HỘI KÍN của PHÁI BÈ NHIỆM
Hỏi: Chúng con thường nghe nói về hội kín của phái bè nhiệm, xin cha cho biết rõ hơn. Có người nói giáo phái này đã bị Giáo Hội kết án, nhưng có người cũng nói người Công giáo được phép vào hội kín này? Lập trường của Giáo Hội có rõ ràng không?Nguyễn Thị Tạ
------------------------------------------------
1. NGUỒN GỐC THẦN THOẠI VÀ LỊCH SỬHội kín, Bè nhiệm, Tam điểm là 3 từ được dùng tới để nói tới một hội mang nhiều điều bí ẩn. Trong câu trả lời này, tôi dùng từ Tam điểm. Người ta gọi là phái Tam Điểm vì dưới chữ ký của mỗi hội viên thường có thêm ba chấm như mật hiệu để nhận biết nhau.
Khi đi tìm về nguồn gốc khai
sinh ra hội Tam điểm, chúng ta ít có được trong tay những văn bản chứng
từ chắc chắn. Nhiều tác giả đôi khi chỉ ghi lại những chứng từ thuộc
loại thần thoại, như nguồn gốc hội Tam điểm đến từ chuyện ông Hiram, một
nhân vật có ghi trong sách Cựu ước. Ông này là tiểu vương miền Tyr và
Sidon vào khoảng năm 979-945, người cùng thời và là bạn của vua Đa vít
và vua Salomon. Theo Cựu ước, thời bấy giờ, xứ Paléttin thiếu gỗ và
những tay thợ tinh nhuệ. Hiram đã gửi gỗ và thợ rành nghề sang giúp vua
Đa vít xây dinh thự (2 Samuen 5,11; 1 Sử biên niên 14,1); và sau này,
chính Hiram cũng lại gửi người và vật liệu sang giúp vua Salomon xây đền
thờ (1 Vua 5,15-26; 2 Sử biên niên 2,2-11).
Ngoài ra, ông còn giúp vua
Salomon xây dựng một số thuyền bè vào việc thương hải (1 Vua 9,26-28).
Ngược lại, Salomon cũng giúp vua Hiram một số thực phẩm và cho luôn 20
thành phố thuộc miền Galilê (1 Vua 5,25; 9,10-14). Đó là chuyện về ông
Hiram được ghi trong Cựu ước. Theo truyền thuyết Hội Tam Điểm, còn có
một trình thuật nói về cái chết của ông Hiram. Ông này bị ba người bạn
đồng nghiệp giết chết, vì họ muốn Hiram cho những dấu chỉ nhìn nhận họ
là những bậc thầy về xây cất. Sau đó, họ chôn xác ông và trồng trên mộ
một cành cây keo.
Nhìn về lịch sử, người ta biết tại Âu châu vào thế
kỷ thứ XI xuất hiện những phường hội tôn giáo, hay những hội đoàn quy tụ
các nhà tiểu công nghệ hay thương gia. Những hội hè này có những tập
tục, quy luật và thực hành bác ái. Trong nhóm đó, phường hội các nhà xây
cất biết được kỹ thuật triệt để còn gọi là «kỹ thuật vua» về kiến trúc
và hình học. Người ta gọi kỹ thuật vua vì những nhà xây cất này thời đó
là những thợ xây các thánh đường, tức là họ liên kết vào trong đó hiểu
biết kỹ thuật và tâm linh, ngoài ra việc xây cất này còn dưới quyền
người thợ cả chính là nhà vua. Khi xây cất thánh đường, các tay thợ mộc,
thợ đá... biết rằng họ được góp phần vào một công trình thánh làm vinh
danh Thiên Chúa. Những người thợ thường ẩn trú cạnh nơi thánh đường đang
được xây cất. Họ được đào luyện nghề nghiệp trong bí mật. Họ học nghề
từ bắt đầu cho đến khi thành thợ chuyên môn dưới sự điều khiển của người
thợ cả. Họ thường giữ bí mật nghề nghiệp và được coi như những phường
hội kín, và còn được gọi là hội «Thợ nề tự do» (Franc maçonnerie).
