Thursday, October 31, 2013

GẶP GỠ ơn CỨU ĐỘ
(Luca 19: 1-10 – CN XXXI TN - C)
1.- Ngữ cảnh                  
Phần thứ tư (phần cuối của hành trình lên Giêrusalem) được tác giả Luca trình bày trong phân đoạn 18,15–19,28: phần này tương ứng với bài tường thuật về hành trình của các Tin Mừng Nhất Lãm. Nhưng trong khối chất liệu này, ngài thêm vào câu truyện cuộc gặp gỡ của Đức Giêsu với ông Dakêu, thủ lãnh người thu thế ở Giêrikhô. Ngài thấy khối người bị đẩy ra bên lề xã hội Paléttina này cũng là “cái đã mất” mà Đức Giêsu đến để cứu. 
2.- Bố cục             
Bản văn có thể chia thành năm đơn vị:
1) Ghi chú về chuyến đi của Đức Giêsu (19,1);
2) Giới thiệu Dakêu trong quan hệ với Đức Giêsu (19,2-4);
3) Đức Giêsu chủ động gặp Dakêu (19,5-7):
- Đề nghị của Đức Giêsu (cc. 5-6),
- Phản ứng của dân chúng (phản đối Đức Giêsu) ( c. 7);
4) Dakêu chủ động hoán cải (19,8-9):
- Đề nghị của Dakêu (c. 8),
- Phản ứng của Đức Giêsu (trả lời cho dân chúng) (c. 9);
5) Ghi chú về sứ mạng của Đức Giêsu (việc Ngài “đến”) (19,10).
3.- Vài điểm chú giải
- Giêrikhô (1): Giêrikhô là chặng cuối trước khi “lên” Giêrusalem. Thành này nằm kề ranh giới miền Pêrê, dọc theo một tuyến đường giao thông quan trọng, là một điểm chiến lược mà đế quốc Rôma quan tâm trong việc cai trị Giuđê. Tại đây người ta dễ gặp các nhân viên của đế quốc hoăc các sĩ quan, binh lính Rôma.
- Dakêu (2): Tiếng Híp-ri là zakkai, có nghĩa là “trong sạch và vô tội” (x. Er 2,9; Nkm 7,14).
- người thu thuế (2): x. 3,12. Tên gọi này dịch từ tiếng Hy Lạp telônês (do từ telos có nghĩa là “thuế”); La-tinh: publicanus (*); pháp: collecteur d’impôts, Anh: tax collector. Nền hành chánh Rôma qui định nhiều loại thuế: thuế thổ trạch, thuế động sản, thuế gián thu, đặc biệt đánh trên việc nhập cảng muối. Những “người thu thuế” thường được giao cho nhiệm vụ thu khoản thuế cuối cùng này. Vì thế họ thường có mặt tại các trạm quan thuế (Caphácnaum: Mc 2,14; Giêrikhô: Lc 19,2). Vì do nghề nghiệp, họ phải tiếp xúc thường xuyên với mọi hạng người, kể cả người ngoại giáo, nên họ bị coi là những người ô uế. Quy định mức thuế là quyền của chính quyền, nhưng thường được người thu thuế áp dụng cách võ đoán, nên họ bị dân chúng khinh bỉ, và danh từ “người thu thuế” tương đương với “hạng tội lỗi” công khai (x. Mt 9,10-11; Mc 2,16; Lc 5,30; 7,34; 15,1; 19,2-7), hạng ngoại đạo (x. Mt 18,17; 21,31), và hạng trộm cướp (x. Lc 3,2t). Một người Do Thái đạo đức tuân giữ lề luật thì chẳng có gì phải giao dịch với người thu thuế. Dakêu “đứng đầu những người thu thuế” (architelônês), tức là ông phụ trách cả vùng. Như thế, Dakêu càng ở bên lề cộng đồng Do Thái hơn nữa.
- tìm cách để xem cho biết...(3): Dakêu là người giàu có và có địa vị cao, nhưng trong lòng ông vẫn không cảm thấy thỏa mãn. Hai động từ “tìm” (HL: zêtein) và “xem” (HL: idein) cho dù không có tầm mức quan trọng như trong TM Gioan, vẫn cho thấy là Dakêu không chỉ tò mò muốn “xem cho biết” (như kiểu nói của chúng ta). Đây là một “cuộc điều tra mang tính Kitô học” của một người tội lỗi công khai đối lại với thái độ lãnh đạm và thù nghịch của giới lãnh đạo dân Chúa.
- cây sung (4), tiếng Hy Lạp là sykomorea. Đây là loại cây có thân thấp, các cành ngang cứng chắc.
- phải ở lại (5): Câu này dịch sát là “hôm nay điều cần thiết đối với tôi là ở lại nhà ông”. Động từ Hy Lạp dei diễn tả một điều nằm trong chương trình, ý muốn của Thiên Chúa, nằm trong sứ mạng của Đức Giêsu (x. 2,49; 4,43; 12,12; 13,33; 15,32; 22,37; 24,44).
- mừng rỡ (6): do động từ Hy Lạp chairein. Lc là Tin Mừng về niềm vui (Dacaria: 1,14; Đức Maria: 1,28; bà con Gioan Tẩy Giả: 1,58; Đức Giêsu chào đời: 2,10; Đức Giêsu: 10,20; đám đông: 13,17...). Đây là niềm vui do Đấng Mêsia mang đến.
- nhà người tội lỗi (7): Luật luân lý cấm vào nhà kẻ tội lỗi. 
- phân nửa tài sản của tôi (8): Mức bồi thường này vượt qua mức Luật đòi hỏi (x. Xh 21,37; Ds 5,5-7; Lv 5,21-24: trả lại món tài sản đã lấy cộng với 1/5 giá trị món đó).
- Đức Giêsu nói về ông (9), có nghĩa là Đức Giêsu nói với những người khác. Tập tục Đông phương cho phép người ta tự do ra vào nhà một người và vây quanh bàn ăn của những khách được mời (x. 7,37).
- Hôm nay (9, cả c. 5; HL: sêmeron, x. 2,11; 4,21; 13,32.33; 23,43): Đây là từ ngữ quan trọng của TM Lc, có nghĩa là: Sau một thời gian dài chờ đợi và hy vọng, lịch sử cứu độ đã tới đỉnh cao hoàn tất. Tất cả những gì các ngôn sứ nói đã thành sự trong các hành động và các lời nói của Đức Giêsu (x. 4,18.19; 5,26).
Giải đáp phụng vụ
Tại sao gọi là Thánh Pius thay vì Thánh Pio?

