Monday, April 27, 2015

MỤC TỬ
Khi giảng về Chúa Giêsu là Mục tử nhân lành, tôi có hỏi giáo dân, “tử” là gì. Nhiều người không biết trả lời, có người nói: “tử” là chết! Cũng có người nói “tử” là con. Thuật từ này tưởng đơn giản, nhưng thật ra không đơn giản chút nào. Trong Thánh Kinh, mục tử được dùng để dịch chữ pastor của tiếng Latin, mà bản tiếng Anh là shepherd, có khi cũng dùng chữ pastor. Vậy, thử tìm hiểu mấy chữ này có nghĩa gì.

Thursday, April 16, 2015

HỌC HỎI để SỐNG ĐẠO

Giải đáp phụng vụ: Cần XƯNG GÌ khi thường xuyên xưng tội?
---------------------------------
Giải đáp của Cha Edward McNamara, Dòng Đạo Binh Chúa Kitô (LC), Khoa trưởng Thần học và giáo sư phụng vụ của Đại học Regina Apostolorum (Nữ Vương các Thánh Tông Đồ), Rôma.
-------------------------------------------------
Hỏi: Chúng tôi liên tục được dạy bảo đi xưng tội thường xuyên, và tôi tuân theo lời dạy này. Tuy nhiên, tôi đã bối rối trong một thời gian dài về tội nào cần phải xưng trên cơ sở thường xuyên đến với bí tích hòa giải. Tôi chắc chắn biết tội nào là tội trọng và tội nào là tội nhẹ. Tôi tham dự Thánh Lễ mỗi Chúa Nhật, rước lễ càng nhiều càng tốt và cố gắng giữ gìn bản thân, để tránh tội lỗi. Nhưng tôi thường xuyên cảm thấy bản thân mình không biết phải xưng tội nào trong tòa giải tội, trong khi mong muốn xưng tội trên cơ sở thường xuyên là ít nhất một lần mỗi tháng. Điều này có vẻ như một cuộc điều tra ngớ ngẩn, nhưng nếu tôi đang nghĩ như thế, chắc nhiều người khác cũng nghĩ như vậy nữa. - J. C., Miami, Florida, Mỹ.

Tuesday, April 14, 2015

Tại Sao Gọi Là Lời Khuyên Phúc Âm?

Khi bàn về đời sống tận hiến, người ta thường nói đến ba lời khuyên phúc âm: khiết tịnh, khó nghèo, vâng lời. Tại sao gọi đó là ba lời khuyên Phúc âm? Phúc âm chỉ có ba lời khuyên thôi hay sao?

 Chúng ta nên phân biệt hai vấn đề. Thứ nhất: lời khuyên Phúc âm là gì? Thứ hai: có bao nhiêu lời khuyên Phúc âm? Vấn đề thứ hai tùy thuộc vấn đề thứ nhất. Câu hỏi thứ nhất: lời khuyên Phúc âm là gì? Có ít là hai lối giải thích: (1) một lối giải thích khá quen thuộc là sự phân biệt giữa “lời truyền”  “lời khuyên”. Theo lối giải thích này, trong Phúc âm chúng ta đọc thấy nhiều điều mà Chúa truyền buộc phải giữ (chẳng hạn như mười điều răn); nhưng bên cạnh đó, còn nhiều điều khuyên, nghĩa là khuyến khích thực hành, để trở nên tốt hơn. Nền tảng của sự phân biệt này có thể tìm thấy nơi trình thuật của Phúc âm nhất lãm về cuộc đối thoại giữa Chúa Giêsu với một thanh niên. Anh ta hỏi Ngài: “Thưa thầy, tôi phải làm điều gì để được vào Nước Trời?” Chúa trả lời: “Hãy giữ các điều răn” (tức là luật truyền). Anh tiếp thêm: “Tôi đã tuân giữ tất cả từ hồi còn nhỏ”. Chúa liền nói: “Còn thiếu một điều nữa; anh về bán hết gia tài, phân phát cho người nghèo, rồi đến đây theo tôi”. (Mt 19,16-22 và song song). Theo lối giải thích cổ truyền, thì trong câu chuyện này, ta thấy có hai cấp độ: cấp một là giữ các giới răn; đây là điều kiện thiết yếu để được vào Nước Trời; cấp thứ hai là từ bỏ tài sản để đi theo Chúa. Điều này Chúa không buộc nhưng chỉ khuyên thôi. Chàng thanh niên đó không đáp lời khuyên đó (và có lẽ làm cho Chúa buồn) nhưng mà điều đó không phương hại đến phần rỗi. (2) Tuy nhiên, ngoài lối giải thích vừa kể (phân biệt lời truyền với lời khuyên), còn có một lối giải thích khác về ý nghĩa của từ ngữ “lời khuyên Phúc âm”, đó là: Tất cả Phúc âm đều là lời khuyên hết

