Vấn đề hôm nay
NẠN MÙ ĐẠO.
Người lớn là những người đầu tiên phải bắt quay lại trường học
Rất nhiều GM và LM nghĩ rằng người ta có thể giải quyết vấn nạn sa sút Đức Tin bằng việc đặt cược trên những người còn rất trẻ. Giáo sư Pietro De Marco phản đối: Đó là một sai lầm lớn. Chính người lớn mới là những người quyết định thành bại của Năm Thánh Đức Tin. Lấy ví dụ trường hợp nước Ý.
Sandro Magister
Người lớn là những người đầu tiên phải bắt quay lại trường học
Rất nhiều GM và LM nghĩ rằng người ta có thể giải quyết vấn nạn sa sút Đức Tin bằng việc đặt cược trên những người còn rất trẻ. Giáo sư Pietro De Marco phản đối: Đó là một sai lầm lớn. Chính người lớn mới là những người quyết định thành bại của Năm Thánh Đức Tin. Lấy ví dụ trường hợp nước Ý.
Sandro Magister
Năm Thánh Đức Tin được Đức Thánh Cha Biển-Đức XVI hình dung và sắp đặt đã tới.
Nó bắt đầu vào ngày 11/10. 50 năm sau ngày khai mạc Công Đồng Vatican II và 20
năm sau ngày công bố cuốn Giáo Lý Hội Thánh Công Giáo, được Đức Biển-Đức XVI
coi như là tài liệu quan trọng nhất được đưa ra cho tới nay hầu đạt được mục
tiêu đầu tiên của Công Đồng: làm sống lại Đức Tin.
Với Giáo Hoàng Joseph Ratzinger, quả thật, sự biến mất của Đức Tin, gồm cả trong nhiều nước có truyền thống Kitô giáo lâu đời, là khó khăn chính mà Giáo Hội đang trải qua ngày nay. Liên quan đến nước Đức nơi chôn nhau cắt rốn của Người, số người không tin vào bất kỳ tôn giáo nào kể từ nay cấu thành số đông dân chúng trong các vùng thuộc Miền Đông nước Đức. Và cũng tương tự ở nước Cộng Hoà Séc. Về phần Ái Nhĩ Lan hiện đang chịu một sự trượt dốc đức tin thình lình mà người ta chỉ còn biết so sánh với sự lao dốc đã xảy ra ở Quebec, một vùng rất Công Giáo chỉ trong rầt ít năm đã trở thành một vùng phi Kitô-giáo hoá trên quy mô lớn. Nhưng ngay cả ở Ý, đất nước được coi như một “luật trừ”, nơi mà một Đạo Công Giáo với một Giáo Hội hiện diện và ăn rễ sâu mạnh mẽ, những nguy cơ suy yếu đức tin rộng lớn và cận kề là hiện thực.
Một cuốn sách phát hành những ngày này với chữ ký của hai nhà xã hội học về các tôn giáo, Massimo Introvigne và PierLuigu Zoccatelli, xác định sô lượng và phân tích sự hiện diện của những người vô thần trong một vùng thuộc miền trung đảo Sicile, mà các chỉ số thường xuyên trùng hợp với các chỉ số trung bình toàn quốc. Cuốn sách có tựa đề “Gentili senza cortile” (Những lương dân không có sân nhà thờ) được nhà xuất bản Edizioni Lussografica de Caltanissetta phát hành. Các tác giả đã nhận thấy sự hiện diện của những người vô thần “mạnh”, nghĩa là những người giải thích chủ nghĩa vô thần của họ bằng các lý do ý thức hệ. Họ tượng trưng 2,4% dân số và phần đông là những người có tuổi và những người theo chủ nghĩa cộng sản đấu tranh lâu năm. Bên cạnh họ, người ta thấy những người vô thần “yếu”, nghĩa là những người cho rằng Thiên Chúa và tôn giáo không quan trọng đối với đời sống của họ, trong đó chỉ có công ăn việc làm, tiền bạc và các quan hệ tình cảm mới đáng kể. Họ tượng trưng 5% dân số và phần nhiều là giới trẻ và những người có học thức.
