Friday, August 30, 2013

50 điều chưa biết về Chúa Thánh Thần



Đây là 50 điều trích từ Tân ước đã được tác giả Frank Viola liệt kê trong cuốn “Jesus: A Theography” (NXB Thomas Nelson). Rất có thể đây là những điều bạn chưa biết về Chúa Thánh Thần (CTT):
TÌM HIỂU 

Sứ điệp Khánh Nhật Thế Giới Truyền Giáo năm 2013

Trong Sứ điệp Ngày Khánh nhật Thế giới Truyền giáo, ĐTC Phanxicô nhắc nhở: “Năm 2013, chúng ta cử hành Ngày Khánh Nhật Thế Giới Truyền Giáo vào thời điểm kết thúc Năm Đức Tin, một cơ hội quan trọng để củng cố tình bằng hữu của chúng ta với Chúa và cuộc hành trình của chúng ta như một Hội Thánh đang loan báo Tin Mừng với lòng can đảm. Trong bối cảnh này, tôi muốn đề ra một vài suy nghĩ”.
Ngài muốn chúng ta suy nghĩ điều gì? Chúng ta cùng tìm hiểu…
1. Tại sao Đức Tin cần thiết cho các Kitô hữu?
Đức tin là một hồng ân quý giá từ Thiên Chúa, Đấng mở tâm trí chúng ta để chúng ta có thể biếtyêu mến Ngài. Ngài muốn liên hệ với chúng ta để chúng ta được thông phần vào sự sống của Chính Ngài và làm cho cuộc đời chúng ta được ý nghĩa hơn, tốt lành hơn và đẹp đẽ hơn. Thiên Chúa yêu thương chúng ta! Tuy nhiên, đức tin cần phải được đón nhận.

TẠI SAO CÓ SỰ DỮ, SỰ KHỐN KHÓ TRONG TRẦN GIAN NÀY?
Hỏi: Trước những thực tế như thiên tai, bão lụt, động đất, bệnh tật nan y, chiến tranh khủng bố… Xin Cha giải thích lại tại sao Chúa lại để sự dữ, sự đau khổ hoành hành trong trần gian này, và ý nghĩa của những đau khổ và sự dữ đó?
 Trả lời: Sự dữ (evil) và đau khổ là những thực thể và thực tế ( entities and realities) hiển nhiên trong cuộc sống con người trên trần gian này. Ở khắp mọi nơi và mọi thời đại, con người luôn gặp phải những tai ương như bệnh tật, nghèo đói, bất công, bóc lột, oán thù, ghen ghét, đau khổ tinh thần và thể xác, chiến tranh, thiên tai bão lụt, động đất, sóng thần (Tsunami) và nhất là chết chóc, đau thương…

Có điều nghich lý và khó hiểu là tại sao những kẻ bất lương gian ác, làm những việc vô luân, vô đạo như bóc lột, lường đảo, giết người, thủ tiêu hàng trăm ngàn đối thủ chính trị để đọc quyền cai trị, mở sòng bạc, nhà điếm, buôn bán phụ nữ và trẻ em cho các dịch vụ mãi dâm vô cùng khốn nạn, tội lỗi , sản xuất phim ảnh dâm ô, bạo động,…lại phát đạt, giầu có, khoẻ mạnh, sống nhởn nhơ, phè phỡn, trong khi quá nhiều người lương thiện, đạo đức, bác ái lại nghèo khó, bệnh hoạn , và nhiều khi còn gặp những tai hoạ bất ngờ nữa ?

Phút tâm giao
ĐỨC CHÚA THÁNH THẦN 
Đấng CẦU THAY NGUYỆN GIÚP




Có lẽ đã có hàng vạn cuốn sách nói về cầu nguyện với bao lý lẽ, bao tư tưởng hàn lâm, uyên bác, lẫn bao phương pháp từ cổ điển đến tân kỳ. Tuy vậy, áp dụng vào thực tế đều không đơn giản hay dễ dàng chút nào. Còn những tâm tình chân thành dưới đây của một tâm hồn đang sống hết sức mật thiết với Chúa Giêsu, thuật lại những kinh nghiệm rất đơn sơ và hồn nhiên về việc cầu nguyện.

THÁNH LỄ MISA giá bao nhiêu?


----------------------------------------------
Cha Stanislaus là Linh Mục Hội Dòng Thánh Tâm Chúa. Ngài có một người anh làm Linh Mục Dòng Tên. Thân phụ của hai anh em này là Đại Úy kiểm lâm trong một thị trấn nhỏ của Luxemburg. Ông rất sùng đạo, vẫn đi Lễ và rước Lễ hàng ngày.

Tuesday, August 27, 2013

SỐ "ĐIỆN THOẠI" CẦN THIẾT dành CHO KITÔ HỮU
Xin gửi chút lượm lặt dưới đây đến Qui vị, các Bạn, đặc biệt ACE nào thích nghiên cứu Kinh Thánh.

'CÁC SỐ ĐIỆN THOẠI KHẨN CẤP'
Hôn Nhân và Gia Đình
-----****----
Những số này cần thiết hơn số 911


index_2012-04-27.jpg

CẦU NGUYỆN CÁ NHÂN

Trước khi đọc tiếp, bạn hãy suy nghĩ và hoàn tất hai câu sau đây:
1. Nếu phải diễn tả đời sống cầu nguyện của tôi như thế nào, thì tôi sẽ diễn tả như sau: …
2. Một số lý do tại sao tôi muốn học hỏi thêm để biết cầu nguyện hơn, đó là…

CẦU NGUYỆN
Một cậu bé chăm chú nhìn vị huyền sĩ Ấn-độ cầu nguyện bên bờ sông. Chờ cho huyền sĩ cầu nguyện xong, cậu bé thưa: “Xin ngài dạy tôi cầu nguyện!” Huyền sĩ liền nắm đầu cậu bé gìm xuống nước khoảng một phút. Cậu bé vùng lên để thở và càu nhàu: “Ngài làm như thế có nghĩa gì?” Huyền sĩ trả lời: “Ta vừa dạy cậu bài học đầu tiên về cầu nguyện. Bao giờ cậu thực sự muốn cầu nguyện như là lúc cậu thực sự muốn thở ở dưới nước, thì lúc ấy tôi mới có thể dạy cậu.”

Vị huyền sĩ ấy thật chí lý. Bao lâu chúng ta chưa thực sự muốn cầu nguyện, thì chúng ta sẽ không kiên trì trong cầu nguyện. Cầu nguyện rất giống với việc kiêng ăn cho bớt mập. Chúng ta có thể biết tất cả lý thuyết về việc ấy, nhưng cái biết đó sẽ chẳng lợi ích gì cho chúng ta nếu chính chúng ta không muốn làm cho mình bớt mập.

CÁCH CẦU NGUYỆN DỄ NHẤT

Làm thế nào chỉ 15 phút cầu nguyện, có thể giúp bạn tìm thấy Thiên Chúa trong đời sống hàng ngày.

H
ầu hết người Công Giáo nghĩ rằng họ không cầu nguyện sốt sắng. Hoặc cho rằng mọi người khác đều dễ có thời giờ cầu nguyện. Hoặc cho rằng người khác dễ hướng lòng lên Chúa hơn họ.

Nói chung, nhiều người Công Giáo nghĩ rằng họ không cầu nguyện “đúng.” Nhưng chẳng có cách cầu nguyện nào được gọi là “đúng”, cũng giống như không có cách nào được gọi “đúng” khi nói chuyện với một người bạn. Bất cứ cách nào bạn thích khi cầu nguyện – trong Thánh Lễ, đọc kinh, cầu xin sự trợ giúp, tưởng tượng đang nói chuyện với Chúa, hoặc chỉ ngồi thinh lặng – đó là điều tốt nhất cho bạn. Tuy vậy, thỉnh thoảng ai ai cũng cần đến lời khuyên khi cầu nguyện.
KINH LẠY CHA: Lời kinh khó đọc?
CON CÓ THỂ ĐỌC KINH LẠY CHA


CON KHÔNG THỂ đọc “Lạy Cha”, nếu không chứng tỏ được, bằng cuộc sống của mình, là con có một mối liên hệ Cha con với Cha.

Tội lỗi trong xã hội ngày nay


Phỏng vấn Đức Hồng Y Georges Cottier

Từ nhiều thập niên qua tục hóa lan tràn trong xã hội đã khiến cho rất nhiều người, đặc biệt là các bạn trẻ, đánh mất đi ý thức về tội lỗi trong cuộc sống con người. Có rất nhiều tội nặng như phá thai, trợ tử, lèo lái lãnh vực truyền sinh, dùng các phôi thai người để lấy tế bào gốc rồi hủy hoại các phôi thai, bất công xã hội, vi phạm các quyền con người, tạo ra các chiến tranh xung khắc để buôn bán khí giới vv... đã trở thành chuyện bình thường được tán thành, bênh vực hay gián tiếp chấp nhận. Đây là một trong các thách đố rất lớn đối với công tác tái rao giảng Tin Mừng trong thế giới ngày nay, cách riêng trong các quốc gia Tây Âu có nền văn hóa kitô, nhưng đang đánh mất đi đức tin và các giá trị kitô của mình.
Sau đây chúng tôi xin gửi tới qúy vị và các bản bài phỏng vấn Đức Hồng Y Georges Cottier, 90 tuổi, dòng Đa Minh, nguyên thần học gia Phủ Giáo Hoàng về đề tài này.

