Tháng
Các Linh Hồn - Tìm Hiểu
Lễ
các Đẳng
Lm. Stêphanô Huỳnh Trụ
Một lần nọ, trước ngày lễ cầu cho các tín hữu đã qua đời, cha sở thông
báo: “Ngày mai là lễ các đẳng, chúng ta nhớ cầu nguyện cho các đẳng”. Thế rồi,
công an xã mời cha đến xã làm việc một tuần lễ, với lý do là “Chúng ta chỉ có
một đảng, sao linh mục kêu gọi cầu nguyện cho các đảng?” [1]!
Lễ ngày 2 tháng 11 có nhiều cách gọi. Cuốn “Những ngày lễ Công Giáo” chính thức của giáo
phận ghi là: “Lễ cầu cho các tín hữu đã qua đời”, người ta thường gọi là “Lễ
các đẳng linh hồn”, hay vắn tắt hơn thì gọi là “Lễ các đẳng”.
1. Nguồn gốc
Việc cầu nguyện cho những người đã qua đời có nguồn gốc từ Cựu Ước:
“Ông Giuđa quyên được khoảng hai ngàn quan tiền, và gửi về Giêrusalem để xin
dâng lễ đền tội; ông làm cử chỉ rất tốt đẹp và cao quý này vì cho rằng người
chết sẽ sống lại. Thực thế, nếu ông không hy vọng rằng những chiến binh đã ngã
xuống sẽ sống lại, thì cầu nguyện cho người chết quả là việc dư thừa và ngu
xuẩn. Nhưng vì ông nghĩ đến phần thưởng rất tốt đẹp dành cho những người đã an
nghỉ trong tinh thần đạo đức. Đó là lý do khiến ông đến dâng lễ tế đền tạ cho
những người đã chết, để họ được giải thoát khỏi tội lỗi” (2Mcb 12,43-46).
Giáo hội từ những thế kỷ đầu cũng đã có cầu nguyện cho các tín hữu đã
qua đời. Thánh Augustinô, thế kỷ IV, đã nói: “Nếu chúng ta không lưu tâm gì đến
người chết, thì chúng ta sẽ không có thói quen cầu nguyện cho họ.” Các dòng tu
đặc biệt quan tâm đến việc này. Thánh Ôđilô, Tu viện trưởng Dòng Cluny, vào
giữa thế kỷ XI (1048) đã có sáng kiến cho dòng của ngài cầu nguyện cho những
người đã qua đời vào ngày 2/11, ngay sau lễ Các Thánh. Sáng kiến này được Giáo
Hội đưa vào lịch Phụng vụ Rôma. Công Đồng Triđentinô (1545-1563) nhấn mạnh rằng
lời cầu nguyện của người sống có thể rút bớt thời gian thanh luyện của linh hồn
người chết. Công Đồng Vaticanô II cũng dạy: "Giáo Hội lữ hành hết lòng
kính nhớ, dâng lời cầu cho những người đã chết, vì cầu nguyện cho họ được giải
thoát khỏi tội lỗi là một việc lành thánh..." (GH 50), về sự bầu cử của
các đẳng linh hồn, Công Ðồng dạy: "Khi được về quê trời và hiện diện trước
nhan Chúa... các thánh lại không ngừng cầu bàu cho chúng ta bên Chúa
Cha..." (GH 49). Sự trao đi nhận lại đó vừa là một việc bác ái vừa là một
bổn phận thảo hiếu phải đáp đền, đã thực sự củng cố Giáo Hội thêm vững bền
trong sự thánh thiện. Ngày cầu nguyện cho các tín hữu đã qua đời liên quan đến
niềm tin về luyện ngục và các thánh thông công.
2. Thuật từ
tiếng Latin
Lễ này tiếng Latin là “Commemoratio omnium
Fidelium Defunctorum”, tiếng Anh gọi là “Commemoration of all the Faithful
Departed”, có khi cũng gọi là All Souls’ Day (Lễ các linh hồn) hay Defuncts’
Day (Lễ các người đã qua đời). Uỷ Ban Phụng Tự dịch là “Lễ cầu cho các tín hữu
đã qua đời” là đúng, nhưng bình dân vẫn gọi là “Lễ các đẳng”. Vậy chúng ta tìm
hiểu từ vựng này.
