VỢ CHỒNG CÓ ĐƯỢC PHÉP XƯNG TỘI CHUNG KHÔNG?
HỎi:
Xin cha giải
thích giúp:
1- Hai vợ
chồng có đước phép xưng tội chung với linh mục không?
2- Khi xưng
tội, hối nhân có cần xưng các tội đã phạm hạy không cần vì Chúa đã biết hết như
có vài linh mục đã nói.
------------------------------------------------------------------------
Trả lời:
Trước khi trả
lời những câu hỏi trên đây, tôi cần nói lại điều quan trọng này một lần nữa với
quí độc giả tín hữu khắp nơi: Đó là mọi thành phần dân Chúa trong Giáo
Hội - giáo sĩ, tu sĩ và giáo dân - tất cả đều được mong đợi và có bổn phận phải
tuân thủ và thi hành đúng đắn mọi điều Giáo Hội đã qui định và truyền dạy
với Quyền Giáo Huấn (Magisterium) trong các phạm vị giáo lý (Doctrine) tín lý
(Dogma) kinh thánh (Sacred Scripture) phụng vụ thánh (Sacred Liturgy) và giáo
luật (Canon law). Nghĩa là không ai được tự tiện có sáng kiến riêng làm những
gì không được cho phép trong những phạm vi quan trọng trên đây.
Nhưng trong thực
tế, người ta đã ghi nhận những lạm dụng (abuses) và vi phạm trầm trong của
nhiều giáo sĩ trong các lãnh vực nêu trên. Cụ thể, một Tổng Giám Mục Phi Châu
kia đã chống lại kỷ luật độc thân của hàng giáo sĩ Công Giáo và phạm tội bội
giáo (apostasy) và ly giáo (schism) khi tự ý kết hôn và gia nhập một giáo phái,
(đạo Moon của người Đại Hàn) nghịch với đức tin Công Giáo. Sau đó, ông
còn tự ý phong chức giám mục (không có phép của Đức Thánh Cha) cho một
vài linh mục Mỹ đã hồi tục, gây tai tiếng cho Giáo Hội. Một Giáo mục phụ tá
(auxiliary bishop) kia đã lên tiếng ủng hộ cho phụ nữ làm linh mục, bất chấp
truyền thống và giáo luật của Giáo Hội.
Nhiều linh mục
đã cho cả người không Công giáo rước lễ khi họ tham dự thánh lễ chung với giáo
dân. Có linh mục còn chứng hôn ở tư gia mặc dù đôi hôn phối đang có ngăn trở
chưa được tháo gỡ theo giáo luật. Cũng có linh mục, khi đến dâng lễ ở tư gia,
đã mời mọi người có mặt lên rước lễ, lấy cớ là Chúa đã tha thứ mọi tội cho con
người rồi, nên không cần phải xưng tội dù đang có tội trọng! Có linh mục còn
làm lễ Tro vào ngày Chúa Nhật thứ nhất Mùa Chay, thay vì vào đứng thứ Tư Lễ
Tro, như Phụng Vụ Giáo Hội qui định. Linh mục này còn rửa tội cho người tân
tòng trong ngày Thứ Sáu Tuần Thánh (Good Friday!) thay vì phải làm trong Lễ
Vọng Phục Sinh (Easter Vigil) tối thứ bảy Tuần Thánh như truyền thống lâu đời
trong Giáo Hội.Sau hết, và nghiêm trọng hơn nữa là ông linh mục này, khi cử
hành bí tích Thêm Sức cho người tân tòng đã nói với họ là: “Tôi tạm thêm sức
cho (ông, bà) trong khi chờ Đức Giám mục chính thức Thêm sức cho sau.” (theo
lời kể của một nhân chứng!) làm gì có chuyện quái đản là “tạm ban bí tích thêm
sức” cho ai trong Giáo Hội ??? .
Ở khắp mọi nơi,
các linh mục đều được Giám mục của mình ban năng quyền( Faculty) thêm sức
cho những người tân tòng trong đêm Vọng Phục Sinh sau khi rửa tội cho họ. Cũng
vì lý do này mà Phó tế không được phép rửa tội cho người lớn (adults) tức người
mới theo Đạo vì Phó Tế không có năng quyền Thêm sức sau khi rửa tội cho người
lớn. Chưa hết, có linh mục còn cho giáo dân đọc chung kinh nguyện Tạ Ơn
(Eucharistic prayer) trong Thánh lễ. Linh mục khác còn phát bánh lễ cho giáo
dân cầm tay khi linh mục đọc lời truyền phép! Đặc biệt, có linh mục còn viết
báo tuyên truyền việc rửa tội cho người chết! Sau hết, Gần đây một linh mục
khác cũng viết báo nói rằng hai vợ chồng có thể xưng tội chung một lúc
với linh muc!
Tôi quả quyết
tất cả những việc làm trên đây của các vị đó đều đã ít nhiều vượt ra
ngoài những gì giáo lý, tín lý, phụng vụ và giáo luật của Giáo Hội cho
phép và nêu gương xấu cho người khác, làm tổn thương cho uy tín và hiểu biết
của linh mục nói riêng và kỷ luật của Giáo Hội nói chung.
1- Liên
quan đến câu hỏi thứ nhất về việc xưng tội chung của hai vợ chồng,
Giáo luật số 960 đã minh định: “việc thú tội cá nhân và toàn vẹn cùng với
việc xá giải cấu tạo nên phương cách duy nhất và thông thường nhờ đó người tín
hữu ý thức mình có tội nặng được hòa giải với Thiên Chúa và Giáo Hội. Chỉ sự
bất khả kháng về thể lý hay luân lý mới chuẩn khỏi cách thú tội như vậy..”
