Saturday, December 27, 2014

Hiểu Sống Đức Tin: Tại Sao Có Người Đi Tu Mà Không Khấn?

Lm. Giuse Phan Tấn Thành, OP.
Thường thường các tu sĩ được định nghĩa như là người khấn khiết tịnh, khó nghèo, vâng lời. Nhưng mà tại sao có những người đi tu tận hiến mà không có lời khấn, thí dụ như các tu hội đời? Có cần phải khấn mới trở thành tu sĩ không?
Trong tiếng Hán Việt, chữ khấn tự nó chỉ có nghĩa là cầu xin (khấn nguyền, khấn cầu). Có người cho rằng nó bắt nguồn bởi tiếng “khẩn” là thành thật. Khấn thường đi kém với hứa. Hứa thì thêm tư tưởng “hẹn” (hứa hẹn). Khấn hứa vừa bao gồm việc cầu xin, vừa hẹn sẽ tạ ơn nữa. Thiết tưởng nên ghi nhận là việc khấn hứa được dành riêng cho thế giới thần linh (cầu Trời khấn Phật) chứ không áp dụng cho xã hội loài người. Chúng ta có thể lấy một thí dụ từ đời sống hàng ngày, khi một người phải đương đầu với một khó khăn nào đó (thí dụ: sinh viên sắp đi thi, bệnh nhân sắp bị mổ, thương gia sắp lên đường kinh doanh), thì họ đến cầu khấn Chúa, (hay đức Mẹ, hay một vị thánh nào đó) giúp đỡ và hứa rằng nếu vượt qua được thì sẽ tạ ơn. Quan điểm này khá gần gũi với quan điểm “votum” trong tiếng La-tinh cổ điển. Động từ vovere có nghĩa là bày tỏ ước nguyện lên các đấng thần linh, kèm theo lời hứa sẽ thực hiện một công việc gì đó. Ta thấy hàm chứa một tương quan khế ước trong đó: nếu thần linh ban cho tôi được ơn này, thì tôi sẽ tạ lễ như thế này; dĩ nhiên là nếu thần linh không ban ơn thì tôi cũng không bị ràng buộc gì hết. Thế nhưng, đến khi thánh Tôma Aquinô suy luận về bản chất của lời khấn thì ngài đã sửa lại quan điểm khế ước về lời khấn, nghĩa là chỉ giữ lại khái niệm về lời hứa sẽ thực hiện điều gì đó, chứ không đặt điều kiện là phải nhận được ơn lành. Quan điểm thần học của thánh Tôma được bộ giáo luật lặp lại ở điều 1191: “khấn (votum) là hứa với Thiên Chúa sẽ thực hiện một điều tốt”. Mình hứa với Thiên Chúa sẽ thực hiện một điều tốt bởi vì mình muốn bày tỏ lòng kính mến Chúa, muốn tiến trên con đường trọn lành, chứ không phải chỉ vì muốn đút lót để xin Ngài làm ơn cho mình. Dù sao, đó là nói trên nguyên tắc trừu tượng. Trên thực tế, có nhiều cấp độ mà chúng ta khấn hứa với Thiên Chúa. Chúng ta có thể hứa sẽ làm một công tác nào cụ thể (thí dụ kiêng hút thuốc, kiêng xem tivi, ngày thứ sáu; hứa sẽ đi lễ hàng ngày); nhất là chúng ta có thể hứa sẽ dâng trót mình phụng sự Chúa.

Wednesday, December 24, 2014


HANG ĐÁ là... SỰ TỪ CHỐI.

“Mừng Chúa Giáng Sinh”. Biểu ngữ này được trưng bày khắp mọi nơi, nhưng thật sự thì chúng ta chỉ nói xã giao với Chúa thôi, chúng ta chỉ đón mừng trên môi miệng thôi. Thực tế thì chúng ta chỉ đón mừng Chúa trong Hang Đá mà thôi
.Lễ Giáng Sinh là dịp để người ta chuẩn bị trang hoàng đường phố, xóm đạo, trang hoàng nhà cửa, trang trí hang đá, cây thông với những sắc màu rực rỡ của những ánh đèn chớp sáng. Có thể nói lễ hội Giáng Sinh là lễ hội của ánh sáng. Đêm Giáng Sinh chính là đêm của ánh sáng.

Satan đã làm cho Lễ Giáng Sinh đơn thuần chỉ là lễ hội, satan làm cho lễ Giáng Sinh đã trở nên tục hóa. Ông già Noel đã chiếm chỗ của Chúa Giêsu. Chúa Giêsu thì ở trong nhà thờ, còn ngoài nhà thờ thì là ông già Noel. Đi đâu cũng thấy người ta chào đón ông già Noel, làm hang đá thật to và rực rỡ. Nhưng tất cả chỉ là vẻ bề ngoài. Người ta đâu có chào mừng Con Thiên Chúa đến làm người một cách long trọng như vậy.

“Thiên Chúa yêu thế gian đến nỗi đã ban Con Một, để ai tin vào Con của Người thì khỏi phải chết, nhưng được sống muôn đời.” (Ga 3, 16)

“Người đã đến nhà mình, nhưng người nhà chẳng chịu đón nhận” (Ga 1, 11).

Ngày xưa cũng vậy và ngày hôm nay cũng vậy thôi. Người ta đón tiếp Chúa bằng cách đóng cửa lòng lại, không cho vào nhà mình. Chúa chỉ được đón tiếp trong một hang đá lạnh lẽo, đón rước bởi bò với lừa, con người không có đón rước Chúa. Ngày hôm nay, theo sự đánh giá của Đức Gioan Phaolô 2, thế giới chúng ta đang sống trong nền văn hóa của sự chết: ăn gian, nói dối, ly dị, tự tử, an tử, bắt cóc con tin, cỗ võ chiến tranh, phát triển vũ khí, các sắc tộc chém giết nhau… (nền văn hóa của sự chết là nền văn hóa của ma quỷ, bởi vì ma quỷ chỉ có khả năng sản xuất ra đau khổ và chết chóc mà thôi). Còn theo sự đánh giá của Đức Bênêdictô 16 thì thế giới chúng ta đang làm nô lệ cho thuyết tương đối về mặt luân lý.

Như vậy, thời xưa hay thời nay thì Hang Đá đều là sự Từ Chối của con người không đón nhận Chúa. Hang đá không phải là sự khoe khoang như nhiều người vẫn làm, sự tự hào làm cho to, làm cho đẹp, làm cho rực rỡ sắc màu như nhiều người vẫn làm, mà Hang Đá bên ngoài chính là sự Từ Chối.


Do đó, đặc biệt trong Mùa Vọng này, mời gọi chúng ta mở lòng ra đón nhận Chúa, mời gọi chúng ta làm một Hang Đá trong lòng, là nơi thật sự Chúa muốn ngự đến và ở lại với chúng ta.

