10 ĐIỀU RẤT CẦN BIẾT
Cá phải
bơi. Chim phải bay. Người Công Giáo phải đi Lễ Chúa Nhật. Rạch ròi và minh
nhiên. Là người Công Giáo nghĩa là phải biết và làm một số điều – chẳng hạn là
tham dự Thánh Lễ.
Nửa thế kỷ
sau Công Đồng Vatican II, người ta vẫn hiểu sai về cách dạy Đức Tin tại các
Giáo Xứ, trường học và gia đình. Kết quả là rất nhiều người Công Giáo vẫn không
biết rằng họ có nhiệm vụ là tin hoặc thực hiện. Hơn 20 năm qua, với cuốn Giáp
Lý Công Giáo, Hướng dẫn Tổng quát về Giáo Lý và Hướng dẫn Quốc Gia về Giáo Lý,
xu hướng đó đã đảo nghịch. Tuy nhiên, hệ quả của sự hỗn độn hậu Công Đồng vẫn
còn ở một số nơi.
Mới đây, tổ
chức Our Sunday Visitor ( OSV – Vị Khách Chúa Nhật ) đã nghiên cứu các nhà giáo
dục tôn giáo về vấn đề này, yêu cầu giúp đỡ soạn thảo một danh sách gồm các các
điều cơ bản về Giáo Lý mà mỗi người Công Giáo cần biết, nhưng nhiều người không
hề biết. Đây là những gì chúng ta cần biết:
Nên thánh
không là lĩnh vực đặc biệt của một số người được chọn, không dành riêng cho
Giáo Sĩ, Tu Sĩ hoặc chỉ một số người được đặc cách. Thiên Chúa kêu gọi tất cả
mọi người nên thánh. Nhưng chúng ta phải chọn cách đáp lại lời mời gọi đó.
Chúng ta phải biết nói “vâng” đối với ân sủng Thiên Chúa muốn trao ban cho
chúng ta, và “vâng” đối với Thánh Ý hoàn hảo của Ngài mọi nơi và mọi lúc.
Ở mức độ
thực hành, điều đó nghĩa là đón nhận ân sủng qua các bí tích, đặc biệt là rước
lễ và xưng tội. Điều này cũng có nghĩa là biết nguồn ân sủng và qua mối liên hệ
đó mà nên giống Chúa hơn trong đời sống hằng ngày, biết yêu thương hơn, chân
chính hơn và thương xót hơn giống như khi chúng ta gặp chính Ngài, qua Lời Chúa
và Giáo Hội. Điều đó cũng có nghĩa là sống theo luật Chúa, không phải luật thế
gian. Nghĩa là yêu thương người khác như chính mình, phục vụ Chúa bằng cách
phục vụ tha nhân, nhất là những người nhỏ bé nhất.
Dĩ nhiên, việc
tiếp tục nói “xin vâng” không hề dễ dàng, nhất là khi là lời “xin vâng” để kết
hiệp với Chúa Giêsu trên Thánh Giá. Nhưng phần thưởng cuối cùng cho lời “xin
vâng” của chúng ta là sự bình an và niềm vui vĩnh cửu. Đó là mục đích mà chúng
ta được tạo dựng. Không có kết thúc nào tốt hơn như vậy.
( Xin xem Mt 5, 48; GLCG số 826, 897 – 913, 941, 1426, 2015 ).
2. Chúng ta đều là tội nhân
Ngoại trừ
Chúa Giêsu và Đức Maria, mọi người đều “di truyền” tội nguyên tổ từ cha mẹ đầu
tiên của chúng ta. Nghĩa là chúng ta sinh ra mà không có ơn thánh hóa cần thiết
để chống lại cơn cám dỗ.
Nhờ Bí
Tích Thánh tẩy, chúng ta lãnh nhận ơn thánh hóa, được tha thứ cả những tội mình
đã phạm. Nhưng hệ lụy tội nguyên tổ vẫn còn. Vì khi chúng ta sống, mỗi chúng ta
vẫn có nhiều khả năng quay lưng lại với Thiên Chúa. Với nhiều mức độ, chúng ta
thể hiện “khả năng phạm tội” hằng ngày.
