Saturday, December 28, 2013

Tình Mẫu Tử

(Lễ Mẹ Thiên Chúa)

Tình Mẫu Tử luôn kỳ diệu, không ai có thể hiểu hết. Thiên Chúa đã trao cho phụ nữ một thiên chức cao cả: Làm Mẹ. Đứa con dù tật nguyền, xấu xí, tội lỗi, thậm chí là xử tệ với mình, nhưng người mẹ vẫn hết lòng vì con đến nỗi có thể xả thân mình để con được an toàn. Tất nhiên người cha cũng thế, nhưng người cha thâm trầm nên thường ít được nhắc tới. Ca dao Việt Nam ví von:

Công Cha như núi Thái Sơn
Nghĩa Mẹ như nước trong nguồn chảy ra
Một lòng thờ Mẹ kính Cha
Cho tròn chữ Hiếu mới là đạo con
“Hỡi gia đình, hãy sống niềm vui đức tin”

LỄ THÁNH GIA

Lm Giuse Nguyễn Hữu An

Thư Chung của HĐGMVN ngày 10.10.2013, các Đức Giám mục kêu gọi Cộng đoàn Dân Chúa tại Việt Nam tích cực tham gia vào công cuộc Tân-Phúc-Âm-Hóa trong kế hoạch ba năm 2014-2016. Đặc biệt, “trong năm 2014 sắp tới, chúng ta hãy cùng nhau Phúc-Âm-hóa đời sống gia đình và thúc đẩy gia đình tham gia tích cực vào sứ vụ Loan báo Tin mừng. Hội Thánh được gọi là gia đình của Thiên Chúa và mỗi gia đình Kitô hữu được gọi là Hội Thánh tại gia. Việc canh tân Hội Thánh phải được bắt đầu từ mỗi gia đình, do đó, Hội Thánh đặc biệt quan tâm đến các gia đình” (số 5).

Friday, December 27, 2013

Hình ảnh hang đá Bê Lem. Nơi Chúa Giêsu sinh ra 2000 năm trước

Hang Đá Bê Lem - Nhà Thờ Giáng Sinh

Grotto of Bethlehem - The Church of Nativity

Tọa lạc cách thành phố Jerusalem 8 km về hướng Nam, nhà thờ Giáng Sinh ở Bêlem là một trong những nhà thờ cổ nhất trên thế giới có sinh hoạt liên tục từ lúc xây dựng vào thế kỷ thứ tư đến nay. the oldest church in the world
--------------------------------------------------------------------
Nhà thờ được xây cất ngay trên hang đá Bê lem. Chứng cứ đầu tiên về hang Bê lem được tìm thấy trong quyển sách của ông Justin Martyr viết vào khoảng năm 160.
Năm 327 thánh nữ Helène, mẹ của hoàng đế Constantin I cho xây cất nhà thờ Giáng Sinh.

Năm 529 nhà thờ bị đốt cháy trong cuộc nỗi dậy Samaritan.

Năm 565 hoàng đế Justinian I cho xây dựng lại và tồn tại đến nay.

Khi Bê lem bị người Ba Tư xâm chiếm vào năm 614, viên chỉ huy Shahrbaraz đã không ra lệnh tiêu hủy nhà thờ này vì nhìn thấy hình ba vị Vua phương Đông với trang phục của dân Ba Tư.

Trong các lần chiến tranh với Hồi giáo, nhà thờ đã ngụy trang bằng cách làm cổng vào nhỏ lại và mặt tiền không có vẽ là nhà thờ. Đó là lý do tại sao ngày nay nhà thờ Giáng Sinh không có chút gì uy nghi cao cả.

Có lẽ nhờ thế, nhà thờ Giáng Sinh đã giữ được tinh thần đơn sơ khó nghèo như lúc Chúa sinh ra cách nay 2000 năm!
-----------------------------------------------------------------
The Church of the Nativity, which is one of the oldest continuously operating churches in the world. The structure is built over the cave that tradition marks as the birthplace of Jesus of Nazareth, and it is considered sacred by followers of both Christianity and Islam. The current basilica was rebuilt in 565 A. D. by the orders of Emperor Justinian I.

The compound surrounding it has been expanded over the years. It is administered jointly by Greek Orthodox, Roman Catholic, and Armenian Apostolic authorities. The structure is actually a combination of two churches, with the Grotto of the Nativity, where Jesus is said to have been born, underneath.


Khu nhà thờ Giáng Sinh nhìn từ quảng trường Máng Cỏ (Manger Square)

Tuesday, December 24, 2013

máng cỎ VÀ vinh quang thiên quỐc
(Luca 2,1-20 – Giáng Sinh đêm và rạng đông)
 

Việc Giáo Dục Con Em 

Thời Đại Internet

Lêvi


Ngày nay, các phương tiện truyền thông xã hội, nhất là Internet đã mang đến cho con người một thế giới kì diệu và những cơ hội để phát triển. Tuy nhiên với các bậc cha mẹ Công giáo, Internet cùng lúc vừa là cơ hội, vừa là thách thức trong việc giáo dục con cái sống đức tin. Trong việc giáo dục con cái, các bậc cha mẹ đã gặp những khó khăn nào, và giải pháp cho vấn đề này ra sao, chúng ta hãy tìm hiểu.

1.- Những khó khăn
Internet là một nhu cầu cần thiết trong xã hội hôm nay. Bên cạnh những mặt tích cực, còn có những mặt tiêu cực.

Monday, December 23, 2013

Chuyện Hang Đá

Trong bản tuyên ngôn nổi tiếng của Ngài, gọi là Bát Phúc hoặc Bài Giảng Trên Núi, Chúa Giêsu công bố: “Phúc thay ai có tâm hồn nghèo khó, vì Nước Trời là của họ” (Mt 5:3). Một lần nọ, Chúa Giêsu nói với người thanh niên giàu có: “Anh chỉ thiếu có một điều, là hãy đi bán những gì anh có mà cho người nghèo, anh sẽ được một kho tàng trên trời” (Mc 10:21). Chúa Giêsu sống giản dị, không thích bề ngoài: sinh nghèo, sống nghèo và chết nghèo. Ngài rất chú trọng công lý, thương xót người ngèo và đề cao nhân đức nghèo khó. Chính Ngài đã khen bà góa nghèo mà có tấm lòng nhân hậu (x. Lc 21:1-4). Còn chúng ta thì sao?

 EMMANUEL - THIÊN CHÚA ở cùng CHÚNG TA.


KÍNH CHÚC QUÝ VỊ Mùa GIÁNG SINH AN BÌNH
và 
NĂM MỚI 2014 VUI TƯƠI và HẠNH PHÚC
***********************
Học Hỏi để SỐNG ĐẠO

Sunday, December 22, 2013

Dùng iPad để đọc Tin Mừng trong Thánh lễ được không?

Giải đáp của Cha Edward McNamara, Dòng Đạo Binh Chúa Kitô, giáo sư Phụng vụ tại Đại học Regina Apostolorum (Nữ vương các thánh Tông đồ), Rôma.
============================================
Hỏi: Tôi muốn biết liệu tinh thần của “Qui chế Tổng Quát của Sách Lễ Rôma” sẽ cho phép linh mục sử dụng iPad để đọc Tin Mừng được không? Nếu được, sau khi đọc xong, linh mục hôn iPad hay hôn Sách Tin Mừng? – H.A., Lashibi, Ghana
============================================
Vấn đề hôm nay
NẠN MÙ ĐẠO.

