Tâm sự cuộc đời
29-11-2013 |
Cuộc sống là một chuyến đi.
Chuyến đi này gồm nhiều chặng, tuỳ cuộc sống dài hay vắn. Các quãng đời
không luôn giống nhau. Cuộc đời mỗi người cũng mỗi khác. Nhưng nhìn
chung tất cả đều mang một dấu ấn chung.
Thánh vương Đavít tả cuộc đời bằng cách nhấn mạnh đến dấu ấn đó. Ngài nói:
Càng ngày, tôi càng thấy nhận xét của thánh vương Đavít là sâu sắc. Riêng chặng cuối đời của tôi lại càng là dịp để tôi cảm được thấm thía nhận định đó là sự thực quý giá.
Ở đây, tôi xin được chia sẻ chỉ vài cảm nghiệm quan trọng có liên quan đến sứ mạng kẻ được sai đi.
1/ Cảm thấy suy yếu khả năng thích nghi
Là người truyền giáo được sai đi, tôi phải gắn bó với một dân tộc nhất định, một mảnh đất nhất định, một lịch sử nhất định.
Sự gắn bó của tôi là yêu thương, phục vụ, thăng tiến cuộc sống người dân, đặc biệt về phương diện đạo đức. Cụ thể là làm cho họ biết Tin Mừng: Thiên Chúa là Cha yêu thương họ.
Trước đây, tôi cố gắng làm cho họ nhận biết Tin Mừng bằng những cách Chúa Giêsu và các tông đồ xưa đã thực hiện. Đó là nhờ ơn Thánh Linh qua đời sống thực thi Tám Mối phúc, nhất là đời sống cầu nguyện và tu đức, sống khiêm nhường như muối, như men.
Kết quả là Tin Mừng được gieo trồng, nhiều tâm hồn được đổi mới, nhiều tình hình được cải thiện.
Nhưng, từ ít năm nay, khi phong trào duy vật thực tế tràn vào đất nước với những đổi mới đề cao tiền bạc và hưởng thụ, thì phương cách rao giảng Tin Mừng tại nhiều nơi cũng tự đổi. Đời sống quyền chức xem như thay thế đời sống tu đức. Đời sống hoạt động bề ngoài xem như thay thế đời sống cầu nguyện. Đời sống hưởng thụ xem như thay thế đời sống Tám Mối phúc. Bộ mặt quyền lực kinh tế xem như thay thế bộ mặt mầu nhiệm thánh giá.
Rõ ràng là đạo thích nghi với đời. Một số quan điểm cho rằng đó là thích nghi tốt, có lợi cho việc truyền giáo.
Đến lúc này, sự thích nghi đó chưa có kết luận rõ ràng chính xác.
Riêng đối với tôi, tôi không muốn thích nghi như thế. Hay nói cách khác, tôi không đủ thuyết phục để thực hiện những thích nghi ấy. Lương tâm bị giằng co giữa những áp lực, đó là một nỗi khổ âm thầm của người được sai đi. Trong những nỗi đau buồn như thế, tôi hay cầu nguyện, dựa theo lời thánh Phaolô: “Anh em đừng có rập theo đời này, nhưng hãy cải biến con người anh em bằng cách đổi mới tâm hồn, hầu có thể nhận ra đâu là ý Chúa. Cái gì là tốt, cái gì là đẹp lòng Chúa, cái gì là hoàn hảo” (Rm 12,2).
Ngoài sự suy yếu khả năng thích nghi, tôi còn cảm thấy một suy yếu khác:
2/ Cảm thấy suy yếu khả năng tự vệ
Trong bữa tiệc ly, Chúa Giêsu đã nói trước về cảnh những môn đệ Chúa bị ghen ghét: “Nếu thế gian ghét anh em, anh em hãy biết rằng nó đã ghét Thầy trước. Giả như anh em thuộc về thế gian, thì thế gian yêu thích cái gì thuộc về nó. Nhưng vì anh em không thuộc về thế gian, và Thầy đã chọn, đã tách anh em ra khỏi thế gian, nên thế gian ghét anh em.
“Hãy nhớ lời Thầy đã nói với anh em: Tôi tớ không trọng hơn Thầy. Nếu họ đã bắt bớ Thầy, thì họ cũng sẽ bắt bớ anh em” (Ga 15,18-20).
Trước kia, khi bị bắt bớ cách này cách khác, tôi thấy mình có sức tự vệ, cũng bằng cách này hay cách khác. Nhưng càng về già, sức tự vệ dần dần suy yếu. Cho đến lúc này, tôi chỉ còn biết bám vào một mình Chúa mà thôi.