Giải đáp của Cha Edward McNamara, Dòng Đạo Binh Chúa Kitô (LC), Khoa trưởng Thần học và giáo sư phụng vụ của Đại học Regina Apostolorum (Nữ Vương các Thánh Tông Đồ), Rôma.

Hỏi: Với ý tưởng nào mà ấn bản mới của Sách Lễ Rôma gọi Thánh Pio thành Pietrelcina là "Pius" thay vì “Pio”? Đúng là khi tên thánh Theresa Bông Hoa Nhỏ được khôi phục là Thérèse, chúng ta đang đi theo hướng ngược lại trong trường hợp Thánh Pio. - N. W., Costa Mesa, California, Mỹ.

Wednesday, October 30, 2013

PHÚT SUY NIỆM 
NGOÀI NGHĨA TRANG

Nghĩa trang là chính ngôi làng
Ông bà cha mẹ người thân sống nhờ
Gửi xác thân hạt bụi mờ
Chờ ngày Chúa đến vào giờ vinh quang


Xác thân sống lại huy hoàng
Hiển vinh qua khỏi cánh chung thế trần
Tháng mười một sống thật gần
Ân tình đáp trả người thân nhiều đường


Lại còn liên hệ yêu thương
Mồ côi cô độc nén hương cậy nhờ
Bao nhiêu hy lễ cầu cho
Linh hồn người chết đến bờ bình an

Thiên đàng hạnh phúc ngút ngàn
Hiển vinh chói sáng hưởng nhan Chúa TrờI
-----------------------
Ngô xuân Tịnh
SAO KHÔNG NÓI KHI EM CÒN SỐNG?


Thông thường khi sống bên nhau chúng ta ít đối đãi ân cần với nhau. Chúng ta ít dám nói những lời ngọt ngào chân thành dành cho nhau. Tất cả như đang bị chôn tận đáy lòng khiến chúng ta ngại ngùng khi bày tỏ tình yêu thương đối với người thân. Nhưng đáng tiếc, chúng ta lại thay vào đó là những đối xử vô tâm, những lời nói vô tình làm buồn lòng nhau. Để đến khi ta mất đi người thân, vĩnh viễn không còn thấy nhau nữa thì cảm xúc yêu thương được xuất phát từ trái tim mới biểu lộ. Buồn thay, người đã chết rồi không còn nghe được nữa!

