời (Assumption) Họ chỉ tin Đức Mẹ đồng trinh cho đến khi sinh Chúa Giêsu mà thôi. Nhưng sau sinh Chúa, thì theo họ, Mẹ còn sinh thêm một số người con khác, nên Mẹ không còn đồng trinh nữa.!

Chân dung Mẹ Têrêsa Calcutta

VRNs (08.09.2013) – Sài Gòn - Chân phước Mẹ Têrêsa Calcutta cả đời đấu tranh cho giá trị nhân phẩm của những con người nghèo khổ nhất, đã nêu gương luân lý làm cầu nối các khoảng cách về văn hóa, giai cấp và tôn giáo. Một con người có vóc dáng nhỏ bé nhưng lại có trái tim “cực đại” và đầy lòng nhân ái. Bà nói: “Ngay cả những người giàu cũng khao khát tình yêu, muốn được quan tâm, muốn có ai đó thuộc về mình”.

Cha mẹ của bà là người Albani. Bà sinh ngày 26-8-1910 tại Shkup (nay là Skopje), thuộc Cộng hòa Nam Tư (Macedonia), trước đó là Yugoslavia, với tên “cúng cơm” là Agnes Gonxha Bojaxhiu. Bà là con út trong 3 người con. Lúc bà 7 tuổi, cha của bà bị giết, nên bà quan tâm chính trị. Tuổi thiếu niên, bà là thành viên của nhóm bạn trẻ trong giáo xứ, gọi là nhóm Tương tế Tôn giáo (Sodality), dưới sự hướng dẫn của một linh mục Dòng Tên, bà cảm thấy quan tâm việc truyền giáo. Lúc 17 tuổi, bà gia nhập Dòng Nữ tử Loreto ở Ai-len, một dòng chuyên về giáo dục, rồi bà được gởi tới Bengal năm 1929 để vào nhà tập. Bà chỉ lõm bõm tiếng Anh nhưng vẫn khấn lần đầu, với tên dòng là Têrêsa (chọn theo tên của Thánh Têrêsa Hài Đồng Giêsu).

Sunday, September 8, 2013

"ĂN CƠM TRƯỚC KẺNG" 
Thưa cha, từ trước đến giờ, con vẫn được dạy rằng hai người không phải là vợ chồng mà ‘ăn nằm’ với nhau thì mắc tội trọng. Con có quen với một bạn trai. Con biết anh ta thật tình thương con. Nói thật, con cũng rất thương anh ấy. Chúng con mới bắt đầu bàn đến việc hôn nhân tương lai độ chừng hai tháng nay. Nhưng có một điều làm cho con hơi khó nghĩ. Từ khi anh ta ngỏ ý xin cha mẹ anh nói chuyện với cha mẹ con, hình như anh hơi ‘gia tăng vận tốc’ trong việc thân mật, và nhiều lần cứ muốn con ‘thể hiện’ như vợ đã cưới! Điều làm con ngạc nhiên và bị sốc nặng hơn chính là, ngay cả ba má anh ta cũng cứ nghĩ con như con dâu cưới rồi. Có thể ông bà ấy rất muốn con lấy anh ta, cho nên cứ tạo điều kiện cho anh ấy gần gũi riêng với con. Có lần họ còn nói xa xôi như thể nhắn nhủ con ý kiến đại khái : “Khi hai người đã thật lòng thề hứa cưới nhau…thì việc ‘thân mật’ để hiểu nhau hơn cũng là điều tốt thôi!”. Con căng thẳng quá, vì một đàng thì không muốn làm mất lòng bạn trai và gia đình anh ta; đàng khác, con vẫn thấy áy náy lương tâm khi làm điều ấy. Vậy thưa cha, khi hai người yêu nhau và sẽ lấy nhau, việc ăn ở như vợ chồng trước khi đám cưới có thật sự là tội lỗi không? Xin cha chỉ dẫn cho con rõ để biết cách cư xử trong việc này. Hoa mắc cở.
----------------------------------------------------------
ĐỂ BIẾT MÌNH

Các người đạo đức bảo tôi rằng: Biết mình là đầu mối khôn ngoan, là điều kiện trước tiên của mọi sự cải tiến.