Một số
người phạm tội tày trời: giết người, bạo lực, tham ô, ngoại tình,... Một số
người phạm tội nhỏ, nhưng vẫn là tội lớn. Chúng ta nói dối và che giấu lầm lỗi
của mình. Chúng ta nói hành, nói xấu người khác. Chúng ta xem tivi thay vì phải
học hỏi hoặc làm điều cần hơn. Chúng ta nóng giận và không biết xin lỗi. Chúng
ta không quan tâm nâng đỡ người nghèo. Chúng ta không thờ phượng Chúa. Chúng ta
ghen tỵ, đố kỵ. Chúng ta tham lam. Chúng ta xét đoán. Mọi tội lỗi đó có hậu quả
tạm thời là “bị tù lương tâm”, nghĩa là mất niềm tin ở người khác, tất nhiên
cũng có hậu quả tâm linh.
Một số tội
làm mất ơn thánh hóa. Một số tội làm giảm khả năng yêu thương. Tất cả đều khiến
chúng ta dễ phạm tội hơn. Cũng vậy, chúng chống lại Thiên Chúa. Đó là lý do
chúng ta cần được Ngài tha thứ, được Ngài thương xót, được Ngài cứu độ.
( Xin xem Rm 3, 23; GLCG số 404, 1263, 1849 – 1869
).
3. Tôn thờ Chúa Giêsu
Người Công
Giáo không tin vào bất kỳ thần linh nào khác. Chúng ta chỉ tin vào MỘT Thiên
Chúa Ba Ngôi – Chúa Cha, Chúa Con và Chúa Thánh Thần, đồng bản thể. Chúng ta
biết điều đó vì Chúa Con đã làm người và mặc khải chân lý. Chúa Giêsu Ngôi Hai
cũng mặc khải đường tới Thiên Chúa là chính Ngài: “Chính Thầy là con đường, là sự thật và là sự sống. Không ai đến với
Chúa Cha mà không qua Thầy” ( Ga 14, 6 ).
Như vậy,
việc tôn thờ Chúa Giêsu không là cách chọn lựa riêng của người Công Giáo trong
đời sống Đức Tin, nhưng đó là một yêu cầu, một đòi hỏi. Nếu chúng ta muốn sống
thánh thiện, hạnh phúc và vào Nước Trời, chúng ta phải biết Chúa Giêsu là ai,
Ngài dạy gì và muốn gì ở chúng ta. Chúng ta cũng phải yêu thương và phụng sự
Ngài với cả con người của chúng ta.
Muốn làm
vậy, chúng ta cần tìm hiểu Chúa Giêsu qua lời của Ngài và những lời viết về
Ngài. Chúng ta cần lãnh nhận Chúa Giêsu qua Bí Tích Thánh Thể. Chúng ta cần tâm
sự với Ngài về mọi thứ – về những gì chúng ta yêu và ghét, sợ và muốn, nghĩ và
cảm nhận. Mọi quyết định, mọi sự chiến đấu đều cần được chuyển tới Ngài. Cầu
nguyện bằng Kinh Lạy Cha và Kinh Mai Khôi rất cần và rất tốt, thậm chí là yêu
cầu bắt buộc. Đó là chỉ thị: Cầu nguyện liên lỉ, cầu nguyện mọi nơi và mọi lúc.
Chúa Giêsu muốn chúng ta mời gọi người khác cùng làm.
Ngài truyền
lệnh cho các Tông Đồ: “Anh em hãy đi và
làm cho muôn dân trở thành môn đệ, làm phép rửa cho họ nhân danh Chúa Cha, Chúa
Con và Chúa Thánh Thần, dạy bảo họ tuân giữ mọi điều Thầy đã truyền cho anh em”
( Mt 28, 19 – 20 ). Đó cũng là lệnh truyền cho những ai mệnh danh là Kitô
hữu.
