CHƯƠNG TRÌNH CỨU ĐỘ CỦA CHÚA GIÊ-SU
Nguyễn Bửu Đồng
Dụ ngôn “Người Samaritan Nhân Hậu” (Lc 10:30-35) là một trong những dụ ngôn được nhiều người biết nhất, không chỉ đối với người theo đạo Chúa mà còn đối với người theo tín ngưỡng khác khắp nơi trên thế giới. Nói đến người Samaritan nhân hậu (NSNH), người ta nghĩ ngay đến người giàu lòng nhân nghĩa, bác ái, hào hiệp luôn luôn sẵn sàng giúp người khốn cùng, giữa đường lâm nạn đang cần sự giúp đỡ. Gần như mỗi người trong cuộc sống ở thế gian đều có nhu cầu khẩn thiết, đặc biệt là nhu cầu tâm linh cần được cứu rỗi. Bởi đó, dụ ngôn NSNH đã ảnh hưởng sâu đậm đến hành động, việc làm của rất nhiều người, cả đời lẫn đạo.
Khi nghiên cứu giáo hội trong thời kỳ sơ khai ở các thế kỷ đầu, và đặc biệt là các dụ ngôn của Chúa Giê-su, điều làm John W. Welch rất ngạc nhiên và thắc mắc là những Vương Cung Thánh Đường nổi tiếng, cổ kính hơn ngàn năm ở Pháp như C-hartres, Bourges, Sens... đều có những khung kính màu sặc sỡ tả lại những hoạt cảnh trong dụ ngôn NSNH ngay dưới những khung kính màu ghi lại câu chuyện Adam và Eva sa ngã và bị đuổi ra khỏi vườn Địa Đàng. Hai câu chuyện có liên hệ gì nhau? Dụ ngôn NSNH có một ý nghĩa nào khác hơn ý nghĩa đang được giải thích hiện nay?
Bài viết này chỉ là một cố gắng trình bày tóm tắt công trình nghiên cứu rất công phu của John W. Welch (1). Người viết không có ý bài bác những gì được giải thích hiện nay về dụ ngôn, nhưng chỉ cốt thêm vào để làm phong phú những hiểu biết sẵn có, nói đúng hơn, phục hồi một ý nghĩa thật quan trọng của dụ ngôn vì lý do nào đó đã mai một đi: cuộc sống vĩnh hằng và chương trình cứu độ. Phần phán đoán bao giờ cũng thuộc về độc giả.
I. BỐI CẢNH CỦA DỤ NGÔN
Có người thông luật kia đứng lên hỏi thử Đức Giê-su rằng: “ Thưa Thầy, tôi phải làm gì để được sự sống đời đời?” Người đáp: “Trong luật đã viết gì? Ông đọc thế nào?” Ông ấy thưa: “Ngươi hãy Giêu mến Đức Chúa, Thiên Chúa ngươi hết lòng, hết linh hồn, hết sức lực, và hết trí khôn, và Giêu người thân cận như chính mình.” Đức Giê-su bảo ông ta: “Ông trả lời đúng lắm. Cứ làm như vậy sẽ được sống.” Nhưng ông ta lại hỏi thêm: “Nhưng ai là người thân cận của tôi?” (Lc 10: 25-29).
Qua mạch văn đoạn Phúc Âm trên, rõ ràng là nhà thông luật Pharisêu có hai câu hỏi: 1/ Tôi phải làm gì để được sự sống đời đời? và 2/ Ai là người thân cận của tôi? Và để trả lời hai câu hỏi này mà Chúa Giê-su đã kể dụ ngôn NSNH. Chính ra câu hỏi thứ nhất mới là câu hỏi quan trọng hơn, nền tảng hơn, đối với đời sống con người; và câu hỏi thứ hai chỉ có tính cách “kỹ thuật” (technical question) cốt để làm sáng tỏ ý nghĩa một điểm trong câu trả lời cho câu hỏi thứ nhất. Nhưng hiện nay người ta nghĩ rằng dụ ngôn được Chúa Giê-su kể là để trả lời cho câu hỏi thứ hai; do đó, dụ ngôn được hiểu như một bài dạy về luân lý.
Khi kể dụ ngôn, phải chăng Chúa Giê-su chỉ muốn dạy bài học về lòng thương xót, giúp người đang lâm nạn, cần sự giúp đỡ? Hay dụ ngôn còn có một ý nghĩa nào khác, quan trọng hơn và cao vượt hơn những điều được giải thích hiện nay? Dụ ngôn chỉ liên hệ đến một người bộ hành trên đường đi từ Jerusalem đến Jericho hay còn muốn ám chỉ đến mỗi người chúng ta trên cuộc hành trình ở dương thế?
“Người Samaritan này” chỉ là người ngoại đạo như những người Samaritan trong các dụ ngôn khác? Quán trọ chỉ là nơi dừng chân tạm nghỉ trong cuộc hành trình?...