Nhưng hai tác giả này đẩy phân tích của họ đi xa hơn nữa. Họ thêm vào hai nhóm vô thần “mạnh” và vô thần “yếu”, nhóm những người “xa lìa” Giáo Hội Công Giáo và mọi tôn giáo khác. Một nhóm đông hơn nhiều, bởi vì nó tượng trưng cho hơn 60% dân số. Hai tác giả viết: “Những người “xa lìa” là những kẻ phần đông trong họ không nói mình là vô thần,nhưng đã mất mọi tiếp xúc với tôn giáo: họ đi nhà thờ chỉ duy nhất vì các lễ kết hôn và an táng; nếu họ cho mình là có đạo hoặc thuộc một tôn giáo nào, thì họ quy tụ những niềm tin tạp nham đủ loại. Từ nay đó là một đa số vững chắc của người Ý”.
Luận đề của Introvigne và Zoccatelli có thể làm đối tượng cho các phê bình. Họ có khuynh hướng đồng nhất các tín hữu Công giáo duy nhất với những người đi lễ ngày Chúa Nhật hoặc gần như thế.trong khi Đạo Công giáo Ý trong thực tế được tiêu biểu bởi các mô thức rất đa dạng,theo đó Đạo được thực hành, gồm cả trong các trường hợp giữ đạo yếu kém và ngắt quãng và gồm một số lớn những người mà hai tác giả loại trừ với tính cách là những người “xa lìa”.
Một phân tích về Đạo Công Giào Ỳ ngược lại với phân tích vủa Introvigne và Zoccatelli về nhiều điểm, chẳng hạn, như là của Pietro de Marco,thuộc đại học Florence, cũng là nhà xã hội học về tôn giào. Bài viết của Ông được đăng trong www.chiesa
ÍT THỰC HÀNH VÀ ÍT SỐT SẮNG. NHƯNG CHÍNH HỌ LÀ NHỮNG NGƯỜI LÀM NÊN “GIÁO HỘI CỦA DÂN CHÚNG”
Giáo sư Paolo Segatti, đại học Milan, cũng đồng ý công nhận dấu in Công giáo bền bỉ trong một bộ phậb lớn dân chúng Ý. Nhưng đồng thời,trong một điều tra được nhật báo “Il Regno” số ra ngày 15/05/2010 công bố, Segatti là người đầu tiên đã lưu ý về một nguy cơ đè năng lên tương lai đức tin Công giáo ở Ý. Quả thật, cuỗc điều tra của ông đưa ra ánh sáng một vết gãy ngoạn mục giữa những người sinh sau 1970 – và còn hơn thế là những người sinh sau năm 1981 – và những thế hệ trước đó: “Người ta quả là có cảm tưởng quan sát một thế giới khác. Những người còn rất trẻ, trong những người Ý, lại là những người xa lạ nhất với một trải nghiệm tôn giáo. Họ đi nhà thờ ít hơn thấy rõ, tin vào Chúa ít hơn, cầu nguyện it hơn, ít tin tưởng vào Giáo Hội hơn,ít xưng mình là tín hữu Công giáo hơn và không nghĩ cứ là người Ý thì phải là tín hữu Công giáo”.
Sự sút giảm rõ rệt đến nỗi nó làm biến mất ngay cả những dị biệt vốn, trong các thế hệ cha anh, biểu lộ giữa nam giới và nữ giới, những người này nói chung vốn đi thực hành đạo nhiều hơn. Ở những người cón rất trẻ, nagy cả nữ giới cũng rất ít khi đi nhà thờ,ngang với nam giới. Và nếu người ta nghĩ rằng đức tin chung chung được truyền cho con cái nhờ các bà mẹ của chúng, hoặc rút cuộc chủ yếu cho các bà, thì người ta sẽ không phải lo âu rằng việc truyền tải [đức tin] này có nguy cơ bị gián đoạn khi những người rất trẻ ngày nay đến lượt họ trở thành bậc làm cha làm mẹ. Đó là khía cạnh đầy kịch tính nhấy của điều mà các giám mục Ý và chính bản thân Đức Biển Đức XVI gọi là “việc cấp bách giáo dục”.
Với sự cấp bách này – không phải chỉ riêng với Ý,mà người ta tìm thấy trong rất nhiều quốc gia – Giáo Hội Công giáo thường có xu hướng đáp lại bằng việc đặc cược vào một mục vụ đã được chọn làm đích ngắm, vào những người rất trẻ. Nếu chính họ là những người cấu thành điểm yếu – người ta cho là vậy – thì đúng là phải hành động với họ. Một hành động đúng tầm với họ. Với hy bọng rằng, khi họ trở thành người lớn, đức tin của họ cũng sẽ trở nên trưởmg thành.
