Sunday, March 30, 2014

Những thắc mắc và đáp án về Nước Trời

Phàm điều gì hoặc cái gì được biết rõ thì người ta mới mơ ước, khao khát. Thế nhưng không ai biết gì về Nước Trời, vậy mà ai cũng mơ ước cháy lòng. Lạ thật!

Chỉ có ba môn đệ được “nếm thử” hạnh phúc Nước Trời khi Chúa Giêsu cho họ thấy Ngài biến hình, rồi đàm đạo với ông Mô-sê và ông Ê-li-a (Mt 17: 1-8; Mc 9:2-8; Lc 9:28-36), và một vài vị thánh cũng được thị kiến về Thiên Đàng. Còn chúng ta hoàn toàn mù tịt.

Kinh thánh giúp chúng ta nhận biết Nước Trời.

Trên Nước Trời, chúng ta có kết hôn?
Chúa Giêsu nói: “Trong ngày sống lại, người ta chẳng lấy vợ lấy chồng, nhưng sẽ giống như các thiên thần trên trời” (Mt 22:30). Mối liên kết hôn nhân là “hình bóng” của Chúa Giêsu và Giáo hội lữ hành. Trên trời không còn hôn nhân như phàm nhân nữa.

Trên Nước Trời, chúng ta có thân xác?
Thánh Phaolô nói: “Quê hương chúng ta ở trên trời, và chúng ta nóng lòng mong đợi Đức Giê-su Ki-tô từ trời đến cứu chúng ta. Người có quyền năng khắc phục muôn loài, và sẽ dùng quyền năng ấy mà biến đổi thân xác yếu hèn của chúng ta nên giống thân xác vinh hiển của Người” (Pl 3:20-21).

Trên Nước Trời, có âm nhạc?
Có loại âm nhạc khác, không giống như nhạc thế gian. Kinh thánh có những chỗ nói tới âm nhạc. Khi Chúa Giêsu giáng sinh, các thiên thần đồng ca: “Vinh danh Thiên Chúa trên trời, bình an dưới thế cho loài người Chúa thương” (Lc 2:14). Sách Khải Huyền cũng cho biết rằng người ta đồng ca “Bài Ca Mới” (x. Kh 5:9-13).

Thursday, March 27, 2014

GIỜ KINH TỐI trong GIA ĐÌNH (III)


Chúng ta đã tìm hiểu về những khuyết điểm của giờ kinh tối trong gia đình. Và từ những khuyết điểm ấy chúng ta phải canh tân, phải đổi mới như thế nào?



VỀ HÌNH THỨC
Trước hết chương trình phải sinh động và đầy đủ những điểm chính yếu như: cầu nguyện chung bằng kinh đọc, cầu nguyện riêng bằng những lời tự phát. Nghe và suy niệm lời Chúa, để rồi áp dụng trong đời sống cụ thể hằng ngày. Lần hạt mân côi.

Tiếp đến, thời gian phải thuận tiện để mọi người có thể tham dự đầy đủ, đừng quá sớm vì nhiều người còn vắng mặt và cũng đừng quá muộm để tránh tình trạng uể oải buồn ngủ. Đồng thời, đừng quá lâu, đừng quá kéo dài vì không thích hợp với tâm lý tuổi trẻ.

Thời gian thuận tiện nhất, đó là vào khoảng từ tám đến chín giờ tối. Và kéo từ mười lăm đến hai mươi phút là cùng. Kế đó, người lớn có thể đọc thêm, một cách riêng tư, bao lâu tùy ý.

Sau cùng là địa điểm. Nên tổ chức đọc kinh tối trước bàn thờ trong gia đình cho thật ấm cúng.

Tới đây chúng ta hãy thử nhìn lại chiếc bàn thờ trong gia đình, xem nó như thế nào?

GIỜ KINH TỐI trong GIA ĐÌNH (II)

VÀO ĐỀ
Lần trước, chúng ta đã nói tới bầu khí đạo đức trong gia đình và những ưu điểm của giờ kinh tối nơi người tín hữu Việt Nam. Lần này, chúng ta sẽ nói đến những khuyết điểm. Thế nhưng, trước khi đề cập tới những khuyết điểm, tôi xin kể lại một câu chuyện để vào đề.

Có một ông bố vợ, trong ngày cưới đã gặp chàng rể, trao cho anh ta một phong thư và nói: Đây là tiền hồi môn của con gái tôi.