Theo một truyền thống có từ thời giáo hội Chúa còn sơ khai mà ngày nay hầu như đã bị thất truyền, dụ ngôn NSNH được hiểu như là hình ảnh dẫn dụ về sự sa ngã và cứu rỗi của loài người. Cách giải thích này đã được tìm thấy trong các văn bản, tài liệu viết về giáo hội ở bốn thế kỷ đầu. Irenaeus và Clement nhìn thấy hình ảnh Chúa Giê-su qua NSNH, đã cứu nạn nhân sa ngã từ vết thương đau của tội lỗi. Origen, một tác giả khác, ghi lại là ông đã nghe “một trong các bậc kỳ lão” (one of the elders) kể rõ ý nghĩa các chi tiết của dụ ngôn như sau:
Người đi xuống (từ Jerusalem) là Adam. Jerusalem là thiên đàng và Jericho là trái đất. Kẻ cướp là những thế lực hung bạo. Ông tư tế là lề luật, Lê-vi là những tiên tri, và người Samaritan chính là Đấng Cứu Thế. Thương tích là sự không vâng lời, con lừa là xác thân của Chúa, quán trọ là giáo hộI, sẵn sàng mở cửa cho bất cứ ai muốn vào. Và hai đồng tiền là Chúa Cha và Chúa Con. Chủ quán là người đứng đầu giáo hội, được tin giao trách nhiệm chăm sóc. Và sự kiện người Samaritan hứa trở lại tượng trưng cho việc Đấng Cứu Thế sẽ trở lại để phán xét trong ngày quang lâm (2).
Bản văn trên chứng minh rằng ý nghĩa của dụ ngôn như nói trên được các môn đồ tiên khởi của Chúa Giê-su giảng dạy. Cái chi tiết – ý nghĩa của dụ ngôn được “một trong các bậc kỳ lão” kể lại – rất phù hợp với đức tin của người Ki-tô hữu thời giáo hội sơ khai. Hơn nữa, cách giải thích này cũng rất phổ biến và được các giáo phụ (Fathers of the Church) thời đó loan giảng như Irenaeus ở miền nam nước Pháp (3), Clementở Alexandria (4), Origen ở Judea (5), Chrysostom ở Constantinople (6), Ambrose ở Milan (7), Augustine ở Phi Châu (8), Isidore ở Tây Ban Nha (9), và Eligius ở miền bắc nước Pháp (10).
II. Ý NGHĨA CÁC CHI TIẾT TRONG DỤ NGÔN NGƯỜI SAMARITAN NHÂN HẬU
Mỗi chi tiết trong dụ ngôn có liên quan đến một giai đoạn quan trọng trong cuộc hành trình của nhân loại về cõi sống đời đời. Vì vậy dụ ngôn không phải là câu chuyện chỉ liên quan đến “một người kia” đi từJerusalem xuống Jericho, nhưng liên hệ đến mỗi người chúng ta trong cuộc hành trình ở trần thế.
A. Một người kia từ Jerusalem đi xuống Jericho, dọc đường bị rơi vào tay kẻ cướp. (A certain man went down f-rom Jerusalem to Jericho, and fell among thieves.)
Một người kia (a certain man). Các tác giả thời giáo hội sơ khai đồng hóa người này với Adam. Liên hệ giữa Adam và loài người rất rõ ràng trong cổ ngữ. Trong tiếng Do Thái xưa, từ “adam” có nghĩa là một người, nhiều người, loài người, hay một người tên gọi Adam, tức tên riêng. Trong tiếng Hy Lạp cũng vậy,từ “anthropos” dùng để chỉ riêng một cá nhân hay tất cả mọi người. Do đó Clement rất có lý khi nói rằng dụ ngôn NSNH liên hệ đến mỗi người chúng ta ở thế gian.
Đi xuống (went down). Chrysostom xem hành động này thể hiện việc Adam đi xuống trái đất từ vườn địa đàng, từ nơi vinh quang đến chốn tăm tối, từ sự sống đến sự chết. Thật vậy, Adam và Eva đã dẫn đưa nhân loại “đi xuống” thế gian qua sự sinh nở. Theo Phúc Âm Luca, việc đi xuống Jericho này là hành động tự ý, không ai bắt buộc, và người đi đường kia chấp nhận rủi ro đang chờ đón mình. Con đường này đi ngang hoang địa Judea dài gần 25 cây số; thời Chúa Giê-su ai cũng biết có nhiều bọn cướp nên không ai dám đi một mình. Điều đó có nghĩa là cuộc hành trình phải có một giá trị nào đó tương xứng với sự hiểm nguy. Và việc người kia rơi vào tay kẻ cướp chính là một kinh nghiệm không thể tránh khỏi của thân phận con người: chết!
Từ Jerusalem (f-rom Jerusalem). Dụ ngôn tả chuyện một người đi từ Jerusalem. Jerusalem không phải là một thành phố bình thường như bao nhiêu thành phố khác. Trái lại, đây là nơi có đền thánh, tức thánh địa. Theo Chrysostom, Augustine và Isidore, Jerusalem tượng trưng cho thiên đàng. Eligius cũng như những tín hữu thời giáo hội sơ khai cho rằng Jerusalem tượng trưng cho “trạng thái cao của sự bất tử của loài người.” Người đi từ thành phố này, nơi có sự hiện diện của Thiên Chúa, theo đức tin thời đó đã được sự phò trợ và hứa hẹn của Thiên Chúa. Một trong những hứa hẹn phò trợ đó là Thiên Chúa sẽ gởi một người Samaritan đến để cứu giúp người lữ hành khi gặp khó khăn, lâm nạn trên đường đời.