Đúng lắm, nhưng biết mình không phải dễ. Không ai gần tôi cho bằng tôi. Nhưng chính tôi thường xa lạ với tôi hơn ai hết.

Làm sao để biết mình?


Cách thứ nhất tôi thử dùng là so sánh mình với kẻ khác. Thấy không bằng họ thì coi mình kém. Thấy không thua họ, thì yên trí chẳng sao.

Saturday, September 7, 2013

SUY NIỆM LỜI CHÚA TRONG TUẦN
Chúa nhật XXIII Thường niên Năm C (Lc 14:25-33)
NHỮNG ĐIỀU KIỆN để THEO CHÚA KITÔ




1.- Ngữ cảnh
Được đặt vào trong bài tường thuật về hành trình lên Giêrusalem, cuộc nói chuyện của Đức Giêsu trong bữa ăn tại nhà một thủ lãnh người Pharisêu (Lc 14,1) nay đã đến lúc kết thúc. Tác giả Tin Mừng III lại giúp độc giả để ý đến bước tiến của Đức Giêsu lên Giêrusalem cũng như đến đám đông đang cùng đi với Người. Tác giả cho thấy Đức Giêsu nói về những điều kiện để làm người môn đệ đích thực (14,25-33). Khi tìm lại văn cảnh trước đó, ta gặp một lời mời gửi đến mọi người trên mọi nẻo đường, dọc theo bờ rào bờ dậu, đến dự tiệc vương quốc, để “người ta vào đầy nhà cho ta” (c. 23). Nay Đức Giêsu thêm một nhận định mới: điều kiện phải giữ để được làm môn đệ trong Vương quốc. Để được vào Vương quốc, phải đáp ứng những điều kiện riêng, và phân đoạn 14,25-33 ở trong thế song đối đối nghĩa với phân đoạn 14,15-24. Nếu đặt vào trong ngữ cảnh rộng lớn hơn, là bài tường thuật về hành trình, phân đoạn này với nhiều chi tiết nói về việc bước theo Đức Giêsu, bước đi đàng sau Người, lên kế hoạch chuẩn bị cho một công trình, … cung cấp cho tác giả những chi tiết để ngài phác ra đời môn đệ của Đức Kitô.

NGÀY SINH NHẬT MẸ MARIA 08-9
TÂM TÌNH với MẸ YÊU

Ngày mai Sinh nhật Mẹ,
Lòng hân hoan ngập sướng…
Con tìm quà dâng Mẹ
Mà chẳng biết chọn chi
-----
Thôi... thì thầm với Mẹ

Dù nắng sớm mưa chiều
Chắc Mẹ sẽ yêu nhiều

Phải không, con thưa Mẹ
------
Nhưng Mẹ ơi... Mẹ à,
-------
Trải lần từng nhịp sống
Kinh qua một kiếp người:
Hoang phế, nhìn lại đời
Con làm gì yêu Mẹ…?

---------- 
DuySa

Friday, September 6, 2013

Suy tôn THÁNH GIÁ

Lễ Suy tôn Thánh giá (14-9) phong phú về lịch sử và biểu tượng.

Về biểu tượng, trước hết chúng ta biết rằng các Kitô hữu đầu tiên rất xấu hổ về thập giá đến nỗi không bao giờ dùng làm biểu tượng đức tin. Vì thập giá, như giá treo cổ, bị khinh thường, là hình phạt dành cho những người xấu xa và nô lệ. Ngược lại, Chúa Giêsu chứng tỏ đó là thiêng liêng và lộng lẫy, không phàm tục và tuyệt vọng.