1.A. CHI HỘI CẢ LUÂN ĐÔN
Từ huyền thoại đến những phường hội quy tụ những người thợ nề xây cất thời Trung cổ, Hội Tam Điểm được thật sự khai sinh vào năm 1717 với chi hội tại Luân Đôn bên Anh. Trước đây đã có những nhóm Tam Điểm được nghe nói tới vào thế kỷ thứ XVII bên Anh quốc, và không có một chứng từ nào ghi lại có sự hợp tác giữa những chi hội này. Mãi cho đến tháng 6 năm 1717, có bốn chi hội Tam Điểm đã họp lại và cho ra đời «Chi Hội cả Luân Đôn». Dù nguồn gốc phong trào Tam Điểm đã có từ thế kỷ trước, nhưng đây là chứng từ lịch sử đầu tiên về sự ra đời của Tam Điểm. Ngay từ «Chi Hội cả» cũng lần đầu tiên được nghe nói tới. Thế nhưng, việc thành lập Chi Hội cả Luân Đôn cũng không gây một tiếng vang nào, và nhóm thành lập cũng không bao giờ nghĩ rằng họ vừa hoàn thành hành động sáng lập cho một cơ chế mới mà sau này có ảnh hưởng sâu rộng trên thế giới.
Từ huyền thoại đến những phường hội quy tụ những người thợ nề xây cất thời Trung cổ, Hội Tam Điểm được thật sự khai sinh vào năm 1717 với chi hội tại Luân Đôn bên Anh. Trước đây đã có những nhóm Tam Điểm được nghe nói tới vào thế kỷ thứ XVII bên Anh quốc, và không có một chứng từ nào ghi lại có sự hợp tác giữa những chi hội này. Mãi cho đến tháng 6 năm 1717, có bốn chi hội Tam Điểm đã họp lại và cho ra đời «Chi Hội cả Luân Đôn». Dù nguồn gốc phong trào Tam Điểm đã có từ thế kỷ trước, nhưng đây là chứng từ lịch sử đầu tiên về sự ra đời của Tam Điểm. Ngay từ «Chi Hội cả» cũng lần đầu tiên được nghe nói tới. Thế nhưng, việc thành lập Chi Hội cả Luân Đôn cũng không gây một tiếng vang nào, và nhóm thành lập cũng không bao giờ nghĩ rằng họ vừa hoàn thành hành động sáng lập cho một cơ chế mới mà sau này có ảnh hưởng sâu rộng trên thế giới.
Từ năm
1720 trở đi, nhóm Tam Điểm bắt đầu cố gắng tham gia vào sinh hoạt chính
trị. Họ cho ra đời cuốn sách về Hiến Pháp vào năm 1723, do Mục sư người
Tô Cách Lan James Anderson biên soạn, cho nên cuốn sách này còn được
gọi là «Hiến Pháp Anderson». Mục sư Anderson được sự hỗ trợ của linh mục
Anh giáo Jean Théophile Désaguliers. Ông này ngoài chức vụ linh mục còn
là một giáo sư vật lý nổi danh. Jean Théophile là con một mục sư người
Pháp, và chạy qua Anh định cư sau biến cố bắt bớ người Tin Lành, và ông
được coi như người biên soạn chính bản hiến pháp đầu tiên của nhóm Tam
Điểm.
Đến năm 1726, ông Francis Drake trong bài diễn văn lần đầu tiên
nói đến nguyên tắc của Tam Điểm: «Sự thật, việc từ thiện và tình anh
em», vì thế thuở ban đầu Tam Điểm được coi như một phường hội mang tính
cách đạo đức và lòng thương người.
Theo dòng thời gian cho đến khoảng
cuối thế kỷ thứ XVIII, Tam Điểm Luân Đôn dần dà đi đến như một hội
chuyên về tư biện với những văn bản đến từ William Hutchinson như «Tinh
thần Tam Điểm» xuất bản năm 1775, và nhất là cuốn «những giải thích về
Tam Điểm». Những văn bản này thật sự đưa ra những biểu tượng của nghề
nghiệp xây cất, và đặt mối liên hệ giữa Tam Điểm và những người xây cất
các thánh đường. Chi Hội cả Luân Đôn ngày càng phát triển nhờ sự giúp đỡ
của các giáo sĩ qui tụ lại được những nhà trí thức, nhất là Tam Điểm có
ảnh hưởng rộng nơi tầng lớp trong Hàn Lâm Viện Khoa Học của anh Quốc,
và các vị lãnh đạo Chi Hội còn được gọi là «Huynh trưởng» thường đến từ
tầng lớp quí tộc và ngay cả thuộc gia đình hoàng gia. Chi Hội cả Luân
Đôn trở thành Chi Hội cả Anh quốc vào năm 1738.
1.B. MỘT PHONG TRÀO LAN RỘNG.