LINH MỤC
Năm 2009, Đức Thánh Cha Bênêdictô XVI đã công bố Năm Linh Mục, để kỷ niệm 150 năm ngày qua đời của cha thánh Gioan Maria Vianney, bổn mạng các linh mục, bắt đầu từ ngày lễ kính Thánh Tâm Chúa Giêsu 19/06/2009 đến 19/06/2010. Năm nay, Đức Giáo Tông cũng mời các linh mục về Vatican để tham dự lễ bế mạc Năm Thánh. Linh mục trở thành tâm điểm chú ý của Hội Thánh, nên chúng tôi thử tìm hiểu về thuật từ linh mục.
1. Nguồn gốc.
Tại Việt Nam, ban đầu các linh mục được gọi là thầy, thầy cả, cũng có nơi dùng những danh xưng như: sacêđotê (gốc Tây Ban Nha: sacerdote), phatêrê (gốc Latin: frater), cụông cụ, (cụ chínhcụ tuỳ), pe (gốc Pháp: père), cốcố đạođạo trưởngthầy đạc đức. Cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX bắt đầu xuất hiện danh xưng “cha” dịch từ chữ père, đồng thời xuất hiện từ “linh mục” dịch từ chữ prêtre bên tiếng Pháp và sau này cũng dùng để dịch hai từ sacerdos và presbyter trong tiếng Latin. Nhưng thực ra hai thuật từ Latin này không hoàn toàn đồng nghĩa:
Sức mạnh của lời cầu nguyện

Thiên Chúa để cho rất nhiều việc tuỳ thuộc nơi bản thân chúng ta, nơi sự chú tâm của chúng ta và nơi lời cầu nguyện của chúng ta. Nếu bạn chỉ kêu xin thành khẩn với nửa tấm lòng, bạn sẽ chỉ có được nửa câu trả lời. Nếu bạn vặn to, âm thanh dội lại sẽ lớn. Giống như một tia sáng tập trung chiếu vào tấm gương, lời cầu nguyện sẽ phản chiếu lại và được đáp trả lại bằng chính cường độ và sức mạnh xuất phát lúc bắt đầu.

Thiên Chúa để cho nhiều việc tuỳ thuộc nơi chúng ta. Những kết thúc lạ thường phụ thuộc nơi chúng ta, lòng tin của chúng ta, lời cầu nguyện của chúng ta và những gì chúng ta muốn hoàn thành. Rất nhiều người có thái đội lười biếng và nghĩ rằng Thiên Chúa sẽ làm tất cả mọi việc dù có thế nào đi nữa. Nhưng sự thật chính là, có rất nhiều điều phụ thuộc nơi chúng ta.

Ngài muốn chúng ta thể hiện sự quan tâm, cầu nguyện, và thật cụ thể. Nếu bạn thật sự tin, mỗi một lời cầu nguyện đều được nghe thấy và được đáp trả. Nhưng nếu bạn không cầu nguyện, sẽ không có điều gì xảy ra! Kết thúc lạ lùng tuỳ thuộc nơi bạn. Nó giống như bạn phải tưởng tượng người mà bạn đang cầu nguyện cho họ, và cầu nguyện thật cụ thể cho họ bằng suy nghĩ của chính tấm lòng của bạn và cầu xin Chúa thực hiện điều gì đó cho họ. Thực tế là, Thiên Chúa thường đáp trả trước khi bạn kêu xin - bởi vì Ngài biết điều bạn sẽ cầu xin (x. Is 65,24).

"NGƯƠI LÀ AI?

WHO.jpg

THIÊN CHÚA CŨNG ĐAU KHỔ

Những đau khổ của Đức Giêsu, phản ảnh trung thực những đau khổ của Thiên Chúa

Photo: THIÊN CHÚA CŨNG ĐAU KHỔ
---------------------------------
Những đau khổ của Đức Giêsu, phản ảnh trung thực những đau khổ của Thiên Chúa

Thế gian không đón nhận vì không nhận ra Ngài

Nỗi đau khổ lớn nhất và cũng là đầu mối dẫn đến những đau khổ khác của Ngài đã được Thánh Gioan nói đến trong bài mở đầu Tin Mừng của Ngài: «Người ở giữa thế gian, thế gian đã nhờ Người mà có, nhưng thế gian đã không nhận biết Người. Người đã đến nhà mình, nhưng người nhà chẳng chịu đón nhận» (Ga 1,10-11). Thật vậy, còn nỗi đau khổ nào lớn bằng nỗi khổ của một người Cha đã sinh con cái, đã xây dựng nhà cửa cho chúng và nuôi dưỡng chúng, nhưng khi ông vì quá yêu thương con cái nên muốn tới ở với chúng, thì chúng không nhận ra ông là cha, cho dẫu có xưng tên chúng cũng không nhìn nhận. Chẳng những thế, chúng còn xỉ nhục và giết ông nữa. Trước khi ông đến, ông đã gởi thư báo cho chúng biết ông sẽ đến hàng tháng trước. Lý do khiến chúng không nhận ra và nhìn nhận ông là vì chúng đã quan niệm về hình ảnh của ông một cách sai lạc do bản tính thấp hèn và trí tuệ ngu muội của chúng.

Đức Kitô chính là Ngôi Lời Thiên Chúa, «nhờ Ngôi Lời, vạn vật được tạo thành, và nếu không có người thì chẳng có gì được tạo thành» (Ga 1,2-3). Thế gian này chính do Ngài tạo nên: cả con người lẫn vạn vật chung quanh con người. Vì con người phản bội Thiên Chúa nên lâm cảnh khốn cùng, Ngài đã hứa qua miệng các tiên tri hàng trăm năm trước rằng Ngài sẽ đến ở với họ và cứu họ. Họ cũng mỏi mắt trông chờ Ngài đến. Nhưng khi Ngài đến không giống như quan niệm họ có sẵn về Ngài, không sống theo kiểu thánh thiện sai lạc của họ, thì họ không nhận ra, cũng không chấp nhận Ngài, thậm chí họ còn cho rằng Ngài từ ma quỷ mà đến, và quyền phép của Ngài là do ma quỷ (x. Mt 12,24). Vì quan niệm của Ngài, cách sống của Ngài khác hẳn với họ, nên họ đã thù ghét Ngài và giết chết Ngài.

Bị thế gian tìm giết ngay khi vừa sinh ra

Việc thế gian không chấp nhận Ngài đã được thể hiện ngay từ khi Ngài sắp lọt lòng mẹ. Vì cha mẹ Ngài hiện thân là người nghèo, nên khi từ Nazarét về Bêlem, quê hương tổ phụ Ngài, mặc dù mẹ Ngài đang mang thai, vẫn không có một quán trọ nào tiếp nhận gia đình Ngài. Có lẽ không phải vì họ không có chỗ cho bằng họ không muốn tiếp nhận những kẻ không có tiền. Nếu Ngài hiện thân là người giàu có, chắc hẳn có khối kẻ tiếp nhận và đối đãi với Ngài tử tế, nhưng Ngài lại không muốn thế. Không ai tiếp nhận Ngài, Ngài phải sinh ra nơi chuồng súc vật. Thật là một kỷ niệm chua chát!

Mà Ngài nào đã được yên! Khi vua Hêrốt và giới lãnh đạo tôn giáo Do Thái biết được Ngài đã sinh ra tại Bêlem, khi các đạo sĩ từ phương Đông đến hỏi, họ không những không đến thờ lạy Ngài, mà còn muốn tìm giết Ngài, nếu Ngài không trốn đi kịp, chắc chắn Ngài đã là một trong những trẻ em bị giết tại Bêlem. Đâu phải họ không biết Ngài là Đấng Cứu Thế, nhưng chính vì biết Ngài là Đấng Cứu Thế nên họ mới quyết tâm giết Ngài. Ngài chưa làm gì cả, mới chỉ hiện diện, mà thế gian đã tỏ thái độ thù ghét Ngài. Họ sợ Ngài có hại cho địa vị, quyền lợi của họ. Thật là buồn tủi. Ngài sinh ra tại chính quê hương tổ phụ Ngài, trong lãnh thổ của dân Ngài, nhưng ngay khi Ngài sinh ra, thì phải chạy sang nước ngoài lánh nạn do chính dân Ngài gây ra cho Ngài. Ai Cập là kẻ thù của dân Ngài, nhưng lại là nơi nương thân cho Ngài. Thế là Ngài không được ở trong chính đất nước của Ngài ngay từ lức sinh ra: một cách nào đó, Ngài đã bị đuổi khỏi nước của Ngài.

Bị khinh rẻ vì nghèo khổ

Cuộc đời ẩn dật của Ngài chắc hẳn là cuộc đời của một người lao động nghèo. Chắc chắn Ngài thấm thía những nỗi khổ của cảnh nghèo nàn túng thiếu hơn ai hết: người nghèo không những bị khổ vì túng thiếu, mà còn là đối tượng thường xuyên nhất của những áp bức, bóc lột, bất công trong xã hội. Chắc chắn Ngài đã từng bị hất hủi, khinh bỉ chỉ vì nghèo. Nhưng nỗi khổ vì chính mình bị nghèo và do đó bị nhiều nỗi bất hạnh khác thì ít, mà nỗi khổ còn lớn hơn nữa là thấy thế giới này là một thế giới đầy bất công, vắng bóng yêu thương, và chính vì thế mà thế giới này trở thành đáng thương. Đó chính là hậu quả tai hại của tội nguyên tổ, đồng thời là nguyên nhân cho mọi đau khổ và rối loạn ở trần gian. Nhân loại sẽ còn đau khổ và rối loạn hơn nữa nếu tình thương cứ tiếp tục thiếu thốn hoặc vắng bóng trên trần gian. Tình thương của Ngài đối với nhân loại khiến Ngài cảm thấy xót xa cho họ, và nỗi khắc khoải của Ngài là làm sao đưa tình thương vào trong tâm hồn con người và nhóm nó lên thành một ngọn lửa tình yêu nóng rực. Chỉ có tình yêu mới có thể giải quyết được tình trạnh rối loạn và bất hạnh của con người.