Lúc đó lòng của chúng ta sẽ bừng lên một ánh sáng, ánh sáng của Chúa Giêsu. Chúa Giêsu chính là ánh sáng của Thiên Chúa đến trên nhân loại này: “Ngôi Lời là ánh sáng thật, ánh sáng đến thế gian và chiếu soi mọi người.” (Ga 1, 9)

Như vậy chúng ta hãy cùng nhau làm cho lễ hội Giáng Sinh về với đúng nghĩa của nó. Chúng ta hãy cùng làm cho đêm Giáng Sinh chính là đêm của ánh sáng. Ánh sáng Thần Linh chứ không phải ánh sáng vật chất. Bằng cách mở lòng ra đón nhận Chúa thông qua các việc làm đạo đức một cách thường xuyên: ăn chay, cầu nguyện, xưng tội, đọc Kinh Thánh, tham dự Thánh lễ và rước lễ.
-----------------------------------
Gb.PLH




Wednesday, December 17, 2014

MONG CHỜ CHÚA ĐẾN



Mùa Vọng là thời gian chuẩn bị tâm hồn để mừng đón Con Thiên Chúa giáng trần làm người, đem Ơn Cứu Độ đến cho nhân loại. Mùa Vọng cũng là khoảng mong chờ Chúa đến riêng với mỗi người, đặc biệt là chung với mọi người: Ngài Chúa Giêsu tái lâm, Ngày Cánh Chung.

Sunday, December 14, 2014

Vẻ đẹp của nhà thờ đá Phát Diệm

Nhà thờ đá Phát Diệm được xây dựng từ năm 1875-1898, là một nhà thờ đẹp và độc đáo bậc nhất Việt Nam.



Đây là một quần thể kiến trúc gồm 1 nhà thờ lớn, 5 nhà thờ nhỏ cùng nhiều công trình khác trên khuôn viên rộng 22ha ở thị trấn Phát Diệm, huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình. Nét độc đáo của nhà thờ là phong cách kiến trúc mô phỏng đình chùa của người Việt cùng chất liệu xây dựng chủ yếu là đá và gỗ.

Friday, December 5, 2014

ĐÓN NHẬN ĐỨC KITÔ TRONG NIỀM VUI

Một linh mục trẻ mới chịu chức được gởi đến giúp phụ tá cho một vị cha xứ già tại một giáo xứ nọ.  Khi đến nơi, vị linh mục trẻ đến chào vị linh mục già và xin ngài những lời khuyên cho công việc mục vụ của mình tại đây: “Thưa cha, con nên giảng về những vấn đề gì?”  Vị linh mục trả lời: “Chỉ giảng khoảng 10 phút thôi.”  Vài năm trước đây, tôi đến một giáo xứ tại Pháp để giúp mùa hè, và lời khuyên duy nhất của vị cha xứ tại đó cho tôi cũng là nên giảng và cử hành Thánh lễ ngắn bao nhiêu có thể vì dân chúng tại đây chẳng có nhiều thời gian.  Tôi đã làm theo lời khuyên này.  Thế nhưng điều làm tôi thực sự ngạc nhiên là khi được nghe một ban hợp xướng từ Anh quốc đến và trình diễn bài Messia của Handel.  Buổi trình diễn được tổ chức ngay tại nhà thờ của giáo xứ, và sau 3 tiếng đồng hồ trình diễn, nhiều người vẫn xin yêu cầu trình diễn thêm.  Thú thật, tôi chưa bao giờ nhìn thấy sự vui tươi hơn thế trên khuôn mặt của những người tham dự trong nhà thờ hôm đó, cũng như chưa bao giờ nhìn thấy sự nhiệt tình hơn thế nơi họ.  Sau đó, tôi đã hỏi cha xứ: “Làm sao bà con tín hữu lại có thể ngồi yên một chỗ trong hơn 3 tiếng đồng hồ để chăm chú lắng nghe ban hợp xướng với niềm vui như thế, trong khi họ lại chẳng có thái độ tương tự khi lắng nghe Lời Chúa trong thánh lễ?  Vị cha xứ chẳng trả lời được.

20
Vài năm sau, tôi đã có được câu trả lời từ một người bạn hiện đang dạy tại trường giáo lý, và những gì anh nói đã giúp soi sáng cho tôi.  Anh nói người ta cần có kinh nghiệm về Thiên Chúa trong cuộc sống của họ trước khi họ có thể lắng nghe Lời Chúa trong niềm vui.  Anh cho rằng việc loan truyền Lời Chúa cho những người chưa biết Chúa phải lưu ý tới mối tương giao cá nhân của họ với Chúa, vì người mà chẳng có mối tương giao cá nhân với Thiên Chúa thì cũng tựa như đọc thơ cho một người mà chẳng biết gì về thơ văn cả.  Khi ấy, họ sẽ dễ dàng chán và chỉ muốn bỏ đi ngay.  Vậy thì, làm thế nào để giúp người ta đi từ tâm trạng chán ngán khi nghe Lời Chúa đến tâm trạng vui tươi và hứng khởi khi nghe Lời Chúa?  Với Lời Chúa trong Chúa nhật hôm nay, thánh Gio-an Tẩy Giả đã đưa ra cho chúng ta một mẫu gương.

Khi chúng ta đọc Tin Mừng hôm nay: “Có Lời Thiên Chúa phán cùng con ông Da-ca-ri-a là ông Gio-an trong hoang địa.  Ông liền đi khắp vùng ven sông Gio-đan, rao giảng, kêu gọi người ta chịu phép rửa tỏ lòng sám hối để được ơn tha tội” (Lc 3, 2-3). Trong đoạn văn ngắn này, chúng ta thấy có 3 bước cần thiết để giúp một người đi từ tình trạng lãnh đạm đến tình trạng nhiệt tình trong niềm tin. Ba bước đó là (1) Gio-an đi vào hoang địa, (2) Lời của Chúa đến với ông, và (3) Gio-an bỏ rời hoang địa và đi rao giảng niềm tin.  Mỗi người chúng ta cũng phải đi qua ba bước này để đạt đến tình trạng khởi sự sống niềm tin của mình trong niềm vui.

Bước 1: Đi vào Hoang địa. Hoang địa là nơi mỗi người sống một mình với Thiên Chúa.  Vào hoang địa nghĩa là bỏ đi những công việc, những bận tâm lo toan thường ngày để gặp gỡ Thiên Chúa trong cầu nguyện, trong việc đọc và suy niệm Lời Chúa.  Hoang địa là nơi chúng ta gặp gỡ Thiên Chúa.  Chính bản thân mỗi người chúng ta phải làm bước đầu tiên này: đi vào hoang địa, tìm kiếm và gặp gỡ Thiên Chúa.

