Tuesday, July 8, 2014

Gia đình, gia thất?

Hội Đồng Giám Mục Việt Nam ấn định đường hướng mục vụ cho Giáo Hội tại Việt Nam trong năm 2014 là năm Tân Phúc-Âm-Hoá đời sống gia đình. Logo năm gia đình của Tổng Giáo Phận Tp.HCM là một hình tròn, ở giữa có hình Thánh Gia, ý muốn lấy Gia đình Thánh làm gương mẫu cho các gia đình Công Giáo. Thánh Gia có người gọi là Thánh Gia Thất. Vậy Thánh Gia hay Thánh Gia Thất đúng? Cụ thể hơn, gia đình và gia thất có khác biệt không?


1. Nghĩa của các chữ: gia, đình, thất.
1.1. Nghĩa của chữ gia.
Gia có 26 chữ: , , , , , , , , , , , , , , , , , , , , , , , , , . Gia trong từ gia đình là chữ, thuộc loại chữ hội ý, diễn tiến như sau:


Hình này cho thấy, từ giáp cốt văn đến kim văn, đại triện đều là dưới mái nhà có hình con heo. Tiểu triện và lệ thư có bộ (miên, nghĩa là mái nhà), và chữ thỉ (thỉ, nghĩa là con heo). Theo Thuyết Văn Giải Tự (説文解字), chữ (thỉ) trong chữ(gia), vốn viết đầy đủ là(gia, cũng có nghĩa là con heo, con heo đực, con heo nọc), về sau viết nhầm hoặc tỉnh lược thành (thỉ), tuy nhiên ý nghĩa vẫn không thay đổi. Thời xưa, nhiều dân tộc thuộc các nước vùng Á Đông thường nuôi heo trong nhà hoặc xây chuồng nuôi heo bên cạnh nhà, tạo nên nét đặc trưng về nơi cư trú. Heo tượng trưng cho tiền của, nên dưới mái nhà có con heo, nhà có nuôi heo trở thành biểu tượng của gia đình, đó cũng chính là nguồn gốc cho sự ra đời của chữ gia (nhà). Cũng có giải thích khác[1]: Ngày xưa, vương công quí tộc sau khi chết, đều có xây miếu để thường xuyên thờ cúng; thường dân không có miếu, thường bày con heo hay một số loài gia súc khác, thường là trâu, bò, dê... dưới hiên nhà để cúng bái, đó là gia (nhà, dt.). Sau đó, nghĩa được mở rộng là trú sở (nhà ở, đt.).
Chữ gia nghĩa là: (dt.) (1) Nhà, chỗ để ở: Tại gia (ở nhà). (2) Người hay nhóm người trong một nhà hay trong một trường phái nào đó: Đại gia (nhà giàu có, người giàu có); sui gia, thông gia; danh gia (gia đình có danh tiếng, người có danh tiếng, hay chỉ một trường phái triết học thời xưa bên Trung Quốc chủ trương lấy chính danh định nghĩa sự vật); nông gia: (nhà nông) “Điền viên vui thú nông gia” (Nhị độ mai). (4) Dòng họ: Thế gia (dòng dõi quyền quý); gia phong (tập quán, giáo dục trong dòng họ, nền nếp gia đình); gia thanh (danh dự, tiếng tăm của cha ông đã tạo ra và để lại cho dòng họ). (5) Quê hương: Gia hương (quê nhà): “Chạnh niềm nhớ cảnh gia hương, Nhớ quê chàng lại tìm đường thăm quê” (Kiều) (6) Tự xưng mình hay gọi người khác: Tự gia (nhà tôi), phụ đạo nhân gia (người đàn bà). (7) Vợ gọi chồng là gia, cũng như chồng gọi vợ là thất (). (8) Tiệm: Tửu gia (tiệm rượu). (9) Người có học vấn giỏi riêng về một môn: Khoa học gia, chính trị gia. (10) Khu vực chính trị do Khanh đại phu cai trị, thời nhà Chu. (11) Họ Gia. (tt.) (12) Khiêm xưng thân nhân của mình đối với người khác: Gia tổ (ông tổ tôi); gia phụ (= gia quân, gia nghiêm, gia tôn: cha tôi); gia mẫu (= gia nương, gia từ: mẹ tôi); gia thúc (chú tôi); gia huynh (anh tôi); gia đệ (em trai tôi); gia tẩu (chị dâu tôi); gia tiểu (vợ con tôi). (13) Thuộc về gia đình: Gia chủ (= gia trưởng: người chủ trong nhà); gia thuộc (= gia quyến, gia nhân: người trong nhà); gia nô (= gia bộc, gia nhân: đầy tớ trong nhà); gia đinh (đầy tớ trai trong nhà); gia đồng (đứa trẻ hầu hạ trong nhà); gia vụ (việc trong nhà). (đt.) (14) Nuôi thuần: Gia cầm; gia súc. (15) Cư trú: Thiếp gia Hà Dương (em cư trú ở Hà Dương). (loại từ) (16) Căn, gian, từ giúp đếm nhà: Tam gia thương điếm (ba cửa tiệm).