Sống trong một thế giới thiếu tình thương

Nhưng làm cho người ta yêu thương nhau thật khó! Người ta có thể nghe hàng trăm bài giảng về tình yêu, thậm chí có thể giảng lại cho người khác thật hay về tình yêu, nhưng tâm hồn họ vẫn có thể khô hạn, trái tim họ vẫn có thể chai cứng không có tình yêu. Cứ nhìn vào những Rabbi Do Thái, những luật sĩ hay biệt phái thì thấy rõ, họ rao giảng về tình yêu nghe thật là hay, nhưng cuộc sống của họ chẳng có tình yêu chút nào. Đối với đồng bào, họ lợi dụng lòng sùng đạo và niềm tin của quần chúng để có một cuộc sống dễ dãi, vừa được kính trọng lại vừa đầy đủ về vật chất. Nghệ thuật làm tiền của họ rất tinh vi, «họ làm bộ đọc kinh cầu nguyện thật lâu giờ để cuối cùng nuốt hết tài sản của các bà góa» (Mt 23,14). Ai cũng thấy họ giữ luật lệ rất nghiêm nhặt, thậm chí cả những luật của tiền nhân, nhưng đời sống của họ chẳng tỏa ra được một chút gì là tình thương cả. Cứ xem họ đối xử với nhau thì biết: hai người có thể ở chung một nhà, nhưng không thể ăn chung một «nồi cơm», không thể chia sẻ của cải cho nhau. Họ ganh ghét tị nạnh nhau, thậm chí hạ bệ nhau, thóa mạ nhau… Ngài thấy họ không có những đức tính phải có để có thể sống trong nước Thiên Chúa, một xã hội lý tưởng mà Ngài đang quyết tâm thực hiện cho trần gian này. Phải có tinh thần yêu thương thì mới xứng đáng sống trong cái xã hội hạnh phúc này. Ngài cảm thấy những người nghèo khổ dễ có những đức tính ấy hơn. Do đó Ngài cảm thấy «Phúc cho những người nghèo khó vì nước Thiên Chúa là của họ» (Mt 5,3). Tư tưởng của Ngài thường ngược hẳn với người đời như thế, nên người chung quanh thường cho rằng Ngài dở hơi, thậm chí là mất trí nữa.

Bị cô độc vì không được ai hiểu

Một nỗi khổ tâm rất lớn của Ngài là sự cô độc, vì không ai hiểu được Ngài, không ai đồng lập trường với Ngài, có chăng chỉ là Mẹ của Ngài. Vì Ngài là hiện thân của Thiên Chúa Tình Thương, Ngài đến trần gian để xoa dịu cơn thịnh nộ của Thiên Chúa Công Bằng. Sự đòi hỏi của tình thương đôi khi đi ngược hẳn lại với sự đòi hỏi của công bằng. Nơi Ngài, sức mạnh của tình thương dường như lớn hơn sức mạnh của sự công bằng rất nhiều. Đứng trước một xã hội hư hỏng của con người, đôi khi Ngài cũng cảm thấy cần phải dùng Lửa để rửa tội cho họ (x. Mt 3,11), nghĩa là tiêu diệt họ để lập nên một xã hội mới. Nhưng tình thương nơi Ngài vẫn mạnh hơn khiến Ngài bác bỏ cách thức giải quyết đó. Phải cứu vớt những gì hư mất (x. Lc 19,10).

Ngay cả Gioan Tẩy giả, vị Tiền Hô của Ngài cũng không đồng lập trường với Ngài về mặt này, ông không thể hiểu nổi lập trường của Ngài, huống gì đám người kém cỏi tội lỗi kia. Gioan thật đúng là một người công chính, đức hạnh của ông không chỗ nào chê được. Ông là người nghiêm trang, cương quyết, đầy nghị lực, đời sống của ông rất mẫu mực, khắc khổ, thậm chí còn mẫu mực và khắc khổ hơn cả Ngài nữa. Đứng trước sự hư hỏng và tội lỗi của con người, ông đứng về phía Thiên Chúa hơn là về phía con người, ông ủng hộ vị Thiên Chúa công bằng và thịnh nộ hơn là vị Thiên Chúa yêu thương. Chủ trương của ông là «cái rìu đã để sẵn ở gốc cây, cây nào không sinh hoa trái thì phải chặt và quăng vào lửa» (Mt 3,10). Thiên Chúa không nên chờ đợi thêm nữa. Quan niệm của ông về chính Ngài – Đấng Cứu Thế – là và phải là: «Đấng đến sau tôi quyền thế hơn tôi… Ngài sẽ làm phép rửa cho anh em trong Thánh Thần và trong Lửa. Tay Ngài cầm nia, Ngài sẽ rê sạch lúa trong sân. Thóc mẩy thì thu vào kho lẫm, còn thóc lép thì bỏ vào lửa không hề tắt mà đốt đi» (Mt 3,11-12). Ngài hiểu ông từ trong tâm can, vì đôi khi chính Ngài cũng chủ trương phải như thế. Nhưng bây giờ thì Ngài không thể chấp nhận một chủ trương đầy công bằng nhưng không mấy yêu thương như vậy. Cái trớ trêu là: ông Gioan là người, nhưng lại đứng về phía Thiên Chúa, còn Ngài là Thiên Chúa thì lại đứng về phía con người. Nhân loại này quả thật là khó thương, thậm chí đang chống lại Ngài, và có thể hại Ngài nữa, nhưng Ngài vẫn thương họ và muốn cứu vớt họ, vì họ tuy khó thương nhưng lại rất đáng thương. Vì thế, Gioan không sao hiểu được Ngài, ông không thể ngờ được rằng Thiên Chúa có thể kiên nhẫn hơn nữa để chờ đợi con người. Theo Gioan thì không còn chỗ đứng trước mặt Thiên Chúa cho những người tội lỗi. Do đó, kẻ có tội phải ăn năn và chịu phép rửa cho kịp thời trước khi cơn thịnh nộ của Thiên Chúa giáng xuống. Ai không hối hận và trở về con đường ngay chính sẽ phải chết. Thiên Chúa đang nổi giận, Ngài không khoan nhượng và chờ đợi lâu hơn nữa.

Thông cảm với những yếu đuối của con người

Còn Đức Giêsu, với thời gian mấy chục năm ở giữa loài người, Ngài rất thông cảm với những yếu đuối và ngu muội của họ. Ngài thấy ai ai cũng khát khao hạnh phúc. Chính Thiên Chúa đã đặt trong lòng họ niềm khao khát đó. Nhưng khổ nỗi lòng trí họ ngu muội quá không biết đâu là hạnh phúc đích thực và trường cửu. Họ chỉ thấy được những hạnh phúc giả tạm nhất thời trước mắt, mà không thấy được hạnh phúc vĩnh cửu và đích thực để đạt tới bằng đời sống tốt đẹp của họ. Vì thế, họ đã hành động ngược lại với hạnh phúc đích thực chỉ để đạt được một số hạnh phúc giả tạm. Có những người ý thức được hạnh phúc vĩnh cửu, nhưng ý chí của họ quá yếu đuối trước sự hấp dẫn ngay trước mắt của những hạnh phúc chóng qua, khiến họ không cưỡng lại được những cám dỗ, những khuynh hướng tội lỗi. Chính Ngài cũng đã từng bị cám dỗ: Ngài thấy sức cám dỗ của ma quỷ rất mạnh mẽ khiến Ngài phải dùng hết sức bình sinh mới thắng lướt được. Vì thế, Ngài rất cảm thông với những yếu đuối của họ (x. Dt 4,15), rất ít khi kết án kẻ có tội, có chăng chỉ kết án những kẻ kiêu ngạo, giả hình, ích kỷ, thường là những kẻ được dân chúng tưởng là thánh thiện (x. Mt 23). Ngay cả những kẻ vì yếu đuối mà phạm tội, cho dẫu bị bắt quả tang và bị mọi người lên án, Ngài cũng vẫn không kết án (x. Ga 8,11).

Thái độ khoan dung của Ngài đối với những kẻ tội lỗi làm cho những người tưởng mình là thánh thiện đạo đức kia rất bực mình, vì theo đúng luật Môisê, những kẻ phạm tội như ngoại tình chẳng hạn, đều phải bị kết án chết (x. Lc 20,10; Đnl 22,22-24). Điều đó khiến cho Ngài rất buồn khổ vì ngay cả trong số những người có được nếp sống luân lý cao cũng không có tình thương đối với đồng loại của mình. Khi họ nghĩ rằng họ đã tạm đủ tiêu chuẩn để vào được Thiên Đàng, thì họ muốn rằng những người khác muốn vào được Thiên Đàng cũng phải đạt được tiêu chuẩn ít nhất là như họ. Vào được Thiên Đàng rồi, họ muốn Chúa hạn chế số người vào lại, ai không được như họ thì không được vào.