Người lớn là những người đầu tiên phải bắt quay lại trường học


Rất nhiều GM và LM nghĩ rằng người ta có thể giải quyết vấn nạn sa sút Đức Tin bằng việc đặt cược trên những người còn rất trẻ. Giáo sư Pietro De Marco phản đối: Đó là một sai lầm lớn. Chính người lớn mới là những người quyết định thành bại của Năm Thánh Đức Tin. Lấy ví dụ trường hợp nước Ý.
Sandro Magister

Saturday, December 21, 2013

THÁNH CA SƯU KHẢO

NỬA ĐÊM MẦNG CHÚA RA ĐỜI

(Bài Thánh ca Giáng Sinh VN bất hủ trên 100 năm)
NỬA ĐÊM MẦNG CHÚA RA ĐỜI (1907)


Lm. Paul ĐOÀN QUANG ĐẠT

************************
Nửa đêm mừng Chúa ra Đời
Nửa đêm, mừng Chúa ra đời.
Bức khăn sạch vấn để nơi hang lừa.
Nửa đêm, mừng Chúa ra đời.
Cỏ rơm trải lót bơ thờ.
Cỏ rơm trải lót bơ thờ.
Mượn ấm bò lừa quỳ thở dâng hơi,.
quỳ thở dâng hơi
Kiểng tinh soi sáng thâu đêm.
Kiểng tinh soi sáng thâu đêm.

Chói lói giữa trời nhỏ xuống Bê Lem.
Thiên thần chín đẳng chầu quanh
Thiên thần chín đẳng chầu quanh
Tấu nhạc rập ràng đàn hát, đàn hát xướng ca.
Vậy có ca rằng, rằng ca Thiên Chúa
Ớ loài người, ấy phúc lành bình an cho người
Vì cửa Thiên Đàng rộng mở
Tang tình tình tang Thiên Đàng rộng mở
Tang tình tình tang Thiên Đàng rộng mở

Chúa Cả ra ơn, ơn cả chữa đời
Rằng: Ớ chúng nhân tới xem điềm lạ
Kìa trong hang đá nọ, trước lều tranh
Rằng tính tình tinh Thánh Tiểu Hài Sinh
Thật Ngôi Linh tính tang tình,
Là tình Thiên Chúa,
Nằm trong máng cỏ, bó bức khăn đơn
Rằng: Báo chúng nhân tơi xem thì biết

Tiêu thiều nhạc thiết,
Tiêu thiều tấu cách vô biên
Rằng: Tính tình tinh Thánh Tiểu Hài Sinh
Thật Ngôi Linh tính tang tình là tình Thiên Chúa.
Thiên thần vô số, nhạc thổi tung hô!
Thiên thần vô số, nhạc thổi tung hô!

Lm. Paul ĐẠT
************************

Thursday, December 19, 2013

GIẢI ĐÁP THẮC MẮC

Tìm hiểu tên thánh của người Công Giáo Việt Nam

(Theo yêu cầu của một độc giả ở Hawaii, USA).
===================================
Kính mời quý độc giả tìm hiểu tập tục đặt tên thánh của người Công Giáo Việt Nam

Ngoài tên họ, tên đệm, tên riêng, người Công Giáo Việt Nam còn có thêm một tên thánh được đặt khi chịu phép rửa tội. Trong khi đó, người Công Giáo Âu Mỹ không có hẳn một tên thánh. Bài viết này nhằm mục đích tìm hiểu sự khác biệt giữa tên thánh của người Công Giáo Tây Phương và Đông Phương ?


Nguồn Gốc Tên Thánh

Tên mà người Công Giáo Việt Nam gọi là tên thánh thì đó là tên riêng, tên gọi thường nhật của người Công Giáo Tây Phương. Trong tiếng Anh, có ba danh từ để chỉ tên riêng. Một là tên rửa tội (baptismal name), hai là tên Kitô Giáo (Christian name), ba là tên thứ nhất hay tên đặt (first or given name). Cả ba danh từ này đều có nghĩa là tên chính hay tên riêng (first name hay given name) của một người.

Chân dung "đại bàng" Gioan

Có thể người ta sẽ cảm thấy “nổi da gà” hoặc “nhột” khi nghe hai chữ “đại bàng”, vì nickname (biệt danh) này thường dùng để chỉ đám côn đồ, dân “anh chị”, loại chúa đảng. Nhưng với Thánh Gioan, “đại bàng” không mang ý nghĩa “lạnh gáy” đó, vì “đại bàng” Gioan (khoảng năm 6–100) rất nhân hiền và dễ thương, và là thánh sử – tác giả sách Tin Mừng thứ tư, 3 thánh thư, và sách Khải Huyền. Đại bàng chỉ là biểu tượng hoặc biệt danh của ngài thôi.
Giáo hội kính nhớ Thánh sử Gioan ngay sau lễ Giáng sinh, nói lên sự nối kết giữa Chúa Giêsu và vị thánh trẻ này, vì thánh nhân đã được diễm phúc tựa đầu vào ngực Chúa để nghe những nhịp-yêu-thương-thổn-thức nơi Thánh Tâm Chúa (Ga 13:25). Chính Thánh Gioan cũng xác nhận mình là “người môn đệ được Chúa yêu” (Ga 20:1; Ga 20:8; Ga 21:7; Ga 21:20).

Wednesday, December 18, 2013


SUY TƯ SỐNG ĐẠO

Làm sao CHỤP HÌNH CHÚA?


Một hôm thằng con trai tôi mới lên bốn tuổi, hỏi mẹ nó:
“Mẹ ơi ba là nhiếp ảnh viên, tại sao ba không chụp cho con một tấm hình của Chúa?”
Chúng tôi ngạc nhiên nhưng nghĩ rằng: đó chỉ là một trong bao nhiêu câu hỏi của trẻ con. Thế rồi, bốn năm nữa đã trôi qua, Tôi đã hiểu: thằng con tôi nói có lý. Có Chúa, vậy “tại sao lại không chụp hình Ngài được?”

Với trình độ của tôi, tôi hiểu sự thật của con tôi. Tôi nhìn thấy ánh sáng, Một ánh sáng đã làm cho tâm hồn tôi rung động, Như ánh sáng đập vào cuốn phim. Dần dần ánh sáng ấy sẽ mạc khải Cho tôi thấy hình ảnh ấy trrong bản thân tôi. Và tôi đã khám phá Một điều kỳ diệu: cuộc đời của tôi có nhiều điểm trùng hợp với kỷ thuật chụp hình.

Để in một tấm hình đẹp, cần phải có một âm bản đẹp;
Muốn có một âm bản đẹp, cần phải có một cái máy chụp hình, một cuốn phim, và ánh sáng có hình ảnh thấy được, có ống kính mở và đóng được.

Thế rồi sẵn sàng để in hình. Thiên Chúa in hình ảnh không thấy của Ngài trong tâm hồn chúng ta. Hình ảnh Chúa biểu lộ trong cuộc đời chúng ta, Nhờ giáo dục và kinh nghiệm mỗi ngày. Kể từ lúc con người mỗi lần ý thức hơn sự hiện diện của hình ảnh ấy, Thế rồi cuộc sống thật của chúng ta bắt đầu, cuộc sống của một người hiểu và biết mình được hiểu.

Và khi đến điểm ấy, tôi đã hiểu rằng Để chụp được một tấm hình của Thiên Chúa Công việc cần thiết độc nhất là có một âm bản của Thiên Chúa. Âm bản ấy là chính tôi.

Hình ấy rõ hay mờ, đẹp hay xấu tuỳ âm bản.