1.2. Nghĩa của chữ đình.
Đình có 13 chữ: , , , , , , , , , , , , . Đình trong từ gia đình là chữ, có gốc là từ chữ đình , nghĩa gốc là sân nhà[2], diễn tiến như sau:


Hình chữ giống như một người đang lom khom mang đất đá làm việc trước sân nhà. Sau đó, nghĩa mở rộng thành triều đình (dinh quan).
Chữ đình nghĩa là (dt.) (1) Sân nhà: Tiền đình (sân trước). (2) Nhà: Đình tiền (trước cửa nhà), gia đình (chỉ chung mọi người trong nhà). (3) Toà nhà lớn trong cung vua: Nội đình, cung đình. (4) Ngôi nhà lớn để làm việc công, chỗ quan làm việc: Phủ đình. (5) Toà án: Pháp đình, khai đình (mở phiên toà). (6) Sảnh, nơi công cộng: Đại đình quảng chúng (nơi công cộng). (7) Trán: Thiên đình bão mãn (trán đầy tròn). (8) Thẳng tuột.
1.3. Nghĩa của chữ thất.
Thất có 7 chữ: , , , , , , (cũng đọc là dật, điệt). Thất trong từ gia thất là chữ, thuộc loại chữ hội ý, gồm bộ (miên) và chữ (chí) tạo thành.
Chữ thất vốn có nghĩa là “cái nhà có chứa nhiều yếu tố: người, đồ đạc, của cải”, như nói nhà của vua chúa là cung thất[3]. Ngoài ra, chữ thất còn được dùng với một số nghĩa như sau: (dt.) (1) Nhà nói chung: Tư thất (nhà riêng, như tư gia), bần thất (nhà nghèo). (2) Phòng ốc, buồng (chỉ những nơi để ở nhưng nhỏ hơn nhà, hoặc một phần của căn nhà): Giáp thất (nhà để cất thần chủ ở hai bên chánh đường trong miếu); ngục thất (nhà giam); hội khách thất (phòng khách); giáo thất (phòng học). (3) Từ đây, phát sinh nghĩa: “Một ngăn của một bộ phận cơ thể”: tâm thất (buồng dưới của tim). (4) Người thân: Hoàng thất, tông thất (dòng họ của vua). (5) Vợ: Chính thất (vợ lớn); kế thất (vợ kế). *Con trai tới tuổi trưởng thành cưới vợ gọi là thụ thất. *Con gái còn ở nhà cha mẹ, chưa theo chồng, ý nói con gái còn trinh, gọi là thất nữ. (6) Người phụ nữ nói chung: Thất nhân (những người phụ nữ đồng trang lứa bên chồng). “Phụ thuận giả, thuận vu cữu phụ, hoà vu thất nhân: Người phụ nữ biết thuận tòng là hiếu thuận với cha mẹ chồng, ôn hoà với thất nhân” (Kinh Lễ). (7) Phòng, văn phòng (đơn vị hành chính của cơ quan): Nhân sự thất (phòng nhân sự), bí thư thất (văn phòng thư ký). (8) Cung điện: Thái thất (điện trong nội cung). (9) Ngôi mộ: “Bách tuế chi hậu, quy vu kỳ thất: Sau cuộc sống trăm năm, về cùng mộ với chàng” (Kinh Thi). (10) Túi đựng dao. (11) Sao thất (tên một ngôi sao trong nhị thập bát tú). (12) Họ Thất.