Nhiều người đạo đức cách ích kỷ, không biết yêu thương

Thái độ đó đã được biểu lộ rất rõ sau khi Ngài chết. Những người Kitô hữu gốc Do Thái đòi hỏi rằng người ngoại muốn vào Kitô giáo để được cứu rỗi thì phải chịu phép cắt bì giống như họ mới được (Cv 15,1). Nếu họ có tình thương đối với đồng loại thực sự, thì họ phải mong Thiên Chúa hạ thấp tiêu chuẩn được cứu rỗi xuống chừng nào tốt chừng nấy, để càng nhiều người được cứu rỗi càng tốt chứ! Đức Kitô đã đả kích thái độ ích kỷ đó qua dụ ngôn chủ vườn nho thuê thợ vào nhiều giờ khác nhau (Mt 20,1-16). Những kẻ «đạo đức» có não trạng ích kỷ đó rất khó chịu trước lòng bao dung vô hạn của Đức Kitô, khiến họ không thể nghe Ngài được, họ chống lại Ngài. Đang khi đó, chính những kẻ tội lỗi bị họ khinh miệt lại nghe theo Ngài, bỏ đường tội lỗi và tin vào Ngài. Vì thế Ngài thẳng thắn nói với họ: «bọn đĩ điếm và thu thuế sẽ vào Thiên Đàng trước các ngươi» (Mt 21,31). Chính những kẻ «đạo đức» muốn đóng cửa Thiên Đàng không cho những người tội lỗi ấy vào (x. Mt 23,13) lại không được vào (x. 23,14). Quan niệm đầy tình thương của Ngài đã làm đảo lộn bậc thang giá trị của xã hội Do Thái giáo thời đó: «Kẻ cuối sẽ lên đầu, kẻ đầu sẽ xuống cuối» (Mt 20,16). Vì thế, cấp lãnh đạo Do Thái giáo liệt Ngài vào hạng người phá hoại tôn giáo và đất nước Do Thái (x. Mt 11,48-50). 
--------------------------
Huyền Vi
(tiếp theo Maranatha_8)
Thế gian không đón nhận vì không nhận ra Ngài

Nỗi đau khổ lớn nhất và cũng là đầu mối dẫn đến những đau khổ khác của Ngài đã được Thánh Gioan nói đến trong bài mở đầu Tin Mừng của Ngài: «Người ở giữa thế gian, thế gian đã nhờ Người mà có, nhưng thế gian đã không nhận biết Người. Người đã đến nhà mình, nhưng người nhà chẳng chịu đón nhận» (Ga 1,10-11). Thật vậy, còn nỗi đau khổ nào lớn bằng nỗi khổ của một người Cha đã sinh con cái, đã xây dựng nhà cửa cho chúng và nuôi dưỡng chúng, nhưng khi ông vì quá yêu thương con cái nên muốn tới ở với chúng, thì chúng không nhận ra ông là cha, cho dẫu có xưng tên chúng cũng không nhìn nhận. Chẳng những thế, chúng còn xỉ nhục và giết ông nữa. Trước khi ông đến, ông đã gởi thư báo cho chúng biết ông sẽ đến hàng tháng trước. Lý do khiến chúng không nhận ra và nhìn nhận ông là vì chúng đã quan niệm về hình ảnh của ông một cách sai lạc do bản tính thấp hèn và trí tuệ ngu muội của chúng.

Monday, August 26, 2013

GIẢI ĐÁP THẮC MẮC

VẤN ĐỀ CHUYỂN GIỚI

Kính thưa quí vị,
Xin được xưng hô như vậy, vì chưa biết người tôi muốn hỏi chuyện chức vụ ra sao. Xin lỗi.
Tôi nêu một câu hỏi: vấn đề nhức nhối hiện nay là chuyện đổi giới tính. Người Việt Nam mình: nam đổi thành nữ, rồi nữ thành nam ? Xin quý vị cho biết đứng về phương diện luân lý và đạo đức, tội và phúc được đặt ra thế nào ? Xin thành thực cảm ơn.
Lm. Thomas LỄ, Nhà Hưu Thủ Đức
Kính thưa cha Thomas,
Như cha vừa nêu ra, chuyện đổi giới tính là một vấn đề nhức nhối. Có những người vốn là nam lại muốn đổi thành nữ và ngược lại. Tuy nhiên, vấn đề còn phức tạp hơn nữa là sau một thời gian chuyển giới họ lại muốn trở lại… như cũ, nhưng đâu còn có lối thoát nào nữa !
Trước hết cũng cần phải định nghĩa “chuyển giới” là gì ? Chuyển giới là một thuật ngữ rộng được sử dụng để mô tả những người mà sự định hình giới tính của họ không giống với giới tính bẩm sinh của họ.
Trước khi bàn về khía cạnh luân lý của việc chuyển giới chúng ta cũng cần phải nói về ý định tốt lành của Thiên Chúa khi tạo dựng con người giống hình ảnh Ngài. Con người có hồn có xác như Hiến Chế “Vui Mừng và Hy Vọng” số 14 đã trình bày:

Sunday, August 25, 2013

THÁNH KINH hay KINH THÁNH? 

Nhiều năm nay, hai thuật từ Thánh Kinh và Kinh Thánh đã gây ra nhiều tranh cải, đôi khi còn có những lời lẽ thô bạo, sỉ vả nhau, thật là điều đáng tiếc! Chúng tôi thử tìm hiểu vấn đề từ góc độ ngữ học chứ không theo tình cảm và cũng không có ý tranh luận với ai.
Một trang Thánh Kinh viết trên giấy cói (Papyrus Bodmer VIII)
SUY NIỆM LỜI CHÚA TRONG TUẦN 
Chủ Nhật 21 Thường Niên, Năm C
---------------------------------------
Bài đọc: Isa 66:18-21; Heb 12:5-7, 11-13; Lk 13:22-30.
------------------------------------------------------------
1/ Bài đọc I: 18 Còn Ta, Ta biết rõ việc làm và ý định của chúng, Ta sẽ đến tập họp mọi dân tộc và mọi ngôn ngữ; họ sẽ đến và được thấy vinh quang của Ta.
19 Ta sẽ đặt giữa họ một dấu hiệu và sai những kẻ sống sót của họ đến các dân tộc: Tác-sít, Pút, Lút, là những dân thạo nghề cung nỏ, đến dân Tu-van, Gia-van, đến những hải đảo xa xăm chưa hề được nghe nói đến Ta và chưa hề thấy vinh quang của Ta. Họ sẽ loan báo vinh quang của Ta giữa các dân tộc.
20 ĐỨC CHÚA phán: giống như con cái Ít-ra-en mang lễ phẩm trên chén dĩa thanh sạch đến Nhà ĐỨC CHÚA, người ta cũng sẽ đưa tất cả những anh em các ngươi thuộc mọi dân tộc về làm lễ phẩm tiến dâng ĐỨC CHÚA - đưa bằng ngựa, xe, võng cáng, lừa và lạc đà - về trên núi thánh của Ta là Giê-ru-sa-lem.
21 Và cả trong bọn họ, Ta sẽ chọn lấy một số làm tư tế, làm thầy Lê-vi - ĐỨC CHÚA phán như vậy.

CON ĐÃ YÊU CHÚA QUÁ MUỘN MÀNG


Ôi lạy Chúa là vẻ đẹp vừa cổ kính, vừa luôn mới mẻ, con đã yêu Chúa quá muộn màng!
Chúa ở trong con mà con thì ở ngoài, con cứ chạy đi tìm Chúa ở ngoài.
Con thật hư hỏng, khi chạy theo các thụ tạo xinh đẹp.

Bởi thế, bấy giờ Chúa ở với con mà con lại không ở với Chúa.
Các thụ tạo xinh đẹp kia cứ giữ con ở xa Chúa, trong khi chúng hiện hữu được là nhờ Chúa.
Chúa đã gọi con, đã gọi to và phá tan sự điếc lác của con.
Chúa đã soi sáng và xua đi sự mù lòa của con.
Chúa đã tỏa hương thơm ngát để con được thưởng thức, và giờ đây hối hả quay về với Chúa.

Con đã nếm thử Chúa và giờ đây con đói khát Người.

Chúa đã chạm đến con, nên giờ đây con nóng lòng chạy đi tìm an bình nơi Chúa.

---------------------------------------------
Thánh Augustino

BÀI HỌC GIÁO LÝ

1. Tại sao Hội thánh được gọi là công giáo? (TYGL 166)
Hội thánh có đặc tính là công giáo, nghĩa là phổ quát, vì Đức Kitô hiện diện trong Hội thánh. “Ở đâu có Đức Kitô Giêsu, ở đó có Hội thánh Công giáo” (Thánh Inhaxiô Antiôkia). Hội thánh loan báo sự toàn bộ đức tin và đức tin toàn vẹn. Hội thánh gìn giữ và quản lý tất cả các phương tiện cứu độ. Hội thánh được sai đến với mọi dân tộc ở mọi thời đại và thuộc mọi nền văn hóa của họ.


SỐNG ĐẠO LÀ TRUYỀN ĐẠO

“Anh em hãy đi khắp tứ phương thiên hạ, loan báo Tin Mừng cho mọi loài thọ tạo. Ai tin và chịu phép rửa, sẽ được cứu độ; còn ai không tin, thì sẽ bị kết án.”
(Mc 16, 15-16)

“Ngày nay cũng như xưa kia, Chúa sai chúng ta đi trên khắp các nẻo đường thế giới để loan báo Tin Mừng của Người cho mọi dân tộc trên mặt đất.” (Porta Fidei, số 7)
"GIÊ-SU ƠI, CÓ JIM ĐÂY"
-------------------------------------------------------------------


Có những lúc quá đau, quá mệt không đọc được một kinh, Tôi nhớ lại chuyện ông già Jim.

