Việc Giáo Dục Con Em
Thời Đại Internet
Lêvi
Ngày
nay, các phương tiện truyền thông xã hội, nhất là Internet đã mang đến
cho con người một thế giới kì diệu và những cơ hội để phát triển. Tuy
nhiên với các bậc cha mẹ Công giáo, Internet cùng lúc vừa là cơ hội, vừa
là thách thức trong việc giáo dục con cái sống đức tin. Trong việc giáo
dục con cái, các bậc cha mẹ đã gặp những khó khăn nào, và giải pháp cho
vấn đề này ra sao, chúng ta hãy tìm hiểu.
1.- Những khó khăn
Internet là một nhu cầu cần thiết trong xã hội hôm nay. Bên cạnh những mặt tích cực, còn có những mặt tiêu cực.
Internet là một nhu cầu cần thiết trong xã hội hôm nay. Bên cạnh những mặt tích cực, còn có những mặt tiêu cực.
1.1.- Internet làm lỏng lẻo mối tương
quan trong đời sống gia đình: Internet đã trở nên quan trọng đến nỗi “là
phương thế chính yếu để thông tin và giáo dục, để hướng dẫn và kêu gọi
con người trong những ứng xử của mình với tư cách một cá nhân, gia đình
hay xã hội ”( HỘI ĐỒNG GIÁO HOÀNG VỀ TRUYỀN THÔNG XÃ HỘI, Huấn thị Mục
vụ Thời Đại Mới – ‘Aetatis Novae’, Vatican 1992, số 1) . Tuy nhiên nó
cũng làm lỏng lẻo mối tương quan giữa người với người, nhất là trong đời
sống sinh hoạt của các gia đình. Internet và nhịp sống vội vã của nền
kinh tế tiêu thụ đã làm cho các thành viên trong gia đình ít có thời giờ
dành cho nhau.
1.2.- Giới trẻ bị lôi cuốn bởi chủ nghĩa
khoái lạc: các phương tiện truyền thông, nhất là Internet đang là mối lo
ngại cho việc giáo dục trong gia đình Kitô giáo. Thay vì tiếp thu những
tinh hoa tốt đẹp, không ít người trẻ lại sa vào cạm bẫy của những loại
hình văn hoá phi đạo đức. Nhiều bậc cha mẹ rơi vào thất vọng não nề khi
con cái họ thất bại trong việc chống lại những quyến rũ của ma túy, sự
lôi cuốn của chủ nghĩa khoái lạc.
1.3.- Giới trẻ bị ảnh hưởng từ môi trường
giáo dục của một xã hội vô thần: thách đố rất lớn mà các gia đình Kitô
hữu đang gặp phải, đó là sự ảnh hưởng nguy hại từ môi trường giáo dục
của một xã hội vô thần và duy vật, cộng với trào lưu quảng bá nếp sống
tự do phóng túng trên Internet. Chỉ cần đề cập đến một khía cạnh nhỏ của
hôn nhân và gia đình, ta cũng có thể thấy vô số những lệch lạc hết sức
nguy hiểm, như việc người trẻ tự do luyến ái, sống thử trước hôn nhân,
ly dị, ngừa thai và phá thai, v.v…
2.- Một số giải pháp
Đối diện với những khó khăn trong việc giáo dục con cái của các bậc cha mẹ thời đại Internet, người viết xin đưa ra hai giải pháp: củng cố mối giây hiệp thông trong gia đình, và tổ chức những loại hình truyền thông đặc thù.
Đối diện với những khó khăn trong việc giáo dục con cái của các bậc cha mẹ thời đại Internet, người viết xin đưa ra hai giải pháp: củng cố mối giây hiệp thông trong gia đình, và tổ chức những loại hình truyền thông đặc thù.
2.1.- Củng cố mối giây hiệp thông trong đời sống gia đình
Gia đình là tổ ấm, chính trong những bữa cơm, giờ kinh nguyện, mối giây hiệp thông trong đời sống gia đình được củng cố.
Gia đình là tổ ấm, chính trong những bữa cơm, giờ kinh nguyện, mối giây hiệp thông trong đời sống gia đình được củng cố.
2.1.1.- Buổi họp mặt và bữa ăn gia đình:
là cơ hội hết sức thuận tiện và quý báu để mỗi thành viên trong gia đình
không những được chia sẻ trong bữa ăn vật chất, mà còn được hiệp thông
trong đời sống tinh thần. Trong hoàn cảnh hiện nay, việc mọi người
thường xuyên dùng bữa chung với nhau quả là điều không dễ. Nhưng các
thành viên có thể thu xếp thời giờ đến với nhau trong những ngày đáng
ghi nhớ của gia đình, dòng tộc như: ngày sinh nhật, lễ bổn mạng, lễ
thành hôn, lễ giỗ…
2.1.2.- Giờ kinh nguyện gia đình: Ngoài
việc tham dự thánh lễ và các sinh hoạt phụng vụ tại cộng đoàn giáo xứ,
mỗi gia đình có thể tổ chức những sinh hoạt thiêng liêng. Chẳng hạn các
giờ kinh nguyện sáng tối. Đặc biệt trong giờ kinh tối, làm thế nào để
những giây phút lắng nghe và chia sẻ Lời Chúa trở nên như một tập quán
tốt lành, một nhu cầu cần thiết trong việc cảm nghiệm và sống đức tin
của gia đình, gia tộc.
