Friday, February 28, 2014

Giải đáp phụng vụ:

Tại sao thắp bảy ngọn nến trong lễ đại triều Giám mục?

Hỏi: Thưa cha, liệu có mối liên hệ nào giữa bảy ngọn nến được sử dụng trong thánh lễ đại triều Giám mục và chân đèn bảy ngọn (menorah) của Đền Thờ Giêrusalem không? - C. S., Roma, Ý.
--------------------------------
Đáp: Bạn ạ, không có mối liên hệ trực tiếp nào và có lẽ cũng không có mối liên hệ gián tiếp nào.

Một số tập tục của người Do Thái đã trực tiếp đi vào phụng vụ Công Giáo ngay từ đầu - ví dụ, các chữ Amen, Alleluia và các cấu trúc cơ bản của một số lời nguyện chúc lành và của các Kinh nguyện Thánh Thể.

Nhiều tập tục khác đã gián tiếp đi vào sau đó, lấy cảm hứng từ Kinh Thánh mà chúng ta có chung với Do Thái giáo. Ví dụ, trong thời Trung cổ, các lời cầu nguyện được sáng tác cho nghi thức truyền chức đã nhắc tới chiếc áo thánh thiêng của A-ha-ron (Aaron) và các thầy cả thượng phẩm khác. Sau một vài thế hệ, các lời cầu nguyện này tạo cảm hứng cho việc ra đời của một số nghi lễ, mà trong đó tân chức được mặc áo lễ theo nghi thức trong lễ truyền chức. Có nhiều ví dụ tương tự của các ảnh hưởng gián tiếp ấy.

Về vấn đề chúng ta đang nói, các chứng từ sớm nhất của việc bảy ngưởi giúp lễ cầm nến sáng đã có trong phụng vụ Tòa thánh thế kỷ thứ VII. Các ngọn nến này sau đó được đặt trên mặt đất ở phía trước bàn thờ, chứ không đặt trên bàn thờ.

Việc các người giúp lễ cầm đuốc sáng có lẽ bắt nguồn từ phong tục của người Rôma khi đi hộ tống một số quan chức cao cấp của triều đình với đuốc sáng, trong khi một người khác cùng đi với quan này và mang theo một bản sao trang trí thật đẹp của bộ luật.

Tuy nhiên, số lượng người cầm đuốc là không xác định. Vì vậy, ngay cả khi tập tục phái sinh từ tục lệ của người Rôma, sự lựa chọn bảy người cầm đuốc là dường như không bình thường. Một số tác giả nói rằng con số này có thể được lấy cảm hứng từ bảy ngọn đèn trong Sách Khải Huyền, chương 1. Tuy nhiên sự gán ghép này chỉ là một giả thuyết, với ít bằng chứng ủng hộ nó.

Bảy ngọn đèn khải huyền có thể một cách nào đó là liên quan đến chân đèn bảy ngọn, nhưng điều này không có ảnh hưởng đến việc đưa ý này vào phụng vụ.

Tập tục được mô tả trong tài liệu của thế kỷ thứ VII đã không được sử dụng đều đặn ở Rôma, mặc dù nó được duy trì trong một số tu viện. Vào khoảng nửa đầu của thế kỷ XI, các ngọn nến xuất hiện trên bàn thờ. Tuy nhiên, tập tục và số lượng ngọn nến là không phổ quát.

Mãi cho đến cuối thế kỷ XIII, tập tục sử dụng bảy ngọn nến trên bàn thờ trong thánh lễ đại triều Giám mục được phục hồi cho phụng vụ Rôma. Nó đã được thiết định vững chắc trong một sách Nghi lễ, được viết bởi Đức Hồng Y Giacomo Stefaneschi (1270-1343), khi ngài viết: "Khi Đức Giáo Hoàng cử hành lễ đại triều, bảy ngọn nến phải được đặt trên bàn thờ".

Tập tục này vẫn tiếp tục ngày nay. Đối với hình thức ngoại thường, các chỉ dẫn của sách Nghi Thức Giám Mục về thánh lễ đại triều Giám mục nói là đặt bảy đèn trụ (candelabras) trên bàn thờ. Thánh giá được đặt phía trước của cây nến cao nằm ở trung tâm.

Tập tục cho hình thức thông thường là ít chính xác hơn. Điều này là bởi vì người ta được phép đặt nến gần bàn thờ, chứ không chỉ trên bàn thờ. Các số 125 và 128 của Nghi Thức Giám Mục tiên liệu khả năng có từ hai đến bảy người giúp lễ cầm ngọn nến sáng tham gia đoàn rước vào thánh lễ. Các ngọn nến sau đó có thể được đặt gần hoặc trên bàn thờ .