----------------------------------
HY. FX. Nguyễn Văn Thuận

Tuesday, December 17, 2013


TÌM HIỂU để SỐNG ĐẠO
---------------------------------
ĐỨC MẸ có ĐƯỢC CỨU CHUỘC hay KHÔNG?
============================
Hỏi: Xin cha cho biết Mẹ Maria có phải nhận ơn cứu chuộc của Chúa Kitô hay không?
Photo: TÌM HIỂU để SỐNG ĐẠO
---------------------------------
ĐỨC MẸ có ĐƯỢC CỨU CHUỘC hay KHÔNG?
============================
Hỏi: xin cha cho biết Mẹ Maria có phải nhận ơn cứu chuộc của Chúa Kitô  hay không?

Trả lời:
Mọi người sinh ra trong trần gian này- từ khởi thủy đến nay và còn mãi cho đến ngày mãn thời gian- đều chịu  chung hậu quả của Tội Nguyên Tổ (Origional Sin), nên cần phải được tái sinh qua Phép Rửa để trở thành các tạo vật mới, được gọi Chúa là Cha và có hy vọng sống đời đời với Chúa trên Nước Trời mai sau.
Nhưng để bảo đảm hy vọng đó, mọi người đều phải được cứu chuộc nhờ công nghiệp của Chúa Kitô, Con Thiên Chúa đã đến trần gian cách nay trên 2000 năm để hy sinh “hiến mạng sống mình làm giá chuộc cho muôn người.”(Mt 20: 28)

Thật vậy, chỉ vì thương yêu và “mong muốn cho mọi người được cứu độ và nhận biết chân lý.” (1 Tm 2: 4) mà Thiên Chúa Cha đã sai Con Một Người là Chúa Giêsu-Kitô xuống trần gian làm Con Người, sinh bởi Đức Trinh nữ Maria nhờ quyền năng của Chúa Thánh Thần để chuộc tội cho cả loài người đáng bị phạt và chết vì tội lỗi. Khi đến trần gian làm Con Người, Chúa Giêsu đã quên mình là Thiên Chúa, đồng bản thể với Chúa Cha và Chúa Thánh Thần để vui lòng chịu khốn khó và luận phạt như  một tội nhân, đồng số phận với hai tên trộm cướp cùng bị đóng đanh với Người trên Núi Sọ năm xưa. 

Như thế, chính nhờ Chúa Kitô đã chịu chết thay cho mọi người mà chúng ta có hy vọng được sống hạnh phúc với Chúa trên Nước Trời mai sau. Công nghiệp cứu chuộc vô giá của Chúa Kitô được áp dụng cho hết mọi người đã sinh ra trước hay sau khi Chúa hoàn tất công nghiệp cứu chuộc của Người và cho mãi đến ngày hết thời gian.  

Nói khác đi, nếu không có công nghiệp cực trọng của Chúa Giêsu-Kitô thì tuyệt đối không ai có thể được cứu rỗi vì: “Ngoài Người ra ; không ai đem lại ơn cứu độ, vì dưới gầm trời này , không có một danh nào được ban cho nhân loại, để chúng ta phải nhờ vào danh đó mà được cứu độ. “(Cv 4: 12). 

Danh đó là Danh thánh Giêsu- Kitô, Đấng đã vui lòng chịu chết để cho chúng ta hy vọng được sống đời đời với Chúa trên Nước Trời, sau khi chấm dứt hành trinh trên trần gian này .

Phải nói có hy vọng thôi, chứ không phải là bảo đảm chắc chắn ngay từ giờ phút hiện tại, không phải vì công nghiệp cứu chuộc của Chúa Kitô chưa đủ cho con người được cứu độ, mà vì con người còn có ý muốn tự do (free will) để tự ý chọn sống theo Chúa là “Con đường, là sự thật và là sự sống.” (Ga 14: 6) hay khước từ Chúa để sống theo thế gian dẫn đưa đến hư mất đời đời vì ảnh hưởng rất tai hại của các chủ nghĩa tục hóa (secularism), vô thần (atheism), chủ nghĩa tương đối (relativism) tôn thờ khoái lạc (hedonism) tôn thờ tiền bạc và của cải vật chất (cult of money and materialism) và không chấp nhận một nguyên tác luân lý và đạo đức nào như bộ mặt của thế giới tục hóa vô luân vô đạo ở khắp nơi trong xã hội loài người ngày nay.
Nếu con người chọn sống theo thế gian với những thực trạng trên đây thì đã hùng hồn chối bỏ Thiên Chúa là tình thương , là Chân Thiện Mỹ tuyệt đối và trở nên thù nghịch với  thập giá Chúa Kitô, khiến cho công nghiệp cứu chuộc vô giá của Người trở nên vô ích cho những ai tự do chọn lựa cách sống đó.. 

Nghĩa là , dù tin Chúa Kitô và công nghiệp cứu chuộc vô giá của Người, nhưng nếu không quyết tâm đi theo Chúa để cộng tác với ơn cứu độ của Người bằng nỗ lực xa tránh mọi tội lỗi và sự dữ bao lâu còn sống trên đời này, thì chắc chắn Chúa không thể cứu ai được, đúng như lời Chúa đã nói với các môn đệ Người xưa kia :
 ”Không phải bất cứ ai thưa với Thầy:Lậy Chúa,! lậy Chúa ! là được vào Nước Trời cả đâu. Nhưng chỉ ai thi hành ý muốn của Cha Thầy là Đấng ngự trên Trời mới được vào mà thôi.” (Mt 7: 21)

Thi hành ý muốn của Cha trên Trời có nghĩa là thực hành tốt những điều Chúa Giêsu đã dạy về mến Chúa, yêu tha nhân, sống công bình, bác ái, và trong sạch , nghĩa là xa tránh mọi tội lỗi và sự dữ, thì mới xứng đáng được ơn Chúa cứu chuộc  để hưởng phúc Thiên Đàng như lời Người đã hứa:

“Thật vậy, ý của Cha Ta là tất cả những ai thấy người Con
Và tin vào người Con thì được sống muôn đời
Và Ta sẽ cho họ sống lại trong ngày sau hết.” (Ga 6: 40)

Đó là niềm tin và hy vọng cho mọi người đã sinh ra trước hay sau Chúa Kitô và cho đến ngày cánh chung tức ngày mãn thời gian.

Riêng đối với Đức Trinh Nữ Maria, là “Người đầy ơn phúc” được tuyển chọn làm Mẹ Ngôi Hai Thiên Chúa là Chúa Giêsu-Kitô, nhờ quyền năng của Chúa Thánh Thần, Thiên Chúa đã ban riêng cho một mình Mẹ các đặc ân lớn lao là được sinh ra mà không vướng mắc hậu quả của tội  nguyên tổ (Vô nhiễm thai= Immaculate Conception) và mọi tội khác , được trọn đời đồng trinh và hồn xác về trời (Asumption). Như thế, Mẹ Maria đã trỗi vượt hơn mọi thần thánh trên trời và mọi người phàm trong nhân loại nhờ những đặc ơn trên.

Nhưng dù được diễm phúc độc nhất như vậy, Mẹ Maria cũng không cao trọng hơn Thiên Chúa và có chung một bản thể (substance) với Ba Ngôi Thiên Chúa. Mẹ chỉ được tôn kính, tôn sùng (venerate) cách đặc biết ở mức độ Hyperdulia,. trong khi các Thánh Nam nữ khác - kể cả Thánh Giuse- được tôn kính ở mức Dulia và chỉ một mình Thiên Chúa được tôn thờ (adore) ở mức Latria trong phụng vu thánh của Giáo Hội.

