Sunday, August 24, 2014

Tìm hiểu sống đạo

Tên nước Do thái từ Palestina tới Israel

 Nước Israel (giữa vòng trắng) là nước bé nhỏ
nằm bên cạnh những nước láng diềng rộng lớn.

Nước Do thái đã có nhiều tên khác nhau: Palestina, Judea, ...Israel
1. Palestina:
- 19 Thế kỉ (quãng năm -1850) trước cgs giáng sinh, Chúa Giavê đã hứa cho Abaham "một miền đất mầu mỡ "sữa mật"(Theo sách Sáng thế 17,8 viết: Ta sẽ ban cho ngươi và dòng dõi ngươi sau này miền đất ngươi đang trú ngụ, tức là tất cả đất Canaan, làm sở hữu vĩnh viễn; và Ta sẽ là Thiên Chúa của chúng."

-  …Sau thời gian rất dài, nhà Giacop sang tị nạn bên Ai cập, sau 430 năm bên Aicập, Moise đưa dân xuất hành, sau 40 năm lang thang trên sa mạc,

- Mãi thế kỉ -13 (quãng năm -1200), ông Joshua mới được lệnh Giavê đem  người Do thái vào chiếm nước Canaan, một nước rộng rãi, mầu mỡ bên cạnh sông Giodan.
Miền Nam nước Canaan này có một thành nhỏ gọi là Pelishit, nghĩa là đất người Pelishit (trước ta thường gọi là Philitinh). Đất này bị ông Joshua chiếm luôn và để nguyên tên Pelisha hay Palestina.
2. Israel và Giuda:
 - Thế kỉ 11, Đời vua Saulê, Nước Canaan  được người Do thái gọi là Nước Israel (tên mới của ông Giacop (sau khi vật nhau với thiên thần, Giacop được  Thiên thần đổi tên cho là Israel).
- Sau khi  vua Salomon qua đời, nước Israel bị phân chia thành 2: phía Bắc gồm 10 chi tộc vẫn giữ tên Israel. phía Nam gồm 2 chi tộc ở miền nam (Giuda và Bengiamin) thì lấy tên là Judea (Giudêu, đọc qua tiếng Tầu là Do thái).
Năm 724, dân Do thái bị vua Nabuchodonosor đầy sang nước Babylon (phía Đông)
Năm 537 vua Batư cho về nuớc cũ, cho xây lại đền thờ.
3. Palestina:
Thế kỉ 1, năm -63 trước Cgs giáng sinh), người Do thái chịu người Roma đô hộ, gọi là Palestina như trước (gồm cả dân Do thái và dân Palestina).
Vào đời Chúa Giêsu Nước Do thái chịu quyền đô hộ của người Roma, vẫn gọi là  Palestina.
(Palestina là một Nước nhỏ hơn các Nước chung quanh. Palestina dài 230 cây số, ngang như ở miền Bắc Galile chừng 35 cây số).
Năm 66 dân Do thái nổi dậy chống người Roma
Năm 70, lính Roma phá thành Giêrusalem, thiêu hủy Đền thờ. Trong nhiều năm sau, người Do thái bị phân chia đi khắp thế giới.
Người Palestina cũ (theo Hồi giáo) tràn ra chiếm đất của người Do thái đã đi xa.
Một thời người Anh cai trị.
Chiến tranh  du kích xảy ra.

4. Israel:
- Năm 1948 David Ben Gurion, một tướng Do thái đọc Tuyên bố thành lập nhà nước Israel tại Tel Aviv. Tuyên bố này được Hoa Kỳ, Liên Xô và nhiều nước khác công nhận.
Một số người Do thái di tản khắp nơi, dẫn dần trở về lập lại nước, người ta lại lấy tên  Israel làm tên chính thức đối nội cũng như đối ngoại.

Thời nay:
 Nhưng người Palestine không chịu Dothái chiếm đất của họ đang ở sẵn, nên họ thành lập tổ chức PLO để giải phóng Palestine, đánh đuổi người Dothái .
Có 2 đảng chính của người Palestine: Fatah (nói chuyện với Israel), Hamas (diệt Israel)
(Tham khảo: Trần Văn Hiến Minh, Cuộc Đời Đức Kitô, Ra khơi, Sàigòn, 1974, Phạm Ngọc Chi, PADG, Wekipedia, The New Testament of NAB)

Diện tích nước Do Thái thời Chúa Giêsu khoảng từ 20 đến 25 ngàn km2. So với diện tích nước Việt nam là 334.230km2, nước Do Thái chỉ bằng 1/15.

