Đức Tổng Giám Mục Oscar Romero
Thánh lễ tuyên phong Chân Phước cho Đức Tổng Giám mục Oscar Romero hôm thứ Bẩy 23 tháng Năm đã thu hút 250,000 người.
Ảnh: AP
Thánh lễ đã diễn ra tại quảng trường Chúa Kitô Đấng Cứu Chuộc ở San Salvador, thủ đô của El Salvador, lúc 10 giờ sáng giờ địa phương. Đức Hồng Y Angelo Amato, Tổng Trưởng Bộ Phong Thánh, đã thay mặt Đức Thánh Cha cử hành thánh lễ này và đọc nghị định tuyên phong Chân Phước cho Đức Tổng Giám Mục Romero.
Trong thánh lễ còn có 7 vị Hồng Y, 90 Giám Mục và hơn 1,000 linh mục tham dự, cùng với một số nguyên thủ quốc gia, trong đó có tổng thống Ecuador và tổng thống Panama.
Các nghi lễ thực ra đã bắt đầu vào tối thứ Sáu tại quảng trường trước nhà thờ chánh tòa San Salvador với thánh lễ do Đức Hồng Y Oscar Rodriguez Maradiaga cử hành. Tiếp theo đó là đêm thắp đuốc và cầu nguyện.
Đức Tổng Giám Mục Oscar Romero sinh ngày 15/08/1917 trong một gia đình có 8 người con. Ngài được thụ phong linh mục tại Rôma vào ngày 04/04/1942.
Sau khi thụ phong linh mục cha Romero tiếp tục ở lại Roma để theo học chương trình tiến sĩ thần học. Nhưng vì cuộc nội chiến tại El Salvador và Giáo Hội tại nước này thiếu linh mục, ngài được gọi về nước.
Và trong hơn 20 năm sau đó, ngài làm cha xứ và thư ký cho Tòa giám mục San Miguel. Năm 1970, cha Oscar Romero được tấn phong giám mục và làm phụ tá cho Đức Cha Chavéz, Tổng Giám Mục San Salvador và ngày 23/02/1977, ngài được bổ nhiệm làm Tổng Giám Mục của San Salvador.
Ngày 12/03/1977, một linh mục dòng Tên, là cha Rutilio Grande – một trong những linh mục đầu tiên được ngài truyền chức và là một người can đảm đấu tranh cho những người nghèo – bị sát hại.
Chứng kiến cảnh một linh mục can đảm đấu tranh cho người nghèo bị giết hại như vậy, Ðức cha Romero đã phản ứng rất mạnh. Ngài đã ra lệnh đóng cửa trường học do Giáo Hội điều hành trong ba ngày và đình hoãn mọi thánh lễ trên toàn quốc trong tuần lễ kế tiếp, ngoại trừ một thánh lễ đặc biệt tại nhà thờ chính tòa San Salvador.
Trong bài giảng tại thánh lễ đặc biệt đó cũng như trong các thánh lễ các Chúa Nhật tiếp theo, ngài đã lên tiếng tố cáo những tội ác, bất công do giới cầm quyền gây nên.
Để phản đối việc chính phủ liên quan đến hay thinh lặng trước các vụ bắt bớ, giết hại, ngài đã không tham dự lễ nhậm chức của tân tổng thống của nước này. Ngài tuyên bố: “Giáo Hội không được đo lường bằng sự hỗ trợ của chính phủ mà bằng chính tính trung thực, tinh thần cầu nguyện theo tinh thần Tin Mừng, lòng tin tưởng, sự chân thành và công lý, nhất là khi Giáo Hội chống lại các lạm dụng”.
Một cử chỉ khác được coi là mạnh dạn là việc ngài quyết định cho mở cửa chủng viện tại trung tâm thủ đô San Salvador và ngày thứ hai Phục Sinh năm 1978 để đón tiếp bất cứ nạn nhân nào của các vụ bạo động. Hàng trăm người vô gia cư, đói rách và bị hành hung đã đến chủng viện.
Và một quyết định nữa nói lên việc ngài toàn tâm toàn lực đấu tranh cho công lý, cho người nghèo là việc ngài cho ngưng xây cất nhà thờ Chính tòa San Salvador. Ngài nói: “Khi nào chiến tranh chấm dứt, những người đói khổ được ăn uống đầy đủ và trẻ con được giáo dục, lúc đó chúng ta sẽ tiếp tục xây cất nhà thờ chính tòa”.
Chính sự cương quyết và can đảm đó, ngài đã trở thành cái gai trong mắt những người có quyền, có thế lực tại El Salvador. Ngài luôn bị đe dọa, luôn phải đối diện với nguy hiểm. Biết vậy, ngài vẫn không im lặng, hay tìm một nơi khác an toàn. Chiều ngày 24/3/1980, Đức Cha Romero cử hành Thánh lễ cầu hồn cho thân mẫu của một người bạn tại nguyện đường của một bệnh viện ở thủ đô San Salvador. Ngài bị bắn chết ngay sau bài giảng nẩy lửa của mình.
Chính phủ El Salvador ngoài những lời xin lỗi chung chung không có bất cứ cố gắng nào nhằm đưa ra ánh sáng vụ giết hại Đức Tổng Giám Mục Romero. Cho đến nay, kẻ nào đã bắn hạ ngài vẫn còn là một điều bí mật.