Wednesday, April 8, 2015

 Câu hỏi trong Tuần Thánh

PHÊRÔ - GIUĐA ISCARIỐT

Một bạn trẻ gửi đến một câu hỏi: Thưa cha, tại sao thánh Phêrô và ông Giuđa cả hai cùng phạm tội; người thì bán Chúa, người thì chối Chúa. Cả hai ông đều sám hối và mỗi người lại chọn một hành động khác nhau?

Phần trả lời chỉ là những suy tư cá nhân dựa trên chính những bản văn Kinh Thánh. Trước hết, chúng ta cần ghi nhận rằng hành vi nộp Thầy của ông Giuđa Iscariốt là một tội trọng đáng phải chết vì có liên quan đến chính tính mạng của Đức Giêsu; còn hành vi chối Thầy của Phêrô không đến đáng phải chết, nó liên quan đến sự trung thành và lòng can đảm của Phêrô đối với Đức Giêsu mà thôi. Nói cách khác, hành vi của Giuđa dẫn đến giết người; hành vi của Phêrô dẫn đến sự chối bỏ tương quan đức tin vào Thầy Chí Thánh. Như vậy, chúng ta có thể thấy bản chất của vấn đề khác nhau hoàn toàn. Cho nên sự so sánh hay việc đặt song song giữa tông đồ Phêrô và tông đồ Giuđa Iscariốt, do đó hệ quả của hành vi của hai tông đồ này là không công bằng. Chúng ta hãy xét từng trường hợp.

Monday, April 6, 2015

Bất Tử Hay Phục Sinh? 


Nhân dịp mừng lễ Chúa Phục sinh, chúng tôi xin trình bày một cuộc tranh luận thần học liên quan tới sự phục sinh của con người. Nguồn gốc phát sinh vấn đề này khởi đi từ những quan điểm trái chiều:

- Theo thần học Công Giáo cổ truyền, sau khi chết, thân xác tan rã tro bụi còn linh hồn bất tử sẽ ra trước tòa Chúa phán xét, rồi từ đó sẽ lên thiên đàng hay xuông hỏa ngục (luyện ngục chỉ có tính cách tạm thời). Đến ngày tận thế, thân xác sẽ được sống lại và tái hợp với linh hồn để cùng chia sẻ hạnh phúc hay chung phần luận phạt.
- Thế nhưng, từ thập niên 50, ông Oscar Cullman, một thần học gia Tin Lành đã dặt lại toàn bộ vấn đề (Immortalité de I’âme ou Résurrection des morts?, Neuchâtel – Paris 1956). Theo ông, thần học Công Giáo cổ điển dựa theo triết học hy lạp chứ không dựa theo Thánh Kinh.

Trước vấn nạn được đặt ra như trên, Giáo sư Cullman đã vạch ra hai điểm khác biệt giữa quan điểm của Thánh Kinh và Thần học cổ truyền:

1/ Thánh Kinh quan niệm con người như một toàn bộ, chứ không có chuyện phân lìa hai yếu tố hồn xác.

2/ Thánh Kinh quan niệm sự phục sinh như là một hồng ân Chúa ban thưởng cho người lành.