Thời Chúa Giêsu, đế quốc Rôma bành trướng rộng khắp các miền quanh Địa trung Hải. Nước Do Thái nằm dưới ách thống trị của đế quốc Rôma, dưới các triều hoàng đế Au-gút-tô (-29 đến 14), Ti-bê-ri-ô (14-37), Cơ-lau-đi-ô (41-54, Nê-rô (54-68). Thời Chúa Giêsu, xứ Pa-lét-tin do một viên tổng trấn Rôma trực tiếp cai trị tên là Phong-xi-ô Phi-la-tô.

Khi Chúa Giáng Sinh thì nước "Do Thái" (vùng Palestina) đang dưới quyền ‘đô hộ’ của Đế Quốc Rôma. Lúc đó Đế Quốc Rôma đang cai trị nhiều vùng rộng lớn, bao gồm cả vùng Trung Đông. Hoàng Đế Rôma bấy giờ là Augustô. Còn vua Hêrôđê chỉ là một ‘tiểu vương’ thay mặt hoàng đế Rôma cai trị miền Giuđêa (phiá nam Palestina) và nhà vua không phải là người Do Thái. Vùng đất Palestina (nơi người Do Thái sinh sống thời đó) gồm ba miền: Galilê (Bắc), Samaria (Trung) và Giuđêa (Nam). Thành Bêlem nơi Chúa Giáng Sinh và thủ đô Giêrusalem nằm phiá nam, thuộc Giuđêa. Vua Hêrôđê này thường được gọi là vua ‘ Hêrôđê Cả’ (Herod the Great) để phân biệt với Hêrôđê ‘Antipa’ là con. Vua ‘ Hêrôđê Cả’ là người đã tiếp kiến các nhà đạo sĩ phương đông đến triều yết để hỏi đường đến chiêm bái Vị Vua Mới Sinh (Matthêu 2:1...). Cũng nhà vua nầy đã ra lệnh ‘giết các hài nhi mới sinh từ hai tuổi trở xuống...’ (Matthêu 2:16...). Vì thế Thánh Giuse phải đưa ‘Hài Nhi và Mẹ Người trốn sang Ai Cập (Matthêu 2, 13...). Theo các sử gia thì nhà vua này chết vào năm 4 trước Công Nguyên, tức là sau khi Chúa Giêsu sinh ra chừng 3 hay 4 năm (vì Chúa Giêsu sinh ra vào năm 6 hay 7 trước Công Nguyên, do nhà làm lịch tính lầm năm, như đã nói trên). Khi Thánh Giuse nghe tin nhà vua đã chết, liền đem Đức Maria và Chúa Hài Nhi trở lại quê hương (Matthêu 2,19...) (Như vậy là Thánh Giuse, Mẹ Maria và Chúa Hài Nhi Giêsu cũng đã phải trải qua một thời ‘di cư’ sống nơi ‘đất khách, quê người’ như nhiều người Việt Nam chúng ta hiện nay!).
Xứ Paléttin

Vào thời Đức Giêsu, vùng đất Paléttin gồm có ba phần: Galilê ở phía bắc, Samari ở giữa, và Giuđê ở phía nam. Phía tây là Địa Trung Hải, phía đông là dòng sông Giođan chảy từ hồ Galilê xuống biển chết. Thiên Chúa đã chọn mảnh đất nhỏ bé này làm nơi diễn ra lịch sử cứu độ toàn thể nhân loại. Con Thiên Chúa đã trở nên một người Dothái, đảm nhận toàn bộ dòng lịch sử của dân tộc Người, một dân tộc sau khi bị lưu đầy ở Babylon lại rơi vào sự thống trị của người Batư, rồi đến người Hylạp và sau cung là người Rôma.

a. Chính trị
Trước việc vua Antiôkhô IV (175-164 trước CN) xúc phạm đền thờ, anh em nhà Macabê đã vùng lên khởi nghĩa và cuố cùng đã giành lại được độc lập cho đất nước trong khoảng gần một thế kỵ. Đó là triều đại nhà Átmônê (142-63 trước CN). Vào cuối triều đại này, có sự tranh giành quyền làm vua và làm thượng tế giữa hai anh em Hiếccanô và Aríttôbulô, điều này đã nên cớ cho tướng Pompê của Rôma chiếm thành thánh (năm 63), mở đầu cho giai đoạn Rôma đô hộ.

Đức Giêsu mở mắt chao đời khi hoàng đế Augúttô đã trị vì đế quốc Rôma được 20 năm, ông này khai mở một thời kỳ tương đối ổn định trên toàn phần đất của đế quốc rộng hơn ba triệu cây số vuông.