Thiếu tá Alvaro Rafael Saravia, người được cho là đã trực tiếp nhúng tay vào vụ sát hại Đức Tổng Giám Mục Romero đã được khéo léo dàn xếp cho di cư sang Mỹ vào giữa thập niên 1980 để chạy tội nhưng y bị bắt và bị đưa ra tòa. Trước tòa án tại California, Alvaro Rafael Saravia không nói một lời nào nhằm bác bỏ hay công nhận trách nhiệm của mình trước cáo buộc đã giết hại Đức Cha Romero. Y cũng không thèm mướn luật sư cãi lại. Tòa án tại California đã trưng ra những bằng cớ không thể phủ nhận được về vai trò trực tiếp giết hại Đức Cha Romero của ông Saravia, và vai trò ông này trong Biệt Đội Tử Thần El Salvador cũng như liên hệ giữa ông này và cố đại tá Roberto D'Aubuisson, người đã thành lập đảng ARENA. Tòa đã truyền cho ông Saravia phải đền cho thân nhân Đức Cha Romero 10 triệu Mỹ Kim.
Đại tá Roberto D'Aubuisson được báo chí El Salvador cho rằng là người đã ra lệnh cho thiếu tá Alvaro Rafael Saravia bắn chết Đức Cha Romero. Tuy nhiên, con trai ông này cũng lấy tên Roberto vừa đắc cử thị trưởng một thành phố lớn tại El Salvador, cũng có mặt trong buổi lễ phong Chân Phước và đưa ra những phát biểu như thể họ hàng nhà Aubuisson không liên can gì tới cái chết của Đức Tổng Giám Mục.
Ảnh: AP
Thánh lễ đã diễn ra tại quảng trường Chúa Kitô Đấng Cứu Chuộc ở San Salvador, thủ đô của El Salvador, lúc 10 giờ sáng giờ địa phương. Đức Hồng Y Angelo Amato, Tổng Trưởng Bộ Phong Thánh, đã thay mặt Đức Thánh Cha cử hành thánh lễ này và đọc nghị định tuyên phong Chân Phước cho Đức Tổng Giám Mục Romero.
Trong thánh lễ còn có 7 vị Hồng Y, 90 Giám Mục và hơn 1,000 linh mục tham dự, cùng với một số nguyên thủ quốc gia, trong đó có tổng thống Ecuador và tổng thống Panama.
Các nghi lễ thực ra đã bắt đầu vào tối thứ Sáu tại quảng trường trước nhà thờ chánh tòa San Salvador với thánh lễ do Đức Hồng Y Oscar Rodriguez Maradiaga cử hành. Tiếp theo đó là đêm thắp đuốc và cầu nguyện.
Đức Tổng Giám Mục Oscar Romero sinh ngày 15/08/1917 trong một gia đình có 8 người con. Ngài được thụ phong linh mục tại Rôma vào ngày 04/04/1942.
Sau khi thụ phong linh mục cha Romero tiếp tục ở lại Roma để theo học chương trình tiến sĩ thần học. Nhưng vì cuộc nội chiến tại El Salvador và Giáo Hội tại nước này thiếu linh mục, ngài được gọi về nước.
Và trong hơn 20 năm sau đó, ngài làm cha xứ và thư ký cho Tòa giám mục San Miguel. Năm 1970, cha Oscar Romero được tấn phong giám mục và làm phụ tá cho Đức Cha Chavéz, Tổng Giám Mục San Salvador và ngày 23/02/1977, ngài được bổ nhiệm làm Tổng Giám Mục của San Salvador.
Ngày 12/03/1977, một linh mục dòng Tên, là cha Rutilio Grande – một trong những linh mục đầu tiên được ngài truyền chức và là một người can đảm đấu tranh cho những người nghèo – bị sát hại.
Chứng kiến cảnh một linh mục can đảm đấu tranh cho người nghèo bị giết hại như vậy, Ðức cha Romero đã phản ứng rất mạnh. Ngài đã ra lệnh đóng cửa trường học do Giáo Hội điều hành trong ba ngày và đình hoãn mọi thánh lễ trên toàn quốc trong tuần lễ kế tiếp, ngoại trừ một thánh lễ đặc biệt tại nhà thờ chính tòa San Salvador.
Trong bài giảng tại thánh lễ đặc biệt đó cũng như trong các thánh lễ các Chúa Nhật tiếp theo, ngài đã lên tiếng tố cáo những tội ác, bất công do giới cầm quyền gây nên.
Để phản đối việc chính phủ liên quan đến hay thinh lặng trước các vụ bắt bớ, giết hại, ngài đã không tham dự lễ nhậm chức của tân tổng thống của nước này. Ngài tuyên bố: “Giáo Hội không được đo lường bằng sự hỗ trợ của chính phủ mà bằng chính tính trung thực, tinh thần cầu nguyện theo tinh thần Tin Mừng, lòng tin tưởng, sự chân thành và công lý, nhất là khi Giáo Hội chống lại các lạm dụng”.