Có thể những lời yêu thương, ngọt ngào như thế, lúc còn sống người thân chúng ta khao khát muốn được nghe biết bao nhiêu! Thế mà chúng ta chỉ biết cho nhau những lời chì chiết, lạt lẽo, vô tình.

Có một bài hát có câu: “… sao anh không nói khi em còn sống…”. Một câu trách thật là nhẹ nhàng nhưng cứ xoáy vào tim… Sao anh không nói khi em còn sống, bây giờ khi em không còn nữa, anh muốn nói thì đã muộn, những lời nói mà nếu lúc còn sống được nghe anh nói, em sẽ hạnh phúc biết dường nào.
THƯ GỞI CÁC THÁNH
Lm. Giuse Trần Đình Long, Dòng Thánh Thể

Kính thưa chư thánh,

Trong tình “hiệp thông giữa các thánh”, mà “các thánh” đây gồm tất cả những người mang danh Kitô hữu, kẻ còn sống cũng như kẻ đã qua đời, chứ không phải chỉ là những vị đã được Giáo Hội tuyên phong. Con xin kể cho chư vị nghe những câu chuyện thế gian đối xử với nhau khi còn sống và lúc qua đời nhé.

Trong một xóm nọ, có anh chàng “ba trợn” phá làng phá xóm, trộm cắp hút sách, đủ món ăn chơi, ai cũng ngán anh ta. Bữa kia anh đi nhậu về chạy xe ẩu tông vào xe khách, nhiều người bị thương, còn anh sau mấy ngày nằm cấp cứu thì qua đời. Nghe tin, mọi người thở phào nhẹ nhõm! Thế nhưng khi đến phúng điếu, dù nhà anh ta nghèo lắm, thay vì gởi tiền chia sẻ, bà con trong xóm cũng cố mua cho được một vòng hoa tươi với hàng chữ “vô cùng thương tiếc”!

Sunday, October 27, 2013

HỘI KÍN của PHÁI BÈ NHIỆM
Hỏi: Chúng con thường nghe nói về hội kín của phái bè nhiệm, xin cha cho biết rõ hơn. Có người nói giáo phái này đã bị Giáo Hội kết án, nhưng có người cũng nói người Công giáo được phép vào hội kín này? Lập trường của Giáo Hội có rõ ràng không?
Nguyễn Thị Tạ

------------------------------------------------
Dấu-Chấm-Hết TRÒN
Tháng ngày hối hả, đời người ngắn ngủi, thoáng chốc đã già! Gió heo may đã về… Chẳng ai dám nói mình hiểu hết mọi lẽ nhân sinh, có chăng chỉ là thêm chút kinh nghiệm để hiểu “đời là thế”, hiểu để khả dĩ chấp nhận thực tế mà sống thanh thản và thoải mái hơn...


Qua một ngày, mất một ngày. Qua một ngày, vui một ngày. Vui một ngày, lời một ngày. Ngày mai cứ để ngày mai lo, vì “ngày nào có cái khổ của ngày đó” (Mt 6:34).
 Hạnh phúc do mình tạo ra. Vui sướng là mơ ước của con người, niềm vui ẩn chứa trong những việc nhỏ nhất trong đời sống, mình phải tự tìm lấy. Hạnh phúc là cảm giác, cảm nhận, điều quan trọng là ở tâm trạng. Hạnh phúc như nước hoa, càng cho đi càng thơm lừng.
Tiền không phải là tất cả nhưng không phải không là gì. Nó có một vị trí nhất định nào đó thôi!
Nghịch-lý-thuận hay thuận-lý-nghịch? Đừng quá coi trọng đồng tiền, càng không nên quá so đo, nếu hiểu ra thì sẽ thấy nó là thứ ngoại thân: Khi sinh ra chẳng mang gì đến, khi lìa đời chẳng mang gì theo. Vua Louis để hai tay ra ngoài quan tài để cho người ta biết rằng quyền lực và giàu sang như ông là một Hoàng đế, thế mà chết cũng chỉ còn tay trắng buông xuôi!