Từ Anh, phong trào Tam Điểm lan dần sang bên Pháp vào khoảng năm 1725 dưới triều đại vua Louis XV, do những người Anh, Tô Cách Lan và Aùi Nhĩ Lan du nhập vào. Họ thành lập chi Hội thánh Tôma tại Paris. Hai mươi năm sau, bên Pháp đã có hết thảy 40 chi hội và bắt đầu gây được chú ý trong quần chúng. Các chi hội này bao gồm hai loại: thứ nhất gom thành phần quý tộc và thứ hai là các chi hội gồm những thương gia, và cấp tư sản. Họ thường tụ họp kín nên cũng bị cảnh sát dòm ngó và gây khó khăn, nhưng chỉ là người Tam Điểm thuộc hạng xoàng chứ cảnh sát không bao giờ đụïng tới giới quý tộc.
Từ Anh, phong trào Tam Điểm lan dần sang bên Pháp vào khoảng năm 1725 dưới triều đại vua Louis XV, do những người Anh, Tô Cách Lan và Aùi Nhĩ Lan du nhập vào. Họ thành lập chi Hội thánh Tôma tại Paris. Hai mươi năm sau, bên Pháp đã có hết thảy 40 chi hội và bắt đầu gây được chú ý trong quần chúng. Các chi hội này bao gồm hai loại: thứ nhất gom thành phần quý tộc và thứ hai là các chi hội gồm những thương gia, và cấp tư sản. Họ thường tụ họp kín nên cũng bị cảnh sát dòm ngó và gây khó khăn, nhưng chỉ là người Tam Điểm thuộc hạng xoàng chứ cảnh sát không bao giờ đụïng tới giới quý tộc.
Tam Điểm Pháp phát triển mạnh trong giới quí tộc và
không cần sự hỗ trợ của Tam Điểm Luân Đôn. Các nhà lãnh đạo Tam Điểm
Pháp phần nhiều đến từ hoàng tộc và nhờ thế Tam Điểm vững mạnh phát
triển. Năm 1738 ra đời Chi hội cả Pháp, nhưng đến năm 1773, Tam Điểm bên
Pháp tách biệt ra làm hai chi hội hoàn toàn độc lập: một bên mang tên
«Chi hội cả Pháp», còn chi hội thứ hai mang tên «Chi hội cả Đông phương
tại Pháp». Một trong những sắc thái riêng biệt của Tam Điểm Pháp là họ
triệt hạ các tôn giáo nhất là Thiên Chúa giáo.
Nhóm Tam điểm được rất
nhiều nhân vật có tiếng tăm tham gia như các văn hào Charles de
Montesquieu, Johann Wolgang von Goethe và Mark Twain..; các nhạc sĩ
Wolfgang Amadeus Mozart, Joseph Haydn..; các như danh tướng La Fayette,
Kléber, Wellington..; các chính khách như Joseph Nã Phá Luân, Frédéric
II vua xứ Phổ, Léopold I vua xứ Bỉ, các tổng thống Hoa kỳ: Georges
Washington, Abraham Lincol, Theodore Rôsevelt, Lyndon Johnson, Gerald
Ford.. Tại Việt nam có hai nhân vật nổi tiếng đã gia nhập Tam điểm là
ông Hồ Chí Minh, ông Phạm Quỳnh.
2. CHI HỘI TAM ĐIỂM
Hội được chia ra làm chi hội hay xưởng, tức là nơi các hội viên gặp gỡ. Chi hội còn có bổn phận thu tiền hội viên đóng góp, rồi đưa một phần cho Phái hệ Tam Điểm của mình. Ngoài ra, họ thường hội nhau lại một nơi gọi là Đền thờ. Cổng vào đền thờ nằm ở hướng Tây, có một sân trước kèm theo hai cây cột được ghi mẫu tự Híp ri J = Jakin = vững chắc, và mẫu tự B = Boaz = sức mạnh gợi lạ Đền thờ xưa của vua Salomon. Trần đền thờ có một vòm đầy sao, và sàn đền thờ được lót gạch bông màu trắng và đen. Tất cả mang biểu tượng cái thăng bằng của người thợ nề đi trên lưỡi dao cạo giữa trắng và đen. Chi hội đặt dưới quyền lãnh đạo của một Huynh Trưởng, nên chỗ ngồi của ông trong đền thờ nằm ở phía đông. Trước mặt có một viên đá thô, một viên đá đã được đẽo gọt, và cuốn sách luật (hoặc Kinh Thánh) có một cây thước đo góc (= biểu tượng sự đúng đắn, luân lý, công lý và lý trí) và một com pa (= biểu tượng đo lường và khôn ngoan) được đặt lên trên. Sau ghế người Huynh trưởng, có những khuôn mặt đưa vị trí chi hội vào trong thứ tự của vũ trụ như mặt trời, mặt trăng, một hình tam giác sáng rõ mà trong đó có con mắt Thượng đế hay là lương tâm, và ánh sao năm cánh sáng rực.