Một cử chỉ khác được coi là mạnh dạn là việc ngài quyết định cho mở cửa chủng viện tại trung tâm thủ đô San Salvador và ngày thứ hai Phục Sinh năm 1978 để đón tiếp bất cứ nạn nhân nào của các vụ bạo động. Hàng trăm người vô gia cư, đói rách và bị hành hung đã đến chủng viện.
Và một quyết định nữa nói lên việc ngài toàn tâm toàn lực đấu tranh cho công lý, cho người nghèo là việc ngài cho ngưng xây cất nhà thờ Chính tòa San Salvador. Ngài nói: “Khi nào chiến tranh chấm dứt, những người đói khổ được ăn uống đầy đủ và trẻ con được giáo dục, lúc đó chúng ta sẽ tiếp tục xây cất nhà thờ chính tòa”.
Chính sự cương quyết và can đảm đó, ngài đã trở thành cái gai trong mắt những người có quyền, có thế lực tại El Salvador. Ngài luôn bị đe dọa, luôn phải đối diện với nguy hiểm. Biết vậy, ngài vẫn không im lặng, hay tìm một nơi khác an toàn. Chiều ngày 24/3/1980, Đức Cha Romero cử hành Thánh lễ cầu hồn cho thân mẫu của một người bạn tại nguyện đường của một bệnh viện ở thủ đô San Salvador. Ngài bị bắn chết ngay sau bài giảng nẩy lửa của mình.
Chính phủ El Salvador ngoài những lời xin lỗi chung chung không có bất cứ cố gắng nào nhằm đưa ra ánh sáng vụ giết hại Đức Tổng Giám Mục Romero. Cho đến nay, kẻ nào đã bắn hạ ngài vẫn còn là một điều bí mật.
Thiếu tá Alvaro Rafael Saravia, người được cho là đã trực tiếp nhúng tay vào vụ sát hại Đức Tổng Giám Mục Romero đã được khéo léo dàn xếp cho di cư sang Mỹ vào giữa thập niên 1980 để chạy tội nhưng y bị bắt và bị đưa ra tòa. Trước tòa án tại California, Alvaro Rafael Saravia không nói một lời nào nhằm bác bỏ hay công nhận trách nhiệm của mình trước cáo buộc đã giết hại Đức Cha Romero. Y cũng không thèm mướn luật sư cãi lại. Tòa án tại California đã trưng ra những bằng cớ không thể phủ nhận được về vai trò trực tiếp giết hại Đức Cha Romero của ông Saravia, và vai trò ông này trong Biệt Đội Tử Thần El Salvador cũng như liên hệ giữa ông này và cố đại tá Roberto D'Aubuisson, người đã thành lập đảng ARENA. Tòa đã truyền cho ông Saravia phải đền cho thân nhân Đức Cha Romero 10 triệu Mỹ Kim.
Đại tá Roberto D'Aubuisson được báo chí El Salvador cho rằng là người đã ra lệnh cho thiếu tá Alvaro Rafael Saravia bắn chết Đức Cha Romero. Tuy nhiên, con trai ông này cũng lấy tên Roberto vừa đắc cử thị trưởng một thành phố lớn tại El Salvador, cũng có mặt trong buổi lễ phong Chân Phước và đưa ra những phát biểu như thể họ hàng nhà Aubuisson không liên can gì tới cái chết của Đức Tổng Giám Mục.
----------------------------------------
(Đặng Tự Do, VCN 23.05.2015)
Thánh lễ tuyên phong Chân Phước cho Đức Tổng Giám mục Oscar Romero hôm thứ Bẩy 23 tháng Năm đã thu hút 250,000 người.
Thánh lễ đã diễn ra tại quảng trường Chúa Kitô Đấng Cứu Chuộc ở San Salvador, thủ đô của El Salvador, lúc 10 giờ sáng giờ địa phương. Đức Hồng Y Angelo Amato, Tổng Trưởng Bộ Phong Thánh, đã thay mặt Đức Thánh Cha cử hành thánh lễ này và đọc nghị định tuyên phong Chân Phước cho Đức Tổng Giám Mục Romero.
Trong thánh lễ còn có 7 vị Hồng Y, 90 Giám Mục và hơn 1,000 linh mục tham dự, cùng với một số nguyên thủ quốc gia, trong đó có tổng thống Ecuador và tổng thống Panama.
Các nghi lễ thực ra đã bắt đầu vào tối thứ Sáu tại quảng trường trước nhà thờ chánh tòa San Salvador với thánh lễ do Đức Hồng Y Oscar Rodriguez Maradiaga cử hành. Tiếp theo đó là đêm thắp đuốc và cầu nguyện.
Đức Tổng Giám Mục Oscar Romero sinh ngày 15/08/1917 trong một gia đình có 8 người con. Ngài được thụ phong linh mục tại Rôma vào ngày 04/04/1942.
Sau khi thụ phong linh mục cha Romero tiếp tục ở lại Roma để theo học chương trình tiến sĩ thần học. Nhưng vì cuộc nội chiến tại El Salvador và Giáo Hội tại nước này thiếu linh mục, ngài được gọi về nước.
Và trong hơn 20 năm sau đó, ngài làm cha xứ và thư ký cho Tòa giám mục San Miguel. Năm 1970, cha Oscar Romero được tấn phong giám mục và làm phụ tá cho Đức Cha Chavéz, Tổng Giám Mục San Salvador và ngày 23/02/1977, ngài được bổ nhiệm làm Tổng Giám Mục của San Salvador.