Dầu vậy, dù là Mẹ thật của Chúa Giêsu, Đức Mẹ vẫn phải nhận ơn cứu độ của Chúa Kitô căn cứ vào chính lời Mẹ đã nói trong Bài ca Ngợi khen Thiên Chúa – Magnificat - của Mẹ như sau:

“Linh hồn tôi ngợi khen Đức Chúa
Thần trí tôi hớn hở vui mừng
Vì Thiên Chúa, Đấng cứu độ tôi (my Savior) (Lc 1:46-47)
       ………………………………….. 
Thánh Công Đồng Vaticanô II, mượn lời dạy của Thánh Phụ Irêneô, cũng dạy rằng: 
    
”Chính Ngài (Mẹ Maria), nhờ vâng phục, đã trở nên nguyên nhân cứu rỗi cho mình và cho toàn thể nhân loại.” (x Lumen Gentium số 56)

Như thế đủ cho thấy là Mẹ không được miễn trừ ơn cứu độ của Chúa Kitô và Thiên Chúa đã “ban trước” ơn này cho Mẹ cũng như  cho các người lành thánh khác trong thời Cựu Ước, tức là thời gian Chúa Chúa Cứu Thế Giêsu chưa ra đời và chưa hoàn tất công trình cứu chuộc nhân loại của Thiên Chúa. 

Dầu vậy, Thiên Chúa vẫn có ơn được gọi là “ơn dự phòng: prevenient grace” để ban trước cho Đức Mẹ và cho những người lành thánh khác như các ông Mô-sê , Elia (Mt 17: 3; Mc 9: 4; Lc 9: 30)… đã  hiện ra đàm đạo với Chúa Giêsu trên núi Ta-bo-rê khi Chúa biến đổi dung nhan trước mắt ba môn đê Phêrô, Gioan và Gia-cô-bê

Thánh Phaolô đã giải thích về ơn dự phòng nói trên như sau:
 ”Những ai Thiên Chúa đã tiền định, thì Người cũng kêu gọi; những ai Người đã kêu gọi, thì Người cũng làm cho nên công chính; những ai Người đã làm cho nên công chính thì Người cũng cho hưởng phúc vinh quang.” (Rm 8: 30)

Tóm lại, tất cả mọi tạo vật được sinh ra trước hay sau Chúa Kitô, đều phải nhận ơn cứu độ của Thiên Chúa nhờ Chúa Kitô, kể cả Mẹ Maria, Thánh Giuse, các ngôn sứ và các Tổ phụ dân Do Thái là Abraham, Isaac và Jacob (Israel) bởi vì :

“Chỉ có một Thiên Chúa
Chỉ có một Đấng trung gian
Giữa Thiên Chúa và loài người
Đó là một con người, Đức Kitô-Giê su
Đấng đã tự hiến làm giá chuộc mọi người.” (1 Tm 2:5)

Việc Mẹ Maria lãnh nhận ơn cứu chuộc của Thiên Chúa không làm suy giảm chút nào ơn phúc và tước hiệu của Mẹ là Mẹ thật của Chúa Giêsu, cũng là Mẹ Thiên Chúa (Theotokos) vì Chúa Giêsu cũng là Thiên Chúa thật cùng với Chúa Cha và Chúa Thánh Thần. Lại nữa, việc Mẹ nhận ơn cứu chuộc của Chúa Kitô cũng không hề có nghĩa là Mẹ đồng hình đồng dạng với con người trong phạm trù tội lỗi,  vì Mẹ đã được diễm phúc không hề bị vết nhơ nào của mọi tội lỗi từ khi Mẹ được thụ thai trong lòng mẫu thân cho đến ngày Mẹ được về trời cả hồn xác.

Nhưng Mẹ vẫn nhận công nghiệp cứu chuộc của Chúa Kitô không phải vì Mẹ có tội gì để cần được tha thứ mà vì để ca ngợi và cảm tạ tình thương bao la của Thiên Chúa. “Đấng cứu độ chúng ta, Đấng muốn cho mọi người được cứu độ và nhận biết chân lý.” như Thánh Phaolô đã quả quyết (1 Tm 2:4). 

Chính Mẹ cũng đã góp phần cộng tác quan trọng vào công nghiệp này cùng với Con của Mẹ là Chúa Giêsu-Kitô, trước hết khi Mẹ “xin vâng” với Thiên Chúa đã chọn Mẹ làm Mẹ Chúa Cứu Thế . Sự xin vâng của Mẹ thật vô cùng quan trọng và cần thiết vì nếu không có,  thì Chúa Giêsu không thể giáng sinh làm Con Người để cứu chuộc cho tất cả loài người, theo chương trình cứu độ của Chúa Cha..Nhưng vì Mẹ “xin vâng” theo thánh ý Chúa cha, mà Chúa Giêsu đã giáng sinh trong cung lòng vẹn sạch của Mẹ qua quyền năng của Chúa Thánh Thần.

Không những Mẹ xin vâng mà còn cộng tác mật thiết với .Con của Mẹ trong hành trình thương khó, khổ nạn khi đứng dưới chân thánh giá hiệp thông đau khổ với Chúa Kitô khi Người dâng hy tế đền tội lên Chúa Cha để xin ơn tha thứ  và cứu rỗi cho toàn thể nhân loại.

Do đó, chúng ta phải muôn đời nhớ ơn Mẹ Maria về sự xin vâng và cộng tác này, vì quả thực Mẹ đã góp phần không nhỏ vào công cuộc mưu tìm hạnh phúc vinh cửu cho tất cả chúng ta cùng với Con của Mẹ là Chúa Cứu Thế Giêsu.

Tóm lại, nếu “sự chết đến vì Evà, thì sự sống đến nhờ Đức Maria” , tân Eva đã vâng phục Thiên Chúa và cộng tác với Chúa Giêsu –Kitô , Đấng  trung gian duy nhất giữa Thiên Chúa và loài người như Kinh Thánh và các Thánh Phụ đã dạy. (x.LG, số 56).        
====================
Lm Phanxicô Xaviê Ngô Tôn Huấn. Trả lời:
Mọi người sinh ra trong trần gian này- từ khởi thủy đến nay và còn mãi cho đến ngày mãn thời gian- đều chịu chung hậu quả của Tội Nguyên Tổ (Origional Sin), nên cần phải được tái sinh qua Phép Rửa để trở thành các tạo vật mới, được gọi Chúa là Cha và có hy vọng sống đời đời với Chúa trên Nước Trời mai sau.
Nhưng để bảo đảm hy vọng đó, mọi người đều phải được cứu chuộc nhờ công nghiệp của Chúa Kitô, Con Thiên Chúa đã đến trần gian cách nay trên 2000 năm để hy sinh “hiến mạng sống mình làm giá chuộc cho muôn người.”(Mt 20: 28)

Thật vậy, chỉ vì thương yêu và “mong muốn cho mọi người được cứu độ và nhận biết chân lý.” (1 Tm 2: 4) mà Thiên Chúa Cha đã sai Con Một Người là Chúa Giêsu-Kitô xuống trần gian làm Con Người, sinh bởi Đức Trinh nữ Maria nhờ quyền năng của Chúa Thánh Thần để chuộc tội cho cả loài người đáng bị phạt và chết vì tội lỗi. Khi đến trần gian làm Con Người, Chúa Giêsu đã quên mình là Thiên Chúa, đồng bản thể với Chúa Cha và Chúa Thánh Thần để vui lòng chịu khốn khó và luận phạt như một tội nhân, đồng số phận với hai tên trộm cướp cùng bị đóng đanh với Người trên Núi Sọ năm xưa.