Lên Đồi với Chúa 9

ĐỨC GIÊSU – MỘT THIÊN CHÚA ẨN MÌNH

Đức Giêsu thực sự là một mẫu mực cho lối sống và cung cách hành xử của chúng ta. Nhìn vào Ngài và chiêm ngắm đời sống của Ngài, chúng ta có thể tìm thấy được những bài học quý giá, những khuôn vàng thước ngọc, những chỉ dẫn khôn ngoan giúp tìm thấy hạnh phúc. Tuy nhiên, nếu Đức Giêsu chỉ như thế thôi thì Ngài cũng chẳng hơn gì các bậc thánh hiền, các triết gia hay những bậc vĩ nhân trong lịch sử. Những nhân vật này cũng có một đời sống rất tốt lành, nêu gương sáng cho người đương thời và được các bậc hậu thế muôn đời kính ngưỡng. Những giáo lý họ truyền dạy cũng có một giá trị vô cùng thâm thúy, chất chứa một nền minh triết khôn ngoan, trường tồn với nhân gian qua bao đời. Phải chăng Đức Giêsu cũng chỉ là một trong số các nhân vật vĩ đại này? Ngài có điều gì đó khác họ, hay thậm chí là hơn họ không?
Trên bình diện lý trí, ta chỉ có thể nhìn về Giêsu như một con người, với những lề lối sinh hoạt, những tư tưởng và đời sống đạo đức. Nhưng Đức Giêsu vừa giống cũng vừa khác với chúng ta. Giống ở chỗ, tất cả đều là con người đúng nghĩa. Còn khác ở chỗ, Đức Giêsu mang trong mình bản tính Thiên Chúa, Ngài là Thiên Chúa thật, một Thiên Chúa mặc lấy xác phàm. Chỉ có đức tin mới giúp chúng ta thấy được điều này. Dưới cái nhìn đức tin, Đức Giêsu trở thành một nhân vật có một không hai trong lịch sử, độc nhất vô nhị và trỗi vượt lên trên tất cả. Với chúng ta, Thiên Chúa cũng hiện diện trong tâm hồn theo một cách thức thiêng liêng. Còn với Đức Giêsu, Thiên Chúa không “hiện diện” theo một cách thức như vậy mà chính Ngài là Thiên Chúa. Giữa ta và Thiên Chúa có một sự phân biệt vì ta không phải là Thiên Chúa. Còn giữa Ngài và Thiên Chúa không có sự phân biệt nào cả. Bản tính Thiên Chúa thấm đẫm vào từng thớ thịt và dòng máu của Ngài. Chính điều đó làm cho Ngài trở nên phi thường và cái chết của Ngài có khả năng cứu độ mọi loài mà không một ai khác dưới gầm trời này có thể làm được.

Sunday, April 5, 2015

TIN hay KHÔNG TIN…

Tin hay không tin là chấp nhận hay từ chối
Tin hay không tin là sống mãi hay trầm luôn
Tin hay không tin đời sáng ngời hai mù tối
Tin hay không tin nay quyết định cho đời tôi… (lyrics)



Một câu chuyện cha phó kia kể, chạm đến cõi sâu thẳm tâm hồn, làm tôi ray rứt, khắc khoải thao thức mãi đến giờ...

Một người làm xiếc với chiếc gậy thăng bằng đi trên một sợi dây treo ngang qua hai đỉnh núi, dưới là nột vực thẳm. Anh ta đi qua bình an. Mọi người vỗ tay khen ngợi.

Anh ta tiếp tục đi trở lại vời hai bàn tay không. Khó hơn trước vì dễ mất thăng bằng. Nhưng anh ta vẫn qua được thử thách này. Có một nhóm người xem thán phục hô vang: “trên cả tuyệt vời!”

Lần này, anh sẽ biểu diễn đi trên dây đó với chiếc xe đạp cũ.
Trước khi biểu diễn, anh ta bước gần nhóm người vừa hô vang và hỏi: “quí vị có nghĩ tôi làm được lần này không?

Mọi người ấy đáp: có chứ, chúng tôi ủng hộ anh hết mình, dù đi đến đâu.
- Thế các anh có tin điều đó xảy ra không?
- Tin chứ, sao lại không, này người thần tượng của chúng tôi!
- Thế tin thì mời một người lên cùng đi với tôi? Đừng lo, tôi chạy cho nhé?