Ngày 12/03/1977, một linh mục dòng Tên, là cha Rutilio Grande – một trong những linh mục đầu tiên được ngài truyền chức và là một người can đảm đấu tranh cho những người nghèo – bị sát hại.
Chứng kiến cảnh một linh mục can đảm đấu tranh cho người nghèo bị giết hại như vậy, Ðức cha Romero đã phản ứng rất mạnh. Ngài đã ra lệnh đóng cửa trường học do Giáo Hội điều hành trong ba ngày và đình hoãn mọi thánh lễ trên toàn quốc trong tuần lễ kế tiếp, ngoại trừ một thánh lễ đặc biệt tại nhà thờ chính tòa San Salvador.
Trong bài giảng tại thánh lễ đặc biệt đó cũng như trong các thánh lễ các Chúa Nhật tiếp theo, ngài đã lên tiếng tố cáo những tội ác, bất công do giới cầm quyền gây nên.
Để phản đối việc chính phủ liên quan đến hay thinh lặng trước các vụ bắt bớ, giết hại, ngài đã không tham dự lễ nhậm chức của tân tổng thống của nước này. Ngài tuyên bố: “Giáo Hội không được đo lường bằng sự hỗ trợ của chính phủ mà bằng chính tính trung thực, tinh thần cầu nguyện theo tinh thần Tin Mừng, lòng tin tưởng, sự chân thành và công lý, nhất là khi Giáo Hội chống lại các lạm dụng”.
Một cử chỉ khác được coi là mạnh dạn là việc ngài quyết định cho mở cửa chủng viện tại trung tâm thủ đô San Salvador và ngày thứ hai Phục Sinh năm 1978 để đón tiếp bất cứ nạn nhân nào của các vụ bạo động. Hàng trăm người vô gia cư, đói rách và bị hành hung đã đến chủng viện.
Và một quyết định nữa nói lên việc ngài toàn tâm toàn lực đấu tranh cho công lý, cho người nghèo là việc ngài cho ngưng xây cất nhà thờ Chính tòa San Salvador. Ngài nói: “Khi nào chiến tranh chấm dứt, những người đói khổ được ăn uống đầy đủ và trẻ con được giáo dục, lúc đó chúng ta sẽ tiếp tục xây cất nhà thờ chính tòa”.
Chính vì sự cương quyết và can đảm đó, ngài đã trở thành cái gai trong mắt những người có quyền, có thế lực tại El Salvador. Ngài luôn bị đe dọa, luôn phải đối diện với nguy hiểm. Biết vậy, ngài vẫn không im lặng, hay tìm một nơi khác an toàn. Chiều ngày 24/3/1980, Đức Cha Romero cử hành Thánh lễ cầu hồn cho thân mẫu của một người bạn tại nguyện đường của một bệnh viện ở thủ đô San Salvador. Ngài bị bắn chết ngay sau bài giảng nẩy lửa của mình.
Chính phủ El Salvador ngoài những lời xin lỗi chung chung không có bất cứ cố gắng nào nhằm đưa ra ánh sáng vụ giết hại Đức Tổng Giám Mục Romero. Cho đến nay, kẻ nào đã bắn hạ ngài vẫn còn là một điều bí mật.
Thiếu tá Alvaro Rafael Saravia, người được cho là đã trực tiếp nhúng tay vào vụ sát hại Đức Tổng Giám Mục Romero đã được khéo léo dàn xếp cho di cư sang Mỹ vào giữa thập niên 1980 để chạy tội nhưng y bị bắt và bị đưa ra tòa. Trước tòa án tại California, Alvaro Rafael Saravia không nói một lời nào nhằm bác bỏ hay công nhận trách nhiệm của mình trước cáo buộc đã giết hại Đức Cha Romero. Y cũng không thèm mướn luật sư cãi lại. Tòa án tại California đã trưng ra những bằng cớ không thể phủ nhận được về vai trò trực tiếp giết hại Đức Cha Romero của ông Saravia, và vai trò ông này trong Biệt Đội Tử Thần El Salvador cũng như liên hệ giữa ông này và cố đại tá Roberto D'Aubuisson, người đã thành lập đảng ARENA. Tòa đã truyền cho ông Saravia phải đền cho thân nhân Đức Cha Romero 10 triệu Mỹ Kim.
Đại tá Roberto D'Aubuisson được báo chí El Salvador cho rằng là người đã ra lệnh cho thiếu tá Alvaro Rafael Saravia bắn chết Đức Cha Romero. Tuy nhiên, con trai ông này cũng lấy tên Roberto vừa đắc cử thị trưởng một thành phố lớn tại El Salvador, cũng có mặt trong buổi lễ phong Chân Phước và đưa ra những phát biểu như thể họ hàng nhà Aubuisson không liên can gì tới cái chết của Đức Tổng Giám Mục.
