Tìm hiểu: Tại sao Tân Phúc-Âm-hoá?
Toàn thể Giáo hội hôm nay đang tập trung quan tâm đến Tân Phúc-Âm-hóa. Năm 2010 Đức Bênêđictô XVI lập Hội Đồng Tòa Thánh lo thúc đẩy việc Tân Phúc-Âm-hóa, đến năm 2012 ngài họp Thượng Hội đồng Giám mục thế giới khóa 13 bàn về đề tài “Tân Phúc-Âm-hóa để thông truyền Đức tin Kitô giáo”. Vì thế ta sẽ cố gắng tìm hiểu một lần đến nơi đến chốn, để cảm thông với Giáo hội và góp phần vào việc Tân Phúc-Âm-hóa. Ta sẽ tìm hiểu về ý nghĩa mỗi chữ rồi đến ý nghĩa các cụm từ.
1. Ý nghĩa mỗi chữ
Trong
tập Bài giảng Chúa Nhật của Tòa Tổng Giám Mục Sài Gòn, tháng 2-2013,
mục “Mỗi tháng một từ”, linh mục Huỳnh Trụ đã có bài viết nghiên cứu đầy
đủ; ở đây chỉ tóm tắt những gì cốt yếu giúp ta hiểu thôi.
– Nghĩa chữ “Tân”: Tân có 12 chữ Hán, nghĩa chính là: “mới”, thay đổi cho mới, những cái mới, những gì mới xuất hiện.
– Nghĩa chữ “Phúc”:
Phúc có 9 chữ Hán, nghĩa chính là: những sự tốt lành, điều may, những
điều tốt đẹp trời đất ban để thỏa mãn nguyện vọng của con người.
– Nghĩa chữ “Âm”: Âm có 11 chữ Hán, nghĩa chính là tiếng phát ra bởi vật thể bị chấn động, tin tức.
– Nghĩa chữ “Hóa”:
Hóa có 2 chữ Hán, nghĩa chính là dạy, giáo dục, thay đổi, biến chất.
Nếu đặt sau danh từ hay tĩnh từ thì có nghĩa là chuyển biến trạng thái
hay tính chất của vật, làm cho trở thành, biến thành, làm cho thấm
nhuần.
Trong
cụm từ Tân Phúc-Âm-hóa phải lưu ý phân biệt, nếu coi Tân là bổ nghĩa
cho Phúc-Âm-hóa thì mới hiểu được là việc hay công cuộc Phúc-Âm-hóa được
đổi mới, canh tân. Nếu coi Tân chỉ bổ nghĩa cho Phúc Âm mà thôi thì sẽ
là Phúc Âm mới: ta nghĩ xem có Phúc Âm mới không, nếu có thì nó thế nào?
Ta phải nắm vững ngay rằng không bao giờ có Phúc Âm mới, vì chỉ có một
Phúc Âm duy nhất mà Đức Giêsu Kitô đem đến cho mọi người “Đức Giêsu Kitô
hôm qua, hôm nay và mãi mãi là một” (Dt,13,8). Ta sẽ tiếp tục tìm hiểu ý
nghĩa các cụm từ.
2. Phúc Âm
Phúc Âm hay Tin Mừng là cụm từ dịch tiếng Hi Lạp euaggelion nghĩa
là tin vui thắng trận. Thời trước đây quen gọi là Evan: đọc Evan, sách
Evan. Sau mới dịch là Phúc Âm. Linh mục Phan Tấn Thành cho biết: “Hồi
còn nhỏ cách đây 60 năm khi đi lễ Chúa Nhật tôi được nghe đọc sách Evan.
Khi đi tu cách đây 55 năm tôi được nghe đọc sách Phúc Âm”. Từ thập niêm
60, chữ Phúc Âm được phổ biến khắp Việt Nam:
sách Phúc Âm, rao giảng Phúc Âm, các lời khuyên Phúc Âm. Sang thập niên
90, thấy từ Tin Mừng dần dần xuất hiện trong Thánh đường, rồi trong
sách vở (xem Hiệp Thông số 73 tháng 11 & 12). Có người đoán
rằng Phúc Âm là tiếng Hán, được dùng từ thời các cố, các cụ già xưa,
người bình dân sau này khó hiểu; còn Tin Mừng là tiếng Nôm, tiếng Việt
dễ hiểu, gần với tin lành, tin vui, như tin trúng số, tin thi đậu...
Tuy nhiên, theo linh mục Huỳnh Trụ thì Tin Mừng chỉ có nội dung đơn giản (tin chiến thắng, tin vui, tin lành) còn Phúc Âm thì có nội dung rất phong phú, sâu sắc, bao hàm nhiều điều tốt đẹp may mắn trời đất cho, để con người được thỏa mãn mơ ước của mình, lại gần với triết lý và văn hóa Đông Phương, có Ngũ Phúc hay Phúc Lộc Thọ, nhất là có thể hội nhập với giáo lý Kitô giáo. Từ Phúc Âm có nghĩa tuyệt vời như vậy, tại sao lại thích từ mới là Tin Mừng, chỉ gợi ra ý nghĩa hạn hẹp nghèo nàn. Vì thế trong bài này tôi sẽ dùng Phúc Âm thay Tin Mừng, mặc dầu rất nhiều tài liệu vẫn dùng cả Phúc Âm và Tin Mừng lẫn lộn (nhưng không thấy dùng “những lời khuyên Tin Mừng” và cũng không thấy dùng “Tân Tin Mừng hóa”). Bây giờ ta tìm hiểu ý nghĩa cụm từ Phúc Âm. Cụm từ Phúc Âm bao hàm một nội dung rất gần gũi với đức tin Kitô giáo, có thể hiểu cụm từ này theo 3 nghĩa:
Tuy nhiên, theo linh mục Huỳnh Trụ thì Tin Mừng chỉ có nội dung đơn giản (tin chiến thắng, tin vui, tin lành) còn Phúc Âm thì có nội dung rất phong phú, sâu sắc, bao hàm nhiều điều tốt đẹp may mắn trời đất cho, để con người được thỏa mãn mơ ước của mình, lại gần với triết lý và văn hóa Đông Phương, có Ngũ Phúc hay Phúc Lộc Thọ, nhất là có thể hội nhập với giáo lý Kitô giáo. Từ Phúc Âm có nghĩa tuyệt vời như vậy, tại sao lại thích từ mới là Tin Mừng, chỉ gợi ra ý nghĩa hạn hẹp nghèo nàn. Vì thế trong bài này tôi sẽ dùng Phúc Âm thay Tin Mừng, mặc dầu rất nhiều tài liệu vẫn dùng cả Phúc Âm và Tin Mừng lẫn lộn (nhưng không thấy dùng “những lời khuyên Tin Mừng” và cũng không thấy dùng “Tân Tin Mừng hóa”). Bây giờ ta tìm hiểu ý nghĩa cụm từ Phúc Âm. Cụm từ Phúc Âm bao hàm một nội dung rất gần gũi với đức tin Kitô giáo, có thể hiểu cụm từ này theo 3 nghĩa:
– Phúc Âm của Đức Kitô (có từ đầu thế kỷ I)
– Phúc Âm về Đức Giêsu Kitô (có từ giữa thế kỷ I)
– Phúc Âm là sách ghi chép về cuộc đời và giáo huấn của Đức Giêsu Kitô (có từ thế kỷ II)
2.1 Phúc Âm của Đức Kitô:
là tin đem lại hạnh phúc do chính Đức Giêsu Kitô là Con Đức Chúa Cha
được cử đến trần gian, để báo cho mọi người biết rằng: Thiên Chúa Ba
Ngôi vì tình yêu đã sáng tạo vũ trụ và con người, chia sẻ hạnh phúc cho
con người. Nhưng con người nghe ma quỷ cám dỗ không muốn vâng phục Thiên
Chúa rồi sa ngã trong tội lỗi, đau khổ triền miên. Thiên Chúa vẫn
thương, đã cử Đức Giêsu Kitô đến trần gian, không những để báo tin Thiên Chúa sẽ cứu rỗi, và còn trao cho Đức Giêsu Kitô sứ vụ cứu rỗi bằng hiến mạng sống cứu chuộc tội lỗi loài người, để quy tụ tất cả mọi vật mọi người về hưởng hạnh phúc trong nước Thiên Chúa (Sách Giáo Lý Hội Thánh Công Giáo,
số 516-518). Như thế nội dung của Phúc Âm của Đức Giêsu Kitô là: Thiên
Chúa yêu thương con người đã cứu rỗi và cứu chuộc con người. Và lịch sử
Giáo hội là lịch sử việc Đức Giêsu Kitô loan báo Phúc Âm và thiết lập
Nước Thiên Chúa ở trần gian, đem lại hạnh phúc thật cho con người. Muốn
hiểu đúng và sâu nội dung này ta cần tìm hiểu hai từ then chốt là cứu
rỗi và cứu chuộc.
Cứu rỗi và cứu chuộc đều là chữ Nôm, tiếng của nhà đạo, các tôn giáo khác như Khổng, Phật, Lão giáo không dùng. Cứu rỗi là kéo ra khỏi sự dữ, sự hư mất do tội lỗi, và phục hồi sự toàn vẹn. Cứu chuộc là
giải thoát bằng chuộc lại, tìm cách lấy lại cái mình đã làm mất, hoặc
đền bù để khỏi bị phạt. Cứu rỗi có nghĩa chung là cứu vớt linh hồn, còn
cứu chuộc là cứu rỗi bao gồm việc phải trả giá. Vì thế Thiên Chúa và Đức
Giêsu Kitô cứu rỗi, nhưng chỉ mình Đức Giêsu Kitô cứu chuộc. Hai từ này
có nghĩa sâu sắc diễn tả đầy đủ rõ ràng công trình cứu rỗi của Thiên
Chúa.Thế mà gần đây có nhiều người coi cứu rỗi cứu chuộc là tiếng nôm
cổ, do các cố các cụ đặt ra, và thay bằng cứu độ, lấy cớ là tiếng mới,
ngắn gọn, nhiều người dùng. Thực ra, theo linh mục Huỳnh Trụ, cứu độ là
từ Hán Việt, bên Phật Giáo thường dùng, có nghĩa là cứu giúp như đưa qua
từ bờ mê sang bờ ngộ, không bao hàm trọn vẹn ý nghĩa cứu rỗi và cứu
chuộc mà chỉ có Thiên Chúa mới làm được. Vì thế không nên chọn cái tưởng
là mới là hay mà chỉ có ý nghĩa hạn hẹp chung chung, để bỏ hai từ then
chốt trong Kitô giáo (xem Tìm hiểu từ vựng Công giáocủa linh mục Huỳnh Trụ).
2.2 Phúc Âm về Đức Giêsu Kitô, là lời rao giảng của các tông đồ và môn đệ về Đức Giêsu Kitô và ơn cứu rỗi cứu chuộcdo Người mang đến, nghĩa là bao gồm Phúc Âm của Đức Giêsu Kitô như
vừa kể ở trên đồng thời cả cuộc đời Đức Giêsu Kitô từ khi giáng sinh,
sống ở Nadarét, đi giảng Phúc Âm, chịu tử hình thập giá, sống lại và về
trời, sống với Chúa Cha, với Chúa Thánh Thần và với mọi người.
2.3 Phúc Âm là những sách ghi
chép lại cuộc đời và giáo huấn của Đức Giêsu Kitô. Ta biết việc Đức
Giêsu Kitô sống trên trần gian không có ai ghi chép lại, nhưng các tông
đồ và các môn đệ sống chung với Người đã ghi nhớ tất cả và loan báo
truyền thông cho mọi người. Khi các ngài về già, một số môn đệ đã thu
thập những gì được truyền miệng để ghi chép lại thành sách, truyền miệng
bằng tiếng Aram và Hi Lạp, còn sách thì trước hết là sách Phúc Âm theo
Thánh Maccô, rồi đến Phúc Âm theo Thánh Matthêu, Phúc Âm theo Thánh
Luca, sau hết là Phúc Âm theo Thánh Gioan, viết bằng tiếng Hi Lạp.