Riêng ở Paléttin, nghị viên Rôma đã đặt Hêrôđê, còn gọi là Hêrôđê Cả, làm vua từ năm 40 trước CN, nhưng phải đợi đến năm 37 ông này mới chiếm được Giêrusalem và cai trị ở đó. Hêrôđê không phải là người Dothái, ông đã giết những người thân với nhà Átmônê để bảo vệ ngôi vàng. Cũng vì tính đa nghi, ông còn giết cả người vợ Dothái là bà Mariammê cũng như ba trong số các con trai của ông. Dưới thời của ông, thượng hội đồng Dothái mất hết cả ảnh hưởng; chính ông tự cho mình có quyền bổ nhiệm và cách chức thượng tế. Khi Đức Giêsu sinh ra (vào năm 6 hay 7 trước CN) thì Hêrôđê đã ở vào những năm cuối đời. Theo Tin Mừng Mátthêu, Người đã phải trốn qua Aicập vì bị Hêrôđê lùng bắt (Mt 2,13). Có nhiều công trình được xây dựng ở khắp nơi trong nước dưới thời Hêrôđê; nhất là từ năm 20 trước CN, ông đã cho trùng tu lại đền thờ nhỏ bé được xây sau thời lưu đày (x. Mc 13,1).

Khi vua Hêrôđê qua đời năm 4 trước CN, vương quốc được chia cho ba người con trai. Hêrôđê Antipa được làm tiểu vương vùng Galilê và vùng Pêrê (Lc 3,1). Chính ông này đã giết Gioan Tẩy Giả vì Gioan không chấp nhận việc ông lấy vợ của người anh là Hêrôđê Philípphê (Mt 14,4). Ông cũng là người nhúng tay ít nhiều vào vụ án Đức Giêsu (Lc 23,6-16). Ông đã xin Rôma phong vương cho mình, nhưng rốt cuộc ông đã bị hoàng đế Caligula cất chức năm 39 sau CN. Người con khác là Philípphê (không phải là Hêrôđê Philípphê) được làm tiểu vương các vùng Đông Bắc của hồ Galilê (còn gọi là hồ Tibêria). Cuối cùng là Áckhêlao (Mt 2,22), người mà vua Hêrôđê Cả muốn truyền ngôi vua cho, nhưng Rôma không chấp thuận, chỉ cho ông cai quản vùng Giuđê, Samari và Iđumê. Vì bị người Dothái và Samari khiếu nại, Áckhêlao đã bị Rôma hạ bệ năm 6 sau CN. Phần lãnh thổ của ông được giao cho tổng trấn Rôma, từ đây chế độ cai trị trực tiếp của người Rôma được thiết lập trên đất Giuđê.

Trong số các tổng trấn đầu tiên, phải kể đến Philatô (26-36 sau CN), ông này chịu trách nhiệm về cái chết của Đức Giêsu xảy ra vào năm 30. Ông bị người Dothái căm ghét vì có những hành vi khiêu khích, coi thường tôn giáo của họ. Sau vụ ra lệnh tàn sát nhiều người xứ Samari, Philatô bị cách chức. Khi Cơlauđiô lên làm hoàng đế vào năm 41, ông dẹp bỏ chức tổng trấn và đưa một người bạn ông là cháu của Hêrôđê Cả lên làm vua: đó là vua Ácríppa I, Paléttin lại trở về với chế độ tổng trấn và mang tên chính thức là Giuđê. Có hai vị tổng trấn liên hệ ít nhiều đến Phaolô, đó là Phêlích (Cv 23,24) và Phéttô, ông này đã gửi Phaolô đến Rôma để được xét xử ở đó với tư cách là công dân Rôma (Cv 25,12).

Israel nằm ở rìa phía đông của Biển Địa Trung Hải. Nó có biên giới phía bắc giáp với Li Băng, phía đông bắc với Syri, phía đông và đông nam với Jordan, phía tây nam với Ai Cập, phía tây với Biển Địa Trung Hải. Trước tháng 6, 1967, vùng tạo thành Israel (kết quả của các đường biên giới ngừng bắn năm 1949 và 1950) khoảng 20.700 kilômét vuông (8.000 mi²), gồm 445 kilômét vuông (172 mi²) diện tích nước trong lục địa. Vì thế Israel có diện tích tương đương với Bang New Jersey, trải dài 424 kilômét (263 dặm) từ phía bắc xuống phía nam. Chiều rộng của nó thay đổi từ 114 kilômét (71 mi) tới, ở điểm hẹp nhất, 10 kilômét (6.2 mi). Sau cuộc chiến tranh tháng 6, 1967, tổng diện tích vùng lãnh thổ Israel chiếm đóng thêm là 7.099 kilômét vuông (2.743 mi²). Những vùng lãnh thổ này gồm Bờ Tây, 5.879 kilômét vuông (2.270 mi²); Đông Jerusalem (bị sáp nhập, theo luật Israel), 70 km² (27 mi²); và Cao nguyên Golan (sáp nhập trên thực tế (không chính thức)), 1.150 km² (444 mi²).
----------------------------------------
THEO http://chiendang.blogspot.com/

No comments:

Post a Comment