Sunday, December 15, 2013

Tội phạm ĐIỀU RĂN THỨ NĂM

Lm. Ngô Tôn Huấn
Photo: Tội phạm ĐIỀU RĂN THỨ NĂM
Lm. Ngô Tôn Huấn
===================
Hỏi: xin cha giải thích những trường hợp lỗi phạm điều răn thứ năm.
=================
Trả lời: Sự sống là quà tặng thiêng liêng vô cùng quí giá mà Thiên Chúa ban cho con người. Và chỉ một mình Ngài có quyền trên sự sống của con người mà thôi.

Chính vì vậy mà ngay từ đầu Thiên Chúa đã truyền cho dân Do Thái lệnh cấm này: “Ngươi không được giết người” (Xh 20:13)

Sau này, trong bài giảng “Trên Núi”, Chúa Giêsu cũng  đã nhắc lại lệnh cấm trên và   còn ngăn cấm thêm cả việc giận dữ, oán  ghét và trả thù nhau nữa: “Anh  em đã nghe Luật dạy rằng: chớ giết người, ai giết người thì đáng bị đưa ra tòa. Còn Thầy, Thầy bảo cho anh em biết: ai giận anh  em mình thì đáng bị đưa ra tòa. Ai mắng anh  em mình là đồ ngốc thì đáng bị đưa ra trước Thượng Hội Đồng…”(Mt 5:21)

Sở dĩ Chúa cấm oán thù và giết người vì Thiên Chúa là “tình thương, chậm bất bình và hay tha thứ”.  Chúa Giêsu còn dạy các môn đệ phải “yêu thương kẻ thù và cầu nguyện cho những kẻ ngược đãi anh  em.” (cf. 5:44)

Như thế cho ta thấy giới luật yêu thương quan trọng thế nào đối với mọi tín hữu Chúa Kitô ngày nay phải sống  giữa những nghịch cảnh của sự oán thù, nghen nghét, chém giết, sát hại nhau về mọi mặt tinh thần , tình cảm và thể lý ở khắp nơi trên thế giới.Có thể nói sự dữ đang thống trị thế giới và  quá nhiều người ở mọi nơi, mọi nền  văn hóa, ngôn ngữ.

Do đó, để thực thi và tôn trọng thích đáng giới luật yêu thương của Chúa, Giáo Hội ân cần nhắc cho con cái mình phải hết sức xa tránh những hành động, tư tưởng đối nghịch với giới luật này, tức là luật cấm làm hại và  giết người như Thiên Chúa đã nghiêm khắc ngăn cấm  trong  giới răn thứ năm của Bản Thập Giới (Decalogue). Cụ thể  như sau: 

1- Về mặt thể lý,cấm cố sát và tự sát (murder and suicide)

Vì chỉ một mình Thiên Chúa nắm trọn quyền sinh tử của mọi loài thụ tạo, nên không ai được phép giết người khác, dù là một thai nhi còn trong lòng mẹ, hay một bệnh nhân đang  thoi thóp trên giường bệnh và y khoa đang bó tay cứu chữa.Nói rõ hơn, không ai được phép trực tiếp hay gián tiếp làm điều gì khiến người khác phải thiệt mạng sống vì mình, cũng như không được phép  hủy hoại cơ thể như chặt cắt một bộ phận nào của thân thể nhất là tự sát (tự tử) vì bất cứ lý do gì.

Như thế, để tôn trọng và bảo vệ sự sống là quà tặng linh thánh(sacred) Chúa ban, thì  không những không được trực tiếp giết người hoặc tự sát mà còn phải tránh những hành vi gián tiếp giết người như cộng tác  có hiệu quả cho ai phá thai hoặc giết người khác,  hay dùng thuốc cho chết êm dịu (euthanasia) trong trường hợp y khoa đã bó tay. (SGLGHCG, số 2268-2270)Nói rõ hơn, dù cho bác sĩ đã vô phương cứu chữa thì phải để cho cái chết xảy ra cách tự nhiên ( natural death) chứ không được phép kết thúc sự sống cho nhanh bằng cách cho chich thuốc để  “chết êm diu=Euthanasia”theo lời khuyên của bác sĩ, y tá không có niềm tin Công Giáo. Chỉ trong trường hợp tim đã tự nhiên ngưng đập, óc não đã hết hoạt động và bênh nhân chỉ còn thở vì nhờ có  máy hô hấp (respirator)

thì được phép rút máy ra vì để lâu cũng vô ích và còn thêm tốn phí cho gia đình bệnh nhân.

Ngoài ra, cũng trong mục đích bảo vệ sự sống, phải tránh những hành vi hay phương thế có thể gây nguy hại cho sức khỏe nhất gây nguy hiểm cho mạng sống của mình và của người khác, như ăn uống quá độ, lạm dụng rượu ,thuốc lá và ma túy, lái xe quá tốc độ có thể  gây tai nạn cho chính mình và cho người khác cách vô cớ.Nghĩa là, nếu liều lĩnh lái xe quá nhanh ,hoặc  vượt đèn đỏ gây tai nạn hay tử thương cho ai thì đó là tội lỗi điều răn thứ năm cần phải tránh

2- Về mặt tinh thần, phải tôn trọng nhân phẩm và linh hồn của người khác:

Giới răn thứ năm không những cấm làm những điều có hại cho sự sống thể lý của mình và của người khác như đã nói ở trên mà còn ngăn cấm cả những gì làm thiệt hại cho tinh thần, cho đời sống thiêng liêng của mình và của tha nhân  nữa.

Thật vậy, sự sống vẹn toàn của con người  gồm hai phần hồn và xác. Do đó, Thiên Chúa buộc con người phải tôn trọng sự sống thể lý của mình và của người khác, cũng như tôn trọng danh dự, đời tư và linh hồn của người khác như chính của mình.

Cụ thể, không được nói hay làm điều gì có hại cho thanh danh, đời tư của người khác. Không ai có bổn phận phải tố cáo cho người khác biết những gì có liên quan đến sự xấu kín của người khác.. Thí dụ, biết người nào đó ngoại tình, có tính gian tham,  thì người tín hữu Chúa Kitô không được phép tiết lộ cho người khác  biết chuyên “bê bối”  của người này khiến  phương hại cho thanh danh của nạn nhân trong công luận. Nhưng ngược lại, nếu biết có người đã có vợ, nhưng đang dối gạt để lấy người khác,  thì buộc phải tố cáo cho giáo quyền địa phương biết để ngăn cản việc sai trái về luân lý, giáo lý và giáo luật. Cũng vậy, khi biết có kể đang âm mưu giết ai, thì phải tố cáo cho nhà cầm quyền biết để ngăn chặn sự dữ khỏi xảy ra.

Trong mục đích tộn  trọng thanh danh và đời sống tinh thần của người khác, giới răn thứ Năm cũng đòi buộc mọi tín hữu phải tránh gương xấu làm cớ cho người khác vấp ngã, phương hại cho phần rỗi của tha nhân.