2. Nghĩa của gia đình, gia thất.
2.1. Gia đình.
Thông thường chúng ta hiểu gia đình là: Tập hợp những người có quan hệ hôn nhân và huyết thống cùng sống trong một nhà[4]. Ngày nay, người ta còn mở rộng định nghĩa gia đình đến với những quan hệ tình cảm, quan hệ nuôi dưỡng và hoặc quan hệ giáo dục.[5]
Nhưng tại sao gọi tập hợp đó là gia đình? Như đã nói trên, chữ đình vốn có nghĩa (4) và (5) là ngôi nhà lớn để làm việc công, tức là làm việc quan, việc nhà nước. Nơi đó nhất định phải có vẻ uy nghiêm và có một người đứng đầu, như nơi quan làm việc (phủ đình); nơi xử án (pháp đình, tụng đình) có người đứng đầu là quan toà. Vì vậy, gia đình ngoài nghĩa là “một tập hợp…” còn có ý nói là trong tập hợp đó phải có một người uy nghiêm nhất và có quyền lớn nhất, đó chính là người đàn ông hay người chồng, tức là người chủ gia đình. Điều đáng chú ý là nhiều khi những người không cùng huyết thống cũng được xem là người trong gia đình, như dâu, rể hoặc con nuôi…, đương nhiên những người đó cũng phải đối xử và được đối xử giống như những người khác trong gia đình.
Gia đình là tế bào và cũng là định chế cơ bản của xã hội[6]. Thánh Kinh nhiều lần nhấn mạnh tầm quan trọng và tính trung tâm của gia đình. Gia đình được thiết lập trên nền tảng hôn nhân, tức là sự kết hợp giữa người nam và người nữ, những con người ngang bằng về phẩm giá, khác nhau về nhiều mặt nhưng bổ sung cho nhau. Từ sự bổ sung này, phát xuất việc truyền sinh, một chức năng “làm cho đôi vợ chồng trở nên những người cộng sự của Đấng Tạo Hoá”[7]. Như vậy, gia đình hiểu đúng nghĩa phải được xác lập trên hôn nhân, tất cả các hình thức sống chung khác, tự bản chất, không xứng đáng được hưởng danh xưng và địa vị của gia đình.[8]
Vì là tế bào của xã hội, gia đình có những nghĩa vụ phải thực hiện như: kiến tạo cộng đoàn tình yêu, phục vụ sự sống (nuôi dưỡng con trẻ, chăm sóc người lớn tuổi), giáo dục con cái và truyền thông những giá trị nhân bản. Đồng thời cũng có những quyền lợi mà xã hội phải tôn trọng[9]. Thêm vào đó, gia đình Kitô Giáo còn được mời gọi nên thánh, nghĩa là phản ánh sự hợp thông của Thiên Chúa Ba ngôi, (gia đình là) nơi truyền giảng Phúc Âm sự sống, giúp cho con người được tăng trưởng về nhân bản và tín ngưỡng. Đức Hồng Y GB. Phạm Minh Mẫn trong Kinh cầu cho Gia đình cũng nêu rõ: “Cho gia đình trở nên cái nôi của sự sống, mái ấm của tình thương bao dung và hợp nhất, ngôi trường giáo dục nên người tốt và hữu ích, thành trì che chở phẩm giá của mọi người”. Nói tóm lại, gia đình có một ý nghĩa rộng lớn, bao gồm những thành viên, gồm nhiều thành phần khác nhau, muốn gắn bó với nhau.
2.2. Gia thất
Có người hiểu chữ gia thất là “gia đình” hay “vợ chồng con cái trong nhà”, như có thể thấy trong 3 quyển từ điển sau đây:
- ĐẠI NAM QUẤC ÂM TỰ VỊ (Paulus Của, 1895): Gia thất: Nhà riêng; vợ con đôi bạn, vợ chồng con cái trong nhà: Định bề gia thất là định bề đôi bạn cho con.
- TỰ ĐIỂN VIỆT NAM (Thanh Nghị, 1958): Gia thất: dt. Gia đình: Lập gia thất. Famille, ménage.
- TỰ ĐIỂN VIỆT NAM (Lê Văn Đức, Lê Ngọc Trụ, 1970): Gia thất: dt. c/g Gia đình, việc vợ chồng: Lập gia thất; Chẳng nên gia thất thì về; Ở làm chi nữa chúng chê bạn cười (cd.)