Những giờ sau cùng của Đức Tổng Giám Mục Oscar Romero
“Trước lệnh giết người do ai đó ban ra, luật pháp của Thiên Chúa ‘Ngươi chớ giết người!’ phải thắng thế. Không một người lính nào có nghĩa vụ phải tuân theo một lệnh lạc chống lại luật pháp của Thiên Chúa ... nhân danh dân tộc đau khổ này, dân tộc mà tiếng kêu than của họ bay tới trời cao càng ngày càng thống thiết hơn, tôi van xin anh em, tôi khẩn cầu anh em, và tôi ra lệnh cho anh em nhân danh Thiên Chúa, ngưng ngay tức khắc sự đàn áp này”.
Những lời này, được phát trực tiếp trên đài phát thanh riêng của ngài trên toàn thể lãnh thổ, có lẽ là những lời nổi tiếng nhất của Đức Tổng Giám mục Oscar Romero. Những lời ấy đã được thốt ra từ bục giảng của nhà thờ chính tòa Thánh Tâm ở thủ đô San Salvador vào ngày Chúa Nhật 23 tháng 3 năm 1980. Đó là một lời cầu xin chân thành gửi đến các thành viên của lực lượng an ninh chính phủ và biệt đội tử thần là những kẻ đã bắn giết và tàn sát những người nghèo và những người bị tước đoạt ruộng đất ở El Salvador - những người nam nữ chỉ có một tội duy nhất là dám đòi hỏi một sự chia sẻ công bằng hơn về đất đai và tài nguyên của đất nước.
Nhưng, những lời ấy cũng là bản án tử hình cho Đức Tổng Giám Mục Romero. Thật vậy, chưa đầy 24 giờ sau khi thốt ra những lời này ngài đã phải chết.
Đức Cha Romero thừa biết lập trường kiên quyết bảo vệ người nghèo sẽ chỉ có một kết quả là cái chết. Trong một chuyến thăm Rôma vào cuối tháng Giêng năm 1980, ngài đã nói với cha Lucas Moreira Neves, tổng thư ký của Bộ Giám Mục, rằng chẳng bao lâu nữa ngài sẽ bị ám sát. Tòa Thánh đề nghị một chức vụ trong giáo triều Rôma để ngài tạm xa những căng thẳng gần như không thể chịu nổi đang ngày một gia tăng trong một đất nước Trung Mỹ nhỏ bé. Ngài đã từ chối.
Hôm thứ Hai ngày 24 tháng 3, ngài trở về sau một chuyến đi trưa tại La Libertad trên bờ biển với một nhóm nhỏ các sinh viên Opus Dei, và đi thẳng vào một tu viện Dòng Tên tại Santa Tecla, để tìm cha Segundo Azcue, là cha giải tội của ngài để xưng tội.
Ngài nói với cha Segundo Azcue:
“Tôi muốn được sạch mọi tội lỗi khi tôi ra trình diện trước mặt Thiên Chúa”.
Bí tích Hoà Giải ngắn ngủi đã kết thúc lúc 5 giờ chiều. Lúc 5:30, ngài đã có mặt tại nhà mình, trong cộng đoàn các nữ tu dòng Camêlô ở Bệnh viện Divine Providence ở San Salvador, để chuẩn bị cử hành thánh lễ cầu nguyện cho Doña Sarita, là mẹ của anh Jorge Pinto, một người bạn và là chủ biên của nhật báo El Independiente. Tòa soạn của anh Jorge Pinto vừa bị đặt bom nổ tung chỉ một vài tuần trước đó.
Bạn bè và các cố vấn thân cận nhất của Đức Cha Romero đã rất lo lắng. Các chi tiết của buổi cử hành phụng vụ đã xuất hiện trên báo chí quốc gia. Họ đã khuyên ngài giấu đi đừng ghi tên ai cử hành thánh lễ, nhưng ngài đã khăng khăng yêu cầu tên của ngài phải được viết công khai trên thông cáo báo chí.
Thánh lễ bắt đầu ngay lúc 6h chiều tại nhà nguyện của bệnh viện, với sự tham dự của các nữ tu, gia đình và bạn bè của Doña Sarita. Sau này, nghĩ lại mọi người đều thấy tính chất tiên tri của những bài đọc trong ngày. Chẳng hạn như bài Phúc Âm theo Thánh Gioan (Ga 12: 23-26)
“Đã đến giờ Con Người được tôn vinh. .. Nếu hạt lúa gieo vào lòng đất mà không chết đi, thì nó vẫn trơ trọi một mình; còn nếu chết đi, nó mới sinh được nhiều hạt khác”.
Áp dụng Lời Chúa vào tình cảnh khốn cùng mà dân nước El Salvador phải chịu, ngài chia sẻ với cộng đoàn: “Điều quan trọng là đừng yêu mình đến nỗi không dám dính líu vào những việc liều lĩnh mà lịch sử đòi hỏi nơi chúng ta. .. Bất cứ ai vì lòng yêu mến Chúa Kitô hiến thân phục vụ tha nhân, người ấy sẽ được sống giống như hạt lúa mì dù chết đi, nhưng thật ra chỉ chết về mặt bề ngoài”.