Cụ thể, không được tiếp tay với ai để khai thác kỹ nghệ  cờ bạc  nhất là kỹ nghệ mãi dâm, buôn bán phụ nữ và trẻ em cho thú vui  vụ vô luân, vô Đạo .Cộng tác vào những việc vô luân vô đạo này thì trước hết tự gây nguy hại cho linh hồn của chính  mình và cho phần rỗi của người đi tìm những thú vui cực  kỳ vô luân vô đạo đó. Ngoài ra,  buôn bán sách báo, phim ảnh bạo động và khiêu dâm cũng là điều phải tránh   để không  đầu độc giới trẻ và xô đẩy người lớn vào đường trụy lạc, phương hại cho phần rỗi của họ. Đây chính là   gương xấu phải tránh  như Chúa Giêsu đã khiêm khắc cảnh cáo sau đây:

” Không thể không có những cớ làm cho người ta vấp ngã; nhưng khốn cho kẻ làm cớ cho người ta vấp ngã ! thà buộc cối đá lớn vào cổ nó và xô xuống biển, còn lợi cho nó hơn là để nó làm cớ cho một trong những kẻ nhỏ này vấp ngã. Anh  em hãy đề phòng.” ( Lc 17: 1-3)

Thi hành lời dạy trên của Chúa , Giáo lý của Giáo Hội giải thích thêm như sau:

” Gương xấu là thái độ hoặc cử chỉ khuyến khích tha nhân làm điều ác.Người làm gương xấu đã trở thành kẻ cán dỗ  người khác. Nó phá hoại nhân đức và sauwj ngay chính.Nó có thể lôi kéo người đồng loại vào chỗ chết về phần linh hồn. Gương xấu là lỗi nậng nếu hành vi hoặc thái độ của người đó cố ý lôi kéo tha nhân vào một lỗi nặng.” ( SGLGHCG, số 2284)

Nói khác đi, không phải chỉ giết người  mới là lỗi Điều Răn Thứ Năm, mà phải kể thêm  những việc làm có hại cho sức khỏe của mình và  của người như buôn bán ma túy, cẩn sa, ăn uống quá độ, lái xe ẩu như đã nói ở trên. Mặt khác giới răn thứ năm cũng đòi buộc phải xa tránh những lối sống và nguy cơ tội lỗi cho chính mình và cho người khác như tiếp tay phổ biến dịp tội bằng việc mở sòng bạc, mở nhà chứa gái mãi dâm, buôn bán trẻ em và phụ nữ cho dịch vụ mãi dâm và ấu dâm ( child prostitution)vô luân vô đạo, , tất cả đều lỗi nghịch Điều Răn Thứ Năm mà là người tín hữu Chúa Kitô chúng ta phải hết sức xa tránh để mưu ích hồn xác cho mình và cho người khác.

Tóm lại, mọi giới luật của Chúa đều nhằm mục đích đem lại lợi ích và hạnh phúc cho con người ngay trong cuộc sống ở đời này trước khi được sống hanh phúc đời đời với Chúa trên Nước Trời mai sau. Thiên Chúa tuyết đối không có lợi lộc gì mà phải ngăn cấm con người làm điều này tránh điều kia. Chúa ngăn cấm vì lợi ích của con người mà thôi. Do đó, tuân giữ các giới răn của Chúa là tự tạo an vui hạnh phúc cho chính mình và cho người khác trong tâm tình cảm tạ Chúa đã thương ban những giới luật cần thiết cho ta tuân giữ để được chúc phúc và nhất là được cứu rỗi để sống hạnh phúc đời đời với Chúa trên Thiên Quốc.
=========================
LM .Phanxicô Xaviê Ngô Tôn Huấn
Hỏi: xin cha giải thích những trường hợp lỗi phạm điều răn thứ năm.
=================
Trả lời: Sự sống là quà tặng thiêng liêng vô cùng quí giá mà Thiên Chúa ban cho con người. Và chỉ một mình Ngài có quyền trên sự sống của con người mà thôi.

Chính vì vậy mà ngay từ đầu Thiên Chúa đã truyền cho dân Do Thái lệnh cấm này: “Ngươi không được giết người” (Xh 20:13)

Sau này, trong bài giảng “Trên Núi”, Chúa Giêsu cũng đã nhắc lại lệnh cấm trên và còn ngăn cấm thêm cả việc giận dữ, oán ghét và trả thù nhau nữa: “Anh em đã nghe Luật dạy rằng: chớ giết người, ai giết người thì đáng bị đưa ra tòa. Còn Thầy, Thầy bảo cho anh em biết: ai giận anh em mình thì đáng bị đưa ra tòa. Ai mắng anh em mình là đồ ngốc thì đáng bị đưa ra trước Thượng Hội Đồng…”(Mt 5:21)

Sở dĩ Chúa cấm oán thù và giết người vì Thiên Chúa là “tình thương, chậm bất bình và hay tha thứ”. Chúa Giêsu còn dạy các môn đệ phải “yêu thương kẻ thù và cầu nguyện cho những kẻ ngược đãi anh em.” (cf. 5:44)

Saturday, December 14, 2013

Đối thoại 

trong đời sống vợ chồng

Đôi điều về cuộc sống vợ chồng mà chúng tôi đã trải qua gần 50 năm qua, như là một chia sẻ để giúp gia đình sống hạnh phúc đến tuổi già

Mỗi gia đình có mỗi hoàn cảnh riêng, mỗi nếp sống riêng, mỗi một chuỗi kinh nghiệm riêng, đèn nhà ai, nấy rạng, nên chúng tôi cảm thấy áy náy khi giãi bày nếp riêng tư của mình. Tuy nhiên, xin mạnh dạn đóng góp đôi điều về cuộc sống vợ chồng mà chúng tôi đã trải qua gần 50 năm qua, như là một trao đổi nhỏ để chúng ta cùng chia sẻ hầu sống hạnh phúc tuổi già, cái tuổi gần đất xa trời trong cái cảnh

Tuổi già rong ruổi tình già
Cháu con đi cả, mặn mà với ai?

Tuy nhiên, tình già lắm khi cũng mang di chứng bất trị của tuổi già như chính bản thân người già… lẩm ca lẩm cẩm theo thói thường “già sinh tật” khiến dễ đi tới già chuyện, sinh già miệng già mồm… cãi nhau chỉ vì những thứ lặt vặt không đâu!

Wednesday, December 11, 2013

SUY NIỆM LỜI CHÚA

LỜI LOAN BÁO CỦA GIOAN TẨY GIẢ

(Mátthêu 3:1-12 – CN II MV - A)

1.- Ngữ cảnh
Phần Mở của Tin Mừng Mt đi từ 1,1–4,16. Về nội dung, trong bốn chương mở đầu này trước khi Đức Giêsu xuất hiện công khai, có hai người khám phá ra Đức Giêsu là ai, theo hai đường song song và riêng tư: Giuse (ch. 1–2) và Gioan Tẩy Giả (ch. 3–4). Giuse thì được thiên thần Chúa báo tin trong giấc mơ rằng Đức Giêsu là con (cháu) vua Đavít, còn Gioan thì được một tiếng từ trời cho biết Đức Giêsu là Con Thiên Chúa. Cả hai vị đều muốn tránh né ơn gọi đặc biệt các vị được mời đảm nhận trong liên hệ với Đức Giêsu, vị đầu sẽ đưa Đức Giêsu vào trong dòng dõi vua Đavít, vị sau sẽ trở thành khí cụ để tấn phong làm Đấng Mêsia trong phép rửa. Trong cả hai trường hợp, cảm thức về sự bất xứng của hai vị đã là động lực khiến các vị có thái độ như thế (chính theo nghĩa này mà ta phải hiểu sự “bối rối” của Giuse). Nhưng sự băn khoăn bối rối của các vị đã được thiên thần hoặc chính Đức Giêsu đánh tan. Cuối cùng, cũng như Giuse, khi chấp nhận đưa Đức Giêsu vào trong dòng dõi vua Đavít, đã kéo theo cuộc bách hại của vua Hêrôđê, Gioan Tẩy Giả, khi chấp nhận ban phép rửa cho Đức Giêsu và tạo cho Người cơ hội được tấn phong làm Đấng Mêsia, đã kéo theo những đợt tấn công của Satan. 
Bản văn đọc trong Phụng vụ hôm nay là phân đoạn đầu thuọc nửa hai của Phần Mở. 
Phần hai của phần Mở dường như  làm thành một bức tranh bộ đôi: ba đoạn liên hệ đến Gioan, và ba đoạn liên hệ đến Đức Giêsu. Về Gioan: giới thiệu tổng quát về bản thân và sứ vụ của ông (3,1-6); lời rao giảng sự sám hối (3,7-10); lời rao giảng về Đấng Mêsia (3,11-12). Về Đức Giêsu: phép rửa (3,13-17); các cám dỗ (4,1-11); các lời mào đầu về sứ vụ (kết thúc sứ vụ của Gioan, Đức Giêsu trở về Galilê, Người cư ngụ ở Caphácnaum: 4,12-16).