Thiên Chúa muốn rằng dụng cụ rất nhục nhã này trở nên phương tiện vinh quang và ơn cứu độ của chúng ta. Việc ám chỉ con rắn đồng của lịch sử trong sách Dân Số làm bài học. Trong thời gian họ đi đày trong sa mạc, Thiên Chúa đã phạt dân Israel về tội ngoan cố bằng đại dịch rắn. Lúc đó, khi dân chúng quằn quại trong đau khổ và kêu xin Môsê cứu vớt, vị tiên tri này đã đúc một con rắn đồng và đặt trên cột cao ở giữa đồng trống: “Những ai nhìn lên con rắn đồng sẽ được cứu. Những ai chỉ nhìn vết thương và chống lại rắn đều bị bất hạnh”.
SUY NIỆM 
TIN MỪNG - CN 23TNC
TỪ BỎ để THEO CHÚA (Lc 14,25-33)

NGỮ CẢNH
Ở đây bắt đầu phân đọan dài, trong đó Luca gom lại các giáo huấn của Chúa Giêsu về một vài chủ đề đặc biệt hướng tới nhiều lọai thính giả khác nhau:
- nói với đám đông về điều kiện để làm môn đệ của Ngài (14,25-35).
- nói với người Pharisêu về sự cần thiết phải hoán cải để tiếp nhận những tội nhân (15,1-32).
- với các môn đệ, về việc sử dụng tiền của (16,1-13)
- với người Pharisêu về giá trị và giới hạn của Lề luật (16,14-31).
- một lần nữa với các môn đệ, về cuộc sống huynh đệ, đức tin và phục vụ (17,1-10).
BÍ TÍCH THÁNH THỂ là gì và QUAN TRỌNG ra sao?
Trong năm Đức Tin đang diễn ra và sẽ kết thức ngày 24 tháng 11 năm nay, Giáo  Hội mời gọi mọi tín hữu không những đào sâu kho tàng  đức tin trong Kinh Thánh mà còn đặc biệt chú ý đên việc tham dự tích cực việc cử hành các Bí tích, đặc biệt là hai bí tích rất quan trọng là Thánh Thể và Hòa giải cũng như thực hành các Điều Rân của Bản Thập Giới, ( Decaloque) và siêng năng cầu nguyện , như Đức Thánh Cha Phanxicô đã nhấn mạnh trong Tông Thư Ánh Sáng Đức Tin (Lumen Fidei) của ngài.

Thật vậy,  tôi cần nói lại một lần nữa về  Bí Tích Thánh Thể trong khuôn khổ  Thánh Lễ Tạ Ơn (Eucharist), vì đây là  việc  đạo đức  và cũng là việc thờ phượng quan trọng nhất trong đời sống của Giáo Hội nói chung và của người tín hữu nói riêng.
SỐNG ĐẠO
XIN MỘT CHỖ NHẤT TRONG ĐẤT THÁNH
Một tờ di chúc ghi rằng: “Các con biết đó, bố đã làm ông Chánh Trương ở Giáo Xứ này liên tiếp 5 nhiệm kỳ 4 năm, tức là 20 năm rồi. Bố đã hy sinh cho Nhà Thờ Nhà Thánh này quá nhiều rồi. Vì vậy bốa dặn các con mấy việc cần làm lúc bố ra đi:

- Một là xin một chỗ trong Đất Thánh gần bàn thờ nhất.
- Hai là xin Cha sở cho làm Lễ đồng tế.
- Ba là báo tin, mời các cha N, cha Đ và cha C về làm Lễ đồng tế.
- Bốn là mời Đội Kèn TX về thổi hai ngày. Đừng mời Đội Kèn XL vừa xa, vừa dở, lại tốn kém.
- Năm là không nhận tiền phúng điếu, nhưng vòng hoa càng nhiều càng tốt...”

Có người ngoài gia đình đọc được tờ di chúc, nhận định:
Đối thoại năm đức tin:

THIÊN CHÚA là hình ảnh CON NGƯỜI tạo ra?

Lm. Đan Vinh

VẤN ĐỀ: Nói rằng mọi vật đều do Thiên Chúa sinh ra theo nguyên tắc nhân quả: “Có hậu quả thì phải đã có nguyên nhân sinh ra hậu quả đó”. Vậy thì cũng theo nguyên tắc ấy áp dụng vào Thiên Chúa. Thiên Chúa do ai sinh ra?

TRẢ LỜI:

1. LỜI CHÚA: “Thiên Chúa là Tình Yêu : Ai ở lại trong tình yêu thì ở lại trong Thiên Chúa, và Thiên Chúa ở lại trong người ấy” (1 Ga 4,16).