Cũng trong bài chia sẻ cuối cùng ấy, ngài cũng xác tín: “Tôi tin trong sự chết có sự sống lại. Nếu người ta giết tôi, tôi sẽ được sống lại trong lòng người dân Salvador của tôi”. Kết thúc bài chia sẻ, ngài tới giữa bàn thờ chuẩn bị dâng bánh rượu, đồng hồ chỉ 6 giờ 24 phút. Lúc đó, ngài nhận thấy một chiếc Volkswagen màu đỏ áp sát cửa nhà nguyện. Khi Đức Cha chồm tới chiếc đĩa thánh trên bàn thờ thì một phát súng duy nhất vang lên. Ngài quỵ xuống sàn phía sau bàn thờ ngay dưới chân một cây thánh giá lớn, bất tỉnh, máu chảy ra từ miệng, mũi và tai ngài.
Bên trong nhà nguyện nhỏ xảy ra hỗn loạn. Một nhiếp ảnh gia người đã được ký hợp đồng để chụp những hình ảnh của buổi lễ lặng lẽ biến mất.
Đức Tổng Giám Mục đã được nhanh chóng khiêng lên một chiếc xe tải gần đó và đưa vội vã đến bệnh viện Policlínica. Lễ phục của ngài đẫm máu máu. Trong vòng vài phút sau khi đến đó, ngài thở hơi cuối cùng. Dường như điều này chính xác là những điều Đức Tổng Giám mục Romero đã tiên liệu.
Cái chết của ngài khi đang chuẩn bị đọc những lời truyền phép rất long trọng trong thánh lễ đã đưa ra một ví dụ hùng hồn về một vị thánh nhân, một mục tử thánh thiện đã đưa ra một chứng tá sống động cho những lời này của Chúa Giêsu “Này là Mình Ta sẽ bị nộp vì anh em”.
(Đặng Tự Do, VCN 23.05.2015)
------------------------------------
Thánh lễ phong Chân Phước cho Đức Tổng Giám Mục Oscar Romero
VCN
Thánh lễ tuyên phong Chân Phước cho Đức Tổng Giám mục Oscar Romero hôm thứ Bẩy 23 tháng Năm đã thu hút 250,000 người.
Thánh lễ đã diễn ra tại quảng trường Chúa Kitô Đấng Cứu Chuộc ở San Salvador, thủ đô của El Salvador, lúc 10 giờ sáng giờ địa phương. Đức Hồng Y Angelo Amato, Tổng Trưởng Bộ Phong Thánh, đã thay mặt Đức Thánh Cha cử hành thánh lễ này và đọc nghị định tuyên phong Chân Phước cho Đức Tổng Giám Mục Romero.
Trong thánh lễ còn có 7 vị Hồng Y, 90 Giám Mục và hơn 1,000 linh mục tham dự, cùng với một số nguyên thủ quốc gia, trong đó có tổng thống Ecuador và tổng thống Panama.
Các nghi lễ thực ra đã bắt đầu vào tối thứ Sáu tại quảng trường trước nhà thờ chánh tòa San Salvador với thánh lễ do Đức Hồng Y Oscar Rodriguez Maradiaga cử hành. Tiếp theo đó là đêm thắp đuốc và cầu nguyện.
Đức Tổng Giám Mục Oscar Romero sinh ngày 15/08/1917 trong một gia đình có 8 người con. Ngài được thụ phong linh mục tại Rôma vào ngày 04/04/1942.
Sau khi thụ phong linh mục cha Romero tiếp tục ở lại Roma để theo học chương trình tiến sĩ thần học. Nhưng vì cuộc nội chiến tại El Salvador và Giáo Hội tại nước này thiếu linh mục, ngài được gọi về nước.
Và trong hơn 20 năm sau đó, ngài làm cha xứ và thư ký cho Tòa giám mục San Miguel. Năm 1970, cha Oscar Romero được tấn phong giám mục và làm phụ tá cho Đức Cha Chavéz, Tổng Giám Mục San Salvador và ngày 23/02/1977, ngài được bổ nhiệm làm Tổng Giám Mục của San Salvador.
Ngày 12/03/1977, một linh mục dòng Tên, là cha Rutilio Grande – một trong những linh mục đầu tiên được ngài truyền chức và là một người can đảm đấu tranh cho những người nghèo – bị sát hại.
Chứng kiến cảnh một linh mục can đảm đấu tranh cho người nghèo bị giết hại như vậy, Ðức cha Romero đã phản ứng rất mạnh. Ngài đã ra lệnh đóng cửa trường học do Giáo Hội điều hành trong ba ngày và đình hoãn mọi thánh lễ trên toàn quốc trong tuần lễ kế tiếp, ngoại trừ một thánh lễ đặc biệt tại nhà thờ chính tòa San Salvador.
Trong bài giảng tại thánh lễ đặc biệt đó cũng như trong các thánh lễ các Chúa Nhật tiếp theo, ngài đã lên tiếng tố cáo những tội ác, bất công do giới cầm quyền gây nên.
Để phản đối việc chính phủ liên quan đến hay thinh lặng trước các vụ bắt bớ, giết hại, ngài đã không tham dự lễ nhậm chức của tân tổng thống của nước này. Ngài tuyên bố: “Giáo Hội không được đo lường bằng sự hỗ trợ của chính phủ mà bằng chính tính trung thực, tinh thần cầu nguyện theo tinh thần Tin Mừng, lòng tin tưởng, sự chân thành và công lý, nhất là khi Giáo Hội chống lại các lạm dụng”.