Nhờ Bí
Tích Thánh Tẩy và Thêm Sức trong Đức Kitô, tất cả chúng ta có trách nhiệm chia
sẻ Đức Tin và mời gọi người khác cùng nhận biết Chúa Giêsu. Chúng ta cũng có
trách nhiệm làm chứng về Đức Kitô theo văn hóa của chúng ta – mở rộng lòng
thương xót, bảo vệ sự thật, bảo vệ sự sống, phục vụ người nghèo và tạo niềm hy
vọng cho thế giới.
Tóm lại,
tất cả chúng ta đều có trách nhiệm làm tác nhân của công cuộc tân Phúc Âm Hóa,
để người khác cũng nhận ra diện mạo của Đức Kitô. Hãy yêu thương, yêu thương
thật lòng, yêu thương vì Chúa và vì tha nhân, chỉ thế thôi: “Các điều răn của Người có nặng nề gì đâu” (1 Ga 5, 3).
(Xin xem Mt 11, 27, 28, 16 – 20; Ga 14, 6; Ep 6,
18; Pl 3, 8; GLCG số 422-429, 456-478, 2558-2564).
Phần lớn trong
việc tôn thờ Chúa Giêsu là đọc lời của Ngài. Chúng ta gặp Ngài trong Kinh Thánh.
Qua đó, chúng ta cũng gặp chính mình, gặp những chuyện đời của chính mình – câu
chuyện lịch sử Ơn Cứu Độ. Từ Ađam và Eva tới Yến Tiệc Con Chiên, Kinh Thánh kể
chuyện về kế hoạch của Thiên Chúa đối với thế gian. Kinh Thánh cho biết tình
yêu của Ngài và số phận của nhân loại, với nhiều tình tiết đầy kịch tính. Kinh
Thánh cho chúng ta biết về gia phả tâm linh của chúng ta, trở lại nguồn gốc từ
dân Itraen, và còn hơn thế nữa. Thánh Giêrônimô đã xác định: “Không biết Kinh Thánh là không biết Đức
Kitô” ( Ignorance of Scripture is ignorance of Christ ), mà không biết Đức
Kitô là không biết Thiên Chúa.
( Xin xem Dt 6, 1 – 9; Gs 1, 8; 2 Tm 3, 16 – 17;
GLCG số 80 – 81, 101 – 133 ).
5. Giáo Hội không là sự chọn lựa hợp lệ
trong nhiều cách chọn lựa
Giáo Hội là
Vương Quốc trên thế gian do chính Chúa Giêsu thiết lập. Thánh Phêrô là người
đầu tiên được trao chìa khóa Nước Trời, và là Giáo Hoàng tiên khởi của Giáo Hội.
Xuyên suốt lịch sử, Chúa Thánh Thần vẫn tiếp tục hướng dẫn các Giáo Hoàng, bảo
đảm rằng Giáo Quyền ( Magisterium ) dạy sự thật và không dạy gì khác ngoài sự
thật. Chân lý đó bất biến, nhưng luật có thể thay đổi. Giáo Lý cũng không thay
đổi. Chúng phát triển, nghĩa là cách hiểu mới đã đạt được và cách hiểu cũ được
đào sâu, nhưng cách hiểu mới không thể trái ngược với cách hiểu cũ. Chân lý
không thể tự mâu thuẫn.
Cũng vậy, Giáo
Hội thực sự có cách nhìn về chân lý. Đối với Giáo Hội, Thiên Chúa mặc khải mọi
chân lý cần thiết để chúng ta được cứu độ. Như vậy không có nghĩa là các tôn
giáo khác không có những bộ phận tồn tại trong Giáo Hội viên mãn. Cũng không có
nghĩa là mọi người Công Giáo đều được cứu độ, còn những ai không là Kitô hữu
đều bị án phạt đời đời. Tuy nhiên, khi du hành, chúng ta phải chọn con tàu có
độ an toàn cần thiết. Giống như con tàu, Giáo Hội không là một chế độ dân chủ.