Xuống Jericho (to Jericho). Nếu Jerusalem là nơi có Thiên Chúa hiện diện thì Jericho là nơi con người đi đến, là trái đất. Tên thành phố này được nhắc đến nhiều lần trong Thánh Kinh Do Thái cũng như lịch sử của dân tộc này. Theo Eligius, Jericho tượng trưng cho cuộc sống trần ai đau khổ. Điều này cũng phù hợp với địa thế của Jericho: Jericho và những thị trấn vùng phụ cận gần Tử Hải (Dead Sea) là những thành phố thấp nhất trên mặt đất, 825 feet thấp hơn so với mặt biển (khoảng 250 thước). Vì vậy, mặc dù Jericho ở phía đông bắc của Jerusalem, dụ ngôn không nói “đi từ Jerusalem lên Jericho” mà nói “đi từ Jerusalemxuống Jericho.”
Điểm cần lưu ý là người kia đang trên đường đi thì bị cướp. Anh ta chưa xuống tới Jericho, nghĩa là chưa đạt tới điểm thấp nhất của địa cầu. Con đường hành trình từ Jerusalem xuống Jericho trong dụ ngôn có thể tiêu biểu cho cuộc hành trình của loài người từ khi Adam và Eva bị đuổi ra khỏi vườn địa đàng vì tội không vâng lời. Sự tấn công của bọn cướp cũng như sự can thiệp, giúp đỡ của người Samaritan đã làm thay đổi cuộc hành trình, khiến nó trở nên tốt lành hơn.
Rơi (fell). Rơi là trạng thái từ trên cao xuống thấp, từ nơi tốt lành đến chỗ xấu hơn. Nó có thể tượng trưng cho sự sa ngã của Adam và Eva, tổ tiên loài người. Nó cũng có thể tiêu biểu cho hình ảnh con người từ đời sống bất tử ở vườn địa đàng rơi vào cuộc sống phải chết ở trần thế của phận người tội lỗi.
Vào tay kẻ cướp (among thieves). Các tác giả thời giáo hội sơ khai đã giải thích “kẻ cướp” là quyền lực của Satan, sự dữ, điều xấu, những người giảng dạy điều sai quấy. Người lữ hành bị tấn công không do sự ngẫu nhiên mà do những âm mưu có tính toán, có tổ chức của băng đảng cướp bóc dọc đường.
B. Chúng lột sạch người ấy, đánh nhừ tử, rồi bỏ đi, để mặc người ấy nửa sống, nửa chết (Which stripped him of his raiment, and wounded him, and departed, leaving him half dead).
Lột sạch người ấy (stripped of his raiment). Chúa Giê-su muốn ám chỉ điều gì quan trọng ở đây? Theo Origen và Augustine, khi mất hết áo quần, con người mất đi đặc tính bất tử và không hư đốn. Chrysostom cho rằng khi bị lột hết áo quần thì sự bất tử và đức vâng lời cũng bị cướp đi. Ambrose cũng giải thích rằng sự bao bọc của “ân sủng tâm linh” (spiritual grace) người lữ hành thụ nhận từ Thiên Chúa cũng bị lột đi.
Hẳn nhiên người đi đường có thể mang theo ít đồ dùng hay tiền bạc để tiêu xài trong lúc đi đường. Thế nhưng, dụ ngôn chỉ nói đến áo quần của người ấy mà không nói gì khác. Hành động “lột sạch” được đặc biệt nói đến. Bọn cướp “lột sạch người ấy,” nghĩa là nạn nhân không còn gì che thân. Vì một lý do đặc biệt nào mà kẻ cướp chỉ chú trọng đến áo quần của người đi đường? Ngoài công dụng để che thân, áo quần còn tượng trưng cho địa vị, thành phần xã hội, quyền bính... Cho nên, khi “lột sạch” kẻ cướp chẳng những lấy đi vải hàng che thân của nạn nhân (như trường hợp bọn lính đem áo Chúa Giê-su ra bắt thăm mà chia nhau, Mt 27:35) mà còn tước đi những gì tiêu biểu qua bộ áo quần đó. Theo Origen, bọn cướp chẳng những “lột sạch” (taking off) áo quần mà còn “tước đi/lấy đi” (taking away).
Bị đánh nhừ tử/thương tích (wounded). Thương tích tượng trưng cho những khổ nạn của cuộc đời, sự trầm luân của linh hồn do tội lỗi và điều xấu gây ra.
Nửa sống nửa chết (half dead). Bọn cướp bỏ đi, để người ấy bất tỉnh nhân sự, nửa sống nửa chết. Chi tiết này liên quan đến hai cái chết. Cái chết đầu tiên là khi con người sa ngã, lỗi phạm và chịu hậu quả không thể tránh khỏi là cái chết của phận người. Nhưng người ấy chưa chết hẳn, mới chết có một nửa. Cái chết thứ hai là khi con người hoàn toàn tách rời khỏi Thiên Chúa: cái chết này có thể tránh được. Nhiều tín hữu thời giáo hội sơ khai hiểu chi tiết của dụ ngôn theo cách này, nhưng sau đó, cách hiểu này mai một đi, không còn thấy xuất hiện nơi các tác giả sau đó.