3. Nghĩa của
các, đẳng
3.1. Các: Có chín chữ Hán, ở đây là chữ 各, nghĩa là (đại từ). (1) Mỗi một: Các bất tương
đồng (không ai giống ai). (tt). (2) Khác: Các biệt. (3) Tất cả, hết thảy: Các
vị (quý vị).
3.2. Đẳng: có hai chữ Hán, ở đây là chữ 等, nghĩa là (dt.) (1) Thứ bậc: Thượng đẳng (bực
trên nhất); Trung đẳng (bực giữa); Hạ đẳng (bực dưới nhất, hạng bét). (2) Phức
số: Ngã đẳng (Nhóm chúng tôi). (3) Bậc thang: Thổ giai tam đẳng (Cầu thang đất
có ba bậc). (đt.) (4) Ðợi chờ: Đẳng đãi (Chờ đợi). (5) Bằng nhau, đều: Đại tiểu
bất đẳng (Lớn nhỏ không đều). (6) Cân lường. (tt.) (7) Hạng: Nhĩ thị hà đẳng
nhân (Anh là hạng người nào). (pht.) (8) Vân vân: Đẳng đẳng.
4. Nghĩa của
từ “các đẳng"
Các đẳng là tất cả thứ bậc. Thuật từ “Các đẳng linh hồn” để chỉ tất cả
các linh hồn người quá cố trong luyện ngục [2] (thuộc thành phần Hội thánh đau khổ), phân biệt với “Các thánh nam nữ”
là các phúc nhân trên thiên đàng (Hội Thánh vinh quang). [3] Có người cho rằng quan niệm về “linh hồn mồ côi” và “các đẳng linh
hồn” v.v. chịu ảnh hưởng tư tưởng “cô hồn các đẳng” của ngoại giáo. Như Phật
Giáo chia địa ngục ít nhất có 18 tầng và quỷ cũng có nhiều cấp bậc. Trong “Phật
thuyết quỷ vấn Mục Liên kinh” [4] có rất nhiều thứ quỷ: quỷ đau đầu, quỷ mặc áo rách, quỷ ngủ bờ
ngủ bụi, quỷ đói, quỷ nam căn [5]
bị thối rửa… Hay trong xã hội loài người cũng chia làm nhiều giai cấp, tức
là thứ bậc khác nhau trong xã hội: sĩ, nông, công, thương, binh... Trong tác
phẩm “Thập Giới Cô Hồn Quốc Ngữ Văn” [6] đề cập đến 10 hạng “cô hồn”: Thiền tăng, nho sĩ, đạo sĩ, thiên văn địa
lý, lương y, quan liêu, tướng quân, hoa nương, thương cổ và đãng tử. Trong “Văn
Tế Thập Loại Chúng Sinh” [7] cũng nói đến 10 loại: Vua chúa,
tể thần, đại tướng, kẻ ham giàu, kẻ ham danh, thương nhân, binh lính, quý nữ,
kỹ nữ, bần nhân gặp nạn chết oan... Con số 10 chỉ là số phiếm chỉ cho tất cả
các loại cô hồn tồn tại trong “lục đạo” [8] mà thôi. Phải chăng, chính những hoàn cảnh này đã ảnh hưởng đến cách
suy nghĩ của chúng ta?
Thực ra, trong xã hội trần gian bao giờ cũng có nhiều thứ bậc, đẳng
cấp, giai tầng... Khi lìa trần, người ta không thể mang theo mình bất cứ của
cải vật chất nào. Mọi thứ bậc, đẳng cấp, địa vị của con người ở trên đời không
có ý nghĩa gì trước Tòa Phán Xét. Thiên Chúa xét xử con người theo “công trạng”
[9] nó đã làm ra. Chúa không hỏi chúng ta là ai, thuộc giai cấp nào trên
thế gian, nhưng Chúa sẽ hỏi chúng ta về “nén bạc” (ân sủng và tình yêu) mà Chúa
giao phó đã được sinh lợi thế nào. Như Thánh Gioan Kim Khẩu đã nói: “Nên nhớ
Người sẽ không khiển trách họ về hạnh kiểm, tội lỗi hay lời báng bổ; mà chỉ vì
không ích lợi gì cho ai. Như kẻ đã chôn nén của bạc mình, đời sống y không có
gì khiển trách, nhưng y không làm ích gì cho ai khác.” [10]
Vì vậy, khi nói “các đẳng linh hồn”, chúng ta nghĩ tới tất cả các linh
hồn của mọi hạng người trên đời này đã quá cố và đang còn phải thanh luyện
trong luyện ngục. Họ có thể là ông bà, tổ tiên, thân nhân, bạn hữu của chúng ta
hay là những người xa lạ. Khi còn ở đời này, có thể họ là người giàu sang quyền
quý hay nghèo khó mọn hèn. Họ có thể là những Kitô hữu hữu danh hoặc “Kitô hữu
vô danh”. [11] Tất cả họ đều là chi thể của
Chúa Kitô, giờ đây đang thuộc về Giáo Hội đau khổ và cần đến lời cầu nguyện của
chúng ta.