VÀI CÂU HỎI LIÊN QUAN ĐẾN THÁNH LỄ

LM. Thêôphilê
1. «HIẾN LỄ TẠ ƠN» (EUSCHARISTIE) HAY THÁNH LỄ (MESSE)?
Hỏi: Trước đây, con được dạy là đi xem lễ, rồi tham dự Thánh Lễ. Rồi bây giờ lại nghe các cha nói là «hiến lễ tạ ơn». Vậy con phải dùng từ nào mới chính xác
 
 Đáp: Từ ngữ «Hiến lễ tạ ơn» dịch từ nguyên ngữ Hy lạp «eucharistein» (tiếng Pháp là Eucharistie, và từ gần 20 năm nay chúng ta thấy thường dùng từ Eucharistie hay liturgie eucharistique = Phụng vụ tạ ơn thay cho từ Thánh lễ = Messe). Từ Eucharistein có nghĩa là hành động tạ ơn, ca tụng và vui mừng. Đây là một trong những từ xưa cổ nhất chỉ định bữa tiệc tạ ơn của người Kitô hữu. Đó là mục đích đầu tiên họ tụ họp lại để tưởng nhớ việc Thiên Chúa làm cho ta trong Chúa Giêsu Kitô và tạ ơn Ngài về việc ấy. Từ «hiến lễ tạ ơn» vì thế mang nhiều ý nghĩa đặc trưng hơn từ «Thánh Lễ». Từ ngữ «Thánh lễ» đơn giản đến từ cụm từ bằng tiếng La tinh «Acta missa, ite in pace» = những điều chúng ta làm đã hoàn thành, hãy ra về bằng an». Và từ thế kỷ thứ VI cụm từ «missa est = hành động đã hoàn thành» được chứng nhận như công thức giải tán kết thúc Thánh lễ; và hôm nay động tính từ (participe) missa trở thành danh từ chung là «La messe = Thánh Lễ».

Wednesday, October 23, 2013

Giờ Kinh Chung Trong Gia Đình
Lm Giuse Nguyễn Hữu An 

 Thư Chung Hội Đồng Giám Mục Việt Nam 2013 đề cập đến vấn đề mục vụ gia đình.
Trong ba năm qua (2010-2013), tất cả chúng ta đã cùng nhau học hỏi và sống ý nghĩa Giáo Hội: mầu nhiệm – hiệp thông – sứ vụ. Định hướng đó và tinh thần của Năm Đức Tin cần được tiếp nối bằng nỗ lực “Tân Phúc-Âm-hóa để thông truyền đức tin Kitô giáo”, cũng là chủ đề của Thượng Hội Đồng Giám Mục lần thứ XIII, diễn ra tại Rôma, từ ngày 7-28 tháng 10 năm 2012. (Thư chung 2013, số 2).

Phá Thai (Abortion) và An Tử (Euthanasia)

An Tử có nhiều điểm giống với vấn đề phá thai. Chẳng hạn, cả hai đều liên quan đến vần đề lấy đi mạng sống của người vô tội – phá thai ngay lúc mới khởi đầu sự sống, và an tử, vào lúc cuối đời. Nhưng có một vài điểm dị biệt. Đối với việc phá thai, chúng ta thường không trông thấy hài nhi bị giết chết, trong khi an tử, nạn nhân là một người đang hiện diện, một người mà công chúng đều biết đến. Sự khác biệt này khiến cho an tử dễ hiểu hơn. Ngoài ra, về an tử, phần lớn không có những tranh luận về bản thể con người bị giết chết. Điều này khiến cho vấn đề giản dị hơn so với phá thai. 

Monday, October 21, 2013

THỎa mãn vỀ bẢn thân và tin tưỞng vàO Thiên Chúa
(Luca 18,9-14 – CN XXX - C)


1.- Ngữ cảnh
Tại điểm này của bài tường thuật cuộc hành trình (điểm cuối, theo Luca), tác giả Lc thêm vào một dụ ngôn khác liên hệ đến đề tài cầu nguyện, đó là dụ ngôn Người Pharisêu và người thu thuế (18,9-14). Có lẽ bản văn này được đặt đi theo Dụ ngôn Quan tòa bất chính vì hai bản văn giống nhau về đề tài “cầu nguyện”, chứ không vì được nói ra trong cùng một hoàn cảnh. Đoạn này làm thành một kết luận rất khớp với bài tường thuật cuộc hành trình của riêng Luca (9,51–18,14. Xem “Ngữ cảnh” của Lc 9,51-62), vì kết thúc bằng đề tài quan trọng của Lc là cầu nguyện.
2.- Bố cục
Bản văn có thể chia thành ba phần:
1) Mở (18,9);
2) Dụ ngôn (18,10-13);
3) Kết luận khuyến thiện (18,14).

Friday, October 18, 2013


SUY NIỆM LỜI CHÚA

Chủ Nhật 29 Thường Niên, Năm C
--------------------------------------------------
Bài đọc: Exo 17:8-13; 2 Tim 3:14-4:2; Lk 18:1-8.