Người khôn ngoan hơn chúng ta đã chọn một thuyền trưởng và cho người đó quyền
hướng dẫn. Chúng ta có thể tin tưởng mệnh lệnh của thuyền trưởng đó.
( Xin xem Mt 16, 18; Cv 15; GLCG số 74-100,
811 – 870 ).
6. Thực sự có Hỏa Ngục
Thiên Chúa
là tình yêu, giàu lòng thương xót, Ngài không muốn chúng ta tách khỏi Ngài.
Nhưng Ngài tôn trọng quyền tự do chọn lựa của chúng ta, nếu chúng ta tự tách
khỏi Ngài, chết trong tình trạng mắc tội trọng, Ngài vẫn tôn trọng tự do của
chúng ta.
Vậy ai là
người chọn lựa cách đó ? Vì cứng đầu cứng cổ, chính chúng ta vẫn hằng ngày tự ý
chọn điều đó: Phạm tội. Bằng vô số cách, chúng ta tự ý chọn Thiên Đàng hay Hỏa
Ngục. Khi chúng ta chọn Chúa, tức là làm theo đường lối và ý muốn của Ngài, đó
là chúng ta chọn Nước Trời. Khi chúng ta chọn chính mình, tức là làm theo cách
thức và ý riêng mình, đó là chúng ta chọn Hỏa Ngục. Bạn thấy sợ chính mình chưa
? Tới Ngày Phán Xét, khi chúng ta trình diện Thiên Chúa, mọi sự đều sáng tỏ,
chúng ta không thể tự biện hộ hoặc viện cớ: Vì, bởi, tại, nếu, giá mà...
( Xin xem Lc 16, 19 – 25; 1 Ga 3, 2; 1 Cr 3,
1; Mt 7, 13 – 14; GLCG số 1023 – 1037 ).
7. Giáo Hội không nghĩ “tình dục” là xấu
Tình dục
không xấu. Đó là từ ngữ đẹp, là hành động của Tình Yêu Thánh Thể hiện sự kết-hợp-trao-ban-sự-sống
trong Chúa Ba Ngôi ( life-giving union within the Trinity ). Theo giáo huấn Công
Giáo, tình dục và giới tính ( sex and sexuality ) là những tặng phẩm quý giá.
Nhờ tặng phẩm giới tính, nam và nữ là hiện thân Thiên Chúa theo cách riêng và
tuyệt vời, và qua sự thân mật giới tính, chúng ta sở hữu khả năng trao tặng
chính mình cho người khác, cả thể xác và tâm hồn, không còn là HAI mà là MỘT.
Qua bí
tích hôn phối, nam và nữ trở thành những người đồng sáng tạo với Thiên Chúa, họ
tạo ra những sự sống mới. Ngay cả khi họ kết hợp mà không có con, đó vẫn là
hồng ân, là cách mà Thiên Chúa khiến họ gần nhau hơn trong tình yêu và tình
bạn, giúp họ sống viên mãn hơn trong ơn gọi và định dạng bản chất của mối quan
hệ hôn nhân. Tuy nhiên, năng lực của tặng phẩm này tác dụng hai cách. Khi tặng
phẩm bị lạm dụng hoặc dùng sai, nó có thể có sức hủy hoại – gây nguy hiểm tiềm
ẩn cho cá nhân, gia đình và phong hóa.
Giáo Hội
nhận biết các vấn nạn về phim ảnh “đen”, tình dục trước hôn nhân, ngừa thai,
sống thử, lang chạ, phá thai, nghiện tình dục, ngoại tình, ly hôn, đồng tính,
nghèo khó, trầm cảm, cô đơn và bạo lực. Đó là những hậu quả do dùng sai tặng
phẩm giới tính của Thiên Chúa. Đó là lý do vẫn có người không ngừng bảo vệ sự
thật về giới tính. Hãy tạ ơn Chúa về điều đó. Sự thật luôn tốt đẹp!