Chàng rể về nhà, hớn hở mở phong thư, thế nhưng trong đó chỉ có một tờ giấy ghi những hàng chữ như sau:

- Chịu khó làm việc trị giá 100.000 đồng
- Sạch sẽ và làm bếp giỏi trị giá 100.000 đồng
- Không ăn quà vặt và không chạy theo thời trang trị giá 100.000 đồng.
- Tế nhị, dịu hiền và không bép xép chuyện của người khác trị giá 100.000 đồng.
- Đạo đức và sốt sắng trị giá 500.000 đồng.
- Cùng với số tiền mặt 100.000 đồng
- Tổng cộng hết thảy là một triệu đồng.

Ông bố vợ đã có một cái nhìn sâu sắc và đánh giá đúng mức khi cho rằng: tinh thần đạo đức là điều quan trọng trong công việc xây dựng hạnh phúc gia đình.

GIỜ KINH TỐI trong GIA ĐÌNH (I)


BẦU KHÍ ĐẠO ĐỨC
Tôi xin bắt đầu bằng một mẩu chuyện như sau. Có một anh chàng đến hỏi ý kiến cha sở về người yêu của mình. Cha sở bảo anh ta kê khai lý lịch:
- Cô ấy là người như thế nào?
Anh ta thưa lại:
- Nàng là con một ông trùm trong giáo xứ.

Cha sở lấy miếng giấy ghi một con số không vào đó.

Anh ta nói tiếp:
- Nàng ăn nói rất là có duyên cứ ngọt như mía lùi.
Lại một con số không trên mảnh giấy trắng. Anh ta vẫn không thất vọng và nói:
- Nàng đẹp ghê lắm… đẹp quỉ khóc thần sầu luôn.

Lại một con số không trên mảnh giấy trắng. Anh vẫn không thất vọng và nói:
- Nàng làm món nhậu thì thật tuyện vời, khỏi chê …

Lại một con số không nữa trên mảnh giấy trắng. Anh ta vội vã nói tiếp:
- Nàng hát rất hay, hình như có một dạo ở trong ca đoàn xứ.

Lại một con số không nữa trên mảnh giấy trắng. Anh ta suy nghĩ một lúc rôi ngâp ngừng thưa:
-Nàng đi buôn hết sẩy, chuyến nào trót lọt chuyến ấy.

Lại một con số không trên mảnh giấy trắng. Yêu lặng một lúc chàng khẽ nói:
- Suýt nữa thì con quên, nàng còn là một người đạo đức.

Cha sở bèn ghi thêm con số một vào trước những con số không và nói:
- Hãy cưới cô ấy mau lên, vì với tinh thần đạo đức, cô ấy sẽ là một tấm vé số độc đắc đấy.
--------------------------------------
Cha sở đã có một cái nhìn sâu sắc và đánh giá đúng mức khi cho rằng tinh thần đạo đức nơi mỗi cá nhân là một điều kiện quan trọng trong việc xây dựng hạnh phúc gia đình.

Wednesday, March 12, 2014

ĐỨC THÁNH GIUSE LÌA TRẦN

Đoạn văn sau đây trích nguyên văn lời Đức Mẹ mạc khải cho Thánh Nữ Agreda trong “Thần Đô Huyền Nhiệm”. Sách đã nhiều lần được Tòa Thánh công nhận. (Trích từ trang 108-113).

 Cuộc đời Mẹ cũng gương mẫu cho cuộc đời chúng con, cũng vương vấn buồn sầu. Thánh Cả Giuse tuổi chưa cao, nhưng đời vất vả. Khó nhọc đã làm Người suy kiệt sớm. Mẹ xin Thánh Cả nghỉ, hưu dưỡng để Mẹ làm việc thay mà nuôi Gia Đình. Thánh Giuse phải hàng phục lời xin và đem đồ nghề tặng cho các bạn thợ nghèo.

Trong suốt 8 năm đằng đẵng, Thánh Cả bị đóng đanh vì nhiều bịnh tật hành hạ, nào là nóng lạnh cao độ, nhức đầu như búa giáng, phong thấp cấp tính, đau buốt khắp thân mình. . .một đau khổ ngọt ngào nhưng kịch liệt là lòng Kính Mến Chúa thiêu đốt tâm hồn Người.

Mẹ bắt đầu làm việc nhiều hơn trước, đôi khi thức trắng đêm. (Suốt đời Mẹ vẫn thức từ 0 giờ đến nửa đêm cầu nguyện đến sáng). Mẹ chuyên về kéo sợi và len. Mẹ thích sống âm thầm nên nhờ người láng giềng đạo đức đem sợi đi bán và mua những thứ cần thiết về giúp Mẹ. Thiên Chúa muốn treo gương cần lao của Thánh Gia và cũng không muốn Mẹ mất công phúc giữa đời sống vật chất.