1/ Bài đọc I: 8 A-ma-lếch đến đánh Ít-ra-en tại Rơ-phi-đim.
9 Ông Mô-sê bảo ông Giô-suê: "Anh hãy chọn một số người, và ngày mai ra đánh A-ma-lếch. Còn tôi, tôi sẽ đứng trên đỉnh đồi, tay cầm cây gậy của Thiên Chúa."
10 Ông Giô-suê làm như ông Mô-sê đã bảo: ông đã giao chiến với A-ma-lếch, còn các ông Mô-sê, A-ha-ron và Khua thì lên đỉnh đồi.
11 Khi nào ông Mô-sê giơ tay lên, thì dân Ít-ra-en thắng thế; còn khi ông hạ tay xuống, thì A-ma-lếch thắng thế.
12 Nhưng ông Mô-sê mỏi tay, nên người ta lấy một hòn đá kê cho ông ngồi, còn ông A-ha-ron và ông Khua thì đỡ tay ông, mỗi người một bên.
13 Ông Giô-suê đã dùng lưỡi gươm đánh bại A-ma-lếch và dân của ông ta.

Thursday, October 17, 2013

Góc phụ huynh
MỐI LIÊN HỆ GIỮA CON CÁI VỚI CHA MẸ

XÃ HỘI
Trong phần thứ nhất, chúng ta đã tìm hiểu về việc canh tân đời sống đạo đức trong gia đình vì theo tôi nghĩ tinh thần đạo đức chính là yếu tố căn bản, nhờ đó chúng ta sẽ tạo được một bàu khí yêu thương, sẽ bắc được một nhịp cầu cảm thông, để mọi người xích lại gần nhau hơn với một sự hòa thuận đầm ấm.

Tiếp nối vào đó, trong phần thứ hai, chúng ta sẽ tìm hiểu và cố gắng đổi mới những liên hệ trong gia đình. Trước hết là mối liên hệ giữa con cái và cha mẹ.

Nói đến bổn phận của con cái đối với cha mẹ, chúng ta nghĩ ngay tới chữ hiếu. Đúng thế, chữ hiếu đã in sâu vào tim óc người Việt Nam và đã trở thành một cái “đạo” cho mọi người sống và tuân theo.

Đi tìm nguồn gốc, chúng ta thấy quan niệm về chữ hiếu mang nặng ảnh hưởng của Nho giáo.

Thực vậy, theo Khổng tử người con trai phải có ngũ thường, năm nhân đức cần phải tập luyện, đó là nhân nghĩa lễ trí tín. Như thế, cố gắng đầu tiên của Khổng tử là dạy người ta đạt tới đạo nhân, tức là làm cho người ta lúc nào cũng ngập tràn những tình cảm hiền hòa và chân thành.

Wednesday, October 16, 2013

THIÊN CHÚA đáng tin cậy
(Luca 18,1-8 – CN XXIX TN - C)

1.- Ngữ cảnh

Sau khi đã trả lời câu hỏi của người Pharisêu về biến cố Nước Thiên Chúa đến, Đức Giêsu ngỏ lời với các môn đệ để dạy họ về ngày Con Người tỏ mình ra (Lc 17,22-37). Có những từ hoặc câu được dùng làm móc liên kết các câu văn với nhau: động từ “[tôi] đến”, được dùng ở c. 20a (“đến”) và 22b (“sẽ đến”); hai câu tương tự: “«Ở đây này!» hay «Ở kia kìa»!” (c. 21a) và “Người ở kia kìa! hay Người ở đây này!” (c. 23b).

Ngay sau lời giáo huấn mang tính cánh chung của Đức Giêsu về [các] ngày của Con Người, tác giả Lc thêm một dụ ngôn để minh định điều Người đã nói, đó là Dụ ngôn Quan tòa bất chính (18,1-8).
Cũng như có một phương diện trong lối xử sự của người quản lý bất lương được đề ra như điển hình cho lối xử sự của Kitô hữu (16,1-8a), ở đây một quan tòa bất chính được dùng như một biểu tượng của Cha trên trời. Tuy nhiên, để độc giả khỏi hiểu sai hướng, bản văn có thêm cc. 7-8a giúp điều chỉnh hình ảnh của Thiên Chúa nếu như đã bị hiểu méo mó.

Chúng ta có thể đọc Hc 35,12-20 và coi đoạn này như là bối cảnh của dụ ngôn Tin Mừng.