Saturday, August 24, 2013

Lịch sử Kinh Kính Mừng

Trong khi bản Mười Điều Răn đã mang hình thức cố định từ Cựu ước, công thức Kinh Lạy Cha đã được xác định trong Tin mừng Matthêu, Tín biểu các Thánh Tông đồ cũng đã được thành hình từ thời các giáo phụ, thì sự thành hình của Kinh Kính Mừng mất đến 16 thế kỷ.[*]

Xét theo cơ cấu hiện hành, Kinh Kính Mừng gồm có 2 phần:

- a) phần đầu là lời chúc tụng, được ghép bởi hai đoạn văn trích từ Tin Mừng của Thánh Luca: “Kính mừng Maria, đầy ơn phước, Đức Chúa Trời ở cùng bà.” (lời chào của Thiên sứ Gabriel). “Bà có phúc lạ hơn mọi người nữ, và Giêsu con lòng bà gồm phúc lạ.” (lời chào của bà Isave).

- b) phần thứ hai, mang tính cách khẩn nài: “Thánh Maria, Đức Mẹ Chúa Trời, cầu cho chúng tôi là kẻ có tội, khi này và trong giờ lâm tử. Amen.”

Phần thứ hai tương đối mới mẻ bởi vì chỉ được thêm vào từ thế kỷ XIV. Đó là nói khái quát, chứ mỗi phần có một lịch sử riêng của nó.

Friday, August 23, 2013

ĐỐI THOẠI NĂM ĐỨC TIN:

CHỨNG MINH SỰ HIỆN HỮU CỦA THIÊN CHÚA

Vấn đề 9: Bạn là người Công Giáo, nghĩa là bạn tin có Thiên Chúa. Vậy bạn hãy chứng minh có Thiên Chúa đi xem.
1. LỜI CHÚA:
“Trời xanh tường thuật vinh quang Thiên Chúa, thinh không kể ra sự nghiệp tay Ngài” ( Tv 18, 2 ).
2. SUY NIỆM:
Khoa học không bàn đến vấn đề Thiên Chúa, không thể quả quyết có Thiên Chúa hay không, vì đây không thuộc lãnh vực nghiên cứu tìm hiểu của nó. Tuy nhiên khoa học vẫn có thể giúp các tín hữu chúng ta dễ dàng nhận biết sự hiện hữu của Thiên Chúa nhờ những khám phá của nó về vũ trụ thiên nhiên, về những định luật chi phối hoạt động của các sinh vật và nhất là loài người, những sự điều tra khách quan về các hiện tượng lạ thường trái với định luật thiên nhiên cho thấy có sự can thiệp của một quyền lực siêu nhiên… như sau:
PHẦN A. VŨ TRỤ MINH CHỨNG CÓ THIÊN CHÚA
a. Đại vũ trụ minh chứng có Thiên Chúa:

 

HỎI ĐÁP HÔN NHÂN


Hỏi: Ông nội của con với mẹ của anh ấy là hai chị em ruột, chúng con có được lấy nhau không?
Hỏi: Ông nội của con với mẹ của anh ấy là hai chị em ruột...
HÌNH MINH HOẠ
Giải đáp: Linda thân mến,
Có lẽ chị đang lo lắng và hoang mang lắm khi biết anh ấy với chị có họ với nhau rất gần. Theo cách tính của bộ Giáo Luật cũ (1917) thì anh và chị mới hết đời thứ hai nên vẫn còn ngăn trở. Nhưng theo bộ Giáo Luật hiện hành (1983) thì trường hợp của anh chị có họ hàng ngang với nhau ở bậc thứ năm ( bậc chứ không phải đời !) và không bị mắc ngăn trở. Căn cứ theo Giáo Luật điều 1091 như sau :

Điều 1091
#1. Hôn nhân không thành sự giữa người có họ máu theo hàng dọc, từ dưới lên và từ trên xuống, hoặc trong hoặc ngoài hợp pháp.
#2.  Hôn nhân không thành sự ở hàng ngang cho đến hết bậc thứ bốn.
#3.  Ngăn trở họ máu không nhân lên.
#4.  Không bao giờ được phép kết hôn, nếu còn hồ nghi hai bên có họ máu với nhau hay không, ở bậc nào đó ở hàng dọc hay ở bậc hai thuộc hàng ngang.
Cách tính bậc được trình bầy ở Giáo Luật điều 108 như sau :

Điều 108
#1. Họ máu tính theo hàng và bậc.
#2. Trong hàng dọc, bao nhiêu đời thì bấy nhiêu bậc, nghĩa là bao nhiêu người bấy nhiêu bậc, trừ gốc tổ.
#3. Trong hàng ngang, bao nhiêu người tính chung cả hai hàng là bấy nhiêu bậc trừ gốc tổ.

 
Họ hàng của anh chị là theo hàng ngang. Bộ Giáo Luật mới đã bỏ cách tính cũ mà lấy lại cách tính của người La mã đơn giản hơn và đã được phần lớn các bộ luật dân sự trên thế giới áp dụng.
Nhân tiện đây cũng xin giải thích về cách thích theo bậc.
Cho một thí dụ : Ông Tiên sinh được 2 người con là ông Nhất và bà Một,
Ông Nhất sinh ra con là chú Nhì, còn Bà Một sinh ra con là cô Hai
Ông Nhì  sinh ra con là anh Tam, bà Hai sinh ra con là chị Ba.
Xét về bậc thì họ hàng giữa ông Nhất và bà Một có 2 bậc.
Họ hàng giữa chú Nhì và cô Hai có 4 bậc.
Họ hàng giữa anh Tam và chị Ba là 6 bậc.
Ngăn trở tiêu hôn trong hàng ngang chỉ đến hết 4 bậc nên kể từ bậc thứ 5 là có thể kết hôn với nhau.
Vậy chú Nhì có thể lấy chi Ba hoặc cô Hai có thể lấy anh Tam vì là bậc thứ 5 rồi.
 Như vậy chị yên tâm là trường hợp của chị không mắc ngăn trở gì.

------------------------------------------------------------------
Lm. Giuse Nguyễn Ngọc Bích DCCT
Quan niệm Giáo hội công giáo về đồng tính
Giáo hội bác bỏ quan niệm rất phổ biến hiện nay, theo đó quan hệ đồng tính luyến ái có thể được xem là tốt về phương diện luân lý. Đối với những người do cấu tạo tự nhiên hướng về người đồng phái, những người có chủ trương như thế cho rằng giữa hai người đồng tính luyến ái có thể có tình yêu chân thật và trách nhiệm. Theo Bộ Giáo lý Đức tin, một quan niệm như thế hoàn toàn sai lạc, vì một tình yêu đích thực đòi hỏi sự trưởng thành và tinh thần trách nhiệm”.



Quan niệm Giáo hội công giáo về đồng tính

Câu hỏi : Có một bạn trẻ hỏi rằng : con đã đến tuổi trưởng thành, nay con không có chọn lựa nào khác và con đã quan hệ đồng tính. Vậy con có tội không ? Theo quan điểm của Giáo hội về việc này thế nào ?

Trả lời : Cám ơn bạn đã nêu câu hỏi. Để thay cho câu trả lời tôi mời bạn hãy đọc bài  viết dưới đây của linh mục Giu-se Tê-rê-xa Trần Anh Thụ như sau :

Tiếp nối những quan niệm về tình dục của Do Thái giáo, vào thời cổ Kitô giáo, đồng tính luyến ái bị coi là một tội ác. Nhưng cho tới nay, như Ts. Zbigniewlew Starowicz nhận xét : “Các tiêu chuẩn về đạo đức luyến ái được Vatican thông qua trước kia và ngày nay rõ ràng là khác nhau. Đúng là vẫn những quy định như vậy (cấm thủ dâm, cấm các quan hệ tình dục trước hôn nhân và ngoài giá thú, cấm đồng tính luyến ái hoặc xử dụng các phương pháp ngừa thai, phá thai...), nhưng ngày nay thì tinh thần của chúng đã được khoác lên những bộ áo mới khoáng đạt, tươi mát và bớt đi nhiều tính chất khắc nghiệt xưa” .

TÌNH YÊU CÙNG DẤU
VÀ QUAN ĐIỂM CỦA GIÁO HỘI CÔNG GIÁO

Trong thời đại Công nghệ thông tin toàn cầu hóa ngày hôm nay, thuật ngữ “đồng tính luyến ái” không còn xa lạ với người Việt Nam; bởi lẽ, vấn đề đã tồn tại từ ngàn xưa này, qua những thập niên gần đây, đã trở nên một trong những điểm nóng của thời đại, bùng nổ với qui mô rộng lớn trên phạm vi toàn cầu, trong đó có Việt Nam và qui mô của những tổ chức những người thuộc đối tượng này ngày càng phổ biến.
Và, vấn đề này đã được đưa lên “bàn mổ” qua nhiều cuộc Hội nghị mang tầm mức quốc tế với những bài viết bộc lộ quan điểm cách rõ rang, cụ thể và đa chiều của các nhà chức trách xã hội, cũng như của Giáo hội Công giáo.
Nhằm giúp cộng đoàn hiểu rõ hơn về vấn nạn này với quan điểm của Giáo hội Công giáo, Câu Lạc Bộ Mỗi Tháng Một Chuyên Đề đã tổ chức diễn đàn với chủ đề: “Tình Yêu Cùng Dấu và Quan Điểm của Giáo hội Công giáo” do thuyết trình viên: Lm. Giuse Ngô Sỹ Đình, O.P. Giám tỉnh dòng Đaminh, Giáo sư Luân lý trình bày, vào lúc 19g00, Chúa nhật ngày 14.11.2010 tại Trung Tâm Mục Vụ Giáo xứ Đaminh – Ba chuông.

HỎI ĐÁP

HÔN NHÂN ĐỒNG TÍNH

Giáo hội Công giáo đối xử thế nào với Hôn nhân đồng tính, đồng phái, đồng giới... khi nhiều nước công nhận?