2. TRÌNH BÀY:

I. ĐẶT VẤN ĐỀ:
Một số người quá đề cao con người: chỉ công nhận những gì có thể cảm nghiệm được trong con người, và không nhận những thực tại siêu nhiên ngoài con người. Từ đó, họ phủ nhận sự hiện hữu của Thiên Chúa và giải thích mọi sự theo lăng kính tự nhiên của con người:

- Hégel (1770-1831): Một triết gia người Đức thuộc trường phái duy tâm, do chịu ảnh hưởng của lối giải nghĩa Thánh Kinh tự do theo ý riêng cá nhân của đạo Tin Lành, nên ông đã đi đến chỗ phủ nhận sự mặc khải của Thiên Chúa. Theo Hégel: Thực sự không có một Đấng nào khác gọi là Thiên Chúa ở ngoài con người cả. Thánh Kinh cũng không phải do sự mặc khải của Thiên Chúa như nhiều người lầm tưởng, mà chỉ là một lối tự thức của con người. Con người đã nói về mình mà cứ tưởng là do Thiên Chúa mặc khải về bản tính Ngài. Nói cách khác: con người đã gán cho một vị Thiên Chúa mà họ tưởng tượng ra những gì thấy có nơi chính mình. Tư tưởng của Hégel về Thiên Chúa tương tự như câu nói của một triết gia Hy Lạp cổ điển ngày xưa. “ Nếu bò và ngựa biết tạc tượng thì chúng sẽ tạc tượng thần linh theo hình bò, ngựa”.

TẠI SAO NGƯỜI CÔNG GIÁO CẦU NGUYỆN VỚI CÁC THÁNH? 

Cũng như các Kitô hữu, người Công giáo tin có sự sống đời sau, nhưng học cũng tin rằng mối quan hệ của chúng ta với các Kitô hữu khác không chấm dứt vì sự chết. Người Công giáo cầu nguyện với các thánh là nhận thức sự hiệp thông này.
- Người Công giáo có tin là các thánh nên được tôn kính?
- Tại sao người Công giáo cầu nguyện với các thánh?
- Có khác nhau giữa cầu nguyện và tôn thờ?
 -------------------------------------------------------

Tại sao tôi yêu mến Đức Tin Công giáo?

PEGGY BOWES

Tôi là dân Công giáo “nòi” – Công giáo từ mới sinh, gọi là “đạo gốc”. Mẹ tôi muốn câu nói đầu tiên của tôi phải là “Giêsu”, vì bà thường đưa tôi đi lễ hằng ngày. Khi tôi lớn, tôi bắt đầu thắc mắc về đức tin và nguội lạnh vài năm sau khi tôi xa nhà. Tôi cảm thấy cuộc sống rất trống rỗng, cuối cùng tôi nhận thấy mình cần Giáo hội Công giáo, các nghi lễ và truyền thống. Tôi càng thực hành và tìm hiểu về Công giáo, tôi càng thêm yêu mến. Đây là vài lý do:

Thánh lễ – Thánh lễ không chỉ là việc cử hành phụng vụ tốt lành mà còn là phương tiện đạt được ân sủng bằng việc rước lễ. Hằng ngày, lúc nào trên thế giới cũng có Thánh lễ, hoàn tất yêu cầu của Đức Kitô: “Hãy làm việc này mà nhớ đến Ta” (Lc 22:19).
Tình yêu và lý trí
Ngày xửa ngày xưa, trước khi loài người xuất hiện, các tính cách sống lơ lửng xung quanh nhau và cuộc sống đối với chúng vô cùng chán nản khi chẳng tìm thấy việc gì đó để làm. Một ngày nọ, chúng tập trung lại và bàn về một trò chơi nào đó.

