“Tôi TIN Giáo hội DUY NHẤT, THÁNH THIỆN, CÔNG GIÁO và TÔNG TRUYỀN…” (Kinh Tin Kính)
Sunday, May 25, 2014
Friday, May 23, 2014
TÌM HIỂU KINH THÁNH
Một số học giả Thánh Kinh cho rằng tất cả 13 thư trên là do Phaolô viết hay những trợ tá trực tiếp viết. Nhưng phần lớn các học giả Thánh kinh ngày nay tin rằng chỉ có 7 thư do chính Phaolô viết là: Roma, 1 và 2 Corintô, Galata, Philiphê, 1 Thesalonica và Philêmon. Ngay cả trong số 7 thư này cũng có những cộng sự viên cùng viết với Ngài và tên của họ được liệt kê trong những lời giới thiệu đầu thư như thư 1 và 2 Côrintô, Philiphê, 1 Thesalonica và Philêmon.
Thánh PHAOLÔ viết bao nhiêu thư? Và Khi nào?
Đọc trong Tân Ước, ta thấy có 13 thư mang tên tác giả Phaolô gởi cho các giáo đoàn hay cá nhân theo thứ tự: Rôma, 1 và 2 Corintô, Galata, Ephêsô, Philiphê, Côlôsê, 1 và 2 Thesalônica, 1 và 2 Timôtê, Titô, và Philêmon.Một số học giả Thánh Kinh cho rằng tất cả 13 thư trên là do Phaolô viết hay những trợ tá trực tiếp viết. Nhưng phần lớn các học giả Thánh kinh ngày nay tin rằng chỉ có 7 thư do chính Phaolô viết là: Roma, 1 và 2 Corintô, Galata, Philiphê, 1 Thesalonica và Philêmon. Ngay cả trong số 7 thư này cũng có những cộng sự viên cùng viết với Ngài và tên của họ được liệt kê trong những lời giới thiệu đầu thư như thư 1 và 2 Côrintô, Philiphê, 1 Thesalonica và Philêmon.
PHỤNG VỤ LÀ GÌ?
Tại Sao Cần Có Phụng Vụ Trong Giáo Hội?
Hỏi: Xin cha giải thích tầm quan trọng của Phụng vụ trong đời sống của Giáo Hội.
------------------------------------------------------------
Trả lời: Phụng vu thánh (Sacred Liturgy=liturgia) là toàn thể việc phụng thờ, ca tụng, tạ ơn và xin ơn Thiên Chúa mà Giáo Hội, với tư cách là Hiền Thê của Chúa Kitô, hàng ngày cử hành qua kinh nguyện, nhất là cử hành Thánh lễ Tạ Ơn