( Xin xem Cl 3, 5; 1 Cr 6, 18 – 20; GLCG
số 2331 – 2391 ).
8. Dự
Thánh Lễ Chúa Nhật là luật buộc
Giáo Hội dạy người Công
Giáo phải dự Thánh Lễ Chúa Nhật. Là luật buộc nhưng hữu ích cho chúng ta. Tất
nhiên cũng có những trường hợp ngoại lệ. Tuy nhiên, chúng ta đừng dễ dãi mà
viện cớ để biện hộ cho mình. Với người bình thường, bỏ Thánh Lễ Chúa Nhật là
tội trọng.
Giáo Hội muốn
chúng ta dự Thánh Lễ Chúa Nhật vì chúng ta cần lãnh nhận ân sủng. Chúng ta phải
ưu tiên cho Chúa. Chúng ta phải công khai sống Đức Tin và thờ phượng Ngài. Đặc
biệt là chúng ta phải lãnh nhận Mình Máu Đức Kitô để có sự sống dồi dào. Về tâm
linh, chúng ta không thể sống mà thiếu Thần Lương. Cũng như chúng ta không thể
chạy marathon khi bụng đói.
( Xin xem Dt 10, 25; GLCG số 2175 – 2183 ).
9. Xưng tội là luật buộc
Tất cả
chúng ta, từ giáo hoàng trở xuống, đều thiếu ơn Chúa. Ai cũng là tội nhân nên
luôn cần sám hối, điều này thể hiện công khai qua việc lãnh nhận bí tích Hòa
giải, nhất là khi chúng ta mắc tội trọng. Nhờ đó, chúng ta được Thiên Chúa chữa
lành và tha thứ.
Nhờ lãnh
nhận bí tích Hòa giải, chúng ta được lãnh nhận hồng ân giúp chống trả chước cám
dỗ trong tương lai. Không có tội nào mà Thiên Chúa không thể hoặc không muốn
tha thứ. Chúa Giêsu đã nói với Thánh Faustina: “Lòng thương xót của Ta lớn hơn mọi tội lỗi của con và của toàn thế
giới”. Vấn đề là chúng ta tin tưởng vào Tình Chúa và thành tâm sám hối. Giáo
Hội dạy rằng lòng thương xót là thuộc tính lớn nhất của Thiên Chúa. Mọi động
thái của Ngài đều thể hiện tình yêu thương xót ( merciful love ). Đó là cách
thức và lý do mà chúng ta nhận biết Ngài.
( Xin xem Mt 16, 19; 2 Cr 5, 18; GLCG số 277,
1422 – 1470, 1864 và 2001 ).
10. Mọi Kitô hữu đều phải sám hối
Theo kế
hoạch cứu độ thế giới, Thiên Chúa muốn chúng ta cộng tác với Ngài. Một trong
các cách hợp tác là chúng ta chịu đau khổ – vui chịu đau buồn, khó khăn, vất
vả, hy sinh, cô đơn,… để kết hợp với khổ hình Thập giá mà Chúa Giêsu đã chịu
vào chiều thứ sáu năm xưa. Ngài cũng muốn chúng ta chịu mọi đau khổ để đền tội
của mình và tội của người khác, và để cứu các linh hồn. Theo truyền thống của Giáo
Hội, việc sám hối thường kết hợp với việc ăn chay, cầu nguyện và làm việc bác
ái. Giáo Hội cũng mời gọi chúng ta ăn chay và kiêng thịt các ngày thứ sáu ( trừ
lễ trọng ), đặc biệt là Mùa Chay.
( Xin xem Mt 9, 1; Cl 1, 24; GLCG số 307, 793,
1430 – 1439 và 1500 ).
----------------------------------------------------------------------
----------------------------------------------------------------------
No comments:
Post a Comment