Thông minh đề xuất : "Chúng ta cùng chơi trốn tìm nào!". Tất cả đều đồng ý và vui vẻ bắt đầu trò chơi. Lý trí la lớn "Này các bạn, tôi xung phong làm người tìm, các bạn trốn đi nhé !"
TÔI CŨNG sẽ KHINH CHÚA
Đôi khi quỳ trước ảnh Thánh Gia tôi nghĩ tới Chúa Giêsu, Đức Mẹ và Thánh Giuse xưa đã sinh sống khó nghèo. Tôi thấy thương các Ngài.
Photo: TÔI CŨNG SẼ KHINH CHÚA
--------------------------------
Đôi khi quỳ trước ảnh Thánh Gia tôi nghĩ tới Chúa Giêsu, Đức Mẹ và Thánh Giuse xưa đã sinh sống khó nghèo. Tôi thấy thương các Ngài.

Tôi nghĩ giá như tôi được gặp các Ngài hồi đó, tôi sẽ phục vụ các Ngài tận tụy biết mấy. Tôi sẽ lo cho các Ngài từng ly từng tí. Tôi sẽ nhường căn phòng của tôi cho Thánh Gia. Tôi sẽ liệu đủ mùng mền, đủ đồ đạc, đủ mọi tiện nghi cho các Đấng. Tôi sẽ rất vui mừng được nhịn ăn, bỏ ngủ để phục dịch hầu hạ Thánh Gia suốt ngày đêm. Tóm lại, tôi sẽ làm hết sức mình để các Ngài được vui.

Những tư tưởng trên đây của tôi đẹp quá. Nhưng nghĩ đi rồi nghĩ lại, tôi thấy những tư tưởng của tôi chỉ là một thứ đạo đức quá dễ dàng.

Lòng tốt của tôi có thực sự phản ảnh đức tin không? Để thử trắc nghiệm lòng tôi, tôi đưa ra những giả dụ thực tế hơn.

Giả như hôm nay, Thánh Gia tàng hình đến với tôi dưới hình thức đôi vợ chồng nhà quê nghèo nàn dắt theo một đứa nhỏ rách rưới. Các Ngài đến tôi xin cơm, xin tiền, xin trọ. Tôi sẽ đối xử thế nào?

Nếu tôi là người giàu sang, tôi có cho các Ngài bước vào nhà tôi? Hay là tôi sẽ để các Ngài đứng ở cổng, ngoài sân, dưới thềm, rồi bố thí cho mấy chục bạc và giục mau đi nơi khác?

Rất có thể tôi sẽ xử sự theo cách thứ hai.

Nếu tôi thuộc cấp cao, Thánh Gia tàng hình làm kẻ nghèo như thế có hy vọng được tôi tiếp không?

Còn lâu?

Nếu tôi ở địa vị lãnh đạo, mà Chúa Giêsu tàng hình làm dân thường, lại dám lên tiếng phê bình tôi giả hình bất xứng, tôi sẽ có thái độ nào?

Ô! Tôi sẽ cho biết tay tôi.

Thì ra tôi cũng chẳng hơn gì người xưa. Nếu bây giờ, Chúa có sinh xuống thế gian một lần nữa dưới hình thức kẻ nghèo, may lắm Người mới được sinh ra ở nhà thương thì Ngài cũng sẽ bị khinh, bị đuổi, và bị chế diễu.

Xưa các thầy cả đạo cũ và Pharisiêu đã làm gì cho Chúa, thì bây giờ rất có thể tôi cũng làm y hệt. Nếu Ngài tàng hình đến đây đã phá bất công và đời sống đạo đức giả tạo của tôi, tôi cũng sẽ cắt nghĩa xấu cho Ngài, cũng sẽ tìm cách bắt bẻ và bôi lọ Ngài.

Rất có thể chính tôi cũng sẽ nhân danh đạo, nhân danh Giáo Hội, nhân danh Thiên Chúa, kết án Ngài là kẻ xách động, kẻ quấy phá, kẻ rối đạo.

Và nếu Ngài cứ tàng hình làm dân nghèo, sống nghèo, hăng hái bênh vực kẻ nghèo, dám mạnh dạn nói lên sự thật phật ý kẻ có quyền đời đạo, như Ngài đã làm xưa, thì không chừng tôi sẽ chụp cho Ngài cái mũ đỏ.

Đúng như vậy.

