Saturday, January 31, 2015

Tại sao phải sạch tội trọng mới được rước Mình Máu Chúa?

 

Hỏi: Xin Cha giải thích thắc mắc sau đây: Xưa Chúa Giêsu thường đến ăn uống với những người tội lỗi như bọn thu thuế. Trong Bữa Tiệc Ly cuối cùng, Chúa đã cho Phêrô và Giuđa "ăn và uống" Mình Máu Chúa như tất cả các Tông Đồ khác hiện diện. Vậy tại sao bây giờ Giáo Hội dạy phải sạch tội trọng mới được rước Mình Máu Thánh Chúa Kitô.?
 Trả lời:
I- Trước hết, xin tự hỏi : tại sao Chúa Giêsu giao du với những người bị xã hội Do Thái coi là tội lỗi?

   Để trả lời cho câu hỏi này, chúng ta cần đọc lại lời Chúa Giêsu nói với nhóm biệt phái xưa kia: “Người khoẻ mạnh không cần thầy thuốc, người đau ốm mới cần.” ( Mt 9:12)  Thật vậy, Chúa Kitô đến để tìm những người tội lỗi và kêu gọi họ ăn năn sám hối để được tha thứ và cứu rỗi. Do đó, Chúa tự ví mình như thầy thuốc đi tìm bệnh nhân để cứu chữa chứ không tìm người mạnh khoẻ để săn sóc.

Tuesday, January 27, 2015

LINH MỤC CÓ ĐƯỢC PHÉP DẠY “GIÁO LÝ” VÀ CỬ HÀNH CÁC BÍ TÍCH THEO Ý RIÊNG MÌNH KHÔNG ?

Hỏi: xin cha giải thích vài thắc mắc  sau đây liên can đến việc dạy dỗ và cử hành bí tích của linh mục:
1. Có linh mục kia, khi dâng lễ ở tư gia, đã mời mọi người có mặt tham dự lên rước Mình Thánh Chúa, vì cho rằng Chúa đã tha hết mọi tội cho con người rồi nên không cần phải xưng tội trước khi rước Mình Thánh Chúa!
2. Có linh mục khác đã vào nhà thương và chứng hôn cho đôi vợ chồng đang “rối” về hôn phối, theo lời  yêu cầu của bà mẹ đang nằm nhà thương nhân lúc linh mục đến thăm bà này.Như vậy hôn phối kia có thành sự hay không?

Saturday, January 24, 2015

VIỆC HÌNH THÀNH KINH TIN KÍNH

Bốn công đồng chung đầu tiên

I. Đức Giêsu, Thánh Linh là Thiên Chúa?
1. Ario
2. Công đồng Nicêa (325)
3. Nửa thế kỷ xáo trộn
4. Công đồng Constantinopoli (381)

II. Đức Giêsu nhập thể thế nào?
1. Hai trường phái Alexandria – Antiokia
2. Công đồng Êphêso (431)
3. Công đồng Calcêdonia (451)

III. Liên hệ giữa các Giáo Hội
Toát yếu - Câu hỏi

------------------------------------------------------------------------------

Kinh Tin Kính

 KINH TIN KÍNH CÁC TÔNG ÐỒ
KINH TIN KÍNH CÔNG ÐỒNG NIXÊ CON-TAN-TI-NÔ-PÔ-LI
* Tôi tin kính Ðức Chúa Trời
Tôi tin kính một Thiên Chúa duy nhất
* Là Cha phép tắc vô cùng
Là Chúa Cha toàn năng,
* dựng nên trời đất
 Ðấng tạo thành trời đất muôn vật hữu hình và vô hình
* Tôi tin kính Ðức Giê-su Ki-tô
Tôi tin kính một Chúa duy nhất
* là Con Một Ðức Chúa Cha
là Ðức Giê-su Ki-tô,
* cùng là Chúa chúng tôi
Con Một Thiên Chúa,

Sinh bởi Chúa Cha từ trước muôn đời :

Người là Thiên Chúa bởi Thiên Chúa;

Ánh sáng bởi ánh sáng;

Thiên Chúa thật bởi Thiên Chúa thật

được sinh ra mà không phải được tạo thành.

Ðồng bản tính với Chúa Cha:

Nhờ Người mà muôn vật được tạo thành.

Vì loài người chúng tôi và để cứu rỗi chúng tôi

Người đã từ trời xuống thế;
* Bởi phép Ðức Chúa Thánh Thần mà Người xuống thai
Bởi phép Chúa Thánh Thần
* Sinh bởi bà Ma-ri-a đồng trinh,
Người đã nhập thể trong lòng Trinh Nữ Ma-ri-a và đã làm người.
* Chịu nạn đời quan Phong-Xi-ô Phi-la-tô
Vì chúng tôi Người chịu đóng đinh vào thập giá dưới thời Phong-xi-ô Phi-la-tô
* Chịu đóng đinh trên cây Thánh Giá, chết và táng xác,
Người chịu khổ hình và mai táng 
* Xuống ngục tổ tông.