 2.- Bố cục
Bản văn có thể chia thành ba đơn vị:

1) Những chi tiết tổng quát về bản thân và sứ vụ của Gioan (3,1-6); 

2) Lời rao giảng sự sám hối (3,7-10); 

3) Lời rao giảng về Đấng Mêsia (3,11-12).

3.- Vài điểm chú giải
- Hồi ấy, ông Gioan Tẩy Giả đến (1): Động từ paraginomai có nghĩa là “đến, xuất hiện [trên sân khấu]”. Sau này, Đức Giêsu cũng được TM I giới thiệu như thế ở 3,13. Gioan Tẩy Giả chính là người giới thiệu trước Đức Giêsu. Cả hai đều hoạt động tại hoang địa, loan báo Nước Trời và sự hoán cải (3,2 // 4,17), và có làm một phép rửa (c. 11a // c. 11c). Chỉ có điều Đức Giêsu “mạnh hơn” (c. 11), nên Gioan không xứng đáng xách dép cho Người (c. 11), càng không xứng đáng làm phép rửa cho Người (c. 14). 

Tuesday, December 10, 2013

Tâm lý xã hội:  

Bảo thủ hay cố chấp!

Trần Mỹ Duyệt
 
Người cao niên thường có tâm lý sống với quá khứ, sống với hoài vọng. Những chuyện đã qua mà nay cứ ngồi để hoài tưởng, để hãnh diện, hoặc để buồn bực, hối hận.

Trong cái hoài cổ, cái lưu luyến quá khứ ấy nẩy sinh ý nghĩ bảo thủ và cố chấp. Người già lúc nào cũng như muốn níu kéo, muốn nắm giữ quá khứ lại cho mình, dù quá khứ ấy có những điều cần phải bỏ, phải quên hay cần phải được đổi mới. Lý do, họ không dám bỏ, không có thời giờ để đổi mới, và thực tế là họ cũng không muốn đổi mới. Câu chuyện dưới đây chỉ là một trong những câu chuyện mà thường xuyên chúng ta vẫn thường đọc thấy trên các báo chí, hoặc nghe kể lại như những lời than thở, phàn nàn của lớp người trẻ:

Ba tôi năm nay gần 90 tuổi và là 1 người rất “gia trưởng”. Ngày xưa còn nhỏ hễ đứa con nào làm trái ý là ông cầm gậy đánh vào đầu. Tệ hơn nữa con gái thì ông lớn tiếng nói dòng họ nhà này con gái sanh ra chỉ là làm tôi mọi đầy tớ cho đàn ông con trai nhà này. Má tôi có khi còn bị ba tôi đánh.

Chúa Giêsu giáng sinh năm nào?

JIMMY AKIN
Có thể người ta vẫn nghĩ là Chúa Giêsu giáng sinh năm 0 (năm Không, năm Zero) – khoảng giao niên giữa năm 1 trước công nguyên (TCN) và năm 1 sau công nguyên (SCN), nói chung là khoảng năm 6-7 TCN. Chứng cớ từ Kinh Thánh và các Giáo phụ cũng khác nhau.
Chắc chắn không phải là năm 0 (zero). Chứng cớ cho thấy Chúa Giêsu cũng không sinh năm 1. Đó là điều khá ngạc nhiên, vì chúng ta thường cùng những con số có số 0, nhưng số 0 không là khái niệm để tính năm.

Monday, December 9, 2013

Ly dị vì ngoại tình

Trần Mỹ Duyệt

“Tôi đã khóc lóc nhiều lần và nói với anh ấy rằng, nếu không còn yêu tôi nữa thì cứ thẳng thắn nói với tôi một lời, tôi sẽ để anh ấy đi tự do. Đằng này thì không, hôm thì ở nhà, hôm vắng nhà thử hỏi sống với nhau như vậy thì làm sao mà sống chứ! Đã vậy mỗi lần tôi có chứng cớ mà vặn hỏi thì chối sống chối chết. Lại còn thề độc nữa chứ!”

Sunday, December 8, 2013

GÓC GIA ĐÌNH

Ghen: Làm sao ghen cho nghệ thuật

Trần Mỹ Duyệt
 
Bạn đã có bao giờ “ghen” chưa? Chắc là có. Ít nhiều gì chúng ta đều ghen, vì nếu bạn nói mình không ghen thì có lẽ bạn không thật với mình. Thí dụ:

-Thấy mẹ thương thằng em hơn tự nhiên khó chịu với mẹ và với nó. Ghen.
-Thấy thằng bạn học giỏi được khen tự nhiên thấy nhột nhạt. Ghen.
-Thấy con nhỏ hàng xóm được mấy chàng theo trồng cây si, còn mình thì chả ai thèm ngó tới thấy bực tức. Ghen.
-Thấy thằng bạn cuỗm được cô bồ mà cô ấy lại là người mình yêu thầm, nhớ vụng. Ngày cưới của chúng nó mình thấy hơi ngượng, thiếu tự nhiên. Ghen.
-Thấy người ta cũng tụng kinh, gõ mõ, cũng cầu nguyện mà sao đường tu hanh thông quá. Được du học, có bằng cấp trở về lại được giao cho nhiều chức vụ quan trọng, mọi người kính mến, tự nhiên muốn tránh mặt. Ghen.

Thursday, December 5, 2013



Nữ tỳ vĩ đại
(Lễ Mẹ Vô Nhiễm)


Ngày 8-12-1854, ĐGH Piô IX đã công bố Tín điều Đức Mẹ Vô Nhiễm Nguyên Tội qua Tông sắc Ineffabilis Deus (Thiên Chúa bất khả ngộ).

Lễ Mẹ Vô Nhiễm đã có tại Ðông phương từ giữa thế kỷ VII và VIII. Các vị giảng thuyết đã nói về sự Vô Nhiễm, thai sinh thánh thiện, nhưng không nêu lên vấn đề gì khác. Thời Trung cổ, lễ này được đưa vào Tây phương, rồi nhiều dòng tu ở Ðức và Rôma cũng đã mừng lễ này từ thế kỷ IX.

Năm 1060, các tu sĩ đưa vào Anh quốc, tới năm 1127-1128, lễ này được lan rộng khắp Âu châu, mặc dầu Thánh Bênađô vẫn tỏ ra dè dặt trước “sự mới lạ” ấy. Đầu tiên, đó là một phong trào sùng kính sốt sắng nhưng thiếu suy tư, nhất là bị ảnh hưởng những ý kiến mù mờ của thời đại.

