Friday, November 22, 2013

LÝ VÀ TÌNH
Trong cuộc sống con người chọn lựa tùy theo khả năng nhận thức của mình từ các  đối tượng khác nhau, có khi bằng lý luận, có khi bằng tình cảm.

Nếu ta đọc lại trong Kinh Thánh, Đức Giêsu luôn đòi hỏi chúng ta theo Ngài không dựa trên tình cảm mà bằng chính nhận thức của con người.

Trong đoạn Tin Mừng Đức Giêsu đòi hỏi đi theo Ngài: “Ai đến với tôi mà không dứt bỏ cha mẹ, vợ con, anh em, chị em và cả mạng sống mình nữa, thì không thể làm môn đệ tôi được. Ai không vác thập giá mình mà đi theo tôi, thì không thể làm môn đệ tôi được. ” ( Lc 14, 26 – 27 ). Khác với sự chọn lựa của con người, để chọn lựa người mình có thể tiếp cận và đến với nhau, có thể trước tiên người ta xem thử đối tượng đó có hạp nhãn không, có tình cảm không, và điều cuối cùng là có thể cậy nhờ, nương tựa hoặc đầu quân hay không? Đức Giêsu không đòi hỏi chúng ta như vậy. Bằng nhận thức và lý trí chúng ta đi theo Ngài hay không, tùy  mỗi người?

Trong nhận thức và lý trí sẽ tạo cho ta niềm tin. Điều kiện làm môn đệ của Đức Kitô không dựa vào giá trị bằng tiền bạc, của cải, giàu sang, phú quý, bằng cấp hay tình cảm…mà đòi hỏi chúng ta bằng sự từ bỏ. Sự từ bỏ không có nghĩa là chặt đứt, dứt bỏ tất cả, mà là phải đặt Ngài trên hết trong đời sống con người. Cũng dễ hiểu, đối với những người yêu nhau thật sự họ luôn đặt người mình yêu trên hết, không gì cho bằng người mình yêu.

Tuy nhiên Đức Giêsu không đòi hỏi chúng ta phải yêu Ngài trước hết. Nhưng Ngài đòi hỏi chúng ta cần phải suy nghĩ và chọn lựa, đó là . Sự suy nghĩ ấy giúp chúng ta phân định và chọn lựa? Tại sao tôi chọn Ngài? Phải chăng Ngài là Chúa? Phải chăng Ngài là Đấng Tạo Hóa? Và chúng ta có thể đặt ra nhiều loạt cậu hỏi ‘phải chăng’ về Ngài. Và câu trả lời đúng, hay là tùy nhận thức của mình về Đức Giêsu.

Tin mừng cũng đã thuật lại việc Gioan Tẩy giả sai hai môn đệ của mình đến hỏi Đức Giêsu về lý lịch của Ngài (Lc 7, 20 – 23). Và Đức Giêsu cũng đã hỏi các môn đệ về nhận thức của đám đông về bản thân Ngài (Lc 9, 18)…Quả thật, xác suất về tình cảm trong hai đoạn văn này chẳng có phần trăm nào cả.

Cho nên việc đi theo Ngài trước tiên đòi hỏi con người phải có nhận thức rồi sau đó chọn lựa. Các Thánh Tông đồ đi theo Đức Giêsu không dựa trên tình cảm, tiền bạc, của cải, vật chất, giàu có, phú quý, bằng cấp, trình độ…v.v….Ban đầu chỉ là một sự chọn lựa theo lý trí của mình. Quả thật là một sự liều lĩnh của các ông lúc bấy giờ. Ngay cả Thánh Phaolô khi bỏ con đường binh nghiệp để trở lại với Đức Giêsu cũng chỉ nhận được câu trả lời: “Ta là Giêsu mà ngươi đang bắt bớ. Nhưng ngươi hãy đứng dậy vào thành, và người ta sẽ nói cho ngươi biết ngươi phải làm gì”.  (Cv 9, 5 – 6)

Cái đã đi trước và trong cái lý lẽ, suy luận các tông đồ cũng như ông Saolê đã nghiệm ra được chữ TÌNH. Càng nhận thức rõ nét chừng nào bằng cái thì cái TÌNH càng dâng cao chừng ấy. Nên chữ YÊU mà Thánh Phaolô đề cập đến cũng không xa lạ gì với đời sống thường ngày của con người. Càng yêu tha nhân thì càng không muốn làm phiền tha nhân; không muốn làm phiền tha nhân cũng có nghĩa là đã sống chu toàn đời sống nhân bản tự nhiên đối với tha nhân.

Thánh Phaolô trong cái nhìn về đức tin thì Ngài cả quyết: “Đã yêu thương thì không làm hại người đồng loại; yêu thương là chu toàn Lề Luật vậy”.  (Rm 13, 10). Làm hại đồng loại có nhiều hình thức khác nhau, nhưng tựu trung việc làm hại đồng loại xuất phát từ cái TÔI và sự ÍCH KỶ của con người. Do đó dù việc tôi làm bên ngoài có mang tính chất bác ái nhiều bao nhiêu đi nữa, mà trong khi việc làm ấy hại đến thanh danh và danh dự của kẻ khác thì xét cho cùng đó không phải là cái TÌNH, thực chất là cái TÔI. Vì Thánh Phaolô khuyên bảo : “Anh em đừng mắc nợ gì ai, ngoài món nợ tương thân tương ái; vì ai yêu người, thì đã chu toàn Lề Luật ” (Rm 13, 8)

Một khi cái TÔI đã được đặt thế cho cái TÌNH, thì cái ban đầu sẽ bị giảm sút, hoặc có thể mất đi. Bởi vì nó không giá trị gì nữa cho việc ta đi theo Đức Kitô.

Vì lẽ đó điều cần thiết “không những vì sợ bị phạt, mà còn vì lương tâm” (Rm 13, 5). Để giữ vững cái nhận thức và sự chọn lựa ban đầu khi tôi muốn làm môn đệ của Đức Kitô và theo Ngài thì “đừng đi quá mức khi đánh giá mình, nhưng hãy đánh giá mình cho đúng mức, mỗi người tùy theo lượng đức tin Thiên Chúa đã phân phát cho”.   (Rm 12, 3).
===================
Lm. Mặc Nhân

No comments:

Post a Comment