Cả nhóm thinh lặng. Một người trong nhóm mặt mày xám mét, tiu nghỉu, lên tiếng yếu ớt: “thế… mời ngài đi một mình trước đã… vậy”!!!
________________________________________

Friday, April 3, 2015

NHẬN ĐỊNH VỀ PHONG TRÀO “SỨ ĐIỆP TỪ TRỜI” 

Phong trào mệnh danh là “Sứ điệp từ trời” đã xuất hiện từ tháng 11 năm 2010 tại Châu Âu, và cho đến nay đã được quảng bá hầu như rộng khắp trên toàn thế giới. Chắc hẳn nhiều người trong chúng ta đã nghe nói hoặc đã từng đọc qua các “Sứ điệp từ trời”. Điều đó ít nhất cũng cho thấy tầm ảnh hưởng và tính chất thu hút của phong trào mới này. Điều đáng nói là có nhiều người đã tin và đang góp phần quảng bá cho các “Sứ điệp trời”. Riêng tại Việt Nam, phong trào “Sứ điệp từ trời” cũng đang rộ lên như một hiện tượng đáng quan ngại. Tại nhiều giáo xứ, người ta thấy xuất hiện các hội cầu nguyện Mân Côi, nhưng thực chất là hội quảng bá các “Sứ điệp từ trời”. 

Điểm nổi bật của các hội này là thái độ chống Đức Giáo hoàng, và đây cũng là một trong các chủ đề thường gặp trong các “Sứ điệp từ trời”. Nhiều tín hữu đã “lỡ” đọc các “Sứ điệp từ trời” thì cảm thấy hoang mang vì rơi vào cảnh “tiến thoái lưỡng nan”. Nếu không tiếp tục đọc thì sẽ có nguy cơ bị án phạt như các sứ điệp đã đe dọa, còn nếu tiếp tục thì không biết các sứ điệp sẽ dẫn mình tới đâu. Bởi vậy, sau khi đã tìm hiểu các “Sứ điệp từ trời” và tham khảo một số bài viết được phổ biến trên mạng internet, chúng tôi muốn viết bài nghiên cứu này như một sự góp phần soi sáng vấn đề, và cũng để cung cấp ít nhiều tư liệu cho những vị có thẩm quyền hầu có thể thẩm định vấn đề cách khách quan.

Trong phần trích dẫn các sứ điệp, đôi khi vì yêu cầu chính xác của văn bản, chúng tôi phải dịch lại từ nguyên bản tiếng Anh thay vì lấy từ trang <<sudieptutroi.com>> bằng tiếng Việt.

22 NHÂN VẬT chính
BAO QUANH CHÚA GIÊSU
TRONG CUỘC KHỔ NẠN.

Tôi là ai, đóng vai nào trong cuộc khổ nạn của ngài? Vâng, Tôi là tất cả. 
Tất cả nhiều ít có phảng phất trong cuộc đời tôi. 
Hôm nay tôi chọn khuôn mặt và thái độ nào?
---------------------------
1. Các môn đệ trong cảnh hấp hối ở vườn Ghetsêmani: thờ ơ, mê muội vô cảm
2. Giuda: kẻ nộp Chúa với cái hôn của phản bội
3. Ông Phêrô: đã chối Chúa 3 lần.
4. Anna, Caipha, Hội Đồng Kỳ Lão: đem mạng sống Chúa Giêsu thoả mãn tham vọng của họ. Sẳn sàng trao mạng Chúa Giêsu để cũng cố địa vị của họ.
5 và 6. Philatô, Hêrôđê: hèn nhát sẳn sàng thí mạng người để khỏi phiền hà, để giữ vững ngai toàn quyền. Hêrôđê: chìm đắm sắc dục, đam mê lạc thú, đùa cợt trên mạng sống, trên danh dự của người khác.
7. Bà Claudia Procula: vợ Philatô (Matthew 27:19); lên tiếng trước những bất công theo lương tâm.
8. Baraba: Tướng cướp khét tiếng; người được Giêsu chết thay.
9. Đám đông dân chúng: a dua, cơ hội vô ơn vô tình bạc nghĩa cuồng tín và tàn bạo. Họ sẵn sàng làm những gì người ta dạy.