Hội được chia ra làm chi hội hay xưởng, tức là nơi các hội viên gặp gỡ. Chi hội còn có bổn phận thu tiền hội viên đóng góp, rồi đưa một phần cho Phái hệ Tam Điểm của mình. Ngoài ra, họ thường hội nhau lại một nơi gọi là Đền thờ. Cổng vào đền thờ nằm ở hướng Tây, có một sân trước kèm theo hai cây cột được ghi mẫu tự Híp ri J = Jakin = vững chắc, và mẫu tự B = Boaz = sức mạnh gợi lạ Đền thờ xưa của vua Salomon. Trần đền thờ có một vòm đầy sao, và sàn đền thờ được lót gạch bông màu trắng và đen. Tất cả mang biểu tượng cái thăng bằng của người thợ nề đi trên lưỡi dao cạo giữa trắng và đen. Chi hội đặt dưới quyền lãnh đạo của một Huynh Trưởng, nên chỗ ngồi của ông trong đền thờ nằm ở phía đông. Trước mặt có một viên đá thô, một viên đá đã được đẽo gọt, và cuốn sách luật (hoặc Kinh Thánh) có một cây thước đo góc (= biểu tượng sự đúng đắn, luân lý, công lý và lý trí) và một com pa (= biểu tượng đo lường và khôn ngoan) được đặt lên trên. Sau ghế người Huynh trưởng, có những khuôn mặt đưa vị trí chi hội vào trong thứ tự của vũ trụ như mặt trời, mặt trăng, một hình tam giác sáng rõ mà trong đó có con mắt Thượng đế hay là lương tâm, và ánh sao năm cánh sáng rực.
Hàng năm, các hội viên thuộc chi hội bầu người
Huynh trưởng, nhưng không được làm quá ba nhiệm kỳ. Huynh trưởng còn có
một ban chín viên chức giúp đỡ. Các viên chức cũng do hội viên bầu ra
hang năm và chỉ giữ hai nhiệm kỳ. Mỗi người đều có nhiệm vụ riêng biệt:
hai giám thị giúp vị Huynh trưởng huấn luyện các hội viên gọi là thợ nhỏ
(apprenti) và thợ bạn (compagnon); viên thư ký làm biên bản; viên hùng
biện bảo đảm áp dụng đúng luật của Chi hội và trình bày những quyết nghị
của cuộc họp; viên chức lo về lễ nghi; một người lo về thủ quỹ; người
tiếp khách lo trọng trách những việc bác ái, giúp đỡ vật chất và tinh
thần cho những hội viên gặp khó khăn; một người giữ cổng đền thờ...
Trong
đền thờ, các thợ nhỏ ngồi ở cánh bắc, thợ bạn ở cánh nam, còn các viên
chức có quyền lựa chọn theo ý. Một chi hội thường có khoảng từ 30 đến
100 hội viên. Trên con số này, chi hội được chia ra làm thành một chi
hội khác. Một hội viên có quyền tham gia vào nhiều chi hội khác nhau.
Mỗi
chi hội có lễ điển bao gồm những luật lệ và những nghi lễ, và sách nghi
thức giúp điều khiển lễ nghi. Hội Tam điểm có nhiều lễ điển khác nhau
như lễ theo truyền thống Pháp, Tô Cách Lan xưa cũ, nhưng dù sao nó cũng
có những điều căn bản giống nhau. Tuân giữ lễ nghi và nghi thức đối với
hội viên Tam điểm luôn luôn có một ý nghĩa. Từ lúc khai mạc và kết thúc
buổi họp, với những hành động, cử chỉ, ca nhạc giúp cho các hội viên đi
vào cuộc gặp gỡ với khoảng không và thời gian khác với những gì ở ngoài
đời thường nhật. Lễ điển và nghi thức là phương tiện giúp hội viên mang
khả năng chú ý đến người khác dễ dàng hơn. Những cuộc thảo luận đi theo
một phương pháp: các thuyết trình viên chỉ có quyền phát biểu khoảng 20
phút hoặc tối đa nửa giờ; mỗi diễn giả hoàn toàn tự do phát biểu, dù có
mâu thuẩn nhưng họ chấp nhận để đưa ý xây dựng chứ không chống đối. Bởi
vậy dù dưới đề tài nào, các cuộc họp Tam điểm luôn giữ được bầu khí bình
lặng khách quan.