Mặc dù sách phụng vụ không quy định rõ ràng, và phù hợp với tập tục thánh lễ Giáo hoàng, người ta có thể đặt bảy ngọn nến trên hoặc gần bàn thờ, trước khi Thánh Lễ bắt đầu. Vể việc rước trước thánh lễ, hai người cầm nến sáng đi hai bên người cầm thánh giá, và đi sau đó có thể là sáu người cầm đuốc sáng. Trong trường hợp này, các ngọn nến được sử dụng trong đám rước được đặt kín đáo sang một bên, khi cuộc rước kết thúc. Hai ngọn nến được sử dụng trong lúc công bố Tin Mừng và vào cuối Thánh Lễ. Sáu người cầm sáu ngọn đuốc đi theo người cầm bình hương ra trước bàn thờ trong phần Kinh Nguyện Thánh Thể.
------------------------
Nguyễn Trọng Đa

Giải đáp của Cha Edward McNamara, Dòng Đạo Binh Chúa Kitô (LC), Khoa trưởng Thần học và giáo sư phụng vụ của Đại học Regina Apostolorum (Nữ Vương các Thánh Tông Đồ), Rôma. 

(Zenit.org 25-2-2014)
TÌM HIỂU PHỤNG VỤ

Nói Thêm Về Vấn Đề Rước Lễ Bằng Tay


Hỏi: xin cha cho biết rước lễ bằng tay có bất kính đối với Chúa Kitô hay không?

Trả lời:  .
Thật vậy, trước hết là vấn đề thay thế tiếng La-tinh bằng mọi ngôn ngữ thế giới trong phụng vụ. Vì tiếng La-tinh đã được dùng quá lâu, nên khi thánh lễ được làm bằng các ngôn ngữ khác sau Công Đồng Vaticanô II (1962-65) thì nhiều người đã không bằng lòng. 

Mặt khác, những cải cách của Công Đồng này cũng không được đồng tâm đón nhận trong toàn Giáo Hội. Cụ thể, một Tổng Giám Mục Pháp (Lefevre) đã bất tuân để tiếp tục làm lễ bằng tiếng La-tinh và tự tách mình ra khỏi Giáo Hội cho đến ngày ngài mất năm 1991. Nhóm linh mục đi theo ngài vẫn tiếp tục theo Nghi Thức Tridentine cũ và bác bỏ mọi cải cách của Công Đồng Vaticanô II. 

Nhưng cần phải nói rõ là từ đầu Giáo Hội La Mã dùng tiếng La-tinh trong phụng vụ và mọi sinh hoạt khác là vì lý do muốn bảo đảm sự hiệp nhất (unity) trong Giáo Hội chứ không vì lý do tín lý, thần học nào khác. Cũng không phải vì tiếng La-tinh là tiếng Chúa Giê su đã nói xưa kia, nên phải duy trì. Chúa là người Do Thái, nên Ngài đã dùng ngôn ngữ này để giảng dạy các môn đệ và dân chúng thời đó. Cho nên không phải vì tôn trọng Chúa mà phải dùng tiếng La-tinh. Nhưng, vì ngôn ngữ này đã được dùng quá lâu trong Giáo Hội nên người ta trở nên quen đến nỗi khó bỏ được mà thôi. 

Monday, February 24, 2014

Các Thánh, các Thiên thần và Loài người
Giống và Khác khau thế nào?

Hỏi: Xin giải thích rõ những thắc mắc sau đây:
1- Có các Thiên Thần không?
2- Thiên thần, các Thánh và Loài người khác và giống nhau thế nào?

Saturday, February 15, 2014

10 ĐIỀU RẤT CẦN BIẾT

Cá phải bơi. Chim phải bay. Người Công Giáo phải đi Lễ Chúa Nhật. Rạch ròi và minh nhiên. Là người Công Giáo nghĩa là phải biết và làm một số điều – chẳng hạn là tham dự Thánh Lễ.
Nửa thế kỷ sau Công Đồng Vatican II, người ta vẫn hiểu sai về cách dạy Đức Tin tại các Giáo Xứ, trường học và gia đình. Kết quả là rất nhiều người Công Giáo vẫn không biết rằng họ có nhiệm vụ là tin hoặc thực hiện. Hơn 20 năm qua, với cuốn Giáp Lý Công Giáo, Hướng dẫn Tổng quát về Giáo Lý và Hướng dẫn Quốc Gia về Giáo Lý, xu hướng đó đã đảo nghịch. Tuy nhiên, hệ quả của sự hỗn độn hậu Công Đồng vẫn còn ở một số nơi.
Mới đây, tổ chức Our Sunday Visitor ( OSV – Vị Khách Chúa Nhật ) đã nghiên cứu các nhà giáo dục tôn giáo về vấn đề này, yêu cầu giúp đỡ soạn thảo một danh sách gồm các các điều cơ bản về Giáo Lý mà mỗi người Công Giáo cần biết, nhưng nhiều người không hề biết. Đây là những gì chúng ta cần biết:

Tuesday, February 11, 2014

Tâm sự Bạn trẻ

"ĂN CƠM TRƯỚC KẺNG"

Thưa cha, từ trước đến giờ, con vẫn được dạy rằng hai người không phải là vợ chồng mà ‘ăn nằm’ với nhau thì mắc tội trọng. Con có quen với một bạn trai. Con biết anh ta thật tình thương con. Nói thật, con cũng rất thương anh ấy. Chúng con mới bắt đầu bàn đến việc hôn nhân tương lai độ chừng hai tháng nay.

Nhưng có một điều làm cho con hơi khó nghĩ. Từ khi anh ta ngỏ ý xin cha mẹ anh nói chuyện với cha mẹ con, hình như anh hơi ‘gia tăng vận tốc’ trong việc thân mật, và nhiều lần cứ muốn con ‘thể hiện’ như vợ đã cưới! Điều làm con ngạc nhiên và bị sốc nặng hơn chính là, ngay cả ba má anh ta cũng cứ nghĩ con như con dâu cưới rồi. Có thể ông bà ấy rất muốn con lấy anh ta, cho nên cứ tạo điều kiện cho anh ấy gần gũi riêng với con. Có lần họ còn nói xa xôi như thể nhắn nhủ con ý kiến đại khái : “Khi hai người đã thật lòng thề hứa cưới nhau…thì việc ‘thân mật’ để hiểu nhau hơn cũng là điều tốt thôi!”.

Con căng thẳng quá, vì một đàng thì không muốn làm mất lòng bạn trai và gia đình anh ta; đàng khác, con vẫn thấy áy náy lương tâm khi làm điều ấy. Vậy thưa cha, khi hai người yêu nhau và sẽ lấy nhau, việc ăn ở như vợ chồng trước khi đám cưới có thật sự là tội lỗi không? Xin cha chỉ dẫn cho con rõ để biết cách cư xử trong việc này.
( ‘Hoa mắc cở’ )

Thursday, February 6, 2014

CÂY ĐÈN CHẦU
Liệu có nơi nào trên vũ trụ bao la này lại cô đơn và vẳng lặng như nơi Nhà Tạm này không? Tôi vẫn hay tự hỏi mình như vậy mỗi khi chẳng có ai thăm viếng Nhà Tạm! Tôi là một cây đèn dầu cũ đặt bên cạnh Hòm Chầu. Tôi đứng ở đó đã khá lâu rồi. Năm tháng lặng lẽ đi qua với sự đổi thay của dòng đời, tôi vẫn đứng đó chầu Mình Thánh Chúa. Trải qua nhiều thế hệ, thay đổi nhiều cha sở, tôi chứng kiến những đổi thay trong xứ đạo này. Có người già đã chết đi, có những em bé chào đời và lớn lên ở đấy. Có những cặp uyên ương lập thành gia đình nhỏ mới. Có những mái nhà mới được dựng lên. Niềm vui và nỗi buồn trong cái xứ đạo này tôi đều chứng kiến hết. Hàng ngày bên cạnh Nhà Tạm này, tôi vẫn hằng thầm thĩ cầu nguyện với Chúa ban những điều tốt đẹp nhất cho vùng quê này.
Trước đây, dân xứ này thuần túy là những người nông dân chất phác. Mặc dù khi đó, họ chỉ lo làm sao cho đủ cái ăn qua ngày, thế nhưng cuộc sống của họ rất yên bình. Tuyệt vời hơn nữa là, suy nghĩ của họ rất đơn sơ, trái tim họ chân thành yêu Chúa. Hồi ấy người ta sốt sáng đạo đức. Ngày ngày, họ đến nhà thờ để thờ lạy và cảm tạ Chúa. Tất nhiên, tôi chẳng bao giờ cảm thấy hiu quạnh như bây giờ. Vì sáng, chiều, đều có người đến đây viếng Mình Thánh Chúa trong tâm tình cảm tạ và tín thác. Tôi cảm thấy ngọn lửa hạnh phúc và thiêng liêng bừng lên ở trong tim.
Có HỎA NGỤC không?
Lm. JB. Nguyễn Hữu Thy

Kitô giáo nói chung và Giáo Hội Công Giáo nói riêng, chẳng những luôn khuyến khích các tín hữu tưởng nhớ đến những người quá cố của họ trong các kinh nguyện hằng ngày, nhất là dâng Thánh Lễ Mi-sa cầu nguyện cho linh hồn những người đã qua đời, nhưng còn dành trọn cả một tháng trong năm, tháng mười một hay cũng được gọi là «Tháng Các Đẳng» hay «Tháng Các Linh Hồn», để đặc biệt kính nhớ và cầu nguyện cho tất cả những người đã qua đời.