Tóm
lại Phúc Âm của Đức Giêsu Kitô và các sách Phúc Âm làm thành nền tảng
duy nhất không thể thay đổi để Giáo hội loan báo cho mọi người khắp thế
giới cho đến khi Đức Giêsu Kitô lại đến, bởi vì Đức Giêsu Kitô vừa là
Phúc Âm vừa là người loan báo Phúc Âm của Thiên Chúa vốn đã được loan
báo trong lịch sử Israel qua các ngôn sứ, và được hứa trong Kinh Thánh,
Đức Giêsu Kitô là tâm điểm của Phúc Âm, là người đầu tiên và vĩ đại nhất
của việc Phúc-Âm-hóa: Phúc Âm của Người và chính Người là một.
3. Phúc-Âm-hóa
Phúc-Âm-hóa
là cụm từ dịch tiếng La tinh (evangelisatio), xuất hiện từ thế kỷ XIX
bên Âu Châu, được Công đồng Vatican II sử dụng, với ý nghĩa là loan báo,
truyền giảng, đem Phúc Âm đến cho tất cả mọi tầng lớp nhân loại, để nhờ
ảnh hưởng của Phúc Âm biến đổi nhân loại từ bên trong, và làm cho nhân
loại nên mới (xem Tông huấn Loan Báo Phúc Âm của Đức Phaolô VI).
Nói cách khác, đó là hoạt động đem các giá trị Phúc Âm thấm nhuần vào
các thực tại trần thế như men trong bột, để biến đổi mọi sự cho phù hợp
với tinh thần Phúc Âm. Nếu đến thế kỷ XIX mới dùng cụm từ này với ý
nghĩa vừa kể, thì từ thời Đức Giêsu Kitô và các tông đồ cho đến thế kỷ
XIX có Phúc-Âm-hóa không? Chắc chắn là có, và Đức Giêsu Kitô cũng như
các tông đồ đã Phúc-Âm-hóa một cách tuyệt vời, chỉ chưa được gọi bằng
cụm từ Phúc-Âm-hóa mà thôi. Hơn nữa việc Phúc-Âm-hóa của Đức Giêsu Kitô
và các tông đồ còn là nền tảng, là mẫu mực cho mọi cuộc Phúc-Âm-hóa của
Giáo hội cho đến ngày Đức Giêsu Kitô lại đến. Ta cần nắm vững việc
Phúc-Âm-hóa này để có thể hiểu một cách dễ dàng tại sao lại phải Tân
Phúc-Âm-hóa ngày nay.
3.1 Việc Phúc-Âm-hóa của Đức Giêsu Kitô. Đức Giêsu Kitô đã Phúc-Âm-hóa bằng cách nào, cho ai, ở đâu và kết quả ra sao?
a/ Phúc-Âm-hóa bằng dùng ngôn ngữ bình dân (tiếng Aram),
dễ hiểu, với các dụ ngôn rút ra từ các chuyện trong đời thường, vừa đơn
sơ dễ hiểu, vừa thâm thúy sâu sắc, để loan báo Phúc Âm cho mọi người.
b/ Phúc-Âm-hóa bằng toàn bộ đời sống của Người (từ khi sinh ra đến khi chịu chết, sống lại, về trời) đối với Thiên Chúa và mọi người:
– Với Thiên Chúa:
người luôn hiệp thông trong vâng phục hoàn toàn ý Chúa Cha, luôn liên
hợp với Chúa Thánh Thần để cùng hoạt động cho Phúc Âm. Chính sự liên hợp
với Chúa Thánh Thần tạo nên cái mà nhà thần học Paul Tihon gọi là năng
động của Phúc Âm. Năng động là sức mạnh sống động có khả năng tác động
tích cực làm biến đổi thế giới chung quanh. Năng động của Phúc Âm là sức
mạnh sống động của Đức Giêsu Kitô liên hợp với Chúa Thánh Thần, giống
như ánh sáng, muối men có khả năng biến đổi, nhân văn hóa và siêu nhiên
hóa cả cá nhân lẫn xã hội (xem Paul Tihon, Pour libérer L’Evangile, trang 106).
– Với mọi người:
Chính nhờ năng động của Phúc Âm mà Đức Giêsu Kitô đi bước trước đến với
mọi người, ưu tiên cho người nghèo, bệnh tật, đau khổ, bị gạt ra bên lề
xã hội, để cảm thông, chia sẻ, chữa lành, phục vụ họ. Đức Giêsu Kitô
sống hiền lành, khiêm nhường, khó nghèo, không kỳ thị ai. Người còn tín
nhiệm chọn gọi một số người làm tông đồ, lập thành Giáo hội của Người để
cộng tác như bạn hữu của Người. Cuối cùng Người hiến thân chịu chết
trên thập giá như hiến tế cứu chuộc toàn thể nhân loại.
c/ Đức Giêsu Kitô đã Phúc-Âm-hóa người Do Thái là dân riêng của Thiên Chúa trước hết, nhưng cũng muốn Phúc-Âm-hóa tất cả mọi người mà Người gặp trên đất Palestin, những người có thiện cảm cũng như những người chống đối và thù nghịch.
d/ Kết quả việc Phúc-Âm-hóa của Người là
biến đổi nhiều người thành tông đồ, thành môn đệ trong Giáo hội Người,
tin theo Người và Phúc Âm của Người, sống theo lối sống của Người với
Thiên Chúa với mọi người, sẵn sàng sống chết để làm chứng về Người, và
tiếp nối sứ vụ Người trao cho. Nhưng quan trọng và cao quý hơn hết là
Đức Giêsu Kitô làm vinh danh Chúa Cha, cứu chuộc mọi người mọi vật sinh
ra trên trần, từ khởi thủy cho đến tận thế. Việc Phúc-Âm-hóa của Người
đã được ghi chép trong các sách Phúc Âm.