Thì ra, tôi tưởng tôi có đức tin mạnh mẽ lắm. Nhưng thật sự, nhiều khi tôi tin Chúa ở tượng ảnh hơn là tin Chúa ở nơi người nghèo. Tôi giữ đạo đức với tượng ảnh hơn là đối với tha nhân.

Tôi cứ tưởng tôi có đức tin sống động lắm, nhưng thật ra tôi vẫn thường đánh giá con người theo đúng vẻ bề ngoài. Kẻ giàu sang thì được tôi kính trọng. Kẻ bần cùng thì bị tôi khinh.

Tôi cứ tưởng tôi hăng hái bênh vực quyền lợi của đạo, của Chúa, nhưng thật ra nhiều khi tôi chỉ vịn vào đạo Chúa để bênh vực quyền lợi riêng của tôi.

Lạy Chúa, đức tin của con hời hợt quá, xin giúp con biết sống đức tin hợp tinh thần Phúc âm hơn, nhất là bằng cách biết nhìn thấy Chúa trong các người nghèo.
---------------------------------------
+ GB. Bùi Tuần
Posted by PVH.Tôi nghĩ giá như tôi được gặp các Ngài hồi đó, tôi sẽ phục vụ các Ngài tận tụy biết mấy. Tôi sẽ lo cho các Ngài từng ly từng tí. Tôi sẽ nhường căn phòng của tôi cho Thánh Gia. Tôi sẽ liệu đủ mùng mền, đủ đồ đạc, đủ mọi tiện nghi cho các Đấng. Tôi sẽ rất vui mừng được nhịn ăn, bỏ ngủ để phục dịch hầu hạ Thánh Gia suốt ngày đêm. Tóm lại, tôi sẽ làm hết sức mình để các Ngài được vui.

Những tư tưởng trên đây của tôi đẹp quá. Nhưng nghĩ đi rồi nghĩ lại, tôi thấy những tư tưởng của tôi chỉ là một thứ đạo đức quá dễ dàng.

Lòng tốt của tôi có thực sự phản ảnh đức tin không? Để thử trắc nghiệm lòng tôi, tôi đưa ra những giả dụ thực tế hơn.

Wednesday, September 4, 2013

Chuyện đau khổ

Pietà
Tháng Chín được Giáo hội dành kính Đức Mẹ Sầu Bi. Trong thàng Chín có ba lễ kính Đức Mẹ: lễ sinh nhật Đức Mẹ (8-9) lễ kính Thánh Danh Đức Mẹ (12-9), và lễ Đức Mẹ Sầu Bi (15-9, trước đây gọi là lễ Đức Mẹ Bảy Sự). Đặc biệt hơn, tháng Chín có lễ Suy Tôn Thánh Giá (14-9).
“Đời là bể khổ”, hầu như đó là câu nói cửa miệng của chúng ta. Sinh ra mà ai cũng khóc, không ai cười. Đứa trẻ khóc thì thân nhân an tâm, đứa trẻ không khóc là “có vấn đề”, thân nhân không vui.
Đối với chúng ta, những người con của Chúa, cũng không thể tránh được những đau khổ trong cuộc đời mình, có những nỗi đau khổ như lưỡi gươm đâm thấu tâm hồn, vì chính Đức Kitô cũng đã phải qua đau khổ mới tới vinh quang và Ngài còn mệnh danh là “Người Tôi Tớ Đau Khổ”.
Vâng, Ngài không chỉ là người tôi tớ bình thường mà là người-tôi-tớ-đau-khổ!

ĐỨC MẸ ĐI TU

Beatrice, 1 thiếu nữ còn trẻ xinh đẹp. Chị được ơn kêu gọi gia nhập Nữ tu viện ở Pondro, Tây ban Nha. Khi vào dòng, chị được Mẹ Bề Trên và các chị dòng rất yêu mến, vì Beatrice tỏ ra hiền lành, đạo hạnh, chu toàn mọi phận sự được giao phó. Chỉ 1 thời gian sau, chị được giao nhiệm vụ coi sóc nhà thờ, trưng bày hoa nến, đóng mở cửa nhà thờ cho người ta đến kính viếng. Những thì giờ rảnh rỗi, chị thường đến quỳ dưới chân Đức Mẹ cầu nguyện và lần chuỗi Mân Côi.

