Sunday, September 1, 2013

KINH MÂN CÔI: Ý NGHĨA

Nói đến ý nghĩa của Kinh Mân Côi là nói đến:
-   Ý nghĩa của các kinh làm nên Kinh Mân Côi, đó là hai kinh chính: Kinh Lạy Cha và Kinh Kính Mừng, và 
-   Ý nghĩa về sự liên hệ giữa hai kinh này để được chọn làm nên Kinh Mân Côi?

  1. Ý NGHĨA CỦA CÁC KINH LÀM NÊN KINH MÂN CÔI

KINH LẠY CHA

Về hình thức (cấu tạo), Kinh Lạy Cha được chia ra làm hai phần: phần nhất là phần chúc nguyện Thiên Chúa và phần hai là phần nguyện xin Thiên Chúa.

Phần nhất gồm có 3 lời chúc nguyện Thiên Chúa. Dó là chúc nguyện cho:
-“Danh Cha cả sang,
- Nước Cha trị đến,
- Ý Cha thể hiện dưới đất cũng như trên trời”.


Phần hai gồm có 4 lời nguyện xin Thiên Chúa. Ðó là nguyện xin:
-         “Xin Cha cho chúng con hôm nay lương thực hằng ngày, và
-         Tha nợ chúng con,
-         Xin chớ để chúng con sá chước cám dỗ,
-         Nhưng cứu chúng con cho khỏi sự dữ”.

Về nội dung (ý nghĩa), Kinh Lạy Cha gồm tóm tất cả nhiệm cuộc cứu rỗi nơi Thiên Chúa, qua mầu nhiệm của 3 lời chúc nguyện ở phần nhất, cũng như nơi nhân loại, qua ý nghĩa cua 4 lời nguyện xin ở phần hai.

Kinh Lạy Cha gồm tất cả nhiệm cuộc cứu rỗi nơi Thiên Chúa qua mầu nhiệm của 3 lời chúc nguyện ở phần nhất.

Trước hết, đối tượng chính của kinh Lạy Cha là “Cha chúng con”, Ðấng “ở trên trời”.

“Cha chúng con” là gì, nếu không phải “Thiên Chúa là Tình Yêu” (1gioan 4:8,16), Ngài “đã yêu thế gian đến ban Con Một Mình” (Gioan 3:16), để “ai chấp nhận Người (Ngôi Lời nhập thể, Con Một Thiên Chúa) thì Người ban cho họ quyền làm con Thiên Chúa” (Gioan 1:12).

“Ở trên trời” là gì, nếu không phải là Thiên Chúa, Cha chúng ta ở nơi chính mình Ngài, tức nơi chính Thần Tính của Ngài. Nơi chính mình, Thiên Chúa hằng biết mình Ngài, Ðấng toàn-chân-thiện-mý và vô cùng viên mãn.

“Dưới đất cũng như trên trời” là gì, nếu không phải, Thiên Chúa nơi chính mình Ngài thế nào thiè Ngài cũng phải được thế gian “là cái thuộc về hạ giới” (Gioan 8:23) nhận biết như vậy, vì Ngài đã tỏ mình ra qua Ngôi Lời nhập thể và ban mình cho thế gian nơi Con Một Ngài là Chúa Giêsu Kitô.

Thế gian nhận biết Thần Tính của Thiên Chúa là “cha chúng con ở trên trời”, Ðấng tự hữu và hằng hữu (Xuất Ai Cập 3:14), mà đối với họ Ngài chính là Thiên Chúa chân thật duy nhất” (Gioan 17:3), khi “Nguyện Danh Cha cả sáng dưới đất cũng như trên trời”.

Thế gian nhận biết Sự Sống của Thiên Chúa là “Cha chúng con ở trên trời”, Ðấng đã ban Con Duy Nhất của ngài cho họ để họ có thể nhờ Con Ngài mà “được sống viên mãn hơn” (Gioan 10:10), khi nguyện “Nước Cha trị đến dưới đất cũng như trên trời”.

Thế gian nhận biết Thần Trí của Thiên Ch1ua, Ðấng thấu suốt mọi bí nhiệm nơi Thiên Chúa (xem 1Côrintô 2:10), Ðấng “dẫn đưa vào tất cả sự thật (Gioan 16:13) “những kẻ được Thiên Chúa biết trước thì ngài cũng tiền định” (Rôma 8:29), khi nguyện “Ý Cha thể hiện dưới đất cũng như trên trời”.

Kinh lạy Cha gồm tất cả nhiệm cuộc cứu rỗi nơi con người qua ý nghĩa của 4 lời nguyện xin ở phần hai.

“Xin Cha cho chúng con hôm nay lương thực hăng ngày” là gì, nếu không phải là xin cho chúng con được thực thi và hoàn tất ý Cha, như “lương thực của Ta (chúa Kitô) là thực thi và hoàn thành ý Ðấng đã sai Ta” (Gioan 4:34).

“Và tha nợ chúng con” là gì, nếu không phải là xin tha cho chúng con tất cả những gì chúng con đã làm mất lòng Cha, “Ðấng dã yêu chúng ta và đãsai Con Ngài đêén nhưi của lễ đền tội chúng ta” (1Gioan 4:10).