Nhưng cũng có người cho rằng gia thất có nghĩa là “nhà cửa” và “vợ chồng” (việc vợ chồng hay tình nghĩa vợ chồng), đó là nghĩa trong các từ điển sau đây:
- VIỆT NAM TỪ ĐIỂN (Khai Trí Tiến Đức, 1931): Gia thất: Chồng vợ: Con cái đã thành gia thất.
- HÁN VIỆT TỪ ĐIỂN (Đào Duy Anh, 1957): Gia thất: Nhà cửa, vợ chồng
- ĐẠI TỪ ĐIỂN TIẾNG VIỆT (Bộ Giáo Dục Đào Tạo, 1999): Gia thất: dt. 1. Nhà cửa: Mọi việc gia thất đã có vợ lo. 2. Tình nghĩa vợ chồng: Đã thành gia thất thì thôi, Đèo bồng chi lắm tội trời ai mang (cd.).
- TỪ ĐIỂN TỪ VÀ NGỮ VIỆT NAM (Nguyễn Lân, 2000): Gia thất: dt. (H. Gia: nhà; thất: nhà ở) 1. Nhà cửa: Còn như việc gia thất đã có thiếp trông lo (PBChâu). 2. Tình nghĩa vợ chồng: Đã thành gia thất thì thôi, Đèo bồng chi lắm, tội trời ai mang (cd.).
2.3. Vậy gia thất có đồng nghĩa với gia đình hay không?
Ngày xưa, sau khi kết hôn cô dâu thường phải về ở nhà chồng, nên mới có tục làm dâu, nhưng người vợ chỉ được ở “nhà dưới” hay “nhà nhỏ” chứ không được tự do đi lại những nơi khác trong nhà (như nhà trên, từ đường,...). Từ đó mới phân biệt thành “gia” là nhà lớn, chỉ người chồng và “thất” là phòng của người vợ, chỉ người vợ (xem nghĩa (7) của gia và nghĩa (5) của thất ở trên). Tả Truyện có câu: “Nam hữu thất, nữ hữu gia: Nam thì có thất, nữ thì có gia”. Lời sớ giải thích: “Thất gia ý nói là vợ chồng[10].
Về sau, “gia thất” hay “thất gia” được dùng để chỉ hai người cưới nhau về ở chung một nhà, tức đã là vợ chồng. “Tới đây thì ở lại đây, Cùng con gái lão sum vầy thất gia”. (Lục Vân Tiên). Người Việt thì nói người phối ngẫu (vợ hay chồng) của mình với người khác là “nhà tôi”, “nhà em”. Bậc làm cha mẹ, muốn cho con mình sớm cưới vợ hay lấy chồng, thì nói là: Mong cho nó sớm được yên bề gia thất. Khi lo việc dựng vợ gả chồng cho con cái, chúng ta cũng nói là: Lo bề gia thất hay thành gia lập thất.
Vậy, theo chúng tôi gia thất (từ đồng nghĩa: thất gia) có nghĩa hẹp là “nhà cửa” và nghĩa rộng là “vợ chồng” (chỉ việc vợ chồng hay tình nghĩa vợ chồng). Theo nghĩa “vợ chồng”, thì gia thất có nội hàm hạn hẹp hơn so với gia đình, gia thất chỉ giới hạn trong quan hệ giữa hai vợ chồng mà thôi. Khi nói: Anh A có gia thất, nghĩa là anh A đã kết hôn. Người ta có thể nói: Gia đình em học sinh B rất tốt, mà không thể nói: Gia thất em học sinh B rất tốt. Gia thất có thể hiểu là “gia đình”, trong trường hợp muốn nói về gia đình mới hợp thành mà thôi, như khi nói: Anh ấy mới lập gia đình hoặc: Các con tôi đã yên bề gia thất, chẳng hạn. Có thể nói ba từ gia thất (nhà-phòng), gia đình (nhà-sân) và gia môn (nhà-cửa) đều có nghĩa “nhà”, nhưng gia thất chỉ về vợ chồng; gia đình rộng hơn, chỉ về vợ chồng con cái; gia môn rộng hơn nữa, chỉ cả dòng họ, còn gọi là gia tộc!
3. Kết luận.
Sau khi tìm hiểu những khác biệt của hai thuật từ gia đìnhgia thất cho thấy: Gia đìnhgia thất ở một vài phương diện có vẻ hơi giống nhau, nhưng thật ra gia đình có ý nghĩa rộng lớn và bao quát hơn nhiều. Còn gia thất chỉ có ý nghĩa hạn hẹp giữa chồng và vợ.