Tôi nhớ lời Chúa Giêsu đã phán xưa với thánh Phêrô: “Thật, Thầy bảo thật cho con biết: Lúc còn trẻ, con tự mình thắt lưng lấy, và đi đâu tuỳ ý. Nhưng khi đã về già, con sẽ phải dang tay ra cho người khác thắt lưng và dẫn con đến chỗ con chẳng muốn” (Ga 21,18).
Lời Chúa trên đây cũng đang được ứng nghiệm nơi nhiều môn đệ Chúa, trong đó có tôi.
Tuổi càng cao, bệnh càng nhiều, thì những nghĩ ngợi càng thấm. Nhưng tôi tìm được sự an ủi nơi Lời Chúa: “Lạy Cha, con xin phó dâng hồn con trong tay Cha” (Lc 23,46). Tôi thấy Chúa không cất khỏi tôi những đau khổ xác hồn. Nhưng Chúa hiện diện trong những đau đớn lặng lẽ của tôi, để tôi phần nào góp phần của kẻ được sai đi vào công việc cứu chuộc của Đấng đã sai mình.
Càng thêm tuổi và càng bị thử thách, tôi thấy cuộc đời vẫn là một hành trình mang hy vọng. Ai cũng phải chịu trách nhiệm về đời mình. Ai cũng có quyền dùng tự do của mình để hoàn thành trách nhiệm hay trốn tránh trách nhiệm. Trách nhiệm của người môn đệ được sai đi bao giờ cũng kèm theo thử thách.
Chúa Giêsu đã bị thử thách ở vườn cây Dầu, và cơn thử thách đã đè nặng trên Người như một cơn hấp hối. Người môn đệ Chúa nhiều khi cũng vậy. Nhưng chúng ta hãy theo gương Chúa Giêsu. Dù có toát mồ hôi máu ra, chúng ta vẫn hay cầu nguyện: “Lạy Cha, xin đừng theo ý con, một xin theo ý Cha mọi đàng” (Lc 22,42).
Cuộc đời là phù du mong manh, mà nhiều gian lao khổ sở, như thánh vương Đavít nói về mọi người. Còn đối với người môn đệ Chúa sai đi, thì cuộc đời là “từ bỏ mình, vác thánh giá mình mà theo Chúa” (Lc 14,26-27). Hãy tỉnh thức và cầu nguyện, để khỏi sa chước cám dỗ.
ÐGM J.B. Bùi Tuần
Thánh vương Đavít tả cuộc đời bằng cách nhấn mạnh đến dấu ấn đó. Ngài nói:
“Tính tuổi thọ, trong ngoài bảy chục,Nơi khác, Ngài than:
Mạnh giỏi chăng là được tám mươi
Mà phần lớn là gian lao khốn khổ
Cuộc đời thấm thoát, chúng con đã khuất rồi” (Tv 90,10).
“Xin nhớ rằng, đời con là một kiếp phù du,Như vậy, từ mấy ngàn năm trước đây, vua Đavít đã nhấn mạnh đến dấu ấn cuộc đời là: Phù du mỏng manh mà gian lao khốn khổ.
Loài người Chúa dựng nên thật mỏng manh quá đỗi” (Tv 89,48).
Càng ngày, tôi càng thấy nhận xét của thánh vương Đavít là sâu sắc. Riêng chặng cuối đời của tôi lại càng là dịp để tôi cảm được thấm thía nhận định đó là sự thực quý giá.
Ở đây, tôi xin được chia sẻ chỉ vài cảm nghiệm quan trọng có liên quan đến sứ mạng kẻ được sai đi.
1/ Cảm thấy suy yếu khả năng thích nghi
Là người truyền giáo được sai đi, tôi phải gắn bó với một dân tộc nhất định, một mảnh đất nhất định, một lịch sử nhất định.
Sự gắn bó của tôi là yêu thương, phục vụ, thăng tiến cuộc sống người dân, đặc biệt về phương diện đạo đức. Cụ thể là làm cho họ biết Tin Mừng: Thiên Chúa là Cha yêu thương họ.
Trước đây, tôi cố gắng làm cho họ nhận biết Tin Mừng bằng những cách Chúa Giêsu và các tông đồ xưa đã thực hiện. Đó là nhờ ơn Thánh Linh qua đời sống thực thi Tám Mối phúc, nhất là đời sống cầu nguyện và tu đức, sống khiêm nhường như muối, như men.
Kết quả là Tin Mừng được gieo trồng, nhiều tâm hồn được đổi mới, nhiều tình hình được cải thiện.
Nhưng, từ ít năm nay, khi phong trào duy vật thực tế tràn vào đất nước với những đổi mới đề cao tiền bạc và hưởng thụ, thì phương cách rao giảng Tin Mừng tại nhiều nơi cũng tự đổi. Đời sống quyền chức xem như thay thế đời sống tu đức. Đời sống hoạt động bề ngoài xem như thay thế đời sống cầu nguyện. Đời sống hưởng thụ xem như thay thế đời sống Tám Mối phúc. Bộ mặt quyền lực kinh tế xem như thay thế bộ mặt mầu nhiệm thánh giá.