3.2 Việc Phúc-Âm-hóa của các tông đồ và môn đệ đầu tiên. Nhận huấn lệnh đi khắp thế giới để Phúc-Âm-hóa, các ngài Phúc-Âm-hóa thế nào, cho ai, ở đâu và kết quả thế nào?
a/ Các ngài Phúc-Âm-hóa bằng loan báo Phúc Âm của Đức Giêsu Kitô cùng với Phúc Âm về Đức Giêsu Kitô nghĩa là gồm cả cuộc đời của Đức Giêsu Kitô trên trần gian. Phúc-Âm-hóa bằng can đảm mạnh dạn đi loan bao Phúc Âm cho muôn dân,
biến đổi họ thành môn đệ Đức Giêsu Kitô. Nhờ năng động do Thánh Thần
của Đức Giêsu Kitô ban cho, các ngài tìm lời lẽ thích hợp với dân chúng
để họ dễ hiểu, hội nhập Phúc Âm vào văn hóa của họ như diễn từ của Thánh
Phaolô ở Athen (Cv 17,22-32 ). Lúc đầu dùng tiếng Aram, về sau ghi chép
lời giảng thành sách Phúc Âm, rồi còn ghi chép công việc Phúc-Âm-hóa
của các ngài trong sách Công vụ các tông đồ và trong các thư gửi các
giáo đoàn.
b) Phúc-Âm-hóa bằng chính đời sống noi gương Đức Giêsu Kitô để - sống với Thiên Chúa, cùng nhau chuyên cần cầu nguyện, siêng năng tham dự lễ bẻ bánh, ca tụng Thiên Chúa (Cv 2, 42.47) - sống với mọi người theo
lối sống của Đức Giêsu Kitô, hòa nhập với mọi người, luôn hiệp thông
với nhau, để của chung rồi chia sẻ cho nhau tùy theo nhu cầu (Cv 2,42-44
) với thái độ hiền lành, khiêm tốn, khó nghèo “sống
như Chúa Kitô sống trong mình” (Gl 2,20). Đến cuối đời hầu hết các ngài
đã tử vì đạo để làm chứng cho Phúc Âm và trở thành hạt giống trổ sinh
các Kitô hữu.
c) Phúc-Âm-hóa người Do Thái và cả những người không phải Do Thái như
Hi Lạp, Rôma hay các dân tộc khác ở đất Palestin. Các ngài tuyên xưng
đức tin trước giáo quyền Do Thái, dù bị cấm cách bách hại, và cũng làm
chứng về Phúc Âm cho cả các nhà cầm quyền Rôma dù bị cầm tù và phải tử
vì đạo.
d) Kết quả việc Phúc-Âm-hóa của
các ngài là biến đổi được nhiều người trở thành Kitô hữu (bạn của Đức
Giêsu Kitô) khiến cộng đoàn ở Giêrusalem mỗi ngày một đông. Khi bị cấm
cách, các ngài di tản đến các vùng chung quanh rồi lan tràn khắp đế quốc
Rôma để lập nên rất nhiều cộng đoàn Kitô hữu. Mặc dù việc Phúc-Âm-hóa
của các ngài bị giáo quyền Do Thái và nhà cầm quyền Rôma cấm đoán bách
hại, nhưng chính nhờ thế mà Phúc Âm được loan báo khắp đế quốc Rôma.
Việc Phúc-Âm-hóa này được ghi chép trong sách Công vụ các tông đồ, trong
các thư gửi các giáo đoàn và trong sách Khải huyền. Tất cả cùng với 4
sách Phúc Âm làm thành sách Tân ước, được viết bằng tiếng Hi Lạp, để mọi
người đã được nghe còn có thể đọc nữa.
3.3 Việc Phúc-Âm-hóa của Giáo hội.
Đức Giêsu Kitô khi ở trần gian đã Phúc-Âm-hóa trong 33 năm, sau đó các
tông đồ và môn đệ tiếp tục sứ vụ của Người để Phúc-Âm-hóa đến hết thế kỷ
I. Từ thế kỷ II Giáo hội Phúc-Âm-hóa cho đến ngày nay trong suốt 20 thế
kỷ, thời gian vừa dài vừa đầy những biến chuyển mới lạ, cần chia làm
nhìều thời kỳ để tìm hiểu thấu đáo hơn.
Xin chia ra 3 thời kỳ:
– Thời kỳ 1 từ thế kỷ II đến thế kỷ V
– Thời kỳ 2 từ thế kỷ V đến thế kỷ XV
– Thời kỳ 3 từ thế kỷ XV đến nay
- Thời kỳ 1, từ thế kỷ II đến thế kỷ V
Những ai chủ động trong việc Phúc-Âm-hóa, Phúc-Âm-hóa bằng cách nào, cho ai, ở đâu và kết quả như thế nào?
a/ Giáo Hội loan báo Phúc Âm do
sáng kiến của các cá nhân là môn đệ của các tông đồ đã được Phúc-Âm-hóa
và lãnh nhận năng động của Phúc Âm, để tiếp tục loan báo Phúc Âm của Đức Giêsu Kitô cùng với Phúc Âm về Đức Giêsu Kitô như
các tông đồ đã làm. Phúc Âm này được ghi chép thành sách (thế kỷ II) là
sách Tân Ước bằng tiếng Hi Lạp. Đến thế kỷ thứ IV, thánh Hiêrônymô lại
dịch sang tiếng Latinh để Kitô hữu Rôma có thể dùng. Giáo hội còn tóm
lược giáo lý trong Kinh Tin Kính, Lạy Cha, và trong các bí tích Rửa tội,
Thêm sức, Thánh Thể. Giáo hội tiếp xúc với mọi người tùy theo hoàn cảnh
sinh sống và nghề nghiệp. Đến thế kỷ thứ IV khi Giáo hội được tự do
hoạt động thì các mục tử tổ chức các khóa dự tòng, dạy giáo lý cho người xin vào đạo để khai tâm cho họ.
b/ Giáo hội Phúc-Âm-hóa bằng đời sống noi gương Đức Giêsu Kitô và các tông đồ, để: - đối với Chúa vẫn giữ truyền thống các tông đồ, là chuyên cần cầu nguyện, suy gẫm Phúc Âm, lãnh các bí tích, - đối với nhau và với mọi người là
luôn hiệp thông trong tình huynh đệ, chia sẻ cho nhau trong các cuộc
lạc quyên, cứu trợ (xem 2 Cr 8, 1-9,15), sống hiền lành, khiêm tốn, khó
nghèo và sẵn sàng làm chứng cho Phúc Âm bằng tử đạo như các Kitô hữu đi
trước.
c/ Giáo hội Phúc-Âm-hóa những người sống chung quanh cộng
đồng mình, người buôn bán hoặc làm nghề với mình, cả những nô lệ hoặc
địa chủ và công chức của đế quốc Rôma. Nhưng Giáo hội bắt đầu gặp các tà
giáo gây chia rẽ (xem sách Khải huyền đoạn 12 và 13).