Nhiều nước trên thế giới bây giờ đã chấp thuận cho "hôn nhân đồng tính", vậy giáo hội Công giáo có chấp nhận hôn nhân đồng tính không ? Giáo hội Công giáo đối xử thế nào với Hôn nhân đồng tính, đồng phái, đồng giới... khi nhiều nước công nhận?
---------------------------------------------------------------------------------------------------------
Hỏi: Nhiều nước trên thế giới bây giờ đã chấp thuận cho "hôn nhân đồng tính", vậy giáo hội Công giáo có chấp nhận hôn nhân đồng tính không ?
---------------------------------------------------------------------------------------------------------

Những câu nói nổi bật của ĐTC Phan Sinh

Đức Thánh Cha Phanxicô sau khi được bầu làm Giáo Hoàng vào ngày 13-3-2013, Ngài đã là cho nhiều người phải ngạc nhiên vì những hành động và các lời phát biểu của Ngài như là vị cha chung hiền lành và khiêm nhường. Xin cảm tạ Chúa đã ban cho Giáo Hội một vị Giáo Hoàng phản ảnh tình yêu đích thực của Chúa Kitô giữa thế giới vật chất và vô cảm hôm nay. Dưới đây là những câu nói nổi bật của Đức Thánh Cha Phanxicô tổng hợp từ các nguồn tài liệu trên internet mà mọi người có thể học học hỏi và suy tư.

“Cánh đồng đức tin đích thực chính là tâm hồn mỗi người chúng ta, là cuộc sống chúng ta. Chính trong cuộc sống chúng ta mà Chúa Giêsu yêu cầu để cho Lời Ngài đi vào để có thể nẩy mầm và tăng trưởng!”

Tóm Lược Sắc Lệnh Tông Đồ Giáo Dân

Apostolicam Actuositatem

Trong Chương 4 của Lumen gentium, Công Đồng vắn tắt bàn về vai trò của giáo dân trong Hội Thánh, và nhấn mạnh rằng:giáo dân được đặc biệt kêu mời làm cho Hội Thánh hiện diện và hoạt động nơi và trong những hoàn cảnh mà nếu không có họ, thì Hội Thánh sẽ không trở thành muối của thế gian” (LG 33).  Vì đối với Hội Thánh giáo dân quan trọng như thế nên Công Đồng đã dành riêng cho giáo dân một văn kiện trong 16 văn kiện của Công Đồng.  Đây là văn kiện đầu tiên trong lịch sử các Công Đồng được soạn thảo dành riêng cho giáo dân.  Công Đồng mở đầu Sắc Lệnh này bằng cách nói lên ước muốn của các Nghị Phụ là tăng cường các hoạt động tông đồ của Dân Thiên Chúa. Sắc Lệnh Apostolicam Actuositatem (viết tắt AA) định nghĩa vai trò tông đồ của giáo dân trong sứ mệnh của Hội Thánh, đưa ra các những hình tông đồ thích hợp với hoàn cảnh giáo dân và nền tảng linh đạo của nó cùng nhấn mạnh đến nhu cầu và cách thức đào tạo tông đồ giáo dân.  Các Nghị Phụ đã thông qua Sắc Lệnh này vào ngày 18-11-1965 với 2.305 phiếu thuận và 2 phiếu chống.
 
Mở Đầu
Thánh Công Ðồng muốn phát động mạnh mẽ hơn việc tông đồ của dân Thiên Chúa.  Trong những buổi đầu của Hội Thánh, việc tông đồ này thật là hăng say và kết quả. Thời đại chúng ta đòi hỏi người giáo dân phải nhiệt thành không kém, nhất là trong hoàn cảnh hiện tại. Càng ngày dân số càng gia tăng, khoa học và kỹ thuật càng tiến triển, những mối tương quan mật thiết hơn giữa con người không những mở rộng môi trường hoạt động tông đồ giáo dân đến vô hạn, mà còn tạo nên nhiều vấn đề mới đòi họ phải đặc biệt lưu tâm học hỏi. Việc tông đồ này lại càng trở nên khẩn trương hơn, vì sự biệt lập trên nhiều phương diện của cuộc sống con người càng gia tăng, đôi khi gây nên một sự tách biệt với trật tự luân lý và tôn giáo, cũng như tạo ra một sự nguy hiểm trầm trọng cho đời sống Kitô hữu.  Hơn nữa, trong những miền thiếu linh mục, Hội Thánh khó có thể hiện diện và hoạt động hữu hiệu nếu không nhờ giáo dân cộng tác.  Dấu hiệu cho thấy nhu cầu muôn mặt và khẩn trương ấy chính là hoạt động tỏ tường của Chúa Thánh Thần đang làm cho giáo dân hôm nay mỗi ngày một ý thức hơn phần trách nhiệm riêng của mình và thúc bách giáo dân mọi nơi phục vụ Đức Kitô và Hội Thánh (x. AA số 1).
Giải đáp phụng vụ: 

Khi nào linh mục vi phạm ấn tích giải tội?

Giải đáp của Cha Edward McNamara, Dòng Đạo Binh Chúa Kitô (LC), Khoa trưởng Thần học và giáo sư phụng vụ của Đại học Regina Apostolorum (Nữ Vương các Thánh Tông Đồ), Rôma.



Hỏi: Sau một lớp giáo dục người lớn gần đây, một linh mục tu sĩ và tôi đã thảo luận về một sự khác biệt trong cách hiểu của chúng tôi về bản chất của ấn tích giải tội theo Điều 983 và 984 của Bộ Giáo luật 1983. Ðiều 983: (1) Ấn tích giải tội là điều bất khả vi phạm; do đó, tuyệt đối cấm chỉ cha giải tội không được tiết lộ về hối nhân bằng lời nói hay bằng cách nào khác, và vì bất cứ lý do gì. Ðiều 984: (1) Tuyệt đối cấm chỉ cha giải tội không được xử dụng những điều biết được trong tòa giải tội để làm hại hối nhân, cho dù không có nguy cơ tiết lộ (Bản dịch Việt ngữ của Bộ giáo luật do các Linh Mục Nguyễn Văn Phương, Phan Tấn Thành, Vũ Văn Thiện, Mai Ðức Vinh thực hiện).

Cả hai chúng tôi đã được đào tạo bài bản trong chủng viện, và cả hai chúng tôi quyết tâm rao giảng và sống trong sự trung thành trọn vẹn với giáo huấn Công giáo đích thực. Câu hỏi đặt ra là như sau: Một "hối nhân" nói với một linh mục khi xưng tội là ông đã bỏ thuốc độc vào rượu lễ của cha rồi. Linh mục không thuyết phục thành công "hối nhân" ác độc này để khắc phục tình hình, do đó làm cho cha giải tội ở vị thế uống rượu bị độc. Liệu cho linh mục có được phép dùng điều biết được trong tòa giải tội để thay đổi quá trình của sự kiện không, để không ai bị ngộ độc do rượu, cho dù không có nguy cơ tiết lộ?

Một lập luận là rằng việc cha giải tội đã hành động để thay rượu bằng cách đổ bình rượu đi, và rót rượu vào đầy lại mà không ai biết, là không phải một sự vi phạm ấn tích giải tội, bởi vì cha không phản bội "hối nhân", và cũng không có bất cứ điều gì gây hại cho "hối nhân”. Còn lập luận ngược lại là cha giải tội không thể dùng điều biết được trong tòa giải tội, vì "hối nhân" trong thực tế sẽ biết rằng cha giải tội đã làm như vậy, và việc này tạo thành một sự phản bội với "hối nhân", và là bất lợi về hậu quả. Trong thực tế, hành động của cha giải tội có thể làm cho bí tích giải tội là như ghê tởm cho "hối nhân", hay làm cho "hối nhân" nói với các người khác rằng cha X đã vi phạm ấn tích giải tội, điều này cũng sẽ làm cho bí tích thành ra ghê tởm. Sự nghiên cứu sâu rộng vào vấn đề dẫn tôi đến gặp một số linh mục-nhà thần học và nhà giáo luật uy tín, và các vị này cũng có hai lập trường khác nhau, vì vậy chúng tôi chưa gần gũi hơn với một câu trả lời rõ ràng.

Hơn nữa, theo như tôi có thể biết, Tòa Thánh đã không bao giờ giải quyết các câu hỏi lẻ tẻ như thế, và chúng tôi không có ý tưởng liệu kịch bản đầu tiên nào được đưa lên. Phải thừa nhận rằng, khả năng tình huống như vậy là rất hiếm khi xảy ra, và cuộc thảo luận là giải quyết nố cực kỳ khó xử. Tuy nhiên, ví dụ trên được dẫn ra nơi này và nơi nọ - thậm chí trong các chủng viện nữa - để minh họa cho sự bất khả vi phạm tuyệt đối của ấn tích giải tội, và nghĩa vụ của linh mục có liên quan đến trường hợp tương tự. - C. M., Camden, New Jersey, Mỹ.