Wednesday, December 4, 2013

Tìm hiểu - Giải đáp phụng vụ

Lễ Các Đẳng thuộc bậc lễ nào?

Giải đáp của Cha Edward McNamara, Dòng Đạo Binh Chúa Kitô (LC), Khoa trưởng Thần học và giáo sư phụng vụ của Đại học Regina Apostolorum (Nữ Vương các Thánh Tông Đồ), Rôma.

Hỏi: Lễ Cầu Cho Các Tín Hữu Đã Qua Đời (Lễ Các Đẳng) diễn ra ngày 2-11 hàng năm, được xếp vào danh sách các bậc lễ. Nhưng tôi thấy hình như là bất thường, vì tôi thấy lễ này không được xếp vào bậc lễ, như lễ trọng, lễ kính, lễ nhớ... Vậy, thưa cha, trường hợp này là trường hợp riêng hay sao? Nếu như vậy, nó xuất hiện như là trường hợp độc nhất trong lịch phụng vụ rồi. - A. L., Campbell, California, Mỹ.

Xét mình Mùa Vọng:

TỈNH THỨC trước nhiều LỐI SỐNG nguy hiểm

Lm. Thái Nguyên
Để sống niềm hy vọng vào Thiên Chúa và gieo niềm hy vọng cho mọi người, đòi tôi phải luôn tỉnh thức trước cuộc sống của mình. Khi xét mình trong Mùa Vọng, tôi thấy mình có khi tỉnh mà không thức, có lúc thức mà không tỉnh; hoặc tỉnh thức về những điều này nhưng lại mê muội về những điều kia… Do đó, có thể tôi đang rơi vào nhiều lối sống nguy hiểm:

- Nguy hiểm cơ bản là lối sống không trưởng thành về nhân bản.
- Nguy hiểm đáng sợ là lối sống không trưởng thành về tâm linh.
- Nguy hiểm thường xuyên là lối sống không trưởng thành về tri thức.
Bộ Giáo Lý Đức Tin lên tiếng về việc rước lễ của người ly dị tái hôn

Ngày 24 Tháng Mười vừa qua, Đức TGM Gerhard Ludwig Muller, Bộ Trưởng Bộ Giáo Lý Đức Tin, đã cho phổ biến một bài viết của ngài trên tờ L'Osservatore Romano về việc rước lễ của các người Công Giáo ly dị và tái hôn dân sự. Sau đây là nguyên văn bài báo đó dựa vào bản tiếng Anh do Đài Phát Thanh Vatican phổ biến. 

 
Chứng từ sức mạnh ơn thánh
Vấn đề liên quan tới các tín hữu đã bước vào cuộc kết hợp dân sự mới sau khi ly dị là vấn đề không mới lạ gì. Giáo Hội luôn nghiêm túc xem sét vấn đề này với quan điểm muốn giúp đỡ những người thấy mình rơi vào trạng huống này. Hôn nhân là một bí tích ảnh hưởng hết sức sâu xa tới con người trong các hoàn cảnh bản thân, xã hội và lịch sử của họ. Vì con số những người bị ảnh hưởng trong các quốc gia có truyền thống Kitô Giáo cổ xưa càng ngày càng gia tăng, nên vấn đề mục vụ này đã mang lấy nhiều chiều kích có ý nghĩa. Hiện nay, cả các tín hữu vững chắc cũng nghiêm túc tự hỏi: há Giáo Hội lại không thể cho phép người ly dị và tái hôn được chịu các bí tích dưới một số điều kiện nào đó hay sao? Bàn tay Giáo Hội bị trói cứng vĩnh viễn hay sao trong vấn đề này? Các thần học gia có chịu thực sự thăm dò mọi hệ luận và hậu quả chăng?

Thursday, November 28, 2013

THIÊN CHÚA CÓ CẦN CON NGƯỜI LÀM VIỆC LÀNH ĐỂ ĐƯỢC CỨU RỖI HAY KHÔNG?
Lm. Phanxicô Xaviê Ngô Tôn Huấn

Hỏi: Tại sao các anh em Tin Lành nói chỉ cần tin Chúa Kitô là được cứu rỗi trong khi Giáo Hội Công Giáo dạy phải làm thêm việc lành nữa? 
================================
Trả lời: Liên quan đến vấn đề cứu rỗi (salvation) thì giữa Giáo Hội Công Giáo và anh em Tin Lành nói chung (Protestants) đã có sự khác biệt lớn lao, hầu như không thể vượt qua được để có thể đi đến chỗ cùng chia sẻ một niềm tin về ơn cứu độ của Chúa Kitô..

Trước hết, chúng ta cần biết qua về Nhóm Kitô giáo gọi chung là Tin Lành (Protestantism) do những người chủ xướng như Martin Luther ở Đức, năm 1517; John Calvin ở Pháp, Ulrich Zwingli ở Thụy sĩ , và King Henry VIII và Wolsey ở Anh năm 1527. Họ đã tự tách ra khỏi Giáo Hội Công Giáo để tiến hành cài gọi là “ Cải cách tôn giáo “ Protestant Reformation’ trong thế kỷ 16 ở Âu Châu và sau này lan tràn sang Mỹ và Á Châu. Riêng ở Mỹ, các nhóm Tin Lành chính gồm có Baptists, Methodists, Lutherans, Presbyterians, Protestant Episcopal, United Church of Christ, Episcopalians, Quakers , Disciples of Christ of the Later-day Saints, Jehovah’s Witnesses…
Vì loài người chúng tôi và để cứu rỗi chúng tôi
Lê Đình Thông

Dẫn nhập :
Kinh Tin Kính bắt nguồn từ Tín biểu các tông đồ (thánh Phêrô và thánh Phaolô) có từ thế kỷ II ; và được kiện toàn tại Roma vào thế kỷ thứ VI. Sau đó được truyền bá khắp Tây phương. Tín biểu Nicea-Constantinopoli nhằm giải đáp các cuộc thảo luận thần học về bản tính Chúa Kitô, được dấy lên vào hai thế kỷ IV và V. Tín biểu này được các nghị phụ biên soạn trong công đồng đại kết họp năm 325 và 381 tại hai thành phố Nicea và Constantinopoli, căn cứ vào bản văn của Eusèbe de Césarée, còn được gọi là Eusèbe Pampile (Εσέβιος Παμφύλιος) giám mục Césarée.

Thuật từ ‘‘Tin kính’’ (credo) được thánh Gioan viết lần đầu tiên, khi Chúa Giêsu hỏi người mù : Chúa Giêsu hỏi: ‘‘Anh có tin vào Con Người không?’’. Anh đáp: ‘‘Thưa Ngài, Ðấng ấy là ai để tôi tin?’’. Ðức Giêsu trả lời: ‘‘Anh đã thấy Người. Chính Người đang nói với anh đây’’. Anh nói: ‘‘Thưa Ngài, tôi tin’’. Rồi anh sấp mình xuống trước mặt Người. (Ga 9,35-38). Vào các thế kỷ đầu, vào lễ rửa tội, người tòng đáp lại ‘‘tôi tin’’ cả ba lần dìm xuống nước.

Friday, November 22, 2013

LÝ VÀ TÌNH
Trong cuộc sống con người chọn lựa tùy theo khả năng nhận thức của mình từ các  đối tượng khác nhau, có khi bằng lý luận, có khi bằng tình cảm.

Nếu ta đọc lại trong Kinh Thánh, Đức Giêsu luôn đòi hỏi chúng ta theo Ngài không dựa trên tình cảm mà bằng chính nhận thức của con người.