Như thế có nghĩa
là chỉ một mình hối nhân trực tiết thú tội hay xưng tội với một tư tế có nặng
quyền giải tội (giám mục, linh mục) mà thôi. Giáo luật không hề có khoản nào
nào cho phép hai người, dù là vợ chồng, được phép cùng xưng tội chung với một
linh mục. Việc này hoàn toàn trái với khoản giáo luật ghi trên vì những lý do
sau đây:
a/-
Mọi tội cá nhân đều chỉ được thú nhận và xưng ra giữa hối nhân và linh
mục mà thôi. Và những tội xưng ra phải được tuyệt đối giữ bí mật (x.
Can.no 983 về Ấn tòa giải tội = seal of confessions)
Ngoài hối nhân
và linh mục giải tội ra, không người thứ ba nào được phép nghe lời thú
tội của người khác, trừ trường hợp bất khả kháng phải dùng thông ngôn
như giáo luật số 990 cho phép. Nhưng người thông ngôn cũng phải
tuyệt đối giữ bí mật về những gì được nghe từ hối nhân. Nếu hai vợ chồng
cùng xưng tội thì họ đã nghe được tội nặng nhẹ của nhau, trong khi họ
không có năng quyền để được phép nghe như vậy.
Nên nhớ kỹ là bí
tích hòa giải không phải là môn tâm lý trị liệu (psychotherapy) hay cố vấn tâm
lý (counseling) nên không thể áp dụng kỹ thuật của các môn này khi cử hành bí
tích hòa giải được.
b/- Vả
lại, xét về mặt tâm lý, việc làm trên rất nguy hiểm cho an vui, hòa thuận
của hai vợ chồng. Vì nếu một trong hai người đã phạm tội ngoại tình và phải
xưng ra để được tha thứ thì người kia sẽ biết và không dễ chấp nhận và
tha thứ. Như vậy, xưng tội chung là nguy cơ đưa đến tan vỡ hạnh phúc gia đình
trong trường hợp này.
Tóm lại, về mọi
mặt, không thể cho phép thực hành việc xưng tội chung của hai vợ
chồng như có người đã coi thường giáo luật để quảng cáo việc sai trái này.
Cũng cần nói
thêm là không thể xưng tội bằng email hay qua điện thoại được vì
không hề có giáo luật nào cho phép việc này. Riêng các bệnh nhân đang điều trị
ỡ nhà thương hay ở tư gia, họ được phép xem lễ trên truyền hình, nhưng chỉ là
để thông công cầu nguyện mà thôi chứ không để hưởng trọn vẹn mọi ơn ích thiêng
liêng như khi thực sự tham dự thánh lễ và rước lễ. Nhưng cũng cần nói ngay là
các bệnh nhân thì không buộc phải xem lễ ngày Chúa Nhật hay lễ trọng nào, kể cả
ăn chay kiêng thịt vì lý do bệnh tật.
Người mạnh khỏe
không thể xem lễ trên truyền hình để chu toàn luật buộc về tham dự thánh lễ
ngày Chúa Nhật và các ngày Lễ trọng được. Chắn chắn như vậy.
2- Về thể
thức xưng tội, giáo lý của Giáo Hội đã nói rõ như sau: “Thú nhận
tội mình với vị linh mục là một phần chủ yếu của bí tích giải tội. Khi xưng
tội, các hối nhân phải kể ra tất cả các tội trọng mà mình biết đã phạm sau khi
xét mình cách nghiêm chỉnh..” (x. SGLGHCG, số 1456)
Như vậy, không
có lý do gì để không thú tội của mình với linh mục giải tội. Ai có ý dấu
không xưng bất cứ tội nào thì đã không xưng tội cách trọn vẹn để đáng
được Chúa thứ tha như Thánh Giêrônimô đã cảnh cáo như sau: “Nếu bệnh nhân
mắc cở không mở cho thầy thuốc xem vết thương của mình thì y khoa không thể
chữa lành những gì không biết.” (x. Sđd, 1505)
Nếu hối nhân
phải xưng ra các tội đã phạm với tư tế có quyền tha tội (Giám mục, linh mục)
thì không tư tế nào được phép tự ý bảo hối nhân không cần phải xưng tội
ra nữa vì Chúa đã biết mọi sự. Chúa biết mọi sự,
đúng, nhưng vẫn đòi hỏi hối nhân phải nhìn nhận tội lỗi và thú
nhận với tư tế thay mặt Chúa để nghe và tha tội nhân danh Chúa Kitô (
In persona Christi) như giáo lý Giáo Hội dạy trên đây.Vả lại, nếu lấy cớ Chúa
biết hết rồi nên khỏi phải xưng ra thì cần gì phải đi xưng tội nữa?
Mục đích của Bí
tích Hòa giải (reconciliation) hay Xưng tội là để giúp hối nhân thú nhận những
tội đã phạm mất lòng Chúa, làm thương tổn cho Giáo Hội và tha nhân, nên cần
thiết phải được xưng ra cách thành thật cho cha giải tội, để được khuyên bảo
thích hợp và được tha tội như Chúa Giêsu đã nói với các Tông Đồ xưa:
“Anh em tha tội cho ai, thì người đó được
tha
Anh em cầm
giữ ai thì người ấy bị cầm giữ.” (Ga 20:23)
Tóm lại,người
tín hữu không được nghe và thực hành những gì Giáo Hội không dạy hay cho phép
trong các lãnh vực giáo lý, tín lý, luân lý, phụng vụ và giáo luật. Ai tự ý làm
việc gì theo ý riêng mình trong các lãnh vực nói trên là đã công khai chống lại
Giáo Hội và nêu gương xấu cho người khác.
--------------------------------------------
Lm Phanxicô
Xaviê Ngô Tôn Huấn
No comments:
Post a Comment