C. Tình cờ, có thầy tư tế đi xuống trên đường ấy. Khi trông thấy người này, ông tránh qua bên kia đường mà đi. Rồi cũng thế, một thầy Lêvi đi tới chỗ ấy, cũng thấy và cũng tránh qua bên kia đường mà đi. (And by chance there came down a certain priest that way: and when he saw him, he passed by on the other side. And likewise a Levite, when he was at the place, came and looked on him, and passed by on the other side.)
Tình cờ (by chance). Tình cờ là không cố ý. Rõ ràng ông tư tế người Do Thái không có chủ ý đi tìm người lâm nạn để cứu. Ông chỉ “tình cờ” mà gặp.
Một ông tư tế (a certain priest). Các nhà bình giải thời giáo hội sơ khai xem ông tư tế này tượng trưng cho lề luật Môi-sen hoặc các giáo sĩ của thời Cựu Ước. Những giáo sĩ này không có khả năng hướng dẫn con người đến sự cứu rỗi. Đến thời Tân Ước, các giáo sĩ thành Jerusalem lại chỉ chú trọng đến công việc hành chánh ở đền thờ. Nhiều giáo sĩ là người Sadducees, có liên hệ mật thiết với nhà cầm quyền La-mã thời đó. Nhân vật tư tế này có thể để ám chỉ người lãnh đạo tôn giáo không thật sự có quyền năng để đưa con người đến cuộc sống đời đời. Cho nên khi vừa thấy người bị cướp đánh trọng thương, ông tư tế liền tránh sang bên kia đường mà đi, ông không tới gần để xem nạn nhân sống chết ra sao.
Một thầy Lêvi (a Levite). Thời đó, Lêvi là một thành phần giáo sĩ cấp thấp hơn tư tế. Nhiệm vụ của thầy Lêvi là quét dọn xung quanh đền thánh, hay nếu may mắn được tin dùng thì được cho hát hay đánh đàn trong các buổi lễ. Ít ra, thầy Lêvi này đã “đi tới chỗ ấy” nhìn nạn nhân. Có lẽ ông cũng muốn giúp nạn nhân, nhưng nhận ra vai trò thấp hèn của mình, không có thầm quyền tâm linh để cứu người đang chờ chết nên ông cũng tránh qua bên kia đường mà đi.
D. Nhưng một người Samaritan kia đi đường, tới ngay chỗ người ấy. Khi thấy, ông chạnh lòng thương. Ông lại gần, lấy dầu lấy rượu đổ lên vết thương cho người ấy và băng bó lại. (But a certain Samaritan, as he journeyed, came whe-re he was: and when he saw him, he had compassion on him, and went to him, and bound up his wounds, pouring in oil and wine.)
Người Samaritan (a certain Samaritan). Các Kitô hữu thời giáo hội sơ khai xem NSNH chính là Đức Kitô, “người giữ linh hồn của chúng ta” (Chrysostom), “người bảo vệ” (Origen), “mục tử nhân lành” (Augustine), “Chúa và Đấng Cứu Thế” (Eligius). Theo Chrysostom, NSNH rất xứng đáng tượng trưng cho Đức Kitô vì “NSNH không đến từ Judea cũng như Đức Kitô không thuộc về thế gian này.” Người Kitô hữu ngày nay gần như đã đánh mất cái nhìn quan trọng này.
Đi đường (as he journeyed). Trái với ông tư tế “tình cờ” đi qua, chuyến đi của người Smaritan có chủ ý,có mục đích. Chủ đích đó là tìm người lâm nạn giữa đường để cứu giúp. Ông luôn luôn có bên mình những thứ cần thiết dùng để cứu cấp như dầu ô-liu, rượu, vải băng... Mạch văn trong Phúc Âm Luca không gây cho người đọc một cảm nghĩ nào có tính cách ngẫu nhiên, bất chợt về cuộc hành trình của người Samaritan.
Chạnh lòng thương (had compassion). Đây là một trong những từ quan trọng và có ý nghĩa nhất của dụ ngôn, nói lên “tình Giêu nhưng-không” của Giê-su đối với loài người thụ tạo. “Compassion” được kết hợp bởi hai từ “com,” nghĩa là cùng với, và “passion,” nghĩa là đau khổ. Vậy “chạnh lòng thương” có nghĩa là cùng chịu đau khổ hay chia sẻ khổ đau của người khác. Trong Tân Ước, “chạnh lòng thương” chỉ được dùng khi nói đến tình thương bao la của Thiên Chúa. Chúa Giê-su cũng đã dùng từ này trong hai dụ ngôn khác: trong dụ ngôn ‘Tên Mắc Nợ Không Biết Thương Xót’ khi nhà vua, tượng trưng cho Thiên Chúa,“chạnh lòng thương, cho y về và tha luôn món nợ” (Mt 18:27); và trong dụ ngôn ‘Nguoì Cha Nhân Hậu,’ người cha, cũng tượng trưng cho Thiên Chúa, “chạnh lòng thương, chạy ra ôm cổ anh ta và hôn lấy hôn để ” (Lc 15:20). Tương tự như vậy, người Samaritan đã đóng vai trò của đức Kitô, và hành động của ông đã nói lên lòng thương xót thánh thiêng của Thiên Chúa.