“Xin chớ để chúng con sa chước cám dỗ” là gì, nếu không phải là xin cho chúng con đừng làm điều gì mất lòng Cha, trái với ý Cha, “Ðấng đã xếp định mọi sự thuận hợp cho kẻ được kêu gọi theo ý định của Ngài” (Rôma 8:28).

“Xin cứu chúng con cho khỏi sự dữ” là gì, nếu không phả là xin cứu chúng con cho khỏi phạm đến Thánh Linh để cả ở đời này lẫn đời sau không bị luận phạt vô cùng.

KINH KÍNH MỪNG

Về hình thức, như Kinh Lạy Cha, Kinh Kính Mừng cũng được chia làm hai phần: phần nhất là phần chúc tung Mẹ Maria và phần hai là phần cầu khẩn Mẹ Maria.

Phần chúc tụng Mẹ Maria được đặt nền tảng trên câu mở đầu: “Kính Mừng Maria đầy ơn phúc”.

Mẹ Maria được “đầy ơn phúc” vì sao?
-Vì “Thiên Chúa ở cùng Bà”!
Mẹ Maria được “đầy ơn phúc” như thế nào?
-“hơn mọi người nữ”!
Mẹ Maria được “đầy ơn phúc” ở chỗ nào?
-         Ở chỗ “Con lòng Bà gồm phúc lạ”!

Phần cầu khẩn Mẹ Maria cũng được đặt nền tảng trên câu mở đầu: “Thánh Maria, Ðức Mẹ Chúa Trời”.

Mẹ Maria được làm “Mẹ Chúa Trời” để làm gì, nếu không phải để “cầu cho chúng con là kẻ có tội”!

Mẹ Maria là “Mẹ Chúa Trời” để “cầu cho chúng con là kẻ có tội” như thế nào, nếu không phải “khi nay và trong giờ lâm tử”,

Nghĩa là, Mẹ Maria là “Mẹ Chúa Trời” để chúng con được ơn cứu rỗi đời đời, cho “Danh Cha cả sáng, Nước Cha trị đến, Ý Cha thể hiện dưới đất cũng như trên trời”.

Về nội dung, Kinh Kính Mừng cũng nói lên tất cả nhiệm cuộc cứi rỗi của Thiên Chúa nơi Mẹ Maria, qua ý nghĩa của các câu chúc tụng Mẹ ở phần nhất, cũng như nơi loài người, qua lời khẩn nguyện Mẹ ở phần hai.

Kinh Kính Mừng nói lên tất cả nhiệm cuộc cứu rỗi của Thiên Chúa nơi Mẹ Maria.

“Kính mừng Maria đầy ơn phúc!” là gì, nếu không phải là Kính mừng Mẹ Maria là Ðấng Vô Nhiễm Nguyên Tội, Ðấng nhờ Ngôi Lời sẽ hoá thành nhục thể nơi mình, đã được Thiên Chúa gìn giữ ngay từ lúc bắt đầu thụ thai trong lòng mẹ, không vướng mắc nguyên tội cũng như tì tích của nó.

“Thiên Chúa ở cùng Bà” là gì, nếu không phải ngay từ khi bắt đầu được thụ thai trong lòng mẹ, Mẹ Maria đã được Thiên Chúa ở cùng một cách “viên mãn hơn” (Gioan 10:10), hơn là Ngài ở với hai nguyên tổ khi còn trong tình trạng vô tội ngau từ ban đầu, vì tình trạng “đầy ơn phúc” của Mẹ đã làm cho Mẹ trở thành một “con người mới được dựng nên theo hình ảnh Thiên Chúa trong công chính và thánh thiện chân thật” (Ephêsô 4:24).

“Bà có phúc hơn mọi người nữ” là gì, nếu không phải Mẹ là người nữ duy nhất trong loài người được Thiên Chúa chọn làm Mẹ Thiên Chúa, “một trinh nữ sẽ thụ thai và sinh con” (Isaia 7:14) “bởi Chúa Thánh Linh” (Luca 1:20).

“Và Giêsu Con lòng Bà gồm phúc lạ” là gì, nếu không phải Thiên Chúa ban chính mình Ngài là Chúa Giêsu Kitô, Ngôi Lời nhập thể, “đầy ân sủng và chân lý” (Gioan 1:14), cho riêng một mình Mẹ bằng cách trực tiếp ở với Mẹ với cả Thần Tính Chí Thánh vô cùng cao cả của Ngài, để nhờ Ngôi Lời và trong Ngôi Lời nhập thể là Chúa Giêsu Kitô trong lòng mình, Mẹ càng được “đầy ơn phúc”, cả hồn lẫn xác, mà ơn Vô Nhiễm Nguyên Tội (hồn) và ơn làm Mẹ trọn đời Trinh Nguyên (xác) là biểu hiệu.

Kinh Kính Mưng nói lên tất cả nhiệm cuộc cứu rỗi của Thiên Chúa nơi loài người.