2.2.- Tổ chức những loại hình truyền thông
Người viết xin đưa ra hai loại hình truyền thông đặc thù: thiết lập hệ thống thư viện và mạng Internet gia đình.
Người viết xin đưa ra hai loại hình truyền thông đặc thù: thiết lập hệ thống thư viện và mạng Internet gia đình.
2.2.1.- Thư viện tại gia: các bậc cha mẹ
có thể lập ra một thư viện cho gia đình mình. Nơi đây, có thể cung cấp
một số thể loại như: phim ảnh, sách báo đã được chọn lọc kỹ lưỡng và
thường xuyên cập nhật; hoặc cũng có thể lưu trữ những dữ liệu truyền
thống của gia đình hay dòng họ. Chẳng hạn về sách vở, cuốn Kinh Thánh
được đặt ở nơi trang trọng nhất và được thường xuyên xử dụng. Đồng thời,
nên có những loại sách giáo lý, tài liệu về Giáo Hội, giáo luật, các
sách thiêng liêng, sách về giáo dục nhân bản, sách về hôn nhân gia đình…
2.2.2.- Internet tại nhà: mạng Internet
gia đình, cha mẹ chỉ nên cho phép và khuyến khích con cái lưu trữ và cập
nhật một số trang web lành mạnh, lợi ích cho việc học tập và thăng tiến
đời sống đức tin. Xử dụng những phần mềm bảo mật là bước đầu tiên mà
cha mẹ thực hiện để đảm bảo con cái được bảo vệ khỏi những nguy hiểm
tiềm ẩn trên Internet. Rất tốt nếu mỗi gia đình, gia tộc thiết lập một
trang web riêng hay liên thông với trang web của dòng họ. Mục đích để
thông tin liên lạc, chuyển tải những giáo huấn của ông bà, cha mẹ, gửi
cho con cháu, hay để đón nhận những thắc mắc, tâm tư tình cảm, những
chia sẻ buồn vui giữa các thành viên trong gia đình, dòng họ.
Hiện nay
mạng xã hội cũng là nơi yêu thích của một số lớn thanh thiếu niên, vì họ
có thể kết bạn, chơi trò chơi, xem video và hình ảnh. Những loại hình
này nhiều khi thay vì giúp người trẻ giải trí, thì lại lôi cuốn đến độ
làm cho họ không còn ham thích việc đến trường, không còn quan tâm đến
sinh hoạt của gia đình, xa lạ với các sinh hoạt của giáo xứ. Vì vậy, các
bậc cha mẹ nên cung cấp cho con cái những trò chơi, giải trí đố vui về
kiến thức giáo lý, Thánh Kinh, hay khuyến khích và tổ chức những buổi
hát karaoke gia đình, mang nội dung giáo lý đức tin.
* Kết luận
“…. Các bậc cha mẹ Công giáo cũng có nghĩa vụ và cũng có quyền chọn những phương tiện và những trường học để nhờ đó họ có thể lo liệu việc giáo dục Công giáo cho con cái…” (HỘI ĐỒNG GIÁM MỤC VIỆT NAM, Bộ Giáo Luật 1983, đ. 793, § 2, trg. 261). Việc ứng dụng Internet trong việc giáo dục con cái vẫn luôn là vấn đề lớn đặt ra cho các bậc phụ huynh. Những sản phẩm của công nghệ hiện đại không hề có lỗi, mà lỗi là ở người xử dụng không đúng mục đích. Thế nên các bậc cha mẹ cần phải học hỏi, để có khả năng tiếp cận và xử dụng các sản phẩm công nghệ. Nhờ đó, cùng với sự khôn ngoan và thận trọng cần có, họ mới có thể biết cách hướng dẫn và giúp con cái xử dụng các phương tiện ấy cho phù hợp với tinh thần đức tin Kitô giáo.
“…. Các bậc cha mẹ Công giáo cũng có nghĩa vụ và cũng có quyền chọn những phương tiện và những trường học để nhờ đó họ có thể lo liệu việc giáo dục Công giáo cho con cái…” (HỘI ĐỒNG GIÁM MỤC VIỆT NAM, Bộ Giáo Luật 1983, đ. 793, § 2, trg. 261). Việc ứng dụng Internet trong việc giáo dục con cái vẫn luôn là vấn đề lớn đặt ra cho các bậc phụ huynh. Những sản phẩm của công nghệ hiện đại không hề có lỗi, mà lỗi là ở người xử dụng không đúng mục đích. Thế nên các bậc cha mẹ cần phải học hỏi, để có khả năng tiếp cận và xử dụng các sản phẩm công nghệ. Nhờ đó, cùng với sự khôn ngoan và thận trọng cần có, họ mới có thể biết cách hướng dẫn và giúp con cái xử dụng các phương tiện ấy cho phù hợp với tinh thần đức tin Kitô giáo.
====================================
BAICAMOI.COM
No comments:
Post a Comment