Lại gần (went to him). Người đi đường bị cướp đánh nhừ tử, nằm bất động. Người Samaritan không “tránh qua bên kia đường mà đi” như ông tư tế và thầy Levi, nhưng “lại gần” để kịp thời cứu giúp. Nếu không có sự cứu giúp kịp thời này, nạn nhân không thể nào sống và bình phục được. Hành động này cũng giống như việc Chúa Cứu Thế rộng tay cứu người khổ nạn.
Băng bó vết thương (bound up his wounds). Trước đó bọn cướp đã lột sạch nạn nhân. Người Samaritan, qua hành động băng bó vết thương bằng băng vải, đã khởi đầu sự thay thế áo quần đã mất, xây dựng lại sự bảo vệ tâm linh, và tạo hy vọng một cuộc sống mới cho nạn nhân. Chrysostom giải thích “vải băng chính là lời dạy của đức Kitô” kết hợp chúng ta với nhân đức và điều thiện lành. Theo Clement, vết thương được băng bó bằng tình Giêu và hy vọng.
Dầu (oil). Mục đích của việc đổ dầu lên vết thương là để làm giảm sự đau đớn. Hành động này có thể so sánh với việc xức dầu thánh cho bệnh nhân (Chrysostom), mặc dù đa số tác giả thời giáo hội sơ khai xem hành động này tượng trưng cho lời ủi an của Chúa Giê-su. Chính tên gọi “Christ” và “Messiah” cũng có nghĩa là “Đấng được xức dầu.”
Rượu (wine). Người Samaritan dùng rượu rửa sạch vết thương. Người tín hữu thời giáo hội sơ khai liên hệ rượu với máu Chúa Giê-su, và sau này nhiều tác giả xem rượu như là Lời Chúa. Chính máu cứu chuộc của Chúa Giê-su, qua việc cử hành bí tích, thanh tẩy thân xác và linh hồn.
E. Rồi đặt người ấy trên lưng lừa của mình, đưa về quán trọ mà săn sóc. (And set him on his own beast, and brought him to an inn, and took care of him.)
Đặt người ấy trên lưng lừa của mình (set him on his own beast). Mặc dù Thánh Kinh không nói rõ người Samaritan cỡi con vật gì (beast), nhưng chúng ta có thể đoán chắc là con lừa vì trong ngày khải hoàn trước khi chịu khổ nạn, Chúa Giê-su đã cỡi lừa đi vào thành, được tung hô như Vua. Chúa muốn loài người thụ tạo được Chúa cứu chuộc cùng hưởng vinh quang đó với Người.
Đức Kitô chữa lành mọi kẻ ốm đau như lời ngôn sứ Isaia: “Người đã mang lấy các tật nguyền của ta và gánh lấy các bịnh hoạn của ta” (Mt 8:17). Augustine cho rằng được đặt trên lưng lừa có nghĩa là tin vào sự nhập thể của Chúa Giê-su vì xác thân Chúa đã chịu khổ hình vì tội lỗi của loài người.
Quán trọ (inn). Quán trọ là nơi công cộng, cửa mở rộng cho tất cả mọi người. Quán trọ bên đường là chỗ dừng chân, tạm trú, tượng trưng cho giáo hội của Chúa Giê-su. Quán trọ không phải là cứu cánh thiên đàng nhưng là phương cách cần thiết giúp người lữ khách về được mái ấm vĩnh hằng.
Săn sóc (took care of him). Người Samaritan đã không giao người bị thương tích cho chủ quán trọ săn sóc để lên đường ngay. Ông lưu lại để chính tay mình chăm sóc nạn nhân suốt cả đêm thâu trong những giờ phút nguy kịch, đen tối nhất, như Chúa Giê-su lo lắng chăm nom loài người tội lỗi không phải chỉ ban ngày mà luôn cả ban đêm (Origen).
F. Hôm sau, khi lên đường, ông lấy ra hai quan tiền, trao cho chủ quán và nói: “nhờ bác săn sóc cho người này, có tốn kém bao nhiêu thì khi trở lại tôi sẽ hoàn lại bác.” (And on the morrow when he departed, he took out two pence, and gave them to the host, and said unto him, Take care of him; and whatsoever thou spendest more, when I come again, I will repay thee.)
Hôm sau (on the morrow). Theo các tác giả chú giải Thánh Kinh thời giáo hội sơ khai, qua những từ này Chúa Giê-su muốn loan báo cho các môn đồ biết là Chúa chỉ còn ở với họ một thời gian ngắn; “hôm sau” Chúa sẽ “lên đường,” (tức sau khi Chúa chết, sống lại, và về trời), và giao cho giáo hội Người chăm sóc những vết thương đau của người lữ hành ở trần thế.
Hai quan tiền (two pence). Theo các kỳ lão, hai quan tiền tượng trưng cho Chúa Cha và Chúa Con, tuy hai mà là một vì hai hình ảnh này hoàn toàn giống y nhau (Do Thái 1:1-3). Cũng có người nghĩ là hai quan tiền tiêu biểu cho Cựu Ước và Tân Ước.
Hai quan tiền (denarii) là tiền công làm hai ngày, đủ để chi dùng thời đó. Chúa Giê-su không nói với người chủ quán trọ “Tôi trả cho bác hai ngày công,” vì câu này sẽ khiến người chủ quán nghĩ là Chúa sẽ trở lại vào ngày thứ ba.