Thánh Giuse,
Vị thánh khiêm nhường và bác ái



 Thánh Frances de Sales viết rằng: “Thật không cần thiết để luôn luôn lúc nào cũng chăm chú đến tất cả mọi nhân đức để diễn tập; có thể làm gãy gập và lúng túng ý tưởng và cảm giác của bạn rất nhiều. Khiêm tốn và bác ái là những sợi dây chủ chốt; tất cả các nhân đức khác đều gắn liền vào. Chúng ta chỉ cần nắm giữ hai sợi dây này: một ở dưới đáy và một ở trên đỉnh. Sự đứng vững của tòa nhà tùy thuộc vào móng và mái của nó. Chỉ cần tập trung tâm hồn để diễn tập hai nhân đức này chúng ta sẽ không bị khó khăn đối với các nhân đức khác. Đây là những nhân đức mẹ và những nhân đức khác theo sau giống như gà con theo gà mẹ”. Dường như hầu hết các thánh của Giáo hội đều chuyển tải hai nhân đức chủ chốt này, nhưng vượt trội hơn cả phải nói đến vị đại thánh đáng kính và đáng yêu của chúng ta là thánh cả Giuse.

ÔNG THÁNH DISMAS, 

người TRỘM LÀNH

Có lẽ ít người biết ngày 25-3 là lễ Thánh Dismas (cũng viết là Dimas), trùng với lễ Truyền Tin. Thánh Dismas là ai? Đó là tướng cướp cùng bị đóng đinh với Chúa Giêsu trên Đồi Sọ, người được nhắc tới trong Phúc Âm theo Thánh Luca, và là người đã xin Chúa Giêsu nhớ đến mình khi Ngài về Nước của Ngài (Thiên đàng), trái ngược với tên trộm cùng bị đóng đinh nhưng không ăn năn sám hối, tên này lại còn cả gan thách thức Chúa Giêsu nữa. Gọi là tên trộm cho “dễ nghe” thôi, thật ra phải nói là tên cướp mới đúng.

Có hai người cùng bị đóng đinh với Chúa Giêsu, một bên phải và một bên trái (Mt 27:38, Mc 15:27-28, 32, Lc 23:33, Ga 19:18), điều mà Thánh sử Mác-cô nói là ứng nghiệm lời của ngôn sứ Isaia (Is 53:12). Theo Thánh sử Mát-thêu và Mác-cô, cả hai tên trộm đều mỉa mai Chúa Giêsu (Mt 27:44, Mc 15:32).


.

Noi gương Thánh Giuse

SỐNG NĂM NHÂN ĐỨC

Nhân, Nghĩa, Lễ, Trí, Tín
Chúng ta đang ở trong tháng Thánh Giuse. Thánh Giuse là quan thày của Giáo Hội Hoàn Vũ, của Giáo Hội Việt Nam và của Giáo Xứ chúng ta. Tôi muốn cùng quý độc giả tìm học những nhân đức sống đạo trong gia đình của Ngài. Mà vì, chúng ta thuộc gia đình Việt Nam, sống đạo lý tam cương ngũ thường, nên tôi ước mong chúng ta nhìn ngắm Thánh Giuse qua các nhân đức Nhân, Nghĩa, Lễ, Trí, Tín, tức là những nhân đức thuộc Ngũ Thường trong nền đạo lý và luân lý cổ truyền của Việt Nam. Chúng ta lần lượt trình bày vắn gọn về mỗi nhân đức

THƯ GỞI THÁNH GIUSE

Cha Thánh Giuse kính mến,

Con mới đọc được câu chuyện này trên mạng, thấy hay hay, con kể lại cho cha nghe nhé.
Cha Gioan Tauler, là một linh mục đạo đức luôn cầu xin để gặp được người chỉ cho biết thiên đàng ở đâu. Một ngày kia, có tiếng lương tâm giục ngài ra trước cửa nhà thờ để gặp vị quân sư đó. Nhìn trước nhìn sau, cha chẳng thấy ai, ngoại trừ một người ăn mày, quần áo rách rưới, mặt mũi bẩn thỉu, hôi thối.

Cha đến gần chào người hành khất:”Chào ông, chúc ông may mắn.”

Người ăn mày thản nhiên trả lời:”Chào cha, tôi có bị rủi ro bao giờ đâu!”
- Vậy thì xin Thiên Chúa ban cho ông mọi điều sung sướng.
- Ồ, thưa cha, đời tôi chưa bao giờ thấy khổ cả!