Lên Đồi với Chúa 8

MARIA – MẪU GƯƠNG THEO CHÚA ĐẾN CÙNG

Me MariaChiều hôm ấy, một buổi chiều tang tóc thê lương, dưới chân cây thập giá, có một người phụ nữ đứng lặng im nguyện cầu. Người đang bị treo trên thập giá kia, với thân hình rách nát vì đòn roi tàn bạo, chính là Đấng mà Mẹ kính yêu trên hết mọi sự và cũng là người con mà Mẹ dứt ruột sinh ra. Hẳn là chẳng thể nào Mẹ có thể ngờ được con mình sẽ kết thúc cuộc đời theo cách thức đó và chính mình lại phải chịu một nỗi đau kinh khiếp như thế này. Đức Giêsu và Mẹ có một mối tương quan vô cùng gắn bó. Tương quan ấy vừa là Tạo Hóa với thụ tạo, vừa là đứa con trai ngoan với mẹ hiền yêu dấu. Mẹ chính là người sinh Đức Giêsu vào trần đời. Mẹ là người đã cho Giêsu một thân xác. Nhưng Mẹ cũng ý thức rằng người con này của Mẹ mang một thân phận trỗi vượt hơn Mẹ. Bởi thế, dù là mẹ, nhưng Maria luôn nhìn về Giêsu như một mẫu mực để noi theo. Mẹ luôn ở bên Giêsu, cận kề với Giêsu, hiểu Giêsu và bước theo Giêsu trên tất cả mọi nẻo đường Người bước.

Thursday, April 2, 2015

Lên đồi với Chúa 7: 

GIOAN – YÊU ĐẾN TẬN CÙNG

7_gioan
Miên man buồn trong tâm tình mùa chay. Đôi khi con cảm thấy vui nhẹ, vì Chúa không chỉ chết mà đã sống lại. Con nên buồn hay vui? Nhận thấy tội lỗi và giới hạn, con nào dám vui! Chúa đã cứu con, chẳng lẽ con buồn! Bối rối. Tia sáng lóe lên trong tâm trí: nhờ thánh Gioan tông đồ chỉ dẫn.

Wednesday, April 1, 2015

Lên đồi với Chúa 6: 

VIÊN ĐẠI ĐỘI TRƯỞNG

DDT“Viên đại đội trưởng đứng đối diện với Đức Giê-su, thấy Người tắt thở như vậy liền nói: ‘Quả thật, người này là Con Thiên Chúa.’” (Mc 15, 39)
Những ngày đó, tình hình dân Do-thái trở nên phức tạp. Người ta kháo nhau đủ điều về một ông tên Giê-su là người của Thiên Chúa; giới giáo quyền trong dân thì luôn buộc tội ông này phá luật đền thờ. Những ngày đó, chúng tôi được lệnh phải sẵn sàng trước một cuộc bạo động. Theo những gì thu nhận được cho tới giờ, ông Giê-su không phải là một người của phường Quá khích, ông giảng dạy công khai và được dân chúng mến mộ, nhóm của ông độc lập với những thành phần khác trong dân.

Lên Đồi Với Chúa 5: 

HỒI KÝ của SIMON KYRÊNÊ

Có lẽ chẳng5_simonkyrene bao giờ tôi có thể tin rằng, chỉ một buổi chiều thôi mà cuộc đời của tôi đã chuyển sang một trang mới. Chẳng bao giờ tôi có thể tưởng tượng rằng, người làm biến đổi đời mình lại là một phạm nhân sắp phải chịu chết. Ấy vậy mà sự việc dường như không tưởng ấy lại xảy ra cho tôi vào một buổi chiều lễ Vượt qua, với một người tử tù mang tên Giêsu.
Khoảnh khắc ấy đến thật bất ngờ. Không bất ngờ sao được khi một kẻ vốn thờ ơ với tôn giáo như tôi lại bỏ đồng về nhà sớm để chuẩn bị cho lễ Vượt qua. Không bất ngờ sao được khi một người vốn dửng dưng với thế sự, hững hờ với phận người như tôi lại cố chen chân để xem cho biết những kẻ tử tội chiều nay là ai. Nói chung cũng chẳng phải tôi sốt sắng đạo đức hoặc xót thương người đau khổ cho bằng, thấy các nhà nông khác về sớm dọn lễ thì mình cũng phải về, thấy bà con ùa nhau chen chúc thì mình cũng xin một chút bon chen xem sao. Nhưng oái oan thay, vừa chen được vào thì người tử tù Giêsu lại gục ngã ngay trước mặt tôi, thân bị đòn roi tả tơi chẳng còn vác nổi cây thập giá nữa. Thế là tránh vỏ dưa lại gặp ngay vỏ dừa, đã cố né rắc rối thì lại bị rắc rối bám chặc vào người. Mặc cho tôi có viện mọi lý do để từ chối, thì những tên lính Rôma hung tợn vẫn cứ ép buộc tôi phải vác đỡ thập giá cho người tử tù này. Dẫu cho tôi có than van cầu xin đủ điều, thì chúng vẫn cứ đặt thập giá lên vai tôi. Thôi thì để tránh phiền phức, cực chẳng đã tôi mới phải ghé vai vác lấy cái thứ vừa ô nhục vừa chết chóc này.