Chủ quán (innkeeper). Nếu quán trọ tượng trưng cho Hội Thánh Chúa Ki-tô thì người chủ quán trọ là người đứng đầu giáo hội ở trần thế, các giáo hoàng. Nếu hiểu theo một nghĩa tổng quát hơn thì người chủ quán trọ cũng có thể là bất cứ người lãnh đạo nào của giáo hội có nhiệm vụ chăm sóc, gìn giữ bất cứ linh hồn nào đã được cứu chuộc, thanh tẩy qua bí tích rửa tội.
Khi tôi trở lại (when I come again). Việc người Samaritan hứa sẽ trở lại ám chỉ ngày quang lâm, tức ngày Chúa Giê-su trở lại lần thứ hai để phán xét như đã ghi trong Tân Ước, Luca 19:15.
Hoàn lại/thưởng công (repay/reward). Người Samaritan hứa sẽ hoàn trả lại người chủ quán trọ “mọi chi phí, tốn kém.” Điều đó có nghĩa là người chủ quán trọ được chi tiêu tự do, không giới hạn, để chăm sóc và phục hồi đời sống vật chất (và tâm linh) của nạn nhân.
Trái với các công ty bảo hiểm sức khỏe ngày nay, nạn nhân trong dụ ngôn không phải trả “co-pay” và policy này không ấn định “giới hạn phí tổn” (policy coverage limit) cho việc chăm sóc. Người Samaritan thật sự đã giao cho người chủ quán trọ một chi phiếu trắng (a blank check) để ông toàn quyền chi tiêu. Trong thực tế của đời sống ai là người có lòng tốt như người Samaritan? Và có người chủ quán trọ nào dám tin lời hứa“sẽ hoàn trả tất cả mọi chi phí” của người chưa từng quen biết? Thật khó mà tưởng tượng được có người như thế ở trần gian. Nhưng nếu hiểu dụ ngôn theo ý nghĩa dẫn dụ của các tín hữu thời giáo hội sơ khai trong những thế kỷ đầu thì ý nghĩa của câu chuyện trở nên rõ ràng. Khi người Samaritan, tức Chúa Giê-su, hứa thì người chủ quán trọ, tức hội thánh người, hoàn toàn tin lời. Giữa Chúa Ki-tô và hội thánh Người có sự hiệp thông, tin cậy tuyệt đối.
III. CHƯƠNG TRÌNH CỨU ĐỘ CỦA CHÚA GIÊ-SU QUA DỤ NGÔN NGƯỜI SAMARITAN NHÂN HẬU.
Ý nghĩa dụ ngôn như đã nói trên được phổ biến đến thế kỷ 15, 16. Chính Martin Luther cũng đã nhấn mạnh đến ý nghĩa này trong bài giảng của ông ngày 22 tháng 8 năm 1529.
Nhưng sau đó, trong suốt thế kỷ 18, với sự xuất hiện và lớn mạnh của trường phái thần học và triết học kinh viện, chủ nghĩa nhân bản, chủ nghĩa cá nhân, chủ nghĩa thế tục, sự tiến bộ của khoa học và kỷ thuật, cùng với quan điểm chống lại khảo hướng dẫn dụ khi nghiên cứu dụ ngôn của Calvin thuộc hội thánh Tin Lành, ý nghĩa nguGiên khởi của dụ ngôn NSNH dần dần mất ảnh hưởng và đến đầu thế 19 thì gần như biến mất. Trong suốt hai thế kỷ 19 và 20, khảo hướng lịch sử (historical approach) rất thịnh hành trong việc tìm hiểu, nghiên cứu Phúc Âm. Điều này khiến cho các học giả ngày nay không còn tìm thấy qua dụ ngôn điều gì khác hơn là một bài học luân lý về đức ái, Giêu thương người đồng loại.
Hẳn nhiên, dùng khảo hướng lịch sử để phân tích sẽ giúp chúng ta biết thêm một số chi tiết về bối cảnh thực tế của dụ ngôn như sự thù nghịch giữa người Do Thái và dân Samari, sự tranh luận giữa các nhà thông luật về tình Giêu thương người thân cận theo luật Do Thái thời bấy giờ, lề luật ngăn cấm tư tế và Lêvi đến cứu giúp người bị cướp đánh trọng thương. Tuy nhiên, những chi tiết này cũng chỉ có giá trị hạn hẹp và hữu ích ở một mức độ nào thôi. Chẳng hạn, chúng ta không biết gì về yếu tố sắc tộc của người bị thương tích. Anh ta có thể là một dân ngoại, một người Samaritan khác, hay một người Do Thái. Vì vậy, thật khó mà đoán chính xác bản chất và mức độ của lòng thương xót nơi người Samaritan. Lòng thương xót đó có thể vì tình đồng chủng giữa hai người Samaritan (nếu người bị thương tích cũng là người Samaritan). Nhưng nó cũng có thể cao vượt hơn như lòng thương xót thánh thiêng của Đấng Cứu Thế nếu người bị thương tích là một người Do Thái.
