Tuesday, September 17, 2013

THẮC MẮC SỐNG ĐẠO
Phải xưng tội như thế nào? Bao lâu thì phải đi xưng tội?



Một khóa học được tổ chức tại Roma dưới sự chủ tọa của Đức Hồng Y James Francis Stafford, Chưởng Ấn Tòa Ân Giải Tối Cao. Ngài nêu lên vấn đề giáo luật cũng như luân lý. Ngài muốn gởi sứ điệp này đến các linh mục trẻ vì đây cũng là một vấn đề liên quan đến các tín hữu trong Mùa Vọng hoặc Mùa Chay: đi xưng tội đề hòa giải với Thiên Chúa.

Trong vấn đề này Cha Gianfranco Girotti, thuộc Tòa Ân Giải Tối Cao đã phát biểu trên Radio Vatican là chính Đức Thánh Cha, trong Tông thư nói về năm Thánh Thể, “Mane nobiscum, Domine”, muốn “nhắc nhở là các tín hữu nên chú ý đến việc siêng năng đi xưng tội, để được xứng đáng và hữu ích khi rước Mình Máu Thánh Chúa vào lòng nếu không thì việc đi rước lễ chỉ là một thái độ hình thức bên ngoài”.
Nhưng thế nào là một hòa giải tốt đẹp? Cha Girotti hướng dẫn: “Giáo lý của Giáo Hội Công giáo rất rỏ ràng: “việc ăn năn sám hối” chân thành là việc đầu tiên để trở thành “tốt đẹp”, ăn năn sám hối chân thành sẽ nhận được việc tha tội các tội nhẹ cũng như tội trọng với ý định vững vàng là thi hành Bí tích Giải tội. Tiếp đến là “thú nhận các tội đã phạm” có nghĩa là “tự buộc tội” điều này giúp giải thoát và làm dễ dàng sự hòa giải và hòa hợp với những người khác. Khi thú tội, chúng ta nhìn thẳng vào các tội lỗi mà chúng ta đã phạm, nhận lấy trách nhiệm trong việc làm của mình, và chúng ta mở lòng mở trí với Thiên Chúa và với Giáo Hội.


Và một yếu tố khác nữa là sự “bình an” trong tâm hồn. Chúng ta biết có nhiều thứ tội làm mất lòng kẻ đồng loại. Chúng ta phải làm mọi cách để đền bù: như phải hoàn trả những gì chúng ta đã chiếm đoạt hoặc ăn cắp, trả lại danh dự cho những người mà chúng ta đã nói xấu. Đó chỉ là một sự đòi hỏi công bình tối thiểu. Chúng ta đều biết là phép tha tội tha mọi tội lỗi, nhưng không thể sửa chửa được tất cả mọi hậu quả của tội lỗi. Cuối cùng là việc đền tội, mà linh mục đòi phải thực hiện tủy theo tội nặng nhẹ mà chúng ta đã vi phạm.”

Chúng ta phải đi xưng tội trong bao nhiêu lần? Theo như giáo luật (điều 989), “mọi tín hữu đến tuổi có trí khôn bắt buộc phải đi xưng tội dù chỉ phạm tội nhẹ ít nhất một năm một lần.” Người nào phạm tội trọng thì không được đi rước lễ dù là có ăn năn thống hối chân thành và chỉ được đi rước lễ sau khi đã đi xưng tội và đã được linh mục ban phép tha tội. Tuy những tội nhẹ thông thường không cần phải đi xưng tội để rước lễ nhưng Giáo Hội vẫn khuyến khích nên đi xưng tội. Thật vậy, khi đi xưng tội thường xuyên các tội nhẹ thì cũng giúp cho việc xét đoán của lương tâm được bén nhạy, chống lại những xu hướng thấp kém xấu xa, và tiến bộ trong đời sống tinh thần.”

Vào thời buổi bây giờ, bí tích giải tội tuồng như bị các tín hữu lãng quên. Cha Girotti giải thích: Đức Giáo Hoàng Luciani nói sau Công đồng Trente tín hữu đi xưng tội nhiều hơn nhưng việc đi rước Mình Thánh Chúa lại ít hơn. Nhưng sau Công đồng Vatican II, trái lại, tín hữu đi rước Mình Thánh Chúa lại đông đảo hơn, nhưng việc đi xưng tội lại xuống rất thấp. Nếu chúng ta theo dõi cuộc điều nghiên của Đại Học Công giáo Milan trong những năm vừa qua, thì không thể chối cãi là có một khủng hoảng về bí tích Hòa giải.

Nguyên do của cuộc khủng hoảng này là nhiều người không còn ý thức thế nào là tội và Đức Thánh Cha trong một Tông thư “Reconciliatio et Paenitentia” kể lên những nguyên cớ chính trong sư giảm sút đi xưng tội: trong một thế giới bị thế tục hóa, sự hiện diện của Thiên Chúa không còn là một nguyên tố thiết yếu trong hành động của con người; và con người luôn gạt bỏ mọi mặc cảm về tội lỗi, và đề cao tự do; ý thức về tội bị suy giảm với ý nghĩa tương đối về luân lý về mọi yếu tố và hình thức của tội lỗi, vì họ từ chối có một giá trị tuyệt đối, từ chối là không có những hành động hoàn toàn rõ ràng khi nói về tội.


Quan niệm về tội lỗi cũng bị thóa mạ. Sự giảm sút đi xưng tội cũng do sự không yêu mến Bí Tích Giải tội của các giáo hữu. Có rất nhiều giáo hữu cứ vẫn đi rước lễ đều đều nhưng không hề đi xưng tội, coi như việc đi xưng tội là thừa thãi và không cần thiết và không còn cho là quan trọng cũng như họ đã nhiều lúc bỏ lễ ngày Chúa Nhật mà cảm thấy không có gì là tội lỗi. Cũng có nhiều người mãi sống trong giận hờn và không bao giờ chịu tha thứ v.v., nhưng khi có mặt trong các buổi lễ như đám ma, đám cưới, lễ lượt họ đều đi lên rước Mình Thánh Chúa mà chẳng cần phải đi xưng tội.”
----------------------------------------------------
Phó Tế J.B. Huỳnh Mai Trác

No comments:

Post a Comment