Lễ Thánh Gia không thể nói là Lễ Thánh Gia Thất. Gia có thể hiểu là gia đình, nhưng không thể hiểu là gia thất. Khi nói Thánh Gia Thất, chỉ có thể hiểu là đơn thuần gồm có Đức Mẹ Maria và Thánh Giuse. Người ta không thể nói gia thất của Chúa Giêsu.
Lm. Stêphanô Huỳnh Trụ
___________________________________________________
THAM KHẢO
1.     Huình Tịnh Paulus Của, ĐẠI NAM QUẤC ÂM TỰ VỊ, Rey, Curiol & Cie, Sài Gòn, 1895. nxb. Khai Trí, Sài Gòn, 1974.
2.     Hội Khai Trí Tiến Đức, VIỆT NAM TỪ ĐIỂN, nxb. Trung Bắc Tân Văn, Hà Nội, 1931. nxb. Văn Mới, Sài Gòn, 1954.
3.     Đào Duy Anh, HÁN VIỆT TỪ ĐIỂN, in lần thứ ba, nxb. Trường Thi, Sài Gòn, 1957.
4.     Thanh Nghị, TỪ ĐIỂN VIỆT NAM, nxb. Thời Thế, Sài Gòn, 1958.
5.     Lê Văn Đức, Lê Ngọc Trụ, TỰ ĐIỂN VIỆT NAM, nxb. Khai Trí, Sài Gòn, 1970.
6.     Bộ Giáo Dục Đào Tạo, Nguyễn Như Ý (chủ biên), ĐẠI TỪ ĐIỂN TIẾNG VIỆT, nxb. Văn Hóa Thông Tin, Hà Nội, 1999.
7.     Nguyễn Lân, TỪ ĐIỂN TỪ VÀ NGỮ VIỆT NAM, nxb. TP.HCM, TP.HCM, 2000.
___________________________________________________



[1] Lý Lạc Nghị, TÌM VỀ CỘI NGUỒN CHỮ HÁN, nxb. Thế Giới, Hà Nội, 1997, trang .
[2] KINH THI: “Chàng có đình (sân) mà không quét dọn”.
[3] Theo sách THÍCH DANH 釋名, thiên Thích Cung Thất 釋宮室.
[4] Bộ Giáo Dục Đào Tạo, Nguyễn Như Ý (chủ biên), ĐẠI TỪ ĐIỂN TIẾNG VIỆT, nxb. Văn Hóa Thông Tin, Hà Nội, 1999
[5] http://vi.wikipedia.org/wiki/Gia_%C4%91%C3%ACnh
[6] Xem SÁCH GIÁO LÝ HỘI THÁNH CÔNG GIÁO, số 2207.
[7] TÓM LƯỢC HỌC THUYẾT XÃ HỘI CỦA GIÁO HỘI CÔNG GIÁO, số 209.
[8] Sđd, số 253.
[9] Những quyền lợi của gia đình được tóm tắt ở số 2211 của SÁCH GIÁO LÝ HỘI THÁNH CÔNG GIÁO: + Quyền tự do lập gia đình, quyền sinh con cái và giáo dục chúng theo những xác tín luân lý và tôn giáo của mình; + Quyền bảo toàn dây liên kết vững bền của hôn nhân và cơ chế gia đình; + Quyền tự do tuyên xưng đức tin và thông truyền đức tin, quyền giáo dục đức tin cho con cái bằng những phương tiện và cơ chế cần thiết; + Quyền tư hữu, tự do làm việc, có việc làm, có nhà ở, tự do di cư; + Quyền được chăm sóc y tế trợ cấp tuổi già, phụ cấp gia đình, tuỳ theo cơ chế của các quốc gia; + Quyền được bảo vệ an ninh và cuộc sống lành mạnh, tránh các nguy cơ như: xì ke ma tuý, dâm ô đồi truỵ, nghiện rượu v.v..+ Quyền tự do liên kết với các gia đình khác để lập hội đoàn và như thế, được đại diện bên cạnh công quyền (x. Familiaris Consortio, số 46).
[10] TẢ TRUYỆN hay TẢ THỊ XUÂN THU là tác phẩm sớm nhất của Trung Quốc viết về lịch sử phản ánh giai đoạn từ năm 722-468 TCN, Hoàn thập bát niên.

No comments:

Post a Comment