d/ Kết quả:
Giáo hội có sách Phúc Âm bằng tiếng Hi Lạp cho người Hi Lạp, bằng tiếng
La tinh cho người Rôma để học Phúc Âm thường xuyên hơn, Giáo hội biết
hội nhập Phúc Âm vào văn hóa Hi Lạp Rôma, tổ chức cộng đoàn có Đức Giáo
Hoàng đầu tiên là Linô kế vị thánh Phêrô, các giám mục, linh mục, phó tế
hướng dẫn các Kitô hữu, có cơ chế để cử hành phụng vụ Thánh Thể. Nhất
là Giáo hội có các giám mục gương mẫu về thánh thiện và khôn ngoan, gọi
là các giáo phụ, dạy dỗ về Kinh Thánh, giáo lý, bảo vệ đức tin
chống các bè rối mới nổi lên, như Thánh Giustinô, Irênê, Augustinô… các
ngài là những nhà thần học đầu tiên. Điều đáng ghi nhớ là Giáo hội vẫn
đang sống như “Giáo hội hầm trú” vì trung thành với Phúc Âm, và đã có cả
trăm ngàn Kitô hữu tử vì đạo. Kết quả độc đáo hơn cả là Giáo hội đã Phúc-Âm-hóa được hoàng đế Rôma là
Constantinô, nên Giáo hội được tự do Phúc-Âm-hóa trên toàn đế quốc
Rôma, về sau hoàng đế Rôma còn chọn Kitô giáo làm quốc giáo. Nhưng các
bè rối nổi lên làm khó cho Giáo hội, đó là dấu hiệu cho thấy Phúc Âm bắt
đầu bị bóp méo sai lệch.
- Thời kỳ 2, từ thế kỷ V đến thế kỷ XV
Các
bè rối phát triển, Giáo hội phải họp Công đồng để giải quyết (Công đồng
Nixê và Ephêxô). Không còn được tử đạo, Kitô hữu chuyển sang lý tưởng
tu dòng (thánh Antôn tu rừng, thánh Bênêđictô). Các tu viện với các tu
sĩ đã trở nên những trung tâm nuôi dưỡng tinh thần Phúc Âm và văn hóa
trong các miền nông thôn. Trong khi đó nhiều quân mandi là di dân xâm
chiếm đế quốc Rôma đang chia rẽ, cuối cùng đế quốc Rôma sụp đổ. Giáo hội
đã Phúc-Âm-hóa trong thời kỳ này thế nào, bằng cách nào, cho ai, và kết
quả thế nào?
a/ Giáo hội luôn đứng vững để Phúc-Âm-hóa xã hội,
đang khi đế quốc Rôma sụp đổ dưới sức mạnh của quân mandi. Giáo hội nhờ
các mục tử sáng suốt, nhất là nhờ các tu viện có các tu sĩ sinh sống,
Giáo hội vẫn duy trì được truyền thống và năng động của Phúc Âm từ thời
các tông đồ để củng cố đức tin cho những người đã theo đạo, lấy Phúc Âm
để cảm hóa giáo dục và Phúc-Âm-hóa dân mandi, rồi còn mở rộng sang các
nước Âu châu. Vì dân mandi không biết tiếng Hi Lạp Latinh, lại theo đạo
tập thể nên không còn tổ chức các khóa dự tòng.
b/ Giáo hội Phúc-Âm-hóa bằng tổ chức đời sống với Chúa và với mọi người.
Giáo hội quy định những việc làm cụ thể với Thiên Chúa như đọc kinh
sáng trưa chiều (Kinh Truyền Tin), dự thánh lễ, ăn chay kiêng thịt, đi
hành hương, rước kiệu, học thuộc kinh Lạy Cha, kinh Tin Kính, kinh 10
điều răn ĐCT và 6 điều răn Hội thánh, kinh Tám mối Phúc thật, kinh
Thương người có 14 mối. Với mọi người Giáo hội tổ chức làm việc
từ thiện giúp cô nhi quả phụ, chia sẻ cứu trợ người nghèo, giáo dục binh
lính biết trừ gian diệt bạo, giáo dục người dân biết buôn bán hay lao
động theo lương tâm nghề nghiệp.
c/ Giáo hội Phúc-Âm-hóa mọi hạng người trong xã hội:
các Kitô hữu đạo gốc, các dự tòng, tân tòng, đa số là dân mandi không
biết chữ, các viên chức nhà nước, các người buôn bán và làm các nghề.
d/ Kết quả:
Trong mấy thế kỷ đầu từ thế kỷ V đến thế kỷ XIII, Giáo hội còn giữ được
truyền thống các tông đồ để Phúc-Âm-hóa, nhất là nhờ các tu viện và các
tu sĩ có mặt khắp nơi, đã cảm hóa và biến đổi con người cũng như xã
hội. Rồi khi Giáo hội tổ chức đời sống đối với Chúa, với nhau và với mọi
người bằng thực hành những việc làm cụ thể, rất thích hợp với đa số là
dân mandi thíếu học thức, thì việc Phúc-Âm-hóa phát triển rất mạnh đến
nỗi sang thế kỷ XII và XIII cả Âu châu trở thành một Thế giới Kitô giáo.
Tuy nhiên, sau khi Giáo hội hòa nhập với chế độ quân chủ phong kiến,
giáo sĩ được nhà nước cho hưởng lộc tiền bạc đất đai để xây cất nhà thờ
nhà xứ, nên sao nhãng việc Phúc-Âm-hóa; còn giáo dân không được giảng
dạy giáo lý, lại không có chữ nghĩa để đọc Kinh Thánh và Phúc Âm.
Đang khi đó ngoài xã hội, vào thế kỷ XV, phong trào Phục hưng các giá trị nhân văn nổi lên, đề cao tự do cá nhân, muốn tục hóa Giáo hội, dửng dưng với Thiên Chúa. Đó là dấu hiệu virus phong kiến đã phát triển mạnh, giáo sĩ và vua chúa tranh giành đất đai danh vọng, xã hội chia rẽ, khiến cho Thế giới Kitô giáo tan rã. Mặc dầu có hai vị Thánh là Phanxicô Atxidi và Đôminicô đã lập hai dòng lớn để đổi mới, nhưng ảnh hưởng có giới hạn. Sang thế kỷ XV và XVI giáo hoàng, giám mục, tu sĩ mải mê lo những chuyện trần thế, việc buôn thần bán thánh (ân xá) và gương xấu đã đạt mức kỷ lục… Có thể rút ra bài học lịch sử là: khi Xêda phục vụ Giáo hội thì thường gây nhiều nguy hại cho Giáo hội hơn là khi bách hại. Càng xa rời Phúc Âm của Đức Giêsu Kitô, Giáo hội càng suy sụp.