TÔNG HIỆU

Lm. Stêphanô Huỳnh Trụ

Vấn đề ĐẠO ĐỨC của GIỚI TRẺ ngày nay

Chúng ta đang sống trong thời đại mới - thời đại văn minh, khoa học, nhất là sự phát triển vượt bậc của ngành công nghệ thông tin; nó đã làm cho cuộc sống con người ngày được nâng cao. Đáng tiếc thay giá trị đạo đức đang bị xói mòn bởi chủ nghĩa thực dụng, duy vật chất, kéo theo đó là cả một hệ lụy. Hơn nữa, giới trẻ ngày nay chạy theo lối sống hưởng thụ, mà họ cho là hợp thời, sành điệu; họ bỏ qua những giá trị đạo đức là nền tảng cốt yếu của con người. Vấn đề này đang là thách đố cho các nhà giáo dục cũng như những người có trách nhiệm.

ƠN LINH ỨNG LÀ ƠN GÌ?

Lm Phanxicô Xaviê Ngô Tôn Huấn
-------------------------------------------
Hỏi: xin cha giải đáp giúp hai câu hỏi sau đây:
1- Ơn linh ứng là ơn gì ?
2- Trong Kinh Thánh, tại sao có các bản LXX (70) và bản Vulgata?

Đây là Mình Thầy, đây là Máu Thầy 

Noel Quesson.

Năm 1263, một linh mục người Đức cử hành Thánh Lễ ở nhà thờ kính Thánh Christiana. Lúc bẻ bánh, đột nhiên, linh mục thấy Mình Thánh không còn là hình bánh, mà đã biến thành Thịt và Máu thực. Những giọt máu loang ra thấm ướt tấm khăn Thánh trên bàn thờ. Linh mục vội gấp khăn lại, nhưng gấp tới đâu, máu thấm ra tới đó, máu thấm qua 25 lần vải. Vị linh mục vừa cảm động vừa sợ hãi đến mức không tiếp tục Thánh Lễ được.

Ngài tới yết kiến Đức Giáo Hoàng Urbanô và kể lại sự kiện ấy. Đức Giáo Hoàng sai một Giám Mục đến rước Mình Thánh cùng tấm khăn đẫm máu về Tòa Thánh đặt ở nhà thờ chánh tòa cho giáo dân thờ kính. Năm sau, (1264) vào ngày mồng 8 tháng 9, Người ra sắc dụ lập lễ kính Thánh Thể trong toàn Giáo Hội như chúng ta mừng kính ngày nay.

Đã có nhiều phép lạ về Thánh Thể. Chắc Chúa Giêsu muốn củng cố niềm tin của chúng ta vào bí tích này, cho chúng ta hiểu rõ ý định của Người khi lập phép Thánh Thể, đó thực là của nuôi linh hồn chúng ta, cần thiết cho linh hồn cũng như đồ ăn cần cho thân xác. Đó thực là Thịt và Máu của Chúa, dù mắt thường không nhận rõ thực tại này.

TÀI HOA VÀ ĐỨC MẾN CỦA NGƯỜI NGÃ NGỰA TẠI DAMAS

Nếu có một câu hỏi dành cho Thánh Phaolô: “Hãy mô tả Ngài bằng 4 từ ?”, tôi sẽ chọn: tài hoa và đức mến.

Đức mến

Sự dấn thân, nhiệt tình vô điều kiện của Thánh Phaolô trong truyền rao Lời Chúa thể hiện trong cả lời nói và việc làm. Đối với Ngài, Thiên Chúa là tất cả. Các bài viết của Thánh Phaolô thường hay lặp lại các câu ngắn sau “trong Đức Kitô”, “Thiên Chúa của tôi”, “nhờ Đức Kitô”, “với Đức Kitô”, “Đức Kitô ở trong tôi”... Đối với Ngài tình yêu với Thiên Chúa là tuyệt đối.

Ngài đi truyền giáo khắp mọi nơi: Sýp, Pamphilia, Pixidia, Corinto... Bị bắt nhiều lần: lần 1 tại Giêrusalem, lần 2 tại Palestin, lần 3 tại Roma... cuối cùng là tử đạo. Ngoài việc truyền giáo trực tiếp bằng lời giảng, Ngài còn viết các thư cho các cộng đoàn lẫn các cá nhân. Tuy các đối tượng mà Ngài rao giảng là khác nhau, nhưng điểm hội tụ mà Ngài truyền tải là “Đức Kitô đã chết và đã sống lại”.