* Ngày thứ ba bởi trong kẻ chết mà sống lại,
Ngày thứ ba Người sống lại đúng như lời Thánh Kinh,
* lên trời,
Người lên trời
* ngự bên hữu Ðức Chúa Cha phép tắc vô cùng
ngự bên hữu Chúa Cha
* Ngày sau bởi trời lại xuống
và Người sẽ lại đến trong vinh quang
* phán xét kẻ sống và kẻ chết
để phán xét kẻ sống và kẻ chết

triều đại Người sẽ vô cùng vô tận.
* Tôi tin kính Ðức Chúa Thánh Thần,
Tôi tin kính Chúa Thánh Thần

Người là Chúa và là Ðấng ban sự sống;

Người phát xuất từ Chúa Cha và Chúa Con.

Người cùng được phụng thờ và tôn vinh với Chúa Cha và Chúa Con

Người đã dùng các ngôn sứ mà phán dạy.
* Tôi tin có Hội Thánh hằng có ở khắp thế này,
Tôi tin có một Hội Thánh duy nhất thánh thiện, công giáo và tông truyền
* Các thánh thông công

* Tôi tin phép tha tội
Tôi tuyên xưng có một phép rửa duy nhất để tha tội
* Tôi tin xác loài người ngày sau sống lại
Tôi đợi trông ngày kẻ chết sống lại
* tôi tin hằng sống vậy
 sự sống đời sau.
* A-men
 A-men


 ++++++++++++++++++++++++++++++++++++

Thursday, January 22, 2015

GIÁO HỘI VÀ ƠN CỨU ĐỘ
Để có thể nhận định cách trung thực nguyên tắc “Ngoài Giáo Hội không có Ơn Cứu độ” (Extra Ecclesiam nulla salus – Hors de l'Église, pas de salut) của Thánh Giám Mục Cypriano (210 – 258). Chúng ta cần nhận ra tính chất hiệp nhất của Giáo Hội. Theo ngài, Giáo Hội từ nền tảng là mầu nhiệm hiệp nhất. Giáo Hội có ơn gọi hiệp nhất. Giáo hội phải thực là sự hiệp nhất các tâm hồn (một lòng) các tâm trí (một dạ). Một dân được hiệp nhất bằng chính sự hiệp nhất của Chúa Cha, Chúa Con và Chúa Thánh Thần.

Tuesday, January 20, 2015

40 câu hỏi & đáp về Tông huấn Familiaris Consortio
CÂU HỎI 1: Đâu là những mặt tích cực và tiêu cực liên quan đến đời sống hôn nhân gia đình trong thế giới hôm nay? (x. FC 6)
• Hoàn cảnh trong đó các gia đình đang sống hiện có cả những khía cạnh tích cực và tiêu cực: một số khía cạnh là dấu cho thấy ơn cứu độ của Đức Ki-tô đang tác động trong thế gian, một số khía cạnh khác là dấu cho thấy sự chối từ của con người đang chống lại tình thương của Thiên Chúa.
Một đàng, người ta thấy có một ý thức sống động hơn về tự do cá nhân và một sự chú ý nhiều hơn đến phẩm chất của các tương quan liên vị trong hôn nhân, đến sự nâng cao phẩm giá phụ nữ, đến sự sinh sản có trách nhiệm, đến việc giáo dục trẻ em; thêm vào đó là ý thức về nhu cầu phải phát triển những liên hệ giữa các gia đình để giúp đỡ lẫn nhau về mặt tinh thần và vật chất, cũng như khám phá lại sứ mạng Hội Thánh riêng biệt của gia đình và trách nhiệm của gia đình trong việc xây dựng một xã hội công bình hơn. Nhưng đàng khác, cũng không thiếu những dấu hiệu cho thấy một sự thoái hoá đáng lo ngại về một số giá trị căn bản: một quan niệm sai lầm trên lý thuyết và thực hành về sự độc lập giữa hai vợ chồng, những mập mờ rất trầm trọng về tương quan uy quyền của cha mẹ đối với con cái, những khó khăn cụ thể trong việc lưu truyền các giá trị như nhiều gia đình đã cảm nghiệm, con số các vụ ly dị gia tăng, vết thương về sự phá thai, việc dùng các phương pháp tuyệt sản ngày càng nhiều, việc hình thành một não trạng đích thị là não trạng chống thụ thai.