Đang khi đó ngoài xã hội, vào thế kỷ XV, phong trào Phục hưng các giá trị nhân văn nổi lên, đề cao tự do cá nhân, muốn tục hóa Giáo hội, dửng dưng với Thiên Chúa. Đó là dấu hiệu virus phong kiến đã phát triển mạnh, giáo sĩ và vua chúa tranh giành đất đai danh vọng, xã hội chia rẽ, khiến cho Thế giới Kitô giáo tan rã. Mặc dầu có hai vị Thánh là Phanxicô Atxidi và Đôminicô đã lập hai dòng lớn để đổi mới, nhưng ảnh hưởng có giới hạn. Sang thế kỷ XV và XVI giáo hoàng, giám mục, tu sĩ mải mê lo những chuyện trần thế, việc buôn thần bán thánh (ân xá) và gương xấu đã đạt mức kỷ lục… Có thể rút ra bài học lịch sử là: khi Xêda phục vụ Giáo hội thì thường gây nhiều nguy hại cho Giáo hội hơn là khi bách hại. Càng xa rời Phúc Âm của Đức Giêsu Kitô, Giáo hội càng suy sụp.
- Thời kỳ 3, từ thế kỷ XV đến nay
Thời kỳ này có rất nhiều biến cố và hoàn cảnh làm biến đổi cả Giáo hội lẫn xã hội. Xin tóm tắt:
–
Năm 1520 linh mục Lutêrô cải cách Giáo hội đang suy sụp không đúng theo
truyền thống các tông đồ, ly khai khỏi Giáo hội và lập Giáo hội Tin
lành.
– Năm 1545 Giáo hội họp Công đồng Trentô để Phúc-Âm-hóa lại nội bộ Giáo hội theo tinh thần Phúc Âm và truyền thống các tông đồ.
– Khi khám phá Mỹ châu, Phi châu, Á châu, Úc châu, Giáo hội sai các tu sĩ giáo sĩ đi truyền giáo cho họ (thế kỷ XV- XVI).
–
Từ thế kỷ XVIII là thế kỷ Ánh sáng, thế giới Âu châu biến đổi mạnh theo
hướng đã bắt đầu từ thời Phục hưng (thế kỷ XV): đề cao cá nhân, khoa
học, lý trí, tự do, muốn thế tục hóa, muốn tách khỏi Kitô giáo và tách
khỏi cả Thiên Chúa.
–
Giáo hội đã cải cách đổi mới suốt 400 năm, từ Công đồng Trentô đến Công
đồng Vatican II, nhưng thần học chưa theo kịp đà phát triển trí thức,
khoa học, kỹ nghệ của thế giới. Mặc dù Công đồng Vatican II đã cập nhật
hóa Giáo hội nhưng sau Công đồng gần 50 năm việc cập nhật hóa vẫn chưa
thấm nhập vào Dân Thiên Chúa, chưa ảnh hưởng tích cực đến thế giới.
Trước những hoàn cảnh biến đổi trên, Giáo hội đã Phúc-Âm-hóa thế nào,
bằng cách nào, cho ai, ở đâu và kết quả ra sao?
a/
Linh mục Lutêrô đã cải cách Giáo hội vì nhận ra rằng Giáo hội đã sống
xa rời Kinh Thánh, không quan tâm học và dạy giáo lý, nên dễ chạy theo
thế tục. Vì thế ngài là người đầu tiên dịch Kinh Thánh ra tiếng địa
phương, soạn sách giáo lý cho người lớn và trẻ em. Nhưng ngài đã đi
trệch đường, không đúng với truyền thống các tông đồ. Còn Công đồng Trentô đã Phúc-Âm-hóalại
các giáo sĩ, tu sĩ, giáo dân bằng quy định kỷ luật, soạn sách lễ, sách
các giờ Kinh, sách các bí tích, sách giáo lý, giúp các cha xứ dạy giáo
lý, nhưng không dịch Kinh Thánh (mãi tới Công đồng Vatican II mới có
Kinh Thánh bằng tiếng địa phương). Khi khám phá các châu lục mới bên
ngoài Âu châu, Giáo hội sai các tu sĩ các dòng Phanxicô, Đôminicô, dòng
Tên… đến với họ để Phúc-Âm-hóa.
b/ Giáo hội không chỉ Phúc-Âm-hóa bằng loan báo Phúc Âm mà còn Phúc-Âm-hóa bằng chính đời sống với Chúa và với mọi người theo
truyền thống các tông đồ. Giáo hội tổ chức cầu nguyện, lãnh các bí
tích, sống hiền lành, khó nghèo, Giáo hội cũng hội nhập Phúc Âm vào xã
hội Âu Châu, và vào cả các nước trên khắp thế giới.
c/ Giáo hội Phúc-Âm-hóa các Kitô hữu của mình, dân chúng sống ở khắp Âu châu, và còn lo Phúc-Âm-hóa cho nhiều dân tộc ở ngoài Âu châu,
sống trong những vùng đất mênh mông trên khắp các lục địa mới khám phá.
Đặc biệt sang thế kỷ XVIII trở đi, Giáo hội phải đối mặt với những
người theo thế kỷ Ánh sáng, chủ trương tục hóa, chống lại Giáo hội. Thế
kỷ gần đây khoa học, kỹ thuật còn phát triển mau chóng vượt bậc, và thế
giới còn được toàn cầu hóa.
d/ Kết quả:
Cuộc cải cách của linh mục Lutêrô đã trệch ra khỏi truyền thống của các
tông đồ, kéo theo một nửa số Kitô hữu Âu châu (lúc đó khoảng 40 triệu)
ly khai khỏi Giáo hội, lấy tên là Giáo hội Tin lành, gây chia rẽ trong
Giáo hội cho tới ngày nay chưa hàn gắn được. Cuộc cải cách của Công đồng
Trentô đã giúp Giáo hội hồi phục nếp sống theo Phúc Âm, và được duy trì
suốt 400 năm cho tới Công đồng Vatican II. Khi các nhà truyền giáo được
sai đến muôn dân ở các châu lục mới, các ngài đã đem đến nếp sống Kitô giáo theo văn hóa Âu châu để
truyền lại cho các dân như Ấn Độ, Trung Hoa, Nhật Bản, Việt Nam. Các
dân này đã có sẵn một tôn giáo hoặc tín ngưỡng từ lâu đời, như Phật
giáo, đạo ông bà… vì thế việc truyền giáo khó phát triển (đạo của Tây).