Thánh Tâm Chúa Giêsu và linh mục

Người ta kể về một loài chim có tên là bồ nông. Những con chim mang bộ lông màu trắng này thường sống gần hồ nước mặn sâu trong đất liền. Mỗi lần kiếm ăn, chúng phải bay vài chục cây số để trở về biển khơi bắt cá. Có những ngày, vì giông bão, chim không kiếm được mồi, mà đàn con thì háu đói kêu la thảm thiết, chim mẹ không cầm lòng được, đã tự dùng mỏ mổ vào ngực mình cho chảy máu, nhỏ giọt cho con ăn, thay cho lương thực bổ dưỡng. Sau “bữa tiệc” ấy, người ta thấy nơi mỏ chim mẹ còn nhỏ dòng máu tươi, và những con chim con nằm im lìm, thỏa mãn. Thấy chim con được ăn no, chim mẹ tuy đau đớn về thể xác mà trong lòng vẫn vui. Vì thế, hình ảnh chim bồ nông trở thành biểu tượng cho lòng mẹ yêu thương con thắm thiết, sẵn sàng hiến mình cho con được sống.

Hình ảnh con chim bồ nông làm chúng ta liên tưởng đến tình yêu của Thánh Tâm Chúa Giêsu. Thánh Gioan kể lại, khi Chúa Giêsu đã chết trên thập giá, những người lính lấy ngọn giáo đâm vào cạnh sườn Người, tức thì máu cùng nước chảy ra (x. Ga 19,34). Đức Giêsu đã hy sinh mạng sống mình vì tình yêu thương nhân loại. Máu và nước chảy ra là bằng chứng của một tình yêu bao la, tự hiến hy sinh cho đến cùng (x. Ga 13,1). Máu và nước cũng là tượng trưng cho bí tích Thanh tẩy và bí tích Thánh Thể. Các tín hữu được sinh ra và được nuôi dưỡng từ trái tim bị đâm thâu qua của Đức Giêsu. Cuộc khổ nạn của Đức Giêsu là suối nguồn hạnh phúc cho con người. Biết bao người đến với Thánh Tâm Chúa đã tìm được sự ủi an và sức mạnh siêu nhiên để tiếp tục bước đi dầu cuộc đời còn nhiều cay đắng. “Anh em hãy học với tôi, vì tôi hiền lành và khiêm nhường” (Mt 11,29).

Friday, October 11, 2013

ĐỨC MẸ CÓ ĐƯỢC CỨU CHUỘC HAY KHÔNG?
Hỏi: xin cha cho biết Mẹ Maria có  phải nhận  ơn cứu chuộc của Chúa Kitô hay không?

Thursday, October 10, 2013

ĐỐI THOẠI NĂM ĐỨC TIN:
Về GIÁO LÝ và NHÂN ĐỨC của TÔN GIÁO

Lm. Đan Vinh
----------------------------------------------------
VẤN ĐỀ 17: Tôn giáo chủ trương những giáo thuyết phản tiến bộ, đi ngược lại quyền lợi của lớp người nghèo khổ. Tôn giáo giảng dạy sự hèn nhát, sự tự khinh, sự ti tiện, sự sỉ nhục, sự phục tòng… là những tính nết của loài vật (Mega I,6 trang 278).

TRẢ LỜI:
Đây chẳng qua chỉ là những bài bác mang tính chủ quan, thiên kiến và sai lầm như sau:

1. Ki-tô giáo không phản tiến bộ, mà trái lại đã chiếu ánh sáng văn minh cho nhân loại:
Thực vậy, lịch sử các nước văn minh giàu mạnh ngày nay đã cho thấy: hầu như bất cứ ở đâu, khi người ta mở lòng đón nhận đức tin Ki-tô giáo, thì ở đó ánh sáng văn minh cũng ngự trị thay thế cho tình trạng tối tăm lạc hậu kém văn minh. Nhờ Thánh Kinh và giáo lý mới đem lại sự tiến bộ cho nhân loại về các lãnh vực như khoa học, văn hóa, luân lý như sau:

Wednesday, October 9, 2013

GIÁO SĨ, TU SĨ và GIÁO DÂN KHÁC, GIỐNG NHAU THẾ NÀO?
Hỏi: Xin cha giải thích thêm về vai trò và trách nhiệm của giáo sĩ, tu sĩ và giáo dân trong Giáo Hội và tại sao tu sĩ không được cử hành các bí tích như giáo sĩ? 

 

Monday, October 7, 2013

VỢ CHỒNG CÓ ĐƯỢC PHÉP XƯNG TỘI CHUNG KHÔNG? 