Rõ ràng là đạo thích nghi với đời. Một số quan điểm cho rằng đó là thích nghi tốt, có lợi cho việc truyền giáo.
Đến lúc này, sự thích nghi đó chưa có kết luận rõ ràng chính xác.
Riêng đối với tôi, tôi không muốn thích nghi như thế. Hay nói cách khác, tôi không đủ thuyết phục để thực hiện những thích nghi ấy. Lương tâm bị giằng co giữa những áp lực, đó là một nỗi khổ âm thầm của người được sai đi. Trong những nỗi đau buồn như thế, tôi hay cầu nguyện, dựa theo lời thánh Phaolô: “Anh em đừng có rập theo đời này, nhưng hãy cải biến con người anh em bằng cách đổi mới tâm hồn, hầu có thể nhận ra đâu là ý Chúa. Cái gì là tốt, cái gì là đẹp lòng Chúa, cái gì là hoàn hảo” (Rm 12,2).
Ngoài sự suy yếu khả năng thích nghi, tôi còn cảm thấy một suy yếu khác:
2/ Cảm thấy suy yếu khả năng tự vệ
Trong bữa tiệc ly, Chúa Giêsu đã nói trước về cảnh những môn đệ Chúa bị ghen ghét: “Nếu thế gian ghét anh em, anh em hãy biết rằng nó đã ghét Thầy trước. Giả như anh em thuộc về thế gian, thì thế gian yêu thích cái gì thuộc về nó. Nhưng vì anh em không thuộc về thế gian, và Thầy đã chọn, đã tách anh em ra khỏi thế gian, nên thế gian ghét anh em.
“Hãy nhớ lời Thầy đã nói với anh em: Tôi tớ không trọng hơn Thầy. Nếu họ đã bắt bớ Thầy, thì họ cũng sẽ bắt bớ anh em” (Ga 15,18-20).
Trước kia, khi bị bắt bớ cách này cách khác, tôi thấy mình có sức tự vệ, cũng bằng cách này hay cách khác. Nhưng càng về già, sức tự vệ dần dần suy yếu. Cho đến lúc này, tôi chỉ còn biết bám vào một mình Chúa mà thôi.
Tôi nhớ lời Chúa Giêsu đã phán xưa với thánh Phêrô: “Thật, Thầy bảo thật cho con biết: Lúc còn trẻ, con tự mình thắt lưng lấy, và đi đâu tuỳ ý. Nhưng khi đã về già, con sẽ phải dang tay ra cho người khác thắt lưng và dẫn con đến chỗ con chẳng muốn” (Ga 21,18).
Lời Chúa trên đây cũng đang được ứng nghiệm nơi nhiều môn đệ Chúa, trong đó có tôi.
Tuổi càng cao, bệnh càng nhiều, thì những nghĩ ngợi càng thấm. Nhưng tôi tìm được sự an ủi nơi Lời Chúa: “Lạy Cha, con xin phó dâng hồn con trong tay Cha” (Lc 23,46). Tôi thấy Chúa không cất khỏi tôi những đau khổ xác hồn. Nhưng Chúa hiện diện trong những đau đớn lặng lẽ của tôi, để tôi phần nào góp phần của kẻ được sai đi vào công việc cứu chuộc của Đấng đã sai mình.
Càng thêm tuổi và càng bị thử thách, tôi thấy cuộc đời vẫn là một hành trình mang hy vọng. Ai cũng phải chịu trách nhiệm về đời mình. Ai cũng có quyền dùng tự do của mình để hoàn thành trách nhiệm hay trốn tránh trách nhiệm. Trách nhiệm của người môn đệ được sai đi bao giờ cũng kèm theo thử thách.
Chúa Giêsu đã bị thử thách ở vườn cây Dầu, và cơn thử thách đã đè nặng trên Người như một cơn hấp hối. Người môn đệ Chúa nhiều khi cũng vậy. Nhưng chúng ta hãy theo gương Chúa Giêsu. Dù có toát mồ hôi máu ra, chúng ta vẫn hay cầu nguyện: “Lạy Cha, xin đừng theo ý con, một xin theo ý Cha mọi đàng” (Lc 22,42).
Cuộc đời là phù du mong manh, mà nhiều gian lao khổ sở, như thánh vương Đavít nói về mọi người. Còn đối với người môn đệ Chúa sai đi, thì cuộc đời là “từ bỏ mình, vác thánh giá mình mà theo Chúa” (Lc 14,26-27). Hãy tỉnh thức và cầu nguyện, để khỏi sa chước cám dỗ.
ÐGM J.B. Bùi Tuần
No comments:
Post a Comment