Hành động đó đã minh nhiên khẳng định rằng đối với người Kitô hữu chết không phải là hết, nhưng sau khi chết con người sẽ còn tiếp tục sống và sống một cuộc sống vĩnh cửu. Nhưng ở đây một câu hỏi được đặt ra là sau khi từ bỏ cõi đời này, chỉ có Thiên Đàng là nơi vĩnh cửu duy nhất sẽ đón nhận các người đã quá cố, hoặc còn có nơi nào khác nữa, hay nói rõ hơn, có hỏa ngục hay không?

Theo tâm lý tự nhiên ngày nay, đa số người đương thời có khuynh hướng muốn được yên thân sống thoải mái dễ dãi, chứ không muốn nhắc đến luân lý, đạo đức hay tội lỗi nữa. Vì thế họ cũng không muốn đề cập tới vấn đề hỏa ngục, nếu không nói là họ phủ nhận sự hiện hữu của hỏa ngục.

Tính Chất Vô Luân của An Tử và Trợ Tử

Trong toàn bộ thông điệp Tin Mừng Sự Sống của Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II, không gì xa rời nền văn hóa của chúng ta, cho bằng khuynh hướng ngày càng mạnh mẽ, đòi hỏi chính phủ và y khoa chấp nhận an tử và trợ tử (EV, số 3-6). Ở đây, những vấn đề như quyền làm chủ, chất lượng và mục đích của sự sống con người, cũng như vấn đề về sự đau khổ, trở thành những lựa chọn cụ thể mà chúng ta sẽ phải đối diện cho chính mình và cho gia đình, bè bạn. Ở đây, một số người thuộc Công Giáo nói riêng và Kitô giáo nói chung, vì đức tin không vững vàng nên đã chấp nhận, hay ít ra đã ngưng chống lại, những quan điểm trái ngược với giáo huấn truyền thống và giáo huấn chính thức của Giáo Hội.[1]

Vấn đề TRỢ TỬ...

Từ xưa đến nay, các ngành y khoa, luật pháp, luân lý, đạo lý đều bảo vệ mạng sống con người. Các giới bác sĩ, y tá, luật sư, triết gia, tu sĩ đều tranh đấu cho việc bảo vệ tôn trọng sự sống con người từ lúc phôi thai cho đến giây phút cuối đời.

Tuesday, February 4, 2014

GIÁ TRỊ của SỰ CẦU NGUYỆN

Bạn là người tin có Thiên Chúa. Vậy khi bạn đau ốm mà chỉ cầu khẩn suông thì có được Chúa cho khỏi bệnh không? Hoặc khi bạn đói mà chỉ cầu nguyện thì Chúa có ban cho bạn cơm bánh không? Còn tôi, tôi chẳng cần phải tin có Chúa hay thần Phật nào cả, thế mà tôi đâu có thua gì bạn? Khi đau ốm, tôi chẳng cần cầu xin ai, mà chỉ cần uống thuốc cũng khỏi. Khi đói tôi cũng chẳng cầu khấn ai mà chỉ cần làm việc là có ăn. Như vậy, tin thờ Thiên Chúa là hành động vô ích và ngu ngốc.

Hơn nữa, cầu xin Thiên Chúa ban ơn phúc còn là một thái độ nô lệ, mất tự do, bị vong thân, và mất quyền làm chủ đời mình.

Monday, February 3, 2014

TUỔI CAO NIÊN: Thách Đố Và Ân Sủng

Lm. Dom. Đinh Viết Tiên, OP.
Nguồn: Đa Minh Việt Nam

Trời đã vào xuân, người trẻ thì hân hoan đón nhận tuổi mới; người già lại thấy mình già đi một tuổi. Thân phận đời người, nhất là những người sống đời dâng hiến được sánh ví như cây nến lòng chiều, có toả sáng có sưởi ấm nhưng phải chấp nhận hao mòn.
Thân nến hình hài đang sám hối,
Thiêu cùng nếp cũ tháng ngày qua.
Đời lên lửa mới, vui chờ đợi
Tạ lễ hy sinh mấy chẳng vừa.
(Giêrêmi Trương Đình Hoè, OFM)