Hôm ấy nhà dòng có đại hội, thiện nam tín nữ đến cầu nguyện rất đông. Trong số đó có 1 chàng trai thanh niên hào hoa phong nhã, cứ chăm chú nhìn nữ tu Beatrice, mường tượng như chàng đã gặp chị ở đâu. Rồi khi tan lễ, chàng nán ở lại để tìm cách tâm sự với chị. Hai bên gặp nhau 1,2 lần, rồi chị đã bị lôi cuốn bởi cơn cám dỗ rất nặng nề, không sao chống trả nổi. Chị đã quyết định cùng chàng trai bỏ nhà dòng trốn đi, xây tổ uyên ương.

CHÚA THÁNH THẦN trong đời sống Gíao Hội
TAM VỊ NHẤT THỂ:  THIÊN CHÚA BA NGÔI
Mỗi lần chúng ta bắt đầu cử hành thánh lễ là tưởng niệm Cuộc Khổ Nạn và Phục Sinh của Chúa Giêsu giống như cử hành Bữa Tiệc Ly vào đêm trước khi Ngài chết cho tội lỗi của chúng ta, với lời của thánh Phaolô: “Cầu chúc toàn thể anh em được đầy tràn ân sủng của Chúa Giêsu Kitô, đầy tình thương của Thiên Chúa, và ơn hiệp thông của Thánh Thần” (2 Cr 13:13). Mầu nhiệm trung tâm của Công giáo là Thiên Chúa Tam Vị Nhất Thể, Ba Ngôi trong Một Thiên Chúa (đồng bản thể). Công đồng đại kết II tại Constantinople năm 381 (Trước Công Nguyên) tuyên xưng đức tin của các thánh Tông đồ khi chúng ta đọc: “Tôi tin kính Đức Chúa Thánh Thần là Thiên Chúa và là Đấng ban sự sống, Người bởi Đức Chúa Cha”. Thánh Tiến sĩ Giáo hội vĩ đại Athanasiô diễn tả điều này trong tín điều: “Đây là tín điều Công giáo: Chúng ta tôn thờ Một Tình cảm Ba Ngôi và Ba Ngôi hiệp nhất, không thể lầm lẫn ba người hoặc phân chia bản thể; vì Ngôi Cha là một, Ngôi Con là một, Ngôi Ba là một; nhưng Chúa Cha, Chúa Con và Chúa Thánh Thần là một, vinh quang ngang bằng vĩnh hằng uy nghi”.

Tuesday, September 3, 2013

ĐỪNG VỘI XÉT ĐOÁN …

Vừa nhận được điện thoại, bác sĩ vội vã tới bệnh viện.
Ông khoác vội trang phục phẫu thuật và tiến ngay tới phòng mổ. Lúc đó, người cha của cậu bé sắp sửa phẫu thuật đang ngồi đợi tại cửa phòng.

Vừa nhìn thấy bóng bác sĩ, người cha nói ngay:
“Tại sao giờ này ông mới đến? Ông không hay biết con trai tôi rất nguy kịch sao? Thực lòng ông có trách nhiệm nghề nghiệp không vậy?”

Bác sĩ điềm tĩnh trả lời:
“Thật xin lỗi, lúc này không phải ca tôi trực nên tôi không có mặt tại bệnh viện. Thế nhưng vừa nhận được điện báo tôi đến ngay đây… Và lúc này tôi muốn tịnh tâm một chút để chuẩn bị phẫu thuật”.
 LỄ KẾT THÚC HỒ SƠ PHONG THÁNH
 ĐỨC HY Phan Sinh NGUYỄN VĂN THUẬN
  (xin bấm vào giữa hinh dưới đây)

Sunday, September 1, 2013

KINH MÂN CÔI: Ý NGHĨA

Nói đến ý nghĩa của Kinh Mân Côi là nói đến:
-   Ý nghĩa của các kinh làm nên Kinh Mân Côi, đó là hai kinh chính: Kinh Lạy Cha và Kinh Kính Mừng, và 
-   Ý nghĩa về sự liên hệ giữa hai kinh này để được chọn làm nên Kinh Mân Côi?