Bước 2: Để Lời Chúa đến với chúng ta.  Một khi chúng ta mở lòng ra với Thiên Chúa trong hoang địa, thì chính Thiên Chúa đến và chiếm ngự tâm hồn chúng ta.  Có một vị thánh nói rằng khi chúng ta bước 1 bước để đến với Thiên Chúa, thì chính Người lại bước 2 bước để đến với chúng ta.  Với bước thứ 2 này, Thiên Chúa đã có sáng kiến đến với chúng ta, chiếm ngự tâm hồn chúng ta, canh tân đổi mới chúng ta, tô điểm lại hình ảnh của Người nơi chúng ta mà chúng ta vốn được tạo dựng nên giống thế.  Một số người gọi đây là việc được “tái sinh. Khi những việc này xảy ra, chúng ta có thể ở lại một mình với Thiên Chúa cả ngày trong nhà thờ để cầu nguyện, để gặp gỡ Thiên Chúa qua Lời của Người trong Kinh Thánh.  Thế nhưng giống như Gio-an Tẩy Giả, chúng ta còn phải tiếp tục sống và thực thi những bổn phận của chúng ta trong gia đình và xã hội nữa.

Bước 3: Rao truyền Niềm tin của mình.  Khi đã trải nghiệm những điều tốt lành từ Thiên Chúa trong cuộc sống, chúng ta lại muốn chia sẻ những trải nghiệm này với người khác.  Lúc ấy, chúng ta giống như người mặc một chiếc áo thun có ghi dòng chữ lớn trên lưng “Wow, Thiên Chúa thật vĩ đại!” để mọi người có thể nhìn vào và cảm nhận được niềm vui, sự an bình tỏa ra từ chúng ta, và rồi họ cũng muốn được nên giống chúng ta, được trở thành bạn hữu của chúng ta.  Tiếp đến, chúng ta có thể chỉ cho họ thấy con đường đến với hoang địa để ở nơi đó, họ cũng được gặp gỡ chính Thiên Chúa.  Trải nghiệm về Thiên Chúa cũng tựa như trải nghiệm về tình yêu.  Bạn có thể nói cho người khác nghe về tình yêu, nhưng họ không thể hiểu được nó cho tới khi chính bản thân họ trải nghiệm.

Trong lời Tổng nguyện của lễ Chúa nhật, chúng ta thưa lên với Thiên Chúa: “Lạy Thiên Chúa toàn năng ái tuất, xin mở rộng tâm hồn chúng con để đón mừng Con Chúa.  Xin hãy loại bỏ những gì cản trở chúng con đón nhận Đức Ki-tô trong niềm vui.”  Để được như thế, trong Mùa Vọng này, chúng ta cần thực hiện bước thứ 1 để dành cho Thiên Chúa một chỗ trong tâm hồn chúng ta, dành thời gian để cầu nguyện, tham dự Thánh lễ và lắng nghe Lời Chúa.
-------------------------------------- 

Văn Chính, SDB chuyển ngữ

Saturday, November 15, 2014

THIÊN CHÚA QUAN PHÒNG

Thế nào là Thiên Chúa quan phòng?
-------------------------------------------
Không có định mệnh.
Tin vào định mệnh là tin rằng số phận con người được định đoạt trước một cách vô đoán không sao cưỡng lại được. Con người phải cam chịu, không thể đổi được số trời.
Mặc dầu người ta tin có số tốt, số xấu, định mệnh thường gợi lên những cảnh éo le, tan thương, tuyệt vọng. Như vậy định mệnh là một sức mạnh tàn bạo, khắt khe, mù quáng. Nếu tin vào định mệnh, con người phủ nhận tự do của mình và dễ buông xuôi. Những xã hội bị thuyết định mệnh chi phối thường bị trì trệ, lạc hậu, không phát triển nhanh chóng được.

Người Á Đông rất tin vào định mệnh. Nhiều triết gia Tây phương cũng ngã theo thuyết này, như phái khắc kỷ (Stoiciens), Spinoza…
Cần phân biệt thuyết tất định vật lý với thuyết tất định tâm lý. Thuyết tất định vật lý chi phối thế giới vật chất: mọi hiện tượng vật chất đều tuân theo những định luật cố định. Thuyết này đúng và khoa học dựa trên thuyết này. Trái lại thuyết tất định tâm lý tin vào số mệnh nhằm sinh hoạt tâm linh của con người. Thuyết này không thể chấp nhận được.
             
Cũng không có ngẫu nhiên
Tin vào rủi may là thú nhận rằng mọi cái trong thế giới này, kể cả nơi con người, đều vô định, không có nguyên nhân, hỗn loạn, không có trật tự. Nếu quả như vậy thì thế giới này là một thế giới vô chủ, bỏ ngỏ và con người cũng không làm chủ được chính mình, giống như một chiếc lá bị lôi cuốn trong cơn lốc. Nếu tin vào sự may rủi, con người dễ buông xuôi và trở thành vô trách nhiệm. Con người cũng không có tự do.
Thực ra may rủi chỉ là ý niệm chủ quan. Mọi cái đều có nguyên nhân. Sở dĩ ta có cảm tưởng may rủi là vì nguyên nhân sinh ra các biến cố quá nhiều và quá phức tạp, ta không thể xác định được.

Sunday, November 2, 2014

CHUYỆN ÔNG TƯ CHẾT MÀ VUI

Ông Tư bị ung thư và biết chắc không thể sống lâu hơn sáu tháng. Ông bình tỉnh chờ cái chết, và vui vẻ sống những ngày ngắn ngủi còn lại, mà không bi ai, không sợ hãi. Ông muốn sau khi chết, gia đình làm đám tang theo ý riêng của ông.

Nếu có ai biết ông Tư đang cận kề cái chết mà ái ngại cho ông, thì ông cười vui mà an ủi họ - chứ không phải là họ an ủi ông - rằng, nếu tin theo đạo Chúa, thì khi chết được về thiên đàng, ngồi dưới chân Chúa, sung sướng thế sao mà ai cũng sợ chết?


Nếu theo đạo Phật, thì khi chết cũng sẽ về Tây Phương Cực Lạc, vĩnh cửu an bình, thì mừng vui chứ sao lại bi ai? Và nếu nói theo đức Đạt Lai Lạt Ma, thì cái xác thân ở trần gian, có thể ví như bộ áo quần ta mang, khi nó đã sờn cũ, xấu xí, rách rưới mục nát rồi, thì nên bỏ đi, mà mang bộ áo quần khác, đại ý nói đi đầu thai kiếp khác, mang thân xác mới hơn.

Ông Tư nói với bạn rằng, thân xác ông bây giờ như cái quần đã mục mông, rách đáy, không còn che được cái muốn che, thì phải bỏ đi, không xài nữa là hơn.