ĐỨC GIÊSU KITÔ VÀ CÁC TÔN GIÁO

LỊCH SỬ THẾ GIỚI
(World History)
Nguyên tác: JESUS CHRIST and the Religions:
An Essay in Theology of Religions

Của Hans Waldenfels

Trần Hữu Thuần (dịch)
CÁC CÂU CHUYỆN TRONG LỊCH SỬ
(Stories in History)

Nếu chúng ta muốn kể tên một lãnh vực rộng rãi nơi người ta quen gặp gỡ nhau bằng một từ ngữ, chúng ta phải nói: lịch sử. Bất cứ nơi đâu chúng ta làm điều đó, đã có thể xẩy ra rằng thoạt đầu người phương Tây làm như thế. Vì không nghi ngờ gì, trong tư duy phương Tây, lịch sử loài người và lịch sử thế giới là vị thế trung tâm nơi hiệp nhất và cộng đoàn một mặt, mặt khác tính số nhiều (plurality) và tính đa dạng (diversity) giao nhau. Chắc chắn sự chuyển hướng hiện đại đến lịch sử là một trong các giai đoạn ý nghĩa nhất mà hậu quả đóng góp vào việc làm cho phong phú và cũng vào giới hạn của sự tự nhận thức của con người nữa. Giải quyết lịch sử đưa nhận thức vào nhiều mặt và tri thức cách riêng nào đó về các tầm mức khác nhau của thế giới và xã hội loài người và, đồng thời, làm cho chính quan điểm của một người xem ra không có ý nghĩa và thường không quan trọng. Và thế nhưng, vào thời đại khi con người sắp chinh phục vũ trụ bằng các chuyến bay lên mặt trăng và sao Hỏa, chúng ta cảm thấy ngày càng bị thúc ép vào trong một cộng đoàn không tránh thoát được của mẹ quả đất của chúng ta.

Thursday, August 22, 2013

Giải đáp phụng vụ
Trong lễ cưới, linh mục được phép nói “Cha tuyên bố hai con là vợ chồng với nhau” không?
Giải đáp của Cha Edward McNamara, Dòng Đạo Binh Chúa Kitô (LC), Giáo sư phụng vụ của Đại học Regina Apostolorum (Nữ Vương các Thánh Tông Đồ), Rôma.
-----------------------------------------------------------------
Hỏi: Trong 10 năm qua, tôi đã tham dự nhiều lễ cưới Công Giáo, và không lần nào nghe vị linh mục nói "Giờ đây cha tuyên bố hai con là vợ chồng với nhau". Điều gì sẽ xảy ra cho một lời tuyên bố đơn giản như thế, và tại sao nó bị cắt khỏi lời thề hôn phối? - G. B., Richmond, Virginia, Mỹ.
-----------------------------------------------------------------------
Đáp: Theo tôi đã có thể đoan chắc, công thức đặc biệt này không bao giờ là một phần trong nghi thức hôn phối Công Giáo Rôma. Lời này, hoặc các biến thể tương tự, là phần nghi thức của hôn phối Anh Giáo, hoặc của một số giáo phái Tin Lành khác.

Kể từ khi phương tiện truyền thông không khắt khe với chi tiết khi nói đến nghi lễ, nhiều người đã thấy và đã nghe cụm từ được cho là Công Giáo này, trong vô số phim và chương trình truyền hình. Vì lý do này, họ có thể mong đợi như thế khi tham dự một lễ cưới Công Giáo thực sự.

Những người Công Giáo cuối cùng có thể nghe một câu tương tự là người tham dự lễ cưới theo hình thức ngoại thường của nghi thức Rôma, vốn được sử dụng chung cho đến đầu thập niên 1970. Sau khi đôi hôn phối bày tỏ sự ưng thuận kết hôn, và trước khi làm phép nhẫn, linh mục nói, "Ego conjúngo vos in matrimónium. In nómine Patris, et Fílii, et Spíritus Sancti. Amen" (Cha kết hợp hai con trong bí tích hôn phối. Nhân danh Cha, và Con và Thánh Thần. Amen).

10 CÂU HỎI – ĐÁP (tháng 8)


1. Chúng ta phải hiểu như thế nào khi đọc: “Lạy Cha chúng con”?
- Trước hết, được trở thành dân “của Người”và từ nay, Người là Thiên Chúa “của chúng ta” nên chúng ta phải đáp lại bằng lòng yêu mến và trung thành.
- Tiếp đến, chúng ta hy vọng vững vàng vào lời hứa tối hậu của Người: “Ta sẽ là Thiên Chúa của người ấy, và người ấy sẽ là con của ta” (Kh 21,7)
- Sau cùng, khi cầu nguyện cùng Chúa Cha, chúng ta thờ lạy và tôn vinh Người cùng với Chúa Con và Chúa Thánh Thần.

2. Khi đọc “Lạy Cha chúng con”, chúng ta tuyên xưng điều gì?
Chúng ta tuyên xưng Người là Cha của mọi người, đặc biệt là Cha của những kẻ đã được tái sinh bởi nước và Thánh Thần, nhờ tin vào Con Một Thiên Chúa. Và mỗi khi thưa “Lạy Cha chúng con”, chúng ta hiệp thông với nhau: “Các tín hữu tuy đông đảo, mà chỉ có một lòng một ý” (Cv 4,32)

3. Khi sốt sắng đọc “Lạy Cha chúng con”, chúng ta sẽ đón nhận được những ơn huệ nào?
Chúng ta được thoát khỏi chủ nghĩa cá nhân và được hiệp nhất với nhau; lòng chúng ta được mở rộng ra để đến với tất cả những ai chưa nhận biết Chúa.

Wednesday, August 21, 2013

Căn Cước Tính Của Người Khôn Ngoan Thật

Một hôm có người chạy đến với triết gia Socrate và nói:
-Thưa thầy, xin hãy nghe con nói về một người bạn của thầy.
Socrate vội vã cắt ngang lời người ấy.
- Hỡi con, hãy dừng lại trước đã. Con đã sàng 3 cái sàng kỹ càng những điều con muốn nói về người ấy chưa?
Người ấy ngạc nhiên hỏi lại:
- Thưa thầy, 3 cái sàng nghĩa là gì?
Socrate đáp:
- Dĩ nhiên là cần phải sàng cho kỹ những điều mình muốn nói về ai. Trước hết là các sàng sự thật. Con đã kiểm chứng kỹ càng nếu những điều con muốn nói đúng theo sự thật chăng?
- Thưa thầy, thực ra con chỉ nghe người ta nói về người ấy thôi.
- Cái sàng thứ hai là sự thiện, sự tốt lành. Ðiều con muốn nói với thầy có thực là điều tốt lành chăng? Có làm thiệt hại cho ai không?
- Thưa thầy, có lẽ cũng không phải là điều tốt lành gì đâu.
Socrate nói tiếp:
- Còn cái sàng thứ ba nữa, để thử xem điều con muốn nói có thực sự là điều cần thiết chăng?
- Thưa thầy nói đúng ra thì cũng chẳng phải là điều cần thiết gì.
Sau cùng Socrate kết luận:
- Hỡi con, hãy luôn ghi lòng tạc dạ điều này: bất cứ điều gì con muốn nói với ai về người khác, con hãy luôn suy đi nghĩ lại cho kỹ nếu điều đó không đúng với sự thật, không tốt lành và cũng không cần thiết thì con hãy chôn sâu nó vào sự quên lãng và hãy bận tâm đến những chuyện khác tốt đẹp và cần thiết hơn. (Jesus, v.8, N.10).

Thụ phong linh mục lúc 71 tuổi đã có 8 người con & 18 cháu nội ngoại


Ảnh: Gerardo Aguirre / El Heraldo de Chihuahua
Cha Enrique Martínez Domínguez.

Có nên tiếp tục tình yêu với người đi tu?

Mục Hỏi Để Sống Đạo



Hỏi: Con đã quen với một thầy tu, người đó đang học triết năm thứ 2. Trước đây người này đã nói với con là sẽ về với con vào tháng năm này, và con sẽ làm giấy tờ để bảo lãnh cho người đó đi. Con và người đó quen nhau 13 năm, người đó đã cho con bao nhiều lời ước hẹn, bao nhiêu lời hứa với con, và con đã tin vào những lời nói đó. Con chịu bao nhiêu khó khăn để có thể ở bên người đó, nhưng bây giờ người đó nói với con rằng sẽ không về với con nữa, bởi vì gia đình người đó không muốn; và người đó nói con rằng hãy luôn ở bên cạnh người đó để làm tri kỷ của người đó. Người đó vẫn luôn chăm sóc, lo lắng cho con, luôn nghe con nói, trong bất cứ hoàn cảnh nào, nhưng chỉ khác một chút đó là người đó không thể là chồng của con mà thôi.

Thưa cha, con phải làm sao đây? Trong con rối lắm, bao nhiêu lời người đó đã hứa với con thì nay đã quay lưng đi. Con bị sốc (shock) rất nặng, con không thể chịu được. Con không tìm thấy được sự bình an trong tâm hồn của con. Con sợ ở một mình. Con rối lắm, phải làm sao đây?
Người cô đơn
===============


Trả lời:
Bạn rất thân mến,

Cảm ơn bạn đã chia sẻ nỗi lòng đau đớn mà bạn đang có. Để có câu trả lời phù hợp nhất, có lẽ chỉ có người trong cuộc mới có thể có. Vì không ai hiểu mình và đối tượng cho bằng chính bạn; Hơn thế, bạn nói ngắn gọn và đưa vài thông tin nên e rằng câu trả lời không xác thực và cụ thể cho bạn. Dù sao, tôi cố gắng gợi lên vài ý để bạn suy nghĩ và tự quyết định cho bản thân bạn nhé.