Như vậy dữ kiện lịch sử về sự thù ghét giữa hai sắc tộc Samari và Do Thái tuy có giúp chúng ta hiểu được phản ứng của người thông luật Pharisêu, nhưng không thể áp dụng cho trường hợp đối với một người như đấng Cứu Thế. Nếu mục đích của Chúa Giê-su là muốn dạy chúng ta phải cư xử thân ái ngay cả với những người ngoài vòng bạn bè thân cận thì Chúa đã hé lộ yếu tố sắc tộc của nạn nhân như “một người Do Thái” hay “một người Roman” thay vì chỉ nói “một người kia.” Cuộc tranh luận giữa những người Do Thái có thể khiến người thông luật hỏi thử Chúa Giê-su, nhưng họ không thể bắt Chúa phải trả lời theo ý họ.
Thật ra, nhiều chi tiết quan trọng của dụ ngôn đã hé lộ ý nghĩa dẫn dụ của câu chuyện hơn là đặc tính lịch sử của nó. Chẳng hạn, thời xưa gần như không ai dám đi một mình trên một quãng đường dài vì có quá nhiều nguy hiểm đang chờ đón. Thế mà trong dụ ngôn không phải chỉ có “một người kia” đi một mình mà ông tư tế, thầy Levi và người Samaritan cũng đi một mình, nhưng không việc gì xảy ra cho họ. Thêm nữa, việc người chủ quán trọ sẵn sàng chấp nhận vô điều kiện lời hứa hẹn “có tốn kém bao nhiêu thì khi trở lại tôi sẽ hoàn lại bác ” của người Samaritan chưa từng quen biết là một bằng cớ hiển nhiên khác chứng tỏ dụ ngôn NSNH có một ý nghĩa sâu xa hơn ý nghĩa được hiểu hiện nay. Đó cũng là chủ đích của Chúa Giê-su khi dùng dụ ngôn để giảng dạy dân chúng ở ven Biển Hồ thời đó: Khi các môn đệ hỏi: “Sao Thầy lại dùng dụ ngôn mà nói với họ?” Người đáp : “Bởi vì anh em thì được ơn hiểu biết các mầu nhiệm Nước Trời, còn họ thì không” (Mt 13:10-11).
Vì vậy, tìm hiểu dụ ngôn theo khảo hướng ẩn dụ (allegorical approach) sẽ làm cho ý nghĩa của câu chuyện phong phú hơn, vì ngoài bài học luân lý, dụ ngôn còn hé lộ chương trình cứu độ dẫn đưa tới cuộc sống đời đời. Chính dụ ngôn muốn ám chỉ con người từ đâu đến, vì sao chúng ta không tránh khỏi những giới hạn của phận người, và bằng cách nào tình Giêu chữa lành của Đấng Cứu Thế và sự chăm sóc của giáo hội Người có thể cứu giúp, hướng dẫn để chúng ta có một cuộc sống ơn phúc đời sau.
Đọc và tìm hiểu dụ ngôn NSNH dưới ánh sáng của chương trình cứu độ đặt trọng tâm nơi Chúa Giê-su, người đọc sẽ thấy rõ bài học khuGiên dạy của Chúa: mỗi người chúng ta hãy “chấp nhận giá cứu chuộc của Đấng Cứu Thế” bằng cách hãy tỏ lòng xót thương đối với người đồng loại của mình. Câu chuyện Chúa Giê-su kể không phải là để trả lời câu hỏi “Ai là người thân cận của tôi?” nhưng chính là để trả lời cho câu hỏi trước đó, quan trọng hơn: “Thưa Thầy, tôi phải làm gì để được sự sống đời đời?” Nếu người thông luận hiểu được ý Chúa Giê-su và hành động như người Samaritan trong dụ ngôn thì con đường thể hiện tiềm năng thánh thiêng (divine potential) của ông để trở nên giống như Đấng Cứu Chuộc đã được vạch ra.
Đọc dụ ngôn NSNH theo cách này có thể khiến người đọc tự đặt mình vào vị trí các nhân vật trong câu chuyện, rồi xét suy cuộc sống của chính mình. Chắc chắn Chúa Giê-su mong muốn mỗi người tín hữu hãy tự xem mình và hành động như NSNH giúp người lâm nạn giữa đường cũng như cứu vớt những linh hồn lạc lỏng. Chúa bảo người thông luật Pharisêu: “Hãy đi và cứ làm như vậy để được sống đời đời” (Lc 10:37). Bằng cách này, chúng ta cùng tham gia với Chúa để mang lại sự cứu rỗi và cuộc sống vĩnh hằng cho nhân thế.
Những môn đồ theo Chúa, hàng giáo phẩm, các giáo sĩ, cũng có thể nghĩ mình chính là người chủ quántrọ với trách nhiệm chăm sóc dài hạn để giúp người bị thương tích sớm hồi phục. Chính người chủ quán chấp nhận lời hứa đền bù ơn phúc, phần thưởng từ người Samaritan.
Hoặc người đọc cũng có thể ví mình như người khách đi đường có nhu cầu cần sự trợ giúp, hay ví mình như các ông tư tế, Lêvi sống vì lề luật và cho lề luật, không có quyền năng chữa lành hay giải quyết vấn đề, có thái độ dửng dưng, làm ngơ trước những khổ đau của người đồng loại. Cũng có thể chúng ta đóng vaikẻ cướp vì đôi khi chúng ta làm phương hại gây tổn thương cho người khác. Nói khác đi, trong suốt cuộc đời của mỗi người tín hữu, lúc này hay lúc khác, chúng ta có thể hành động, đóng vai các nhân vật trong câu chuyện NSNH.