Saturday, November 1, 2014

Tháng Các Linh Hồn - Tìm Hiểu

Lễ các Đẳng
Lm. Stêphanô Huỳnh Trụ
Một lần nọ, trước ngày lễ cầu cho các tín hữu đã qua đời, cha sở thông báo: “Ngày mai là lễ các đẳng, chúng ta nhớ cầu nguyện cho các đẳng”. Thế rồi, công an xã mời cha đến xã làm việc một tuần lễ, với lý do là “Chúng ta chỉ có một đảng, sao linh mục kêu gọi cầu nguyện cho các đảng?” [1]!
Lễ ngày 2 tháng 11 có nhiều cách gọi. Cuốn “Những ngày lễ Công Giáo” chính thức của giáo phận ghi là: “Lễ cầu cho các tín hữu đã qua đời”, người ta thường gọi là “Lễ các đẳng linh hồn”, hay vắn tắt hơn thì gọi là “Lễ các đẳng”.

1. Nguồn gốc
Việc cầu nguyện cho những người đã qua đời có nguồn gốc từ Cựu Ước: “Ông Giuđa quyên được khoảng hai ngàn quan tiền, và gửi về Giêrusalem để xin dâng lễ đền tội; ông làm cử chỉ rất tốt đẹp và cao quý này vì cho rằng người chết sẽ sống lại. Thực thế, nếu ông không hy vọng rằng những chiến binh đã ngã xuống sẽ sống lại, thì cầu nguyện cho người chết quả là việc dư thừa và ngu xuẩn. Nhưng vì ông nghĩ đến phần thưởng rất tốt đẹp dành cho những người đã an nghỉ trong tinh thần đạo đức. Đó là lý do khiến ông đến dâng lễ tế đền tạ cho những người đã chết, để họ được giải thoát khỏi tội lỗi” (2Mcb 12,43-46).

Saturday, October 25, 2014

Tôi gia nhập Công giáo

Triết gia PAUL WILLIAMS
Tôi là tân tòng Công giáo và đã gia nhập Dòng Ba Đa-minh. Trước đây tôi đã là một Phật tử hơn 20 năm. Khi nói về Phật giáo và ơn tái sinh, tôi nói một chút về chuyện cải đạo của tôi, từ vô vọng tới hy vọng.
HÀNH TRÌNH TỚI PHẬT GIÁO
Tôi không hẳn là một Phật tử. Gia đình tôi không mang tính tôn giáo, mặc dù bên nội có theo Anh giáo và có thân nhân là linh mục Anh giáo. Còn về bên ngoại, tôi không nhớ có quan tâm tôn giáo hay không. Tôi nghe nói bà ngoại tôi nói rằng bà là Phật tử. Mới đây tôi biết được rằng gia đình ông ngoại theo Công giáo, mặc dù ông đã bỏ đạo. Tôi không biết tại sao, nhưng vì lý do nào đó, khi tôi còn trẻ, tôi vô ca đoàn của nhà thờ Anh giáo. Tôi thích hát nhạc đạo.
Đầu thập niên 1960, tôi được thêm sức tại một nhà thờ Anh giáo do Giám mục giáo phận Dover. Hồi đó tôi quan tâm cách sống và những điều bình thường đối với một thiếu niên. Tôi để tóc dài và ăn mặc khác người.
Tôi tới trường đại học Sussex để đọc sách triết. Đó là điều phổ biến đối với nhiều người hồi cuối thập niên 1960, tôi quan tâm việc suy tư và những điều về Ấn độ, nhất là triết học Ấn độ. Rồi tôi có bằng tiến sĩ triết học Phật giáo của ĐH Oxford.

Chữ “Phúc”

-------------
Chữ PHÚC (Phước) liên quan chữ ĐỨC. Chữ Đức thường “đi trước” chữ Phúc. Có Đức thì mới có Phúc. Nhưng Việt ngữ thường nói Phúc Đức. Muốn có Phúc phải có Đức, muốn có Đức phải có Tâm, cái Tâm phải bền bỉ nên liên quan chữ Nhẫn.

Chữ Phúc là biểu tượng của sự may mắn, niềm sung sướng, thường dùng là Hạnh Phúc. Từ lâu, người Á Đông đã có nhiều hình tượng biểu thị chữ Phúc, như ngày nay người ta còn thấy trong nhiều vật trang trí, kiến trúc, và cả trên y phục.

Theo phong tục văn hóa Trung quốc, người ta thường treo hoặc dán chữ “Phúc” để cầu “Phúc” cho gia đình trong năm mới. Nhưng chữ Phúc lại được treo ngược, nghĩa là nó bị “đảo”, mà âm “phúc” và âm “đảo” đọc liền nhau sẽ trở thành “phúc đáo” (“đáo” là “đến”), tức là “phúc đến nhà”. Nghịch mà hóa thuận, ngược mà lại tốt.

Chữ Phúc bao gồm những điều tốt lành. Kinh Thi nói về “ngũ phúc” (năm điều phúc) là: (1) 富 [giàu], (2) 安 寧 [yên lành], (3)壽 [thọ] (4) 攸 好 德 [có đức tốt], (5) 考 終 命 [vui hết tuổi trời]. Có nhiều sách nói “ngũ phúc” là: 富 (phú), 貴 (quý), 壽 (thọ), 康(khang), 寧 (ninh).
Về vấn đề Phúc Đức, chuyện cổ tích “Chiếc Cầu Phúc Đức” kể rằng…
Ngày xưa có anh chàng chuyên sống về nghề ăn trộm. Trong nhà còn có mẹ già phải nuôi. Tuy có lúc được nhiều, có lúc được ít, nhưng trong nhà không bao giờ có của để dành, hai mẹ con thường phải chịu bữa no, bữa đói.

Monday, September 29, 2014


TÌM HIỂU SỐNG ĐẠO

-------------------------

TƯỚC HIỆU NHÀ THỜ - TÊN GỌI GIÁO XỨ - THÁNH BỔN MẠNG GIÁO XỨ

Việc đặt tước hiệu nhà thờ và chọn bổn mạng giáo xứ xem ra đơn giản nhưng thực tế lại gây ra một số trùng lắp, dẫn đến ngộ nhận. Bài viết này nhằm cung cấp một vài gợi ý về vấn đề này theo như truyền thống xưa nay trong Giáo Hội.



1. Tước Hiệu của Nhà Thờ

Về nguyên tắc, Tước Hiệu Nhà Thờ sẽ được Giám Mục đặt khi ngài cung hiến nó. Mỗi Nhà Thờ chỉ được một tước hiệu duy nhất mà thôi, trừ khi đó là tên của các vị thánh được cử hành chung một ngày lễ phụng vụ, chẳng hạn Các Thánh Tử Đạo Việt Nam, hai Thánh Tông Đồ Phêrô và Phaolô.