  1. Ý NGHĨA CỦA CÁC KINH LÀM NÊN KINH MÂN CÔI

KINH LẠY CHA

Về hình thức (cấu tạo), Kinh Lạy Cha được chia ra làm hai phần: phần nhất là phần chúc nguyện Thiên Chúa và phần hai là phần nguyện xin Thiên Chúa.

Phần nhất gồm có 3 lời chúc nguyện Thiên Chúa. Dó là chúc nguyện cho:
-“Danh Cha cả sang,
- Nước Cha trị đến,
- Ý Cha thể hiện dưới đất cũng như trên trời”.

Kinh Kính Mừng

Kính mời quý độc giả ôn lại ý nghĩa của Kinh Kính Mừng.

Kinh Kính Mừng chắc chắn là kinh được thế giới Kitô Giáo đọc nhiều hơn hết. Ngày nay, dù là Thệ Phản, không một Kitô hữu nào lại không biết Kinh này. Có người còn biết nó dưới dạng La Tinh nữa:

Ave Maria - Kính mừng Maria
Gratia plena - đầy ơn phúc
Dominus tecum - Đức Chúa Trời ở cùng Mẹ.
Benedicta tu in mulieribus - Mẹ có phúc lạ hơn mọi người nữ
Et benedictus fructus ventris tui, Jesus - và Giêsu con lòng Mẹ gồm phúc lạ.
Sancta Maria - Thánh Maria
Mater Dei - Đức Mẹ Chúa Trời
Ora pro nobis peccatoribus - Cầu cho chúng con là kẻ có tội
Nunc et in hora mortis nostrae - khi nay và trong giờ lâm tử.
Amen.


Kết cấu

Theo Catholic Encyclopedia, kinh trên còn được gọi là Lời Thiên Thần Chào. Lý do vì Kinh ấy bắt đầu với lời Thiên Thần Gabrien chào kính Đức Mẹ. Nhưng theo Thánh Tôma Aquinô, lời chào ấy thực sự gồm ba yếu tố khác nhau. Yếu tố thứ nhất là lời Thiên Thần Gabrien: “Ave, gratia plena, Dominus tecum, benedicta tu in mulieribus” (Kính chào, [bà] đầy ơn phúc, Đức Chúa Trời ở cùng bà, bà có phúc lạ hơn mọi người nữ) (Lc 1:28) (1). Yếu tố thứ hai được Giáo Hội thêm vào là tên “Maria” đặt ngay sau “Ave” (Gabrien không nói “Ave Maria” mà chỉ nói “Ave”), (còn tên “Jesus” thì thời Thánh Tôma vẫn chưa được thêm vào sau lời chào của Bà Êlizabét). Yếu tố thứ ba là lời chào mừng của thân mẫu Gioan Tẩy Giả: “Et benedictus fructus ventris tui” (Lc 1:42).

Việc ghép hai lời chào của Thiên Thần Gabrien và của Bà Êlizabét lại với nhau, theo Catholic Encyclopedia, rất tự nhiên vì trong Luca 1:28, Đức Mẹ được chào mừng là “benedicta tu in mulieribus” còn trong Luca 1:42, ngài được chào mừng là “benedicta tu in mulieribus”.

Thêm vào hai lời chào ấy, là lời cầu xin “Sancta Maria, Mater Dei, ora pro nobis peccatoribus, nunc et in hora mortis nostrae. Amen”. Lời cầu xin này được Giáo Hội công bố chính thức trong “Sách Giáo Lý Của Công Đồng Trent”. Sách này dạy rằng: “Quả hết sức thích hợp khi Giáo Hội thêm câu khẩn cầu và kêu xin Mẹ Thánh Thiên Chúa vào lời cảm tạ trên, vì muốn ngụ ý rằng ta nên sốt sắng và nài nỉ chạy đến cùng ngài để nhờ lời khẩn cầu của ngài, ngài sẽ giao hòa Thiên Chúa với chúng ta tội lỗi và giúp ta nhận được ơn phúc cần thiết cho cả đời này lẫn đời sau vô tận”.