“Thánh Maria, Ðức Mẹ Chúa Trời, cầu cho chúng con là kẻ có tội, khi nay và trong giờ lâm tử” là gì, nếu không phải là con người đã hư đi vì nguyên tội, dù được Chúa Giêsu cứu rỗi bằng tử giá của Người, cũng vẫn còn mầm mống tội lỗi và, một khi còn sống trên “thee gian không thể tránh khỏi gương mù” (Luca 17:1) này, con người vẫn có thể dễ dàng phạm tội mất lòng Chúa bất cứ lúc nào, do đó, họ phải có “Mẹ Chúa Trời” là Ðấng “đầy ơn phúc”, Ðấng duy nhất Vô Nhiễm Nguyên Tội, hằng cứu giúp mới bảo đảm được phần rỗi đời đời của mình.
  1. Ý NGHĨA VỀ SỰ LIÊN HỆ GIỮA KINH LẠY CHA VÀ KÍNH MỪNG ÐỂ ÐƯỢC CHỌN LÀM NÊN KINH MÂN CÔI

Lý do thứ nhất đã làm cho Kinh Lạy Cha và Kinh Kính Mừng được chọn để làm nên Kinh Mân Côi là vì trong cả hai kính, chúng ta đều cầu nguyện với Chúa Giêsu và bởi Chúa Giêsu.

Nơi Kinh Lạy Cha, chúng ta cầu nguyện cùng “Cha chúng con ở trên trời” với Chúa Giêsu và bởi Chúa Giêsu, “Con Cha yêu dấu, đẹp lòng Cha mọi đàng” (Mathêu 3:17).

Nơi Kinh Kính Mừng, chúng ta cầu nguyện cùng “Ðức Mẹ Chúa Trời, cầu cho chúng con” cũng với Chúa Giêsu và bởi Chúa Giêsu, “Con lòng Bà gồm phúc lạ”, song qua Giáo Hội của Người và cùng Giáo Hội của Người.

Một kinh chúc nguyện và cầu cùng Cha, một kinh chúc tụng và cầu cùng Mẹ, với cùng một tự cách “chúng con” là nhiệm thể của Chúa Kitô như thế, mà cả hai kinh này có lý do để được chọn làm Kinh Mân Côi.

Lý do thứ hai đã làm cho Kinh Lạy Cha và Kinh Kính Mừng được chọn để làm nên Kinh Mân Côi là vì, Kinh Mân Côi không phải chỉ có hình thức là hai kinh này mà thôi, mà còn có cả các mầu nhiệm làm nên linh hồn của nó nữa.

Các Mầu Nhiệm Mân Côi, qua 15 ngắm, chính là nhiệm cuộc cứu rỗi của Thiên Chúa được diễn tiến trong lịch sử nhân loại.

Kinh Mân Côi có thể được coi như lời trong một vở trường kịch về lịch sử của nhiệm cuộc cứu rỗi được diễn tiến qua 15 màn Mầu Nhiệm Mân Côi.

Thế mà, về nội dung, cả hai Kinh Lạy cha và Kinh Kính Mừng đều chất chứa và nói lên tất cả ý nghĩa về nhiệ cuộc cứu rỗi của Thiên Chúa. Do đó, hai kinh này rất thích đáng để được để được chọn làm nên Kinh Mân Côi.

Lý do thứ ba đã làm cho Kinh Lạy Cha và Kinh Kính Mừng được chọn để làm nên Kinh Mân Côi là vì,  Kinh Mân Côi hợp với Mầu Nhiệm Mân Côi, về ý nghĩa, giống như là một Thánh Lễ, trong đó, của lễ là chính Chúa Giêsu, trọng tâm của Mầu Nhiệm Mân Côi, và vị chủ tế cũng là Chúa Giêsu, vai chính trong Kinh Lạy Cha “Chúng Con”.

Ngoài ra, Thánh Lễ đầu tiên được dâng trên núi sọ, ngoài Chúa Giêsu vữa là chủ tế và là lễ tế, đứng dưới chân thập giá để hiệp dâng Thánh Lễ, còn có:

-         Mẹ người, vai chính trong Kinh Kính Mừng, cùng với các vị đại diện Giáo Hội bấy giờ là

-         Thánh Gioan Tông Ðồ, (thay mặt hàng giáo phảm), “đã đem Mẹ về nhà mình” (Gioan 19:27), được thể hiện bằng lời tuyên nhận “Thánh Maria Ðức Mẹ Chúa Trời” trong câu đầu của phần cuối Kinh Kính Mừng, và

-         Thánh Mai-Ðệ-Liên, (thay mặt thành phần giáo dân), “được trù cho khỏi 7 quỉ” (Luca 8:2), qua lời khẩn nguyện “cầu cho chúng con là kẻ có tội, khi nay và trong giờ lâm tử”.

Trong chương “Kinh Mân Côi: Lần Hạt”, chúng ta sẽ thấy rõ hơn sự liên hệ giũa Kinh Mân Côi và Mầu Nhiệm Mân Côi.

KD - the Internet

No comments:

Post a Comment