Cho tới nay ở Á châu mới chỉ có 3% là Công giáo. Sang thế kỷ XVIII, thế
kỷ Ánh sáng với phong trào đề cao tự do cá nhân, đề cao lý trí và khoa
học,việc tục hóa càng mạnh, nhiều Kitô hữu đã tách rời khỏi Giáo hội và
cả Thiên Chúa nữa.
Còn Giáo hội chưa kịp phát triển thần học để Phúc-Âm-hóa các hoàn cảnh và tình huống mới đó. Nên từ việc Giáo hội kết án nhà khoa học Galilê là lạc đạo khi ông quả quyết trái đất xoay quanh mặt trời (1633), (mãi đến thời Đức Gioan Phaolô II năm 1992 mới phục hồi danh dự cho ông), cho đến việc Giáo hội không ngăn cản được 2 nước theo Kitô giáo làm cách mạng: Pháp (1789) và Nga (1917); và cũng không ngăn cản được nhiều nước theo Kitô giáo gây ra hai cuộc thế chiến 1914 – 1918 và 1939 – 1945, giết chết cả 70 triệu người. Sau 2 thế chiến cỏn tiếp tục có chiến tranh lạnh giữa 2 khối tự do và cộng sản. Uy tín Giáo hội với thế giới giảm sút, nhiều Kitô hữu rời bỏ Kitô giáo hoặc theo các giáo phái khác. Mặc dù Công đồng Vatican II (1965) giúp Giáo hội cập nhật với thế giới, tuy nhiên gần 50 năm sau Công đồng, việc cập nhật hóa tiến triển chậm chạp. Dịp Năm Thánh 2000, Đức Gioan Phaolô II nhìn nhận rằng việc Phúc-Âm-hóa vẫn còn ở giai đoạn đầu, và kêu gọi toàn Giáo hội phải khẩn cấp Tân Phúc-Âm-hóa. Từ thế kỷ XX cho tới nay, thế giới còn phát triển khoa học và kỹ nghệ hạt nhân, được ứng dụng vào y tế (máy hiển vi điện tử), giao thông (máy bay siêu thanh), truyền thông (vi tính, điện thoại di động …), và thế giới đang được toàn cầu hóa nữa.
Còn Giáo hội chưa kịp phát triển thần học để Phúc-Âm-hóa các hoàn cảnh và tình huống mới đó. Nên từ việc Giáo hội kết án nhà khoa học Galilê là lạc đạo khi ông quả quyết trái đất xoay quanh mặt trời (1633), (mãi đến thời Đức Gioan Phaolô II năm 1992 mới phục hồi danh dự cho ông), cho đến việc Giáo hội không ngăn cản được 2 nước theo Kitô giáo làm cách mạng: Pháp (1789) và Nga (1917); và cũng không ngăn cản được nhiều nước theo Kitô giáo gây ra hai cuộc thế chiến 1914 – 1918 và 1939 – 1945, giết chết cả 70 triệu người. Sau 2 thế chiến cỏn tiếp tục có chiến tranh lạnh giữa 2 khối tự do và cộng sản. Uy tín Giáo hội với thế giới giảm sút, nhiều Kitô hữu rời bỏ Kitô giáo hoặc theo các giáo phái khác. Mặc dù Công đồng Vatican II (1965) giúp Giáo hội cập nhật với thế giới, tuy nhiên gần 50 năm sau Công đồng, việc cập nhật hóa tiến triển chậm chạp. Dịp Năm Thánh 2000, Đức Gioan Phaolô II nhìn nhận rằng việc Phúc-Âm-hóa vẫn còn ở giai đoạn đầu, và kêu gọi toàn Giáo hội phải khẩn cấp Tân Phúc-Âm-hóa. Từ thế kỷ XX cho tới nay, thế giới còn phát triển khoa học và kỹ nghệ hạt nhân, được ứng dụng vào y tế (máy hiển vi điện tử), giao thông (máy bay siêu thanh), truyền thông (vi tính, điện thoại di động …), và thế giới đang được toàn cầu hóa nữa.
4. Tân Phúc Âm Hóa
Qua
ba số 1, 2, 3 ta đã hiểu Phúc-Âm-hóa là gì, rồi xem kết quả việc
Phúc-Âm-hóa từng thời kỳ ta cũng dễ dàng nhận ra tại sao ngày nay phải
Tân Phúc-Âm-hóa. Đức Giêsu Kitô đã dạy ta một nguyên tắc để phán đoán là
“cứ xem quả thì biết cây” (Mt 12, 33). Cây không còn sinh hoa trái tốt
là cây có vấn đề. Ta cũng biết tâm điểm của Phúc-Âm-hóa là gặp gỡ chính
Đức Giêsu Kitô để Phúc Âm của Người biến đổi con người thành con người
được Phúc-Âm-hóa. Có được Phúc-Âm-hóa rồi, ta mới có thể Phúc-Âm-hóa
người khác. Đức Giêsu Kitô và Phúc Âm của Người thì không biến đổi bao
giờ: “Đức Giêsu Kitô vẫn là một, hôm qua cũng như hôm nay và như vậy mãi
đến muôn đời” (Dt 13, 8); nhưng thế giới và con người sống trong thế
giới thì luôn đổi thay. Do đó Tân Phúc-Âm-hóa không phải là loan báo một
Phúc Âm mới mà là Phúc-Âm-hóa một cách mới mẻ, nói cho cụ thể là phải
đổi mới người Phúc-Âm-hóa để họ có một nhiệt tình mới, để họ biết dùng những phương pháp mới, để họ có thểtrình bày Phúc Âm một cách mới mẻ phù
hợp với con người của thời đại hôm nay. Người của thời đại hôm nay tin
vào kinh nghiệm và việc làm hơn là lý thuyết lý luận, họ là người duy
vật nên nhạy cảm với những gì họ thấy được, đụng chạm sờ mó được. Đức
Giêsu Kitô và năng động của Phúc Âm luôn ở cùng Giáo hội cho đến ngày
tận thế, giúp Giáo hội Tân Phúc-Âm-hóa, Giáo hội luôn luôn phải cải cách (Ecclesia
semper reformanda), mà Giáo hội là các Kitô hữu. Vậy Kitô hữu muốn Tân
Phúc-Âm-hóa để thông truyền đức tin Kitô giáo thì chính Kitô hữu phải
được Tân Phúc-Âm-hóa trước hết, có thế mới hòng Phúc-Âm-hóa con người và
thế giới được.