Rất ngạc nhiên về cách nói năng của người này, cha Tauler hỏi tiếp:”Nếu Chúa bắt ông xuống hỏa ngục, ông có buồn khổ không?”

Người hành khất trả lời không cần suy nghĩ:”Nếu Chúa làm như vậy thì tôi sẽ ôm ghì lấy Chúa và đưa Chúa xuống hỏa ngục luôn. Tôi thà ở hỏa ngục với Chúa còn hơn ở Thiên Đàng mà không có Ngài”.

Monday, March 10, 2014

Phép lạ Thánh Thể Lanciano



Thánh Tích Phép Lạ Thánh Thể tại Lanciano

XEM YOUTUBE
https://www.youtube.com/watch?v=6PJ8BORx1p8

Saturday, March 8, 2014

Mùa Chay - Tuần Thánh - Những tập tục và truyền thống

Mùa Chay là mùa “nhập hạ”, mùa tịnh tâm của Giáo Hội. Mùa Chay bắt đầu khoảng một tháng rưỡi sau Mùa Giáng Sinh. Đây là một cuộc tĩnh tâm thường niên, cuộc canh tân tinh thần để đón mừng mầu nhiệm nền tảng nhất của Kitô giáo: Chúa Giêsu được Phục Sinh từ cõi chết và hôm nay Ngài đang là Đấng Kitô, Chúa chúng ta. Vì thế, nếu không hướng tới Lễ Phục Sinh, tới cuộc sống mới, Mùa Chay sẽ mất ý nghĩa. Từ những thế kỷ đầu, Kitô giáo đã hình thành nhiều tập tục, truyền thống sống động về Mùa Chay để thể hiện những ý nghĩa chính yếu này:
1. Mầu nhiệm Khổ Nạn của Chúa Giêsu.
2. Mầu nhiệm Khổ Nạn và Phục Sinh đối với người sửa soạn lãnh Phép Rửa.
3. Cuộc hoán cải trong đức tin.

Tuesday, March 4, 2014

Xé tâm hồn

(Thứ Tư Lễ Tro)
 
Lời Chúa hôm nay dùng cho cả chu kỳ phụng vụ: năm A, năm B và năm C, nghĩa là chúng ta đã từng nghe nhiều lần, ít nhất mỗi năm một lần, tức là gần bằng tuổi đời mỗi người. Ví dụ: Nếu bạn 40 tuổi thì bạn đã nghe khoảng 35 lần, trừ 5 năm còn nhỏ. Quả thật, tỷ lệ số lần được nhắc nhở “hãy xé lòng” và “đừng giả hình” không hề nhỏ so với số tuổi – dù ở bất kỳ độ tuổi nào.

Đó là hai dạng mệnh lệnh cách. Một là mệnh-lệnh-cách-xác-định và một là mệnh-lệnh-cách-phủ-định.

Sunday, March 2, 2014


LỊCH SỬ TÔN KÍNH THÁNH GIUSE

1. Thời kỳ phôi thai
Sự tôn kính Thánh Giuse có căn bản trong Phúc Âm, nhưng đã phát triển từ từ, khác nào hạt giống lâu năm mới thành cây cao bóng cả, che rợp cảnh vườn Giáo Hội.

Giêsu-Maria-Giuse, ba Ðấng liên kết chặt chẽ với nhau theo mối quan hệ gia đình hết sức tự nhiên. Không thể nghĩ tới Con, tới Mẹ mà lại không nghĩ tới Cha được.

Ngay từ những thế kỷ đầu, Giáo Hội đã công khai thờ kính Chúa Giêsu, Ðức Mẹ và các Thánh Tử Ðạo, còn Thánh Giuse, cứ theo các di tích sử, thì xem ra ít được chú trọng. Là vì ban sơ, Giáo Hội đang cần củng cố Thiên tính của Chúa Giêsu và sự đồng trinh của Mẹ Ngài. Lại cũng cần khuyến khích đức tin giáo hữu trong cơn bắt bớ bằng việc tôn kính các anh hùng tử đạo.

Bởi thế, về địa vị Thánh Giuse, Chúa Quan Phòng còn muốn để lu mờ, cho các tín điều kia được nổi bật và in sâu trước đã. Tuy nhiên, có nhiều Giáo phụ thời đó như Gioan Kim Khẩu, Giêrônimô, Augustinô đã nhiệt liệt ca ngợi quyền cao chức trọng của Thánh Giuse trong bài giảng và văn phẩm của các ngài.