“Các đẳng linh hồn” không có nghĩa là trong luyện ngục các linh hồn vẫn
có sự phân chia đẳng cấp, địa vị như khi còn ở thế gian hay trong Luyện Ngục có
bao nhiêu đẳng cấp, thứ hạng linh hồn. Trong Luyện Ngục, tình trạng thanh luyện
của họ có thể khác nhau, nhưng được “phân cấp” như thế nào thì chúng ta không
biết.
Khi nói “linh hồn mồ côi”, chúng ta nghĩ tới linh hồn của hạng người
phải đơn độc trong cuộc lữ hành đức tin khi còn ở trên đời. “Đơn độc”, “cô
quả”, “mồ côi”.... hiểu theo nghĩa đời thường là không có người thân thích, bạn
bè, không có ai đồng hành để được quan tâm, nâng đỡ đời sống đức tin. Họ có thể
là những tín hữu cô nhi, quả phụ hay kẻ cơ bần sống đời đơn chiếc. Họ cũng có
thể là những tín hữu giàu sang, con đàn cháu đống, bạn hữu tứ phương mà thực ra
những người quen biết xung quanh họ không ai có niềm tin Công Giáo như họ để
xin lễ hay cầu nguyện cho họ. Và nay, những linh hồn đó đang ở trong Luyện
Ngục, đang cần đến lời cầu nguyện từ Giáo Hội chiến đấu [12].
“Linh hồn mồ côi” không phải là linh hồn không được Chúa đoái trông
chăm sóc, ít được Chúa yêu thương hay bị Ngài lãng quên. Điều đó hoàn toàn sai
lầm. Mọi linh hồn đều được Thiên Chúa tạo dựng. Mọi người đều được Chúa yêu
thương bằng một tình yêu riêng biệt, không ai giống ai, Ngàivẫn không ngừng gọi
chúng ta bằng chính tên riêng của từng người: “Người ta sẽ gọi ngươi bằng tên
mới, chính là tên miệng Đức Chúa đặt cho” (Is 62,2) và tình yêu đó luôn luôn
đầy tràn: “Ơn của Ta đủ cho ngươi” (2Cr 12,9).
Bản văn Công Giáo đầu tiên sử dụng từ “các đẳng” mà chúng tôi được biết
là “Văn Tế Các Đẳng Linh Hồn” của cha Gioakim Đặng Đức Tuấn (1806-1874): “Nhớ
các đẳng xưa: Tay Chúa dựng hình, tính thiêng gởi xác. Di luân tài mạng chịu
thiên tư, lý dục thị phi đầy địa bộ...”. Cụm từ “các đẳng”, “các đẳng linh hồn”
đã được sử dụng từ lâu trong Giáo hội tại Việt Nam để chỉ các tín hữu đã qua
đời đang còn thanh luyện chờ ngày hưởng phúc thanh nhàn bất diệt. Lịch phụng vụ
của Roma xưa nay ghi lễ ngày 02/11 là “Commemoratio omnium Fidelium
Defunctorum”. Lịch phụng vụ ởViệt Nam thì dịch là: “Lễ Các Linh Hồn” [13], “Lễ Linh Hồn” [14], “Lễ Cầu Cho Mọi Tín Hữu Qua
Đời” [15], sau này dịch là “Lễ Cầu Cho Các Tín Hữu Đã Qua Đời”. Thiết nghĩ cách
dịch “Lễ Cầu Cho Các Tín Hữu Đã Qua Đời” thì sát nghĩa với nguyên bản, nhưng
nên hiểu đó vẫn là nói tắt, vì đầy đủ phải là Lễ Cầu Cho Các Tín Hữu Đã Qua Đời
Đang Còn Thanh Luyện (hay đang ở luyện ngục). Cách nói “Lễ các đẳng” cũng là
cách nói tắt, mang âm hưởng văn hóa bản địa về “cả thảy vong linh” thuộc “thập
loại chúng sinh” gồm cả “cô hồn các đẳng”! Phải chăng các tiền nhân của chúng
ta đã hội nhập văn hóa trong khi tạo ra cụm từ này để phiên dịch?