Tước hiệu thánh đường giống như tên gọi của mỗi người, đó là cách để nhận biết ra ngay thánh đường khi nói tới tên của nó ở mỗi vùng đất nhất định. Nói tới nhà thờ Đức Bà ở Sài Gòn hay tới nhà thờ Nữ Vương Hòa Bình ở Long Xuyên thì chúng ta biết ngay đó là nhà thờ nào. Không thể khác được. Tuy vậy, vì Thành Phố Long Xuyên chỉ có một nhà thờ và vì đó cũng là nhà thờ chính tòa giáo phận, do vậy từ lâu chúng ta có thói quen chỉ nói nhà thờ Chính Tòa Long Xuyên thôi.

Saturday, September 13, 2014

Phải Chăng Kinh Koran Dạy Phải Chặt Đầu?

Vũ Văn An

Câu chuyện bắt đầu với cuộc thảo luận trực tiếp truyền hình trên BBC ngày 24 tháng Tám vừa qua liên quan tới Hồi Giáo Trị ISIS và ký giả James Foley. Cuộc thảo luận này có sự tham dự của Mệnh Phụ Ann Leslie, Shiraz Maher, Ngài Winston, một người tân tòng Hồi Giáo tên là Myriam Francois-Cerrah, và Douglas Murray.

Sau cuộc thảo luận trên, người cuối cùng của danh sách tự hỏi: “Tại sao họ lại chặt đầu người ta? Tại sao người Hồi Giáo cực đoan, như những kẻ giết nhà báo Hoa Kỳ James Foley, lại lấy việc chặt đầu làm chiến thuật tàn ác ưa thích của họ? Tôi không nghe thấy ai hỏi câu hỏi này trên truyền thông tuần qua. Nhưng đây là câu hỏi quan trọng, và việc không hỏi nó nói lên khá nhiều điều về việc chúng ta thiếu suy nghĩ và đầy sợ sệt”.

Sunday, August 31, 2014



10 LÝ DO CHỊU ĐAU KHỔ



Horatio G. Spafford là một luật sư giỏi ở Chicago hồi thập niên 1800 và là bạn của nhà truyền giáo Dwight L. Moody.  Luật sư Spafford được kính trọng và tốt lành, nhưng ông vẫn không tránh khỏi những lúc khổ đau.

Trước hết, ông mất đứa con trai vì chứng ban đỏ (scarlet fever).  Rồi vốn đầu tư làm ăn cũng bị thua lỗ.  Không lâu sau đó, 4 cô con gái của ông chết trong một vụ đắm tàu ở Đại Tây Dương, chỉ còn bà vợ Anna của ông sống sót nhờ bám vào chiếc phao rồi được cứu.

Tuesday, August 26, 2014

Những công trình Giáo hội Công giáo cống hiến cho nhân loại 
 

(By Fr Andrew Pinsent, on Friday, 6 May 2011) Chủ nghĩa thế tục hóa và chủ nghĩa hưởng thụ, chủ nghĩa cá nhân được cổ súy mỗi ngày một mạnh mẽ qua các phương tiện truyền thông của thời kỹ thuật số, đang tìm cách hạ uy tín của Giáo Hội Công Giáo – chứng nhân của Chân Lý, Hy Vọng và Niềm Hạnh Phúc Vĩnh Hằng – là khuynh hướng của thế giới ngày hôm nay. Nhân loại không biết rằng, nền văn minh tiến bộ ngày hôm nay họ đang hưởng dùng đều bắt nguồn từ Giáo Hội Công Giáo như người tiên phong mở đường đưa họ đến những chân trời mới lạ… Bài viết dưới đây của Cha Andrew Pinsent cho thấy điều đó…

Cha Andrew Pinsent, tác giả của bài viết này, là một Linh Mục của giáo phận Arundel và Brighton và là Giám Đốc Nghiên Cứu của Trung tâm Khoa Học và Tôn Giáo Ian Ramsey tại Đại học Oxford. Cha nguyên là một nhà vật lý phân tử tại CERN [1]. Cha cũng là người đồng sáng lập cùng với Cha Marcus Holden, thành lập Dự Án Rao Giảng Tin Mừng (Evangelium Project), nhằm để nâng cao chất lượng giáo dục Công giáo. (Xin tham khảo thêm website của dự án này ở www.evangelium.co.uk.)


 
Tượng Chúa Kitô Đấng Cứu Chuộc ở thành phố Rio de Janeiro, Brazil 

Những bài học từ cuộc đời Thánh Cả Giuse

Nói về thánh Giuse thì có rất nhiều cảm hứng trình bày, nhiều khía cạnh phân tích, nhiều đề tài chia sẻ và nhiều bài học tâm linh. Thế nhưng, Ngài lại là một vị thánh sống âm thầm lặng lẽ, hiếm ngôn từ, không muốn nói là cô độc, đơn côi vì đời sống ẩn dật, thinh lặng, không có gì nổi bật của Ngài. Ngài cũng là một vị thánh được trình bày trong Phúc âm rất ít, có thể nói là rất mờ nhạt, không có gì nổi bật dưới con mắt người đời. Điều quan trọng muốn nói trong cuộc đời của thánh Giuse, không phải là những gì ngài đã làm mà là những gì ngài đã sống, đã thực thi sứ mạng được Thiên Chúa giao phó. Qua đời sống của ngài chúng ta càng nhận diện rõ ràng và sâu sắc tình yêu sâu thẳm của Thiên Chúa đối với toàn thể nhân loại.



Theo thánh sử Luca, "sau khi đã cẩn thận tra cứu đầu đuôi mọi sự" (x.Lc 1,3). Thánh sử cho biết Giuse - quê ở Bê-lem, thuộc chi họ Giuđa, là dòng họ và là hậu duệ đời thứ 40 của vua Đavít (x.Lc 3,23-31), và làm nghề thợ mộc (Mt 13,55) với gia cảnh tầm thường trong giới bình dân lúc đó (x.Lc 2,24). Được đính hôn với Maria, quê ở Nadarét, cũng thuộc chi họ Giuđa và trong miêu duệ vua Đavít. Đây đúng là một gia đình nghèo, chẳng giàu có tiếng tăm gì trong xã hội đương thời. Mặc dù cũng thuộc dòng dõi "đế vương" nhưng nói được là "có tiếng mà không có miếng" trong xã hội lúc ấy. Nhưng cả hai vị đã được Thiên Chúa tuyển chọn, trở nên "cộng tác viên" đặc biệt trong mầu nhiệm Con-Thiên-Chúa nhập thể.

Rồi Phúc Âm tường thuật cho chúng ta biết thêm về thánh Giuse qua bốn lần thiên thần báo mộng với Ngài như sau:

Sunday, August 24, 2014

Giả Thuyết: Nếu Không Có Thượng Đế...?

Đaminh Phan Văn Phước

LTS: Tựa đề là ''câu hỏi'' lấy nguyên văn của Cụ Nguyễn Gia Thiều diễn tả nỗi lòng cung nữ (trong ''Cung Oán Ngâm Khúc'') và cũng chính là tình trạng bế tắc của Cụ, nhất là của nhà nho, vua quan cùng thời với Cụ.
 