Một cử chỉ khác được coi là mạnh dạn là việc ngài quyết định cho mở cửa chủng viện tại trung tâm thủ đô San Salvador và ngày thứ hai Phục Sinh năm 1978 để đón tiếp bất cứ nạn nhân nào của các vụ bạo động. Hàng trăm người vô gia cư, đói rách và bị hành hung đã đến chủng viện.
Và một quyết định nữa nói lên việc ngài toàn tâm toàn lực đấu tranh cho công lý, cho người nghèo là việc ngài cho ngưng xây cất nhà thờ Chính tòa San Salvador. Ngài nói: “Khi nào chiến tranh chấm dứt, những người đói khổ được ăn uống đầy đủ và trẻ con được giáo dục, lúc đó chúng ta sẽ tiếp tục xây cất nhà thờ chính tòa”.
Chính vì sự cương quyết và can đảm đó, ngài đã trở thành cái gai trong mắt những người có quyền, có thế lực tại El Salvador. Ngài luôn bị đe dọa, luôn phải đối diện với nguy hiểm. Biết vậy, ngài vẫn không im lặng, hay tìm một nơi khác an toàn. Chiều ngày 24/3/1980, Đức Cha Romero cử hành Thánh lễ cầu hồn cho thân mẫu của một người bạn tại nguyện đường của một bệnh viện ở thủ đô San Salvador. Ngài bị bắn chết ngay sau bài giảng nẩy lửa của mình.
Chính phủ El Salvador ngoài những lời xin lỗi chung chung không có bất cứ cố gắng nào nhằm đưa ra ánh sáng vụ giết hại Đức Tổng Giám Mục Romero. Cho đến nay, kẻ nào đã bắn hạ ngài vẫn còn là một điều bí mật.
Thiếu tá Alvaro Rafael Saravia, người được cho là đã trực tiếp nhúng tay vào vụ sát hại Đức Tổng Giám Mục Romero đã được khéo léo dàn xếp cho di cư sang Mỹ vào giữa thập niên 1980 để chạy tội nhưng y bị bắt và bị đưa ra tòa. Trước tòa án tại California, Alvaro Rafael Saravia không nói một lời nào nhằm bác bỏ hay công nhận trách nhiệm của mình trước cáo buộc đã giết hại Đức Cha Romero. Y cũng không thèm mướn luật sư cãi lại. Tòa án tại California đã trưng ra những bằng cớ không thể phủ nhận được về vai trò trực tiếp giết hại Đức Cha Romero của ông Saravia, và vai trò ông này trong Biệt Đội Tử Thần El Salvador cũng như liên hệ giữa ông này và cố đại tá Roberto D'Aubuisson, người đã thành lập đảng ARENA. Tòa đã truyền cho ông Saravia phải đền cho thân nhân Đức Cha Romero 10 triệu Mỹ Kim.
Đại tá Roberto D'Aubuisson được báo chí El Salvador cho rằng là người đã ra lệnh cho thiếu tá Alvaro Rafael Saravia bắn chết Đức Cha Romero. Tuy nhiên, con trai ông này cũng lấy tên Roberto vừa đắc cử thị trưởng một thành phố lớn tại El Salvador, cũng có mặt trong buổi lễ phong Chân Phước và đưa ra những phát biểu như thể họ hàng nhà Aubuisson không liên can gì tới cái chết của Đức Tổng Giám Mục.
Những giờ sau cùng của Đức Tổng Giám Mục Oscar Romero
“Trước lệnh giết người do ai đó ban ra, luật pháp của Thiên Chúa ‘Ngươi chớ giết người!’ phải thắng thế. Không một người lính nào có nghĩa vụ phải tuân theo một lệnh lạc chống lại luật pháp của Thiên Chúa ... nhân danh dân tộc đau khổ này, dân tộc mà tiếng kêu than của họ bay tới trời cao càng ngày càng thống thiết hơn, tôi van xin anh em, tôi khẩn cầu anh em, và tôi ra lệnh cho anh em nhân danh Thiên Chúa, ngưng ngay tức khắc sự đàn áp này”.
Những lời này, được phát trực tiếp trên đài phát thanh riêng của ngài trên toàn thể lãnh thổ, có lẽ là những lời nổi tiếng nhất của Đức Tổng Giám mục Oscar Romero. Những lời ấy đã được thốt ra từ bục giảng của nhà thờ chính tòa Thánh Tâm ở thủ đô San Salvador vào ngày Chúa Nhật 23 tháng 3 năm 1980. Đó là một lời cầu xin chân thành gửi đến các thành viên của lực lượng an ninh chính phủ và biệt đội tử thần là những kẻ đã bắn giết và tàn sát những người nghèo và những người bị tước đoạt ruộng đất ở El Salvador - những người nam nữ chỉ có một tội duy nhất là dám đòi hỏi một sự chia sẻ công bằng hơn về đất đai và tài nguyên của đất nước.
Nhưng, những lời ấy cũng là bản án tử hình cho Đức Tổng Giám Mục Romero. Thật vậy, chưa đầy 24 giờ sau khi thốt ra những lời này ngài đã phải chết.