Trường hợp những ngày lễ Feria V in Cena Domini, Feria VI in Passione
Domini, chúng ta dịch là Lễ Tiệc Ly (Thứ Năm Tuần Thánh), Lễ Tưởng Niệm Cuộc
Thương Khó của Chúa (Thứ Sáu Tuần Thánh), nhưng người bình dân vẫn quen gọi là
“Lễ Rửa Chân”, “Lễ Hôn Chân”... vừa đơn giản, tượng hình lại dễ nhớ. Tất nhiên
không đủ nghĩa, không nên sử dụng nữa.
Kết luận
Giáo dân Việt Nam chúng ta có thói quen xin lễ cho các linh hồn tổ tiên
nội hay ngoại, linh hồn thân nhân, linh hồn mồ côi, linh hồn ngoại đạo, thai
nhi, linh hồn người chết vì tai nạn… và trong Thánh lễ hàng ngày, Hội Thánh
luôn cầu nguyện cho mọi người đã qua đời. Đó là những thực hành rất tốt để
tưởng nhớ người đã qua đời, thực thi bổn phận “hợp thông cùng các thánh”.
Ngày “Commemoratio omnium Fidelium Defunctorum”, chính xác là ngày “Lễ
Cầu Cho Các Tín Hữu Đã Qua Đời”. Còn “Lễ Các Đẳng” là cách nói vắn tắt, hiểu
theo giáo lý Công Giáo như đã trình bày, thì không đúng cho lắm, những nếu đặt
trong bối cảnh văn hoá Việt Nam thì việc tiếp tục sử dụng nó cũng không có gì
ngăn trở.
______________________________________________
Ghi chú :
[1] Trong văn nói, một số người Nam bộ phát âm “các đẳng” thành “các đảng”, cũng như “cô hồn” thành “cu hồn”, nên “cúng cô hồn các đẳng” thì nói là: “cúng cu hồn các đảng”.
[2] Lưu ý là luyện ngục không phải là một hoả ngục ngắn hạn, luyện ngục hoàn toàn khác xa hoả ngục và sự thanh luyện được hiểu về trạng thái hơn là một ‘nơi chốn’, lại càng không thể nói ‘thời gian’ bao lâu (x. GLCG số 1030-1032).
[3] Thời xưa chưa có mục từ “tất cả”. Các danh từ chỉ tổng lượng thời xưa là: Cả, cả và, cả thảy, hết cả, hết thảy.
[4] Phật thuyết quỷ vấn Mục Liên kinh, gồm 17 chuyện, theo truyền thuyết thì do An Thế Cao dịch, nhưng được ghi nhận là thất dịch, thuộc đời lưỡng Tấn.
[5] Tức bộ phận sinh dục.
[6] Còn gọi là “Phật kinh thập giới”, không rõ tác giả, viết dưới thời vua Lê Thánh Tôn (1442-1497), là áng văn viết bằng chữ Nôm cổ theo thể biền ngẫu.
[7] Tác phẩm của Nguyễn Du (1765-1820), được làm theo thể song thất lục bát, gồm 184 câu thơ chữ Nôm. Theo Trần Thanh Mại trên “Đông Dương tuần báo” năm 1939, thì Nguyễn Du viết bài văn tế này sau một mùa dịch khủng khiếp làm hàng triệu người chết, khắp non sông đất nước âm khí nặng nề, và ở khắp các chùa, người ta đều lập đàn cầu siêu để giải thoát cho hàng triệu linh hồn.
[8] Theo giáo lý Phật Giáo, con người chúng ta do lực của nghiệp và phiền não của chính bản thân mà cứ mãi luân hồi chuyển sinh trong 6 chủng loại thế giới sinh tồn đầy những khổ đau, gọi là lục đạo đó là: thiên, a-tu-la, nhân, súc sinh, ngạ quỷ và địa ngục.
[9] Xem BGCN, Số 07/2010, tr. 106.
[10] Thánh Gioan Kim Khẩu, Bài giảng XX sách Công Vụ tông đồ (Jean Comby, Để đọc lịch sử Giáo Hội, q.I, tr.115).