Lên Đồi Với Chúa 4: 

THƯ PHILATÔ GỬI GIÊSU


Gửi Ông Giêsu,philato
Lịch sử vẫn thường cho rằng Philatô tôi đây là một kẻ tham lam và tàn bạo, thích đàn áp và bóc lột. Tôi biết có nhiều người Do Thái thời đó ghét tôi lắm, thậm chí phẫn nộ, vì tôi khinh bỉ những tập tục của họ. Rồi khối người ngày nay vẫn cho tôi là kẻ trốn trách trách nhiệm khiến Ông – Chúa của họ – phải chết. Họ không chịu hiểu cho tôi: sở dĩ tôi rửa tay là vì không muốn liên can đến những vấn đề mà tôi cho là chuyện nội bộ Do Thái giáo. Dẫu sao, tôi biết Ông là người hiểu rõ tôi nhất, vì chúng ta đã gặp gỡ nhau mặt đối mặt, và vì bây giờ Ông đã về Vương Quốc của Ông.

Lên Đồi Với Chúa 3: 

GỬI CHO NGƯỜI CHỐI CHÚA

Bác Phêrô kính mến,3_phero
Cháu là người luôn ngưỡng mộ và quý mến bác. Ngưỡng mộ vì lòng nhiệt thành đi theo Thầy Giêsu nơi bác; và quý mến vì tinh thần hối lỗi chân thành của bác. Bác đúng là mẫu người lý tưởng để có thể bước theo Giêsu đến hết cuộc đời. Con đường thập giá luôn đòi người theo lòng nhiệt thành để quyết tâm vượt khổ và sự khiêm tốn để hoán cải không ngừng trước sự công phá của Satan. Còn nhớ trong sân của vị thượng tế đêm đó, nếu không hối hận sau ba lần chối Thầy thì cuộc đời của bác chắc không khác gì kẻ bán Chúa. Trước cuộc khổ nạn của Đức Giêsu, cháu muốn gửi đến bác đôi dòng tâm sự. Ước mong với tấm gương của bác, cháu quyết tâm làm chứng cho Chúa trong cuộc sống hằng ngày.

Lên Đồi Với Chúa 2: 

NGƯỜI ĐẦY TỚ CỦA VỊ THƯỢNG TẾ

(Lc 22,50-51)[1]2_nguoidayto
Tôi làm việc cho một vị thượng tế trong đền thờ của dân Do-thái: đầy tớ. Phục dịch ông chủ đã khá lâu, tôi được liệt vào danh sách những đầy tớ trung thành, hiểu ông và làm ông hài lòng.
Dạo nọ, gần đến ngày lễ Bánh Không Men, cũng gọi là lễ Vượt Qua, ông chủ tôi trở nên bận bịu hơn. Ông dễ bực bội, gương mặt ông căng thẳng hơn ngày thường rất nhiều, nhất là khi có ai đó nhắc đến cái tên ‘Giêsu’ đang “nổi đình nổi đám” trước mặt dân chúng. “Tay đó” là kẻ chuyên phá luật vì ỷ lại vào chút tài lẻ trong việc ăn nói và chữa bệnh cho người khác, ông chủ tôi nói vậy. Mà quả thực, theo tôi thấy, ông Giêsu kia cũng “không phải dạng vừa đâu”, tuy chỉ là con của một người thợ mộc thôi, nhưng nhiều lần ông ta đã khiến ông chủ tôi phải ngậm miệng không đối đáp lại được lời nào, dù trước đó, ông chủ cùng với mấy ông bạn kinh sư đã trưng Lề Luật ra để “phủ đầu”.