Là Kitô hữu tin tưởng tuyệt đối vào Thiên Chúa, VÌ vâng nghe Lời Chúa Giêsu phán dạy: ''Còn ai chối Ta trước mặt người đời THÌ Ta cũng sẽ chối người ấy trước mặt Cha Ta trên trời.'' (*), trước khi lần lượt viết nhiều bài về Đấng Tạo Hóa và con người, để trả lời phần nào cho câu hỏi (tựa đề), tôi xin giới thiệu hai bài viết về Ngài. (*''But whoever denies me before men, I also will deny him before my Father whois in heaven.'' Xin xem bài ''THỬ TÌM HIỂU THÊM VỀ KINH ''LẠY CHA'' (Math. 6, 9-1. Tôi có giải thích tại sao sau chữ ''Father'' không có dấu phẩy.)
 
-----------------------------------------------------------------------
Không có tên rõ ràng của tác giả. Vào Link này: ''Nếu Không Có Thượng Đế'', quý vị sẽ nghe ca khúc HỒN NGỢI KHEN CHÚA. Sau đó là tiếng sóng biển, gió, mưa, chim trời; kế đến, ở phút 6.08, quý vị nghe ĐỌC bài đã nêu tựa đề. Ở một số bài khác, tôi sẽ trả lời ''lập luận'' của những người duy ''vật chất'' được nêu trong bài:

NẾU KHÔNG CÓ THƯỢNG ĐẾ

NGẮM núi đồi hùng vĩ, biển cả mênh mông, ngước NHÌN bầu trời bao la, bí ẩn, TÔI THẤY MÌNH thật bé nhỏ, GIỚI HẠN trong một XÓ XỈNH của vũ trụ lớn lao vô tận. Nói chi đến vũ trụ bao la, CHỈ CẦN NHÌN dòng người qua lại trên phố phường, tôi cũng ĐÃ THẤY MÌNH không khác gì con cá cơm trong đại dương. Rồi NHÌN CHÍNH MÌNH, tôi cũng KHÔNG hiểu nổi, ngay cả khối óc trong tôi GIÚP tôi suy nghĩ, phát biểu những điều này. TẠI SAO tôi có mặt trên cõi đời này? TẠI SAO tôi có mặt nơi này, mà KHÔNG phải nơi khác trong vũ trụ? TẠI SAO quãng đời ngắn ngủi của tôi lại diễn ra lúc này MÀ KHÔNG PHẢI lúc khác trong dòng thời gian vĩnh cửu? NHÌN mọi phía, tôi THẤY thật vô tận và mình CHỈ LÀ một hạt bụi, một thoáng qua, KHÔNG bao giờ trở lại. Tôi BIẾT chắc chắn trước sau gì tôi cũng PHẢI chết, NHƯNG điều tôi ít biết nhất lại là cái chết mà tôi VÔ phương né tránh.

DẤU THÁNH GIÁ ĐƠN

(Nhân danh Cha và Con và Thánh Thần. Amen)

Tôi làm dấu Thánh giá từ thuở nhỏ cho đến bây giờ. Thú thực, tôi không hiểu mấy về ý nghĩa của dấu thánh giá, tôi chỉ làm dấu như một thói quen. Như vậy, khi nhỏ tôi không hiểu, làm thầy tôi vấn không để ý, làm Linh Mục 30 năm tôi vẫn chưa lưu tâm, nói đúng hơn là tôi không thấy tầm quan trọng của dấu Thánh giá. Cho đến khi về xứ Thanh Hải 2006, tôi mới hiểu. Lý do, ở Thanh Hải có nhiều Sinh viên học đạo nên tôi phải soạn sách dạy Giáo Lý và chính tôi cũng dạy Giáo Lý, do đó, tôi tìm hiểu và hôm nay, nhân năm Đức tin, tôi viết đôi dòng về dấu Thánh giá gắn liền với đời sống người Công giáo, nhưng chưa được hiểu một cách thấu đáo.

Khi làm dấu Thánh giá, ta vẽ hình thánh giá trên người và đọc nhân danh Cha và Con và Thánh Thần. Ta luôn làm dấu đầu và cuối mỗi công việc…
Thú thực, dù chưa hiểu ý nghĩa của dấu thánh giá, nhưng tôi vẫn làm dấu rất nghiêm trang và kính cẩn. Và đây là ý nghĩa của dấu Thánh Giá:

Tìm hiểu sống đạo

Tên nước Do thái từ Palestina tới Israel

 Nước Israel (giữa vòng trắng) là nước bé nhỏ
nằm bên cạnh những nước láng diềng rộng lớn.

Nước Do thái đã có nhiều tên khác nhau: Palestina, Judea, ...Israel
1. Palestina:
- 19 Thế kỉ (quãng năm -1850) trước cgs giáng sinh, Chúa Giavê đã hứa cho Abaham "một miền đất mầu mỡ "sữa mật"(Theo sách Sáng thế 17,8 viết: Ta sẽ ban cho ngươi và dòng dõi ngươi sau này miền đất ngươi đang trú ngụ, tức là tất cả đất Canaan, làm sở hữu vĩnh viễn; và Ta sẽ là Thiên Chúa của chúng."

-  …Sau thời gian rất dài, nhà Giacop sang tị nạn bên Ai cập, sau 430 năm bên Aicập, Moise đưa dân xuất hành, sau 40 năm lang thang trên sa mạc,

- Mãi thế kỉ -13 (quãng năm -1200), ông Joshua mới được lệnh Giavê đem  người Do thái vào chiếm nước Canaan, một nước rộng rãi, mầu mỡ bên cạnh sông Giodan.
Miền Nam nước Canaan này có một thành nhỏ gọi là Pelishit, nghĩa là đất người Pelishit (trước ta thường gọi là Philitinh). Đất này bị ông Joshua chiếm luôn và để nguyên tên Pelisha hay Palestina.

Friday, July 25, 2014

TẠI SAO GỌI LÀ CHỨC LINH MỤC?

Với hình thức cắt nghĩa chức năng linh mục như một tác vụ được cộng đoàn Dân Chúa giao phó để thi hành công việc mục vụ, thần học của nhóm Cải Cách Tin Lành, từ thế kỷ 16, đã đối lập hoàn toàn với lối cắt nghĩa thần học về chức năng linh mục của giáo hội Công Giáo, và đã tạo nên một hiểu lầm lớn cho những người Công giáo không hiểu thấu đáo giáo huấn của Giáo Hội trong chức năng này.