[11] Có những người vì lý do nào đó mà không lãnh nhận bí tích Rửa Tội được, nên không trở thành Kitô hữu. Nhưng nếu họ sống theo những giá trị của Phúc Âm thì, nói theo từ ngữ của nhà thần học Karl Rahner, họ cũng là những “Kitô hữu vô danh” (Chrétien anonyme).
[12] Công đồngFlorence
(1431) đã định tín: Có luyện ngục để thanh luyện các linh hồn. Các linh hồn ra
khỏi trần gian không còn có thể làm được việc gì lành để cứu mình nên chỉ trông
cậy vào những người còn sống lập công cầu nguyện cho mình để rút ngắn thời gian
thanh luyện. Vì thế mà Giáo hội kêu gọi tín hữu cầu nguyện cho các linh hồn nơi
luyện tội.
[13] Niên Giám 1964, tr.11.
[14] Địa phận Hà Nội, Sách Lễ, Nxb Hiện Tại, 1967.
[15] Sách Lễ Giáo Dân, 1971, tr. xxix và tr. 1572. Cách dịch này rất dễ hiểu lầm là: Lễ cầu cho mọi tín hữu chết hết (!)
Ghi chú :
[1] Trong văn nói, một số người Nam bộ phát âm “các đẳng” thành “các đảng”, cũng như “cô hồn” thành “cu hồn”, nên “cúng cô hồn các đẳng” thì nói là: “cúng cu hồn các đảng”.
[2] Lưu ý là luyện ngục không phải là một hoả ngục ngắn hạn, luyện ngục hoàn toàn khác xa hoả ngục và sự thanh luyện được hiểu về trạng thái hơn là một ‘nơi chốn’, lại càng không thể nói ‘thời gian’ bao lâu (x. GLCG số 1030-1032).
[3] Thời xưa chưa có mục từ “tất cả”. Các danh từ chỉ tổng lượng thời xưa là: Cả, cả và, cả thảy, hết cả, hết thảy.
[4] Phật thuyết quỷ vấn Mục Liên kinh, gồm 17 chuyện, theo truyền thuyết thì do An Thế Cao dịch, nhưng được ghi nhận là thất dịch, thuộc đời lưỡng Tấn.
[5] Tức bộ phận sinh dục.
[6] Còn gọi là “Phật kinh thập giới”, không rõ tác giả, viết dưới thời vua Lê Thánh Tôn (1442-1497), là áng văn viết bằng chữ Nôm cổ theo thể biền ngẫu.
[7] Tác phẩm của Nguyễn Du (1765-1820), được làm theo thể song thất lục bát, gồm 184 câu thơ chữ Nôm. Theo Trần Thanh Mại trên “Đông Dương tuần báo” năm 1939, thì Nguyễn Du viết bài văn tế này sau một mùa dịch khủng khiếp làm hàng triệu người chết, khắp non sông đất nước âm khí nặng nề, và ở khắp các chùa, người ta đều lập đàn cầu siêu để giải thoát cho hàng triệu linh hồn.
[8] Theo giáo lý Phật Giáo, con người chúng ta do lực của nghiệp và phiền não của chính bản thân mà cứ mãi luân hồi chuyển sinh trong 6 chủng loại thế giới sinh tồn đầy những khổ đau, gọi là lục đạo đó là: thiên, a-tu-la, nhân, súc sinh, ngạ quỷ và địa ngục.
[9] Xem BGCN, Số 07/2010, tr. 106.
[10] Thánh Gioan Kim Khẩu, Bài giảng XX sách Công Vụ tông đồ (Jean Comby, Để đọc lịch sử Giáo Hội, q.I, tr.115).
[11] Có những người vì lý do nào đó mà không lãnh nhận bí tích Rửa Tội được, nên không trở thành Kitô hữu. Nhưng nếu họ sống theo những giá trị của Phúc Âm thì, nói theo từ ngữ của nhà thần học Karl Rahner, họ cũng là những “Kitô hữu vô danh” (Chrétien anonyme).
[12] Công đồng
[13] Niên Giám 1964, tr.11.
[14] Địa phận Hà Nội, Sách Lễ, Nxb Hiện Tại, 1967.
[15] Sách Lễ Giáo Dân, 1971, tr. xxix và tr. 1572. Cách dịch này rất dễ hiểu lầm là: Lễ cầu cho mọi tín hữu chết hết (!)
No comments:
Post a Comment