Lên Đồi Với Chúa 1: 

VIẾT CHO KẺ BÁN CHÚA

Anh Giuđa thân mến,1_giuda
Câu tục ngữ “gieo gió thì gặt bão” thường được dùng để nói rằng những ai làm điều ác thì ắt có ngày phải chịu hậu quả ê chề. Tuy không dám xét đoán, nhưng tôi thấy cái chết của anh quả thực rơi vào cơn bão bi thương ấy. Sau khi bán Thầy Giêsu, thay vì hối hận ăn năn, anh đã thả trôi cuộc đời theo cơn giông tố đến chỗ tự vẫn trong vô vọng. Anh chết trong tất tưởi của kẻ mang tiếng là phản Thầy bán Chúa. Tưởng nhớ đến cuộc khổ nạn của Chúa Giêsu, tôi bỗng nhớ đến anh, và thấy sức mạnh kinh hoàng của sự dữ là cái gây cho con người biết bao khổ đau và chết chóc.
Còn nhớ buổi sáng trên bờ hồ năm xưa, anh sung sướng reo mừng khi nghe Giêsu gọi chọn anh vào hàng ngũ các tông đồ. Ai ai cũng chăm chú hướng mắt vào anh với chút ngỡ ngàng: “Tại sao Thầy Giêsu lại chọn anh ta?” Thực ra dân chúng có lý do, vì tiểu sử của anh không mấy thanh sạch, tâm địa của anh còn nhiều hoen ố. Nhưng dù sao Giêsu đã ưu ái gọi chọn anh tham gia vào sứ mạng loan báo Tin Mừng Nước Trời. Anh có một vị trí trong ánh mắt của Giêsu và khi được Giêsu “bảo lãnh”, anh cũng được người đời nhìn với một con mắt khác. Anh biết đấy, Thầy Giêsu không chấp nhất quá khứ của ai, cho dù có xấu xa đến dường nào; Người chỉ nhìn về tương lai với ước mong họ sẽ nên người môn đệ tốt lành thánh đức. Bởi lẽ “không thánh nhân nào không có quá khứ, không tội nhân nào không có tương lai” (Augustinô).
Trong nhóm, anh làm thủ quỹ. Công việc ấy là dịp tốt để anh phục vụ Giêsu và anh em của mình. Nhưng uy lực của đồng tiền đã khiến anh lạc lối. Thay vì để tiền bạc trở nên đầy tớ tốt phục vụ cho sứ mạng, anh lại để nó trở nên ông chủ tồi lèo lái anh vào đường tội lỗi. Một tuần trước Lễ Vượt Qua, chị Maria xức dầu thơm lên chân Thầy Giêsu, anh đã tiếc rẻ và càm ràm trách móc. Anh đề cao vị thế của đồng tiền lên trên tất cả mà quên đi những giá trị cao siêu khác. Hóa ra, đồng tiền có sức quyến rũ mãnh liệt đến nỗi anh bất chấp luân thường đạo lý, mặc kệ tình nghĩa thâm giao.
Thực ra tiền bạc chỉ là biểu hiện bên ngoài để phản ánh thời điểm Satan nhập vào anh. Từ đó, anh tự cô lập mình khỏi nhóm, phất lờ cảnh báo và hướng dẫn của Thầy Giêsu. Anh lén lút gặp các thượng tế để ngả giá bán Thầy. Ba mươi đồng bạc để đổi lấy một mạng người! Từ lúc đó, “Anh cố tìm dịp thuận tiện để nộp Đức Giêsu.” (Mt 26, 14-16). Anh nhớ lại xem, Thầy Giêsu đã nhiều lần nhắc anh hãy tỉnh thức kẻo sa trước cám dỗ. Người dùng tình thương và lòng kiên nhẫn để đợi anh trở về. Tiếc thay lời Giêsu không còn hấp dẫn với anh, bởi lúc nào lòng anh cũng ngập tràn ý đồ nộp Thầy bán Chúa!
Còn nhớ đêm cuối cùng Thầy trò hàn huyên tâm sự. Đích thân Thầy rửa chân cho cả anh nữa. Vậy mà anh lại cấu kết với nhóm Quân Dữ để lên kế hoạch bắt Thầy. Sức mạnh của Ma Quỷ lúc này càng gia tăng gấp bội, vì có anh cộng tác làm nội gián cho nó. Thù trong giặc ngoài đã đưa một Người vô tội đến cái chết đau thương trên thập tự!