Để kết
Chuyện
kể là một triết gia Ấn độ đã nhìn lại quãng đời của mình như sau: Lúc
còn trẻ tôi là một người có đầu óc cách mạng. Lời cầu nguyện duy nhất
của tôi dâng lên Thượng Đế là: “Lạy Chúa, xin ban cho con nghị lực để
thay đổi thế giới”. Đến tuổi trung niên, tôi mới nhận thấy rằng nửa đời
tôi đã qua đi mà tôi chưa thay đổi được một người nào. Lúc đó, tôi mới
cầu nguyện với Thượng Đế: “Lạy Chúa xin ban cho con được ơn biến đổi tất
cả những người con gặp gỡ hằng ngày, nhất là gia đình con, bạn bè con.
Và như vậy là đủ cho con mãn nguyện rồi”. Nhưng giờ đây, tóc đã bạc,
răng đã long, ngày tháng còn lại chỉ đếm trên đầu ngón tay, tôi mới nhận
thức rằng tôi đã khờ dại biết chừng nào. Giờ này, tôi chỉ biết cầu
nguyện như sau: “Lạy Chúa, xin ban cho con được ơn thay đổi chính con”.
Nếu tôi biết cầu nguyện như thế này ngay từ lúc đầu thì tôi đã không phí
phạm quãng đời đã qua.
Khoảng
600 năm trước Đức Giêsu Kitô, Đức Khổng tử đã dạy các đệ tử của ngài
phải tu thân thì mới tề gia được, có tề gia thì mới trị quốc được… Đức
Giêsu Kitô đã tự nguyện xuống thế làm người cách đây khoảng 2000 năm để
Phúc-Âm-hóa loài người và thế giới bằng chu toàn ba sứ vụ là: tư tế,
ngôn sứ, vương giả. Tư tế là người hiến thân chuộc tội và cầu thay nguyện giúp cho đời; ngôn sứ là người loan báo cho đời biết Thiên Chúa cũng như biết mình, và tố cáo mọi tội ác bất công; vương giả là người làm tôi tớ phục vụ cho
hạnh phúc mọi người như Người dạy (x. Mt 20, 26-28). Kitô hữu là bạn
hữu của Đức Giêsu Kitô, dù là ai cũng phải Phúc-Âm-hóa mình sao cho giáo
hoàng ra giáo hoàng, giám mục ra giám mục, linh mục ra linh mục, tu sĩ
ra tu sĩ, giáo dân ra giáo dân, để tự nguyện chu toàn ba sứ vụ cho tốt.
Nếu chỉ là tư tế biết đọc kinh xem lễ theo đúng “chữ đỏ” mà không hiệp thông với Đức Giêsu Kitô hiến mình cho Thiên Chúa và mọi người; nếu chỉ là ngôn sứ giảng thuyết rất hùng hồn mà không loan báo Phúc Âm và không dám tố cáo tội ác bất công; nếu chỉ là vương giả để sống như ông vua độc tài quan liêu, xa hoa, hưởng thụ, vô cảm với người nghèo khổ bệnh tật bị áp bức… thì phải cầu xin Thiên Chúa đổi thay chính mình trước. Thánh Gioan tông đồ trong sách Khải huyền đã khuyên Kitô hữu mua thuốc đau mắt để nhỏ mắt cho thấy được (Kh 3, 13). Nhà văn Anh có tinh thần công giáo ngày nay đã viết một câu rất ngắn gọn sâu sắc: Bác ái phải bắt đầu từ bản thân, từ nhà mình trước (charity begins at home). Vì thế dù bây giờ còn trẻ, đã lớn, hay đã già, không bao giờ tu thân là muộn. Người Anh có câu châm ngôn rất hay là “muộn còn hơn không” (better late than never).
------------------------------------------------------------Nếu chỉ là tư tế biết đọc kinh xem lễ theo đúng “chữ đỏ” mà không hiệp thông với Đức Giêsu Kitô hiến mình cho Thiên Chúa và mọi người; nếu chỉ là ngôn sứ giảng thuyết rất hùng hồn mà không loan báo Phúc Âm và không dám tố cáo tội ác bất công; nếu chỉ là vương giả để sống như ông vua độc tài quan liêu, xa hoa, hưởng thụ, vô cảm với người nghèo khổ bệnh tật bị áp bức… thì phải cầu xin Thiên Chúa đổi thay chính mình trước. Thánh Gioan tông đồ trong sách Khải huyền đã khuyên Kitô hữu mua thuốc đau mắt để nhỏ mắt cho thấy được (Kh 3, 13). Nhà văn Anh có tinh thần công giáo ngày nay đã viết một câu rất ngắn gọn sâu sắc: Bác ái phải bắt đầu từ bản thân, từ nhà mình trước (charity begins at home). Vì thế dù bây giờ còn trẻ, đã lớn, hay đã già, không bao giờ tu thân là muộn. Người Anh có câu châm ngôn rất hay là “muộn còn hơn không” (better late than never).
[Bài này được soạn nhằm giúp các đoàn thể học hỏi về Tông huấn “Tân Phúc-Âm-hóa để thông truyền đức tin Kitô giáo” (2012)]
Tài liệu tham khảo:
– Tông huấn “Tân Phúc Âm Hóa để thông truyền đức tin Kitô giáo”, thành Vatican, 2012
– Théo, Le Temps de Jésus, Droguet-Ardant/Fayard, 1989
-------------------------------------------
Lm Antôn Nguyễn Mạnh Đồng
Nhà Hưu dưỡng Linh mục Cần Thơ
No comments:
Post a Comment