*
Con người là con-vật-có-xã-hội-tính. Không ai muốn sống một mình, và cũng không ai có thể sống một mình mà không cần đến người khác, ngay cả những người thừa tiền dư bạc. Con người luôn có nhu cầu cần được trợ giúp phần xác và cứu rỗi phần hồn. Cho nên dụ ngôn đã ảnh hưởng rất sâu đậm đến đời sống tâm linh của hầu hết mọi người.
Trong các giới hạn của đời người như sinh, bịnh, lão, tử... thì dường như “chết” là điều vô lý nhất. Viễn tượng của sự chết làm tê liệt mọi hoạt động của con người. Nếu sau sự chết là hư vô, là hoàn toàn chấm dứt, là không còn gì nữa hết... thì cuộc sống ở thế gian quả là một bi kịch, cực hình: sanh ra, lớn lên, học hành, tranh sống bằng trăm phương ngàn kế, giành giựt chém giết nhau, lừa đảo để thủ lợi, chiến tranh... rồi cuối cùng cũng chết, cũng hết. Nếu chết là sự chấm dứt hoàn toàn về mọi phương diện – vật chất, tinh thần, tâm linh, linh hồn – thì quả thật khó mà tìm ra người hay lý do để “Giêu thương người thân cận như chính mình.” Khi con người đi tìm “một đời sống khác” làm đích nhắm cho cuộc sống đời này thì đời sống hiện tại sẽ đổi màu thay sắc khác, sẽ có nhiều ý nghĩa tốt lành, tươi đẹp hơn. Cuộc đời ở thế gian thay vì là tận điểm sẽ trở thành khởi điểm cho một cuộc hành trình về chốn vĩnh cửu đầy ơn phước.
Giải đáp cho câu hỏi “Ai là người thân cận của tôi?” để tôi “Giêu thương như chính mình” chỉ có nghĩa khi tôi nghĩ cách “phải làm gì để được sự sống đời đời .” Đó là câu hỏi khẩn thiết và cấp bách nhất của con người. Qua dụ ngôn NSNH, Chúa Giê-su đã hé mở cho chúng ta một chương trình cứu rỗi để có cuộc sống vĩnh hằng. Những tình tiết trong dụ ngôn rất thích hợp, ăn khớp, và nối kết chặt chẽ với nhau để phác họa nên chương trình cứu độ và cuộc sống đời sau. Và đó chính là ẩn ý của Chúa Giê-su khi kể dụ ngôn này cho người thông luật Pharisêu.
Nguồn: https://luutru.xudoanthanhtam.net/Chia-se-Suy-niem/DU-NGON-NGUOI-SAMARITAN-NHAN-HAU-Va-CHUONG-TRINH-CUU-DO-CUA-CHUA-GIE-SU-121.html
*
CHÚ THÍCH:
Người viết chỉ ghi lại đây tài liệu dùng cho bài viết này (1). Bạn đọc nào muốn nghiên cứu thêm, xin đọc phần tài liệu tham khảo rất đầy đủ của John W. Welch (gồm 140 tài liệu sách, báo và tạp chí). John W. Welch là giáo sư luật khoa và chủ biên tạp san nghiên cứu BYU Studies thuộc Viện Đại Học Brigham Young.
(1) Welch, John W. “The Good Samaritan: A Type and Shadow of the Plan
of Salvation,” BYU Studies, vol. 38, no. 2 (1999), pp. 51-115.
(2) Lienhard, Joseph T. “Origen: Homilies on Luke, Fragments on Luke,” The
Fathers of the Church: A New Translation, vol. 94 (Washington, D.C.:
Catholic University of America, 1996), p. 138.
(3) Thánh Irenaeus (140? – 202?): Giáo Phụ, Giám Mục ở Lyon, Pháp năm 177.
(4) Thánh Clement thành Alexandria (150-220): Giáo Phụ, thần học gia, đứng
đầu trường dạy giáo lý ở Alexandria, Hy Lạp, năm 190.
(5) Origen (185? – 254?): Giáo Phụ, thần học gia, nhà hùng biện.
(6) Thánh John C. Chrysostom (349 – 407): Giáo Phụ, Tiến sĩ hội thánh, Giám
Mục ở Constantinople (Istambul), Thổ Nhĩ Kỳ năm 398 – 404.
(7) Thánh Ambrose (340? – 397): Giáo Phụ, Tiến sĩ hội thánh, Giám Mục ở
Milan, Ý, năm 374.
(8) Thánh Augustine (354 – 430): Giáo Phụ, Tiến sĩ hội thánh, Giám Mục ở
Hippo, Algeria, năm 395.
(9) Thánh Isidore thành Seville (560? – 636): Giáo Phụ, Tiến sĩ hội thánh, Tổng
Giám Mục ở Seville, Tây Ban Nha, năm 600.
(10) Thánh Eligius (590 – 660): Giáo Phụ, Thần học gia, Giám Mục ở Noyon-
Tournai, Pháp, năm 640.
No comments:
Post a Comment