Còn nhớ ánh mắt lệ nhòa của Giêsu khi phải thốt lên: “Thầy bảo thật anh em, một người trong anh em sẽ nộp Thầy” (Mt 26, 21). Lúc ấy anh nghĩ gì: sợ hay đau? Chắc là đau lắm khi nghe Thầy nói thêm: “Khốn cho người nào nộp Con Người: thà người đó đừng sinh ra thì hơn!” (Mt 26, 25). Anh đừng tưởng Thầy căm ghét rồi nguyền rủa anh. Thực ra bất kỳ ai chống lại Thiên Chúa đã tự chuộc lấy án phạt khốn cùng rồi. Tuy lòng anh đầy lo lắng và sợ hãi trước lời trách cứ của Thầy, nhưng anh vẫn cho phép sự dữ chiếm hết tâm trí mình.    
Còn nhớ trong vườn Cây Dầu đêm ấy, anh là kẻ chỉ điểm khéo léo và thâm độc. Khéo léo vì anh biết được chỗ của Thầy thường xuyên lui tới; và thâm độc vì anh đã dùng nụ hôn phản bội để nộp Thầy. “Tôi hôn ai thì chính là người đó. Các anh bắt lấy!” (Mt 26, 48). Nụ hôn ấy càng khoét sâu vào nỗi đau của người Thầy vốn hết mực yêu thương anh!
Còn nhớ, lời hối hận thú tội muộn màng khi anh lớn tiếng với các thượng tế và kỳ mục: “Tôi đã phạm tội nộp người vô tội, khiến Người phải chết oan” (Mt 27, 3). Giá như lúc ấy anh trở về với anh em hay hối lỗi van nài xin Chúa thứ tha, cuộc đời anh sẽ khác. Đàng này anh lui ra và đi thắt cổ (Mt 27, 5). Sự Dữ đã hạ bệ được anh!
Hồi tưởng lại hành trình anh đi theo và nộp Thầy bán Chúa như thế, tôi có dịp nhắc nhớ mình phải cẩn trọng nhiều hơn. Cẩn trọng vì không khéo mình cũng nộp Chúa khi bất tín nơi Người, lạnh lùng với tha nhân; cẩn trọng kẻo tội lỗi kéo lê tôi đến chỗ chẳng cần Chúa nữa hay dửng dưng trước lời dạy của Người. Từ đó, tôi biết điểm tựa chắc nhất cho mình là tình yêu và sức mạnh của Thầy Chí Thánh; và quảng đại bước theo con đường Người mời gọi. “Can đảm lên, Thầy đã thắng thế gian” (Ga17, 33). Có như thế, tôi hy vọng không đi lại vết xe đổ thê lương của anh. Anh biết đấy, gương xấu của anh chẳng ai ưa thích, không ai chấp nhận. Để không là kẻ bán Chúa, ước mong mỗi ngày tôi hiểu Chúa hơn, yêu Chúa hơn và đi theo Người sát hơn.
Chắc là nhiều người cũng muốn viết cho anh những dòng tâm sự, gửi đến anh ý kiến của mình, nhất là trong mùa Chay này, anh nhỉ?
Thân chào anh, kẻ bán Chúa!
Giuse Phạm Đình Ngọc, S.J.
Source: dongten.net
Giải đáp phụng vụ: 

Việc đọc bài Thương Khó có được diễn như kịch không?

Giải đáp của Cha Edward McNamara, Dòng Đạo Binh Chúa Kitô (LC), Khoa trưởng Thần học và giáo sư phụng vụ của Đại học Regina Apostolorum (Nữ Vương các Thánh Tông Đồ), Rôma.

Hỏi: Tại giáo xứ chúng con, có yêu cầu diễn tuồng Thương Khó, nhằm thay thế hoặc như một phần của bài Thương Khó thứ Sáu Tuần Thánh. Linh mục có thể đọc phần của Chúa Giêsu, nhưng mỗi nhân vật khác nhau trong bài Thương Khó sẽ được đại diện và thực sự được diễn bởi một "diễn viên" khác nhau trong bài. Thưa cha, việc này có được phép trong ngày thứ Sáu Tuần Thánh không? Cha xứ chúng con không tìm thấy bất cứ điều gì để hỗ trợ hoặc từ chối việc này, và các chức sắc giáo phận cũng không rõ ràng trong việc cho phép hoặc từ chối cho việc này diễn ra. - J. Z., Columbia, South Carolina, Mỹ.