Đức Cha Romero thừa biết lập trường kiên quyết bảo vệ người nghèo sẽ chỉ có một kết quả là cái chết. Trong một chuyến thăm Rôma vào cuối tháng Giêng năm 1980, ngài đã nói với cha Lucas Moreira Neves, tổng thư ký của Bộ Giám Mục, rằng chẳng bao lâu nữa ngài sẽ bị ám sát. Tòa Thánh đề nghị một chức vụ trong giáo triều Rôma để ngài tạm xa những căng thẳng gần như không thể chịu nổi đang ngày một gia tăng trong một đất nước Trung Mỹ nhỏ bé. Ngài đã từ chối.
Hôm thứ Hai ngày 24 tháng 3, ngài trở về sau một chuyến đi trưa tại La Libertad trên bờ biển với một nhóm nhỏ các sinh viên Opus Dei, và đi thẳng vào một tu viện Dòng Tên tại Santa Tecla, để tìm cha Segundo Azcue, là cha giải tội của ngài để xưng tội.
Ngài nói với cha Segundo Azcue:
“Tôi muốn được sạch mọi tội lỗi khi tôi ra trình diện trước mặt Thiên Chúa”.
Bí tích Hoà Giải ngắn ngủi đã kết thúc lúc 5 giờ chiều. Lúc 5:30, ngài đã có mặt tại nhà mình, trong cộng đoàn các nữ tu dòng Camêlô ở Bệnh viện Divine Providence ở San Salvador, để chuẩn bị cử hành thánh lễ cầu nguyện cho Doña Sarita, là mẹ của anh Jorge Pinto, một người bạn và là chủ biên của nhật báo El Independiente. Tòa soạn của anh Jorge Pinto vừa bị đặt bom nổ tung chỉ một vài tuần trước đó.
Bạn bè và các cố vấn thân cận nhất của Đức Cha Romero đã rất lo lắng. Các chi tiết của buổi cử hành phụng vụ đã xuất hiện trên báo chí quốc gia. Họ đã khuyên ngài giấu đi đừng ghi tên ai cử hành thánh lễ, nhưng ngài đã khăng khăng yêu cầu tên của ngài phải được viết công khai trên thông cáo báo chí.
Thánh lễ bắt đầu ngay lúc 6h chiều tại nhà nguyện của bệnh viện, với sự tham dự của các nữ tu, gia đình và bạn bè của Doña Sarita. Sau này, nghĩ lại mọi người đều thấy tính chất tiên tri của những bài đọc trong ngày. Chẳng hạn như bài Phúc Âm theo Thánh Gioan (Ga 12: 23-26)
“Đã đến giờ Con Người được tôn vinh. .. Nếu hạt lúa gieo vào lòng đất mà không chết đi, thì nó vẫn trơ trọi một mình; còn nếu chết đi, nó mới sinh được nhiều hạt khác”.
Áp dụng Lời Chúa vào tình cảnh khốn cùng mà dân nước El Salvador phải chịu, ngài chia sẻ với cộng đoàn: “Điều quan trọng là đừng yêu mình đến nỗi không dám dính líu vào những việc liều lĩnh mà lịch sử đòi hỏi nơi chúng ta. .. Bất cứ ai vì lòng yêu mến Chúa Kitô hiến thân phục vụ tha nhân, người ấy sẽ được sống giống như hạt lúa mì dù chết đi, nhưng thật ra chỉ chết về mặt bề ngoài”.
Cũng trong bài chia sẻ cuối cùng ấy, ngài cũng xác tín: “Tôi tin trong sự chết có sự sống lại. Nếu người ta giết tôi, tôi sẽ được sống lại trong lòng người dân Salvador của tôi”. Kết thúc bài chia sẻ, ngài tới giữa bàn thờ chuẩn bị dâng bánh rượu, đồng hồ chỉ 6 giờ 24 phút. Lúc đó, ngài nhận thấy một chiếc Volkswagen màu đỏ áp sát cửa nhà nguyện. Khi Đức Cha chồm tới chiếc đĩa thánh trên bàn thờ thì một phát súng duy nhất vang lên. Ngài quỵ xuống sàn phía sau bàn thờ ngay dưới chân một cây thánh giá lớn, bất tỉnh, máu chảy ra từ miệng, mũi và tai ngài.
Bên trong nhà nguyện nhỏ xảy ra hỗn loạn. Một nhiếp ảnh gia người đã được ký hợp đồng để chụp những hình ảnh của buổi lễ lặng lẽ biến mất.
Đức Tổng Giám Mục đã được nhanh chóng khiêng lên một chiếc xe tải gần đó và đưa vội vã đến bệnh viện Policlínica. Lễ phục của ngài đẫm máu máu. Trong vòng vài phút sau khi đến đó, ngài thở hơi cuối cùng. Dường như điều này chính xác là những điều Đức Tổng Giám mục Romero đã tiên liệu.
Cái chết của ngài khi đang chuẩn bị đọc những lời truyền phép rất long trọng trong thánh lễ đã đưa ra một ví dụ hùng hồn về một vị thánh nhân, một mục tử thánh thiện đã đưa ra một chứng tá sống động cho những lời này của Chúa Giêsu “Này là Mình Ta sẽ bị nộp vì anh em”.
----------------------------------
http://gpcantho.com.
No comments:
Post a Comment