Tuesday, July 22, 2014

THÁNH NỮ MARIA MAGDALENE TRONG HỘI HỌA 
Trong hàng Thánh nữ Công giáo, đi vào hội họa nhiều nhất, là Thánh nữ Maria Magdalene.  
Thánh nữ Maria Magdalene được biết đến nhiều, đối với người Công Giáo, có lẽ, bởi trong Kinh Thánh, có nhiều câu chuyện viết về Bà gắn liền với cuộc đời Chúa Giêsu, đặc biệt, ở chi tiết, Bà là người đầu tiên được gặp Chúa Giêsu sau khi người sống lại.  Đã có rất nhiều tranh vẽ về chi tiết này. 
Tuy nhiên, với phần đông họa sĩ, nhất là từ thời Phục Hưng, cảm hứng lớn nhất đối với chủ đề Thánh nữ Maria Magdalene , thì dường như, bởi ngay chính ý nghĩa hình tượng:  Bà không sinh ra “là Thánh”.  Bà sinh ra trong tội lỗi và lớn lên trong tội lỗi. Bà “trở thành Thánh”, bởi cái Tâm hướng thượng, hướng về Thiên Chúa, và đã “vượt qua chính mình”… 
Nổi tiếng nhất, trong những bức tranh về Thánh nữ Maria Magdalene, là của Titian (Tizano Vecellio-1488-1576) - hoạ sĩ bậc thầy thời Phục Hưng - vẽ năm 1567, hiện đang được lưu giữ tại bảo tàng Nazionale di Capodimonte, Naples
Nổi bật trong tranh là hình ảnh một người phụ nữ đẹp, có sức sống tràn đầy, nhưng tâm hồn đã hướng trọn về Thiên Chúa.  Nó có thể, khiến gợi nhớ đến quá khứ tội lỗi, “bị quỹ ám” nơi Thánh nữ, nhưng, không tạo nên nghi ngờ về đức tin kiên định và sự thánh thiện hiện tại… Trong tranh, họa sĩ cũng đã sử dụng lại biểu tượng quen thuộc, gắn liền với hình tượng Thánh nữ Maria Magdalene, có từ trong nghệ thuật Byzantium, đó là lọ nước hoa, nhưng, ông đã thêm vào một biểu tượng mới, đó là chiếc đầu lâu người đặt ngay dưới sách Thánh.  Biểu tượng này, được ông dùng, như một cách “lý giải” hình tượng: đón nhận tin mừng của Chúa, Thánh nữ đã vượt qua cõi chết để đến với cõi vĩnh hằng…  Biểu tượng đầu lâu người được thêm vào tranh vẽ Thánh nữ Maria Magdalene này, đã được nhiều hoạ sĩ về sau sử dụng lại.

Wednesday, July 16, 2014

Chân dung Thánh Maria Mađalêna

Thánh Maria Mađalêna (hoặc Maria Mácđala) được cả Công giáo, Chính thống giáo, Anh giáo, và Tin lành Luther tôn kính là một vị thánh, lễ nhớ ngày 22 tháng 7 hằng năm. Các Giáo hội Tin lành khác tôn kính bà là nữ anh hùng đức tin. Chính thống giáo Đông phương cũng kính nhớ bà vào Chúa nhật Myrrh-bearers (người mang dầu thơm).

Tên “cúng cơm” của Thánh Maria Mađalêna là Μαρία (Maria), và thường được coi ở dạng Latin viết là Μαριὰμ (Mariam). Tên Maria rất phổ biến trong thời Chúa Giêsu vì liên quan việc cai trị thời Hasmonea và các triều đại Hêrôđê.
Tuy nhiên, bà bị tai tiếng vì bà bị hiểu lầm là “người phụ nữ tội lỗi” đã khóc và xức dầu thơm chân Chúa Giêsu.
Thực ra Maria Mađalêna (Hy ngữ: Μαρία ἡ Μαγδαληνή) là một phụ nữ đạo đức và can đảm. Trong Tân ước, Thánh Maria Mađalêna được coi là người phụ nữ quan trọng thứ nhì sau Đức Maria, Mẹ Thiên Chúa. Bà đồng hành với Chúa Giêsu cùng với các Tông đồ. Bà hiện diện trong hai thời điểm quan trọng nhất của Chúa Giêsu: Chịu đóng đinh và phục sinh. Trong 4 Phúc Âm, tài liệu lịch sử cổ xưa nhất nhắc đến tên bà, ít nhất 12 lần, hơn cả các Tông đồ khác. Phúc Âm diễn tả bà là người đủ can đảm nên mới có thể đứng bên Chúa Giêsu trong thời gian Ngài chịu khổ nạn, chịu chết và sau đó.

Tôn danh Đức Mẹ

Trong các điều về Công giáo, có thể bị hiểu lầm nhiều nhất là các danh xưng của Đức Mẹ. Đa số người ta cảm thấy rằng các danh xưng này và các việc sùng kính liên quan đều coi Đức Mẹ quan trọng hơn Chúa Giêsu. Cân nhắc một chút: Mẹ Thiên Chúa, Nữ Vương các Thiên Thần, Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp, v.v…; người ngoài Công giáo thấy các danh xưng này và các danh xưng khác là thừa hoặc không cần thiết, như vậy lời than phiền phổ biến nhất là người Công giáo đã biến Đức Mẹ thành Nữ Thần và do đó mà phạm tội thờ ngẫu tượng (guilty of idolatry).

Người phụ nữ tội lỗi là ai?

Hằng năm, vào ngày 22 tháng Bảy, Giáo hội Công giáo kính nhớ Thánh nữ Maria Mácđala (Kitô hữu Việt Nam quen gọi là Thánh Maria Mađalêna hoặc Mađalêna), người phụ nữ được Chúa Giêsu trừ bảy quỷ. Sau đó, bà theo Chúa Giêsu đi khắp nơi, và bà là một trong các phụ nữ can đảm đứng dưới chân Thập giá.

Monday, July 14, 2014

Nhận biết Ý Chúa

Nhận biết Ý Chúa là điều không dễ. Mà nhận biết rồi có vui vẻ chấp nhận hay không là việc khó, vì chúng ta thường không bằng lòng với những gì không hợp ý mình. Lời “xin vâng” của Đức Maria xem chừng dễ dàng quá, nhưng thực ra không phải vậy. Đức Mẹ mau mắn “xin vâng” vì Đức Mẹ yêu mến Chúa trên hết mọi sự. Vậy Thiên Chúa có cách chọn lựa đúng trong điều tôi quyết định?
Khi chúng ta xin ơn khôn ngoan để nhận biết Ý Chúa để chọn người bạn đời, nghề nghiệp, công việc, trường học, bạn bè,... hoặc bất kỳ điều gì, dù lớn hay nhỏ, khi đó có hai con đường khác nhau trước mắt chúng ta và chúng ta phải chọn lựa, Thiên Chúa có luôn là một con đường cho chúng ta? Nếu vậy, làm sao nhận biết?
Nhiều Kitô hữu “vật lộn” với vấn đề này vì không biết rằng các Kitô hữu ngày xưa có thể giúp chúng ta bằng kinh nghiệm của họ. Sự khôn ngoan Kitô giáo thể hiện qua đời sống và giáo huấn của các thánh cho chúng ta biết hai điều thích hợp với vấn đề này.