Chi hội thường họp nhau 2 tháng một lần trong đền
thờ trong năm từ tháng 9 đến tháng 6, và mỗi cuộc họp kéo dài ba giờ.
Các thợ nhỏ không có quyền phát biểu mà chỉ lắng nghe, nhưng họ có thời
giờ huấn luyện riêng. Các thợ bạn có quyền phát biểu nhưng chưa hoàn
toàn được hết quyền.
3. LẬP TRƯỜNG GIÁO HỘI VỀ PHÁI TAM ĐIỂM.
Vào năm 1738, ĐGH Clêmentê XII ban sắc chỉ In enimenti vạ tuyệt thông nhóm Tam Điểm. Các hội viên Tam Điểm bên Ý, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha bị truy lùng dữ dội; riêng tại Pháp, Tam Điểm có ảnh hưởng sâu rộng trong chính quyền nên họ vẫn tiếp tục phát triển và ngay một số linh mục và giáo dân cũng tham gia vào Tam Điểm. Vào năm 1751, ĐGH Bênêđictô XIV lại một lần nữa kết án Tam Điểm qua sắc chỉ Providas Romanorum.
Vào năm 1738, ĐGH Clêmentê XII ban sắc chỉ In enimenti vạ tuyệt thông nhóm Tam Điểm. Các hội viên Tam Điểm bên Ý, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha bị truy lùng dữ dội; riêng tại Pháp, Tam Điểm có ảnh hưởng sâu rộng trong chính quyền nên họ vẫn tiếp tục phát triển và ngay một số linh mục và giáo dân cũng tham gia vào Tam Điểm. Vào năm 1751, ĐGH Bênêđictô XIV lại một lần nữa kết án Tam Điểm qua sắc chỉ Providas Romanorum.
Theo bộ Giáo
Luật năm 1917, tất cả những ai tham gia vào Tam điểm lập tức bị vạ tuyệt
thông. Đó cũng là điều luật cho những ai gia nhập một hội có mục đích
chống đối Giáo Hội. Nếu như chi hội Tam điểm đó thực sự chống Giáo Hội,
và người Công giáo tham dự vào thì lập tức bị vạ tuyệt thông. Năm 1974,
Bộ Đức Tin tái xác định điều này trong văn thư gửi đến các Hội đồng Giám
mục quốc gia: «Khi xem xét các trường hợp đặc biệt này, phải ghi nhớ rõ
rằng luật hình sự phải chủ quan giải thích chặt chẽ.. khoản Giáo Luật
2335 chỉ cấm người Công giáo tham gia các hội thật sự chống Giáo Hội..
Dù sao, trong mọi trường hợp, vẫn cấm các giáo sĩ, tu sĩ, các thành viên
tu hội đời không được tham gia vào hội Tam điểm».
Sang đến năm 1983,
ngày 26 tháng 11, Bộ Đức Tin lại thêm lần nữa tái xác nhận rằng lập
trường Giáo hội về vấn đề này vẫn không thay đổi. Vấn đề đặt ra là có
những quy tắc nào giúp xem xét chi hội Tam điểm nào có tư tưởng chống
báng Giáo Hội, và thế nào là không. Đọc qua lịch sử hình thành các chi
hội Tam điểm, chúng ta thấy cũng có nhiều khác biệt trong đó. Nếu như đa
số các chi hội Tam điểm ở Aâu châu và Châu Mỹ La tinh thường hoạt động
chống Giáo hội, người ta cũng thấy có nhiều chi hội Tam điểm ở các quốc
gia khác không hẳn là chống đối Giáo Hội, cho nên khoản Giáo Luật ghi
trên có thật sự áp dụng cho họ hay không?
Khi Bộ Giáo Luật mới ra đời
vào năm 1983 không còn thấy nêu đích danh hội Tam Điểm nữa. Luật 1374
chỉ cấm người Công Giáo không được tham gia các tổ chức chống đối Giáo
Hội: «Ai ghi tên vào một hội âm mưu chống lại Giáo Hội, sẽ bị hình phạt
xứng đáng. Ai phát động hay điều khiển hội ấy, sẽ bị cấm chế». Luật cũ
ghi rõ là Tam điểm, câu văn khoản luật mới khó xác định được hội nào đặt
sự phá hoại Giáo Hội như mục tiêu chính yếu. Tóm lại, lập trường hiện
thời của Giáo Hội là không kết án, mang cái nhìn tích cực hơn, nhưng kêu
gọi chúng ta coi chừng không được gia nhập các hội mang những điều đi
trái ngược với đức tin Công Giáo.
-------------------------------
LM. Thêôphilê
No comments:
Post a Comment