Bạn mến, trong cuộc đời làm người, và ngay cả động thực vật, đều cần yêu và được yêu. Đặc biệt nơi con người, người ta sẽ trở nên cằn cỗi và chết dần mòn nếu không được yêu và yêu. Vậy, câu hỏi sẽ là, thế nào là YÊU? YÊU là gì? Thực sự, không dễ gì ai có câu trả lời chính xác, vì mỗi trường hợp có một hoàn cảnh đặc thù, mỗi cá nhân là độc nhất vô nhị, chẳng ai giống ai. Dẫu sao, nền tảng để cho chúng ta quy hướng về và dựa trên đó chính là niềm tin Kitô giáo (không biết bạn có phải là Kitô hữu không?), vì vậy chúng ta sẽ hiểu tình yêu mà chúng ta đang có có dựa trên tình yêu như Tin Mừng mời gọi không. Nói cho rõ hơn, đó là TÌNH YÊU, hay còn gọi la AGAPE (tình yêu hy hiến, hy sinh, dâng hiến, phục vụ). Vì thực sự, hạnh phúc đích thật chỉ khi tình yêu chúng ta hướng đến Agapè (đã mặc khải nơi Chúa Giêsu, mẫu gương cho mọi người, cho mọi bậc sống). Không thể có hạnh phúc thực sự, ít nhiều gì ai ai cũng đã có kinh nghiệm, nếu cuộc sống chúng ta có sự ích kỷ. Ích kỷ càng nhiều thì chúng ta càng đau khổ và bất hạnh trong thẳm sâu cõi lòng. Ích kỷ là lối sống quy tất cả về bản thân mình (quy ngã = egoism). Ích kỷ là luôn nghĩ đến cái lợi cho mình mà không quan tâm hay đoái hoài gì đến người mình đang yêu. Thế nhưng, nói cho cùng, ai ai cũng có ích kỷ, không ít thì nhiều. Ngay cả các đấng bậc tu trì vẫn có ích kỷ. Tôi thường định nghĩa ích kỷ rằng: "Một thằng bé con trong sâu thẳm mỗi người chúng ta, nó có tên là cái tôi, lúc nào thằng bé con này cũng muốn chúng ta chìu chuộng, vuốt ve âu yếm nó. Nó như có ma lực để tìm mọi cách thế để nó được lớn lên, nó cứ đòi chúng ta phải cho nó lớn lên mãi vô cùng." Cái tôi như cái bóng, đeo đuổi suốt đời người. Vì cái tôi này, ai ai chúng ta cũng muốn thể hiện, chứng tỏ, thu vén, níu bám bằng nhiều phương cách, tùy mỗi người trong mỗi hoàn cảnh. Vì thế, càng đi về đời sống tâm linh thì cái tôi càng phải cần được nhỏ lại. Hay nói thực tế hơn, càng muốn có hạnh phúc đích thực thì chúng ta càng phải cho đi, mà càng cho đi, dĩ nhiên đau khổ sẽ kéo theo. Nhưng đau khổ này sẽ rất khác so với đau khổ của những người sống cho riêng mình.

Trở lại trường hợp của bạn, trước tiên, một khi bạn chấp nhận yêu một người đã đi tu thì bạn cũng chấp nhận những khó khăn của nó, vì bạn đã tự nguyện chọn lựa và yêu thầy ấy. Chẳng hạn, khi một người phụ nữ lỡ yêu một chàng bị mất hai chân, thì cô ta vẫn vui và chấp nhận tất cả những gì anh kia trước kia đã có và đã bị. Cô ta không thể sau này trách cứ hay đau buồn khi chân anh ta không thể nào "mọc ra" được. Cũng vậy, khi bạn yêu một người đã đi tu (không biết bạn và anh ta yêu nhau trước khi anh ta đi tu hay sau khi anh ta đã đi tu), thì bạn cũng chấp nhận những khắc khoải và đang chênh vênh giữa việc chọn Chúa hay chọn bạn của thầy ấy. Dẫu sao, bậc sống tu trì hay hôn nhân vẫn quy về Agape, là chính Tình Yêu Chúa, một tình yêu dâng hiến cho người mình yêu. Vì nếu cho dù hai người có sống bên nhau, mà mỗi người đều sống cho riêng mình, thì cả hai sẽ khổ đau nhiều lắm.

Thứ đến, về thầy đó, nếu đời sống của thầy thực sự là một ơn gọi, thì thầy đó chỉ có hạnh phúc thực khi theo ơn gọi. Vì ơn gọi là tiếng gọi của Chúa rất sâu thẳm theo từng mỗi cá nhân. Cũng như nếu bạn có ơn gọi hôn nhân, thì chỉ có hôn nhân mới làm cho bạn bình an, nhưng nếu bạn có ơn gọi hôn nhân, mà lại đi tu thì bạn sẽ rất đau khổ. Nói về ơn gọi, thì chính Chúa gọi bạn, chứ không phải chúng ta chọn lựa. Chúa gọi bạn vì chỉ có Chúa hiểu bạn sống trong ơn gọi đó thì mới tìm hạnh phúc thực sự với con người của bạn, vốn có cả background khác biệt và duy nhất. Người yêu kia của bạn cũng vậy, nếu Chúa gọi anh ấy trong ơn gọi tu trì, với cả một background đặc thù không giống bạn, và anh ấy chỉ có hạnh phúc thực sự khi sống cuộc sống đó, thì bạn hãy can đảm chấp nhận, dù không dễ chút nào.

Nếu thầy ấy, hay cho dù thầy đó không đi tu và có ơn gọi hôn nhân, đã nói không thể lập gia đình với bạn được vì gia đình hay dòng họ, là lý do không hợp lý. Chúng ta biết rằng, bạn bè, cha mẹ, gia đình hay dòng họ chỉ là những người giúp và góp ý để chúng ta có quyết định đúng đắn và sống hạnh phúc, nhưng quan trọng hơn vẫn là cá nhân chúng ta. Tương tự trong đời tu cũng vậy. Không ai có quyền ép buộc trong vấn đề hôn nhân hay tu trì. Mỗi người trưởng thành đều có tự do và trách nhiệm. Vì thế, mỗi khi chúng ta lập gia đình, hay khấn Dòng, thì Hội Thánh Công Giáo đều muốn chúng ta quyết định trong sự tự do, không bị ép buộc, với đầy đủ ý thức.

Nếu bạn nhận nhiều lời hứa hẹn (hôn nhân) của thầy ấy, mà thầy ấy vẫn quyết định chọn đời sống tu trì, thì chính bản thân thầy ấy đã mẫu thuẫn chính mình, và không trân trọng bạn cũng như tình yêu hôn nhân. Nếu thầy ấy vẫn đang đi tìm ý Chúa để xem mình có ơn gọi nào, thì bạn cũng cho thầy ấy thời gian cầu nguyện và tìm hiểu. Thế nhưng, nếu bạn và thầy ấy đã quen nhau 13 năm, là thời gian khá dài để có thể nhận biết được ý Chúa rồi bạn ạ, nên bạn cùng thầy ấy cần quyết định với nhau. Thực thế, bạn là phận gái, không thể chờ đợi một thời gian dài được. Còn nếu bạn yêu thầy đó thực sự, và dám hy sinh sống độc thân và phục vụ Chúa cách nào đó, cầu nguyện cho người mình yêu, thì đó cũng là ơn gọi của bạn vậy. Trường hợp này vẫn xảy ra, nhưng hiếm, cũng như người tu sĩ yêu một người nào đó, nhưng vẫn hy sinh và cầu nguyện cho người mình yêu, vẫn chọn lựa sống đời sống tu trì thánh thiện và phục vụ Chúa trọn vẹn. Tình yêu mà hai người dành cho nhau như thế này cũng thật cao thượng (vì họ đang hướng tới tình yêu Agape).

Kế tiếp, khi thầy ấy nói rằng bạn hãy trở thành người tri kỷ, rồi thầy ấy vẫn ở bên bạn, chăm sóc bạn... là thế nào? Thế nào là tri kỷ và thế nào là chăm sóc, lo lắng cho nhau? Tôi vẫn chưa rõ ý của bạn. Vì trong cuộc sống, có nhiều mối tương quan: tương quan bè bạn, tương quan tình yêu nam nữ, tương quan mục tử và đàn chiên, tương quan thầy trò... Nếu thầy ấy quyết định cùng bạn sống tương quan bạn hữu (chứ không phải tương quan nam nữ nữa), là nâng đỡ nhau, giúp nhau trong những khi khó khăn...thì rất tốt.

Còn nếu bạn muốn cùng thầy ấy có tình yêu nam nữ để đưa đến hôn nhân, mà hiện giờ thầy ấy quyết định chọn con đường tu trì (dĩ nhiên là không phải vì gia đình dòng họ mà đi tu, hoặc đi tu không phải là một nghề nghiệp, nhưng mà là ƠN GỌI và cách sống khác với các bậc khác), thì bạn hãy cùng thầy ấy ngồi lại và nói chuyện trong sự bình tĩnh, dịu dàng và nghiêm túc. Bạn hãy tin vào quyền năng và sức mạnh của Chúa nâng đỡ hai bạn. Hai bạn cùng nhau hãy bám vào Chúa, vì Chúa vẫn muốn tốt nhất cho hai bạn theo con người cá nhân đặc thù.

Sau cùng, bạn đừng suy nghĩ nhiều sẽ hại sức khỏe thể lý và tinh thần. Nếu được, bạn hãy tìm đến một vị linh mục nào đó mà bạn muốn để đồng hành và hướng dẫn thêm cho bạn. Bạn đừng dựa vào sức lực riêng của bạn, có nghĩa là tự mình cứ loay hoay suy nghĩ hay tìm đến sức mạnh con người, trái lại bạn hãy xin sức mạnh Chúa giúp sức và nâng đỡ bạn. Nhựng lúc bạn nhớ nhung, đau buồn hay giận dữ, bạn cứ lặng lẽ đến ngồi với Chúa Giêsu Thánh Thể. Bạn sẽ tìm được nguồn an ủi và chữa lành nơi Ngài.

Nguyện xin Chúa và Mẹ Maria trợ giúp hai bạn.

Lm Khất Tuệ