Tam vị tổng lãnh Thiên thần

Tên các Tổng lãnh Thiên thần (TLTT) đều có tiếp vĩ ngữ “el”: Michael (Việt ngữ là Micae), Raphael, Gabriel. “El” nghĩa là “trong Thiên Chúa” còn Angel là Thiên thần. Tổng lãnh Thiên thần có thể xuất hiện cùng lúc ở nhiều nơi.

Trong các Tổng lãnh Thiên thần có 3 vị “nổi tiếng” là Micae, Raphael, và Gabriel được mô tả trong Kinh thánh. Thế kỷ VIII, Kitô giáo đã biết tôn sùng các Thiên thần.

Các vị tổng lãnh Thiên thần

Chúng ta thường chỉ biết 3 Tổng lãnh Thiên Thần là Michael, Raphael, và Gabriel. Nhưng thực ra còn nhiều tổng lãnh Thiên Thần khác, nghĩa là chúng ta chưa "quen" chư vị đó. Ngay trong tam vị tổng lãnh Thiên Thần cũng có điều chúng ta chưa biết. Đó là tổng lãnh Thiên Thần Michael còn được gọi là Beshter, Mika'il và Sabbathiel; tổng lãnh Thiên Thần Raphael còn được gọi là Labbiel; tổng lãnh Thiên Thần Gabriel còn được gọi là Abruel, Jibril, Jiburili và Serafili.

Đây là chư vị tổng lãnh Thiên Thần còn "xa lạ" với chúng ta:

Saturday, July 12, 2014

Đức Chúa Thánh Thần - Nguồn Mạch Sự Sống‎

Tự bản chất, Kitô giáo đã là một mầu nhiệm. Tuy nhiên, trong các Mầu Nhiệm của Kitô Giáo, nền tảng nhất là Mầu Nhiệm Nhập Thể, quan trọng nhất là Mầu Nhiệm Phục Sinh, và cao cả nhất là Mầu Nhiệm Ba Ngôi.

Nói đến Mầu Nhiệm Ba Ngôi là nói đến Mầu Nhiệm Tam Vị Nhất Thể, nghĩa là Mầu Nhiệm về Một Thiên Chúa Duy Nhất Song Lại Có Ba Ngôi là Cha và Con và Thánh Thần. Tuy nhiên, trong Ba Ngôi Thiên Chúa, thực tế cho thấy, Ngôi Ba là Chúa Thánh Thần được nói đến ít nhất, kể cả trong nguồn Mạc Khải Thánh Kinh cũng như nơi cảm hứng Kitô Giáo! Tại sao?

Phải chăng vì một trong ba hay cả ba lý do sau đây:

Lý do thứ nhất, nơi Thiên Chúa, Chúa Thánh Thần được nói đến ít nhất là vì vai trò của Chúa Thánh Thần trong công cuộc cứu chuộc không quan trọng bằng Chúa Cha và Chúa Con?

Lý do thứ hai, nơi nhân loại, Chúa Thánh Thần được nói đến ít nhất là vì kiến thức về Chúa Thánh Thần không có bao nhiêu, hay có thì cũng không tường tận như về Chúa Cha và Chúa Con??

Lý do thứ ba, nơi Chúa Thánh Thần, Chúa Thánh Thần được nói đến ít nhất vì Ngài là chính Nội Tâm Thiên Chúa (x. 1Cor. 2:10; Rm. 5:5) và là chính bản chất Thần Linh của Thiên Chúa (x.Jn.4:24), nên tự mình không nổi nang và chỉ được nhận biết qua các biểu hiệu tượng trưng (như gió, lửa, nước, bồ câu v.v.), hay dựa vào các công cuộc của Ngài (như nơi Thánh Kinh, Thánh Truyền, Huấn Quyền, Ðức Ái v.v.)???

Thursday, July 10, 2014

Nguồn gốc và Ý nghĩa từ “Linh Mục”?

Lm. Stêphanô Huỳnh Trụ

----------------------------------------------------

Năm 2009, Đức Thánh Cha Bênêdictô XVI đã công bố Năm Linh Mục, để kỷ niệm 150 năm ngày qua đời của cha thánh Gioan Maria Vianney, bổn mạng các linh mục, bắt đầu từ ngày lễ kính Thánh Tâm Chúa Giêsu 19/06/2009 đến 19/06/2010. Năm nay, Đức Giáo Tông cũng mời các linh mục về Vatican để tham dự lễ bế mạc Năm Thánh. Linh mục trở thành tâm điểm chú ý của Hội Thánh, nên chúng tôi thử tìm hiểu về thuật từ linh mục.


1. Nguồn gốc.
Tại Việt Nam, ban đầu các linh mục được gọi là thầy, thầy cả, cũng có nơi dùng những danh xưng như: sacêđotê (gốc Tây Ban Nha: sacerdote), phatêrê (gốc Latin: frater), cụông cụ, (cụ chínhcụ tuỳ), pe (gốc Pháp: père), cốcố đạođạo trưởngthầy đạc đức. Cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX bắt đầu xuất hiện danh xưng “cha” dịch từ chữ père, đồng thời xuất hiện từ “linh mục” dịch từ chữ prêtre bên tiếng Pháp và sau này cũng dùng để dịch hai từ sacerdos và presbyter trong tiếng Latin. Nhưng thực ra hai thuật từ Latin này không hoàn toàn đồng nghĩa:

Sacerdos (sacer: thánh + dare: dâng hiến): tư tế, người dâng hy tế thánh. Các dịch giả của Tân Ước đã dùng từ này để dịch từ hiereus trong tiếng Hy Lạp, cả hai thuật từ này đều có mang ý nghĩa hiến tế, dâng cúng lễ vật. Nó chỉ các tư tế, những người liên hệ trực tiếp tới hy lễ và đền thờ. Hầu như trong mọi tôn giáo đều có giới tư tế này. Vào thời Chúa Giêsu, giới tư tế bao gồm vị thượng tế, các tư tế và nhiều chức sắc khác (con cái cháu chắt của chi tộc Lêvi). Chức năng chung của các tư tế chính là trung gian, là nhịp cầu giữa Thiên Chúa và con người. Đây cũng là tư tưởng để hiểu chức năng tư tế tối cao của Chúa Giêsu, và với một hình thức mở rộng là chức năng của các “linh mục” trong Giáo Hội ngày nay, mà trước kia chúng ta gọi rất đúng là “thầy cả”.
GIẢI ĐÁP THẮC MẮC

Đạo Thiên Chúa hay đạo Công Giáo?
“Đạo Thiên Chúa hay Đạo Công Giáo?” Xin gửi đến quý vị bạn đọc bài sau đây của Lm PX Ngô Tôn Huấn để nghiên cứu.
Hỏi: xin cha giải thích: Đạo Thiên Chúa là gì và khác Đạo Công Giáo như thế nào?
----------------------------------------------------------------------------------