Nhưng đó có phải là một ý tốt chăng? Theo giáo sư De Marco thì không. Đó là một nhầm lẫn nghiêm trọng. Và sau đây ông giải thích tại sao.
TRƯỚC TIÊN ĐÀO TẠO NGƯỜI LỚN VỚI NHỮNG NỘI DUNG CHO NGƯỜI LỚN (Pietro De Marco)
Người ta được hay các Giám mục vùng Venise – các Vị này cấu thành ví dụ gần đây nhất của một loạt mà người ta chỉ gặp ở Ý - có ý định cách mạng thời khắc và trật tự trong đó các trẻ em và người lờn nhận các bí tích khai tâm Kitô giáo, bằng việc nhân rộng “một cách có phương pháp sư phạm” các biến cố, các động tác nghi thức và các biểu tượng. Nhưng không phải vấn đề then chốt “sự cấp bách giáo dục”, chung chung và Kitô giáo,cũng không phải là mối bận tâm lo lắng mà Năm Thánh Đức Tin diễn tả, là chủ yếu do người lớn tạo ra. Và bất luận thế nào, sẽ chẳng tốt nếu bắt phải đương đầu bằng các phương pháp sư phạm “trường học tích cực” vốn đã đóng góp vào sự cấp bách này. Vấn đề ở chỗ do chính những người lớn tạo ra, những người vốn là các tín hữu giáo dân trưởng thành trong nghĩa rộng nhất của từ này.
Ta hãy xem xét yếu tố đầu tiên làm phát sinh “sự cấp bách” này, tức là “truyền thống, nghĩa là sự truyền tải đừc tin và văn hoá từ một thế hệ này sang một thế hệ khác. Sự đào tạo chính là văn hoá của một nền văn minh ý thức được chính mình. Ở đó người lớn củng cố và thử thách kết cầu riêng của nó, sự xã hội hoá đã được thực hiện.
Nếu có một điều gì đó như là một “sự đào tạo người lớn”, thì trước hết, sự hiện hữu trưởng thành bị thử thách. Nhưng cùng lúc người lớn có liên hệ cấu tạo với các thế hệ non trẻ hơn. Và cùng với các thế hệ này, người lớn luôn ở trong một mối liên hệ xã hội không đối xứng, xét về tuổi tác và vai trò. Một xã hội là văn hoá và thực hành sự bất đối xứng có tính thế hệ.
Hơn nữa, người lớn là phía đối tác của các quy trình và các các chấn thương việc nhận diện đi kèm theo việc xây dựng căn tính cá nhân. Tóm lại, người lớn là môi trường chính của hữu thể đang thành hình,cả khi các thanh thiếu niên ẩn mình trong các cộng đồng các cặp, tự nhiên hoặc điện tử.
Tham vọng đương thời nói theo kiểu mô phạm, quan niệm người lớn như là một “cái tôi” bất diệt phải hình thành và do vậy như một học trò vĩnh viễn của nhà giáo duc sáng suốt. Song không phải là như vậy. Người lớn lúc nào cũng vẫn là diễn viên chủ đạo và tự do của vở kịch xã hội. Không quên rằng cái “người kia” so với người thanh thiều niên quả thật là một tinh tú được cấu tạo bằng những dị biệt và mâu thuẫn. Chính vì vậy mà việc xã hội hoá gia đình bị coi thường và bị xói mòn do sự hội tụ của tất cả những thực hành đào tạo khác. Đó là trường hợp của nhà trường, so với những “cơ quan” khác.
Tình trạng tuổi thanh thiếu niên,tóm lại, bị ảnh hưởng bởi những mạng lưới người lớn rất dày đặc vốn cạnh tranh nhau và không ổn định trong thời gian. Do đó nếu những người lớn là môi trường trong đó có những người đang hình thành và nếu môi trường này hay thay đổi và đầy mâu thuẫn xung đột, – nếu nó cấu thành một “sự cấp bách giáo dục” – thì chính họ, những người lớn, pải được đặ lại ở trung tâm sự lo lắng bận tâm Kitô giáo về vấn đề giáo dục.
NGƯỜI LỚN LÀ NHỮNG NGƯỜI ĐẦU TIÊN PHẢI BẮT QUAY LẠI TRƯỜNG HỌC
Nguồn: xuanbichvietnam
No comments:
Post a Comment