HỎi:  
Xin cha giải thích giúp:
1- Hai vợ chồng có đước phép xưng tội chung với linh mục không?
2- Khi xưng tội, hối nhân có cần xưng các tội đã phạm hạy không cần vì Chúa đã biết hết như có vài linh mục đã nói.
 ------------------------------------------------------------------------

Thursday, October 3, 2013

Tại sao phải tránh gương xấu, dịp tội?
Hỏi: Xin Cha giải thích rõ việc sản suất, buôn bán ma túy và sách báo, phim ảnh đồi trụy, và cờ bạc, cá độ... có tội không?
-------------------------------------
LÒNG TIN và thái độ sẵn sàng phục vụ
(Lc 17:5-10 - CN XXVII TN - C)

1.- Ngữ cảnh
Đoạn văn Lc 17,7-9 [10] thường được trích như là một “dụ ngôn”. Kiểu gọi này được biện minh vì dựa trên một lời hư cấu về một cuộc gặp gỡ tưởng tượng giữa một ông chủ và những người đầy tớ làm việc ngoài đồng; lời này có tầm quan trọng đối với thế giới tôn giáo. Trong khi câu chuyện của Đức Giêsu thì hư cấu, nó lại phản ánh tương quan ông chủ-đầy tớ trong thế giới lúc ấy. Cử tọa rất hiểu những chờ đợi của ông chủ đối với đầy tớ của ông.

Tác giả Luca đã đặt dụ ngôn này ở cuối một vài lời nói không liên kết với nhau tại nguồn (cc. 1-6). Tuy nhiên, bài dụ ngôn của chúng ta bắt đầu với câu hỏi của Đức Giêsu ở c. 7, hẳn là ít ra phải liên hệ với c. 6, bởi vì câu hỏi của Đức Giêsu đi theo c. 6 mà không có chỗ nghỉ hoặc một lời dẫn nhập.

Những gì chúng ta đọc được ở cc. 5-6 liên hệ đến đức tin. Các môn đệ xin đức tin, nhưng qua câu hỏi, ta hiểu là họ đã có đức tin. Nhưng lời của Đức Giêsu dường như lại gợi ý rằng họ có ít đức tin hơn họ tưởng; thậm chí họ không có đức tin lớn bằng hạt cải, là thứ hạt giống nhỏ nhất. Lý do khiến các ông xin thêm đức tin là vì nội dung lời rao giảng trước đó của Đức Giêsu (tha thứ cho người xin tha, bất kể số lần) rất khó tuân theo. Có thêm đức tin, họ sẽ có thể vâng theo. Đức Giêsu không phủ nhận giá trị của việc gia tăng đức tin, nhưng Người quả có nghi ngờ là các ông không có đủ đức tin để vâng lời Thiên Chúa, là Chủ của họ và đối tác ký giao ước với họ.

Lời than thở này của Đức Giêsu về đức tin của các môn đệ gợi ý là có một dây liên kết với bài dụ ngôn. Nhận ra rằng các môn đệ hiểu lầm là các ông đã có đức tin, mà thật ra các ông không có một đức tin để luôn luôn vâng lời, Đức Giêsu tận dụng khái niệm “vâng lời” mà đưa ra một dụ ngôn liên hệ trực tiếp đến tư cách môn đệ: họ là những đầy tớ. Theo một nghĩa nào đó, đối với các đầy tớ, vâng theo các lệnh của ông chủ thì không khó khăn gì. Nhưng phải nhìn xa đến việc vâng lời chủ trong cả những hoàn cảnh khó khăn. Thực tại ông chủ-đầy tớ là một ví dụ tốt cho việc sống đời sống tôn giáo: đầy tớ phải hành động như đầy tớ.

Wednesday, October 2, 2013

Đơn Xin Làm... Thánh!



Lạy Chúa, con xin lỗi nếu con làm phiền Chúa...
Nhưng mới đây con bỗng nghĩ:
Chúa đang cần một thánh nhân...
Vậy con xin đến nạp đơn.
Con có thể làm thánh được đấy Chúa!

Tuesday, October 1, 2013

...... 100 câu hỏi của Chúa Yêsu

Archdiocese of Washington – Một trong những sai lầm lớn nhất của con người là khi đọc Kinh thánh như người bàng quan. Với họ, Kinh thánh là bộ sưu tập các câu chuyện và sự kiện xảy ra hơn 2.000 năm trước, do vậy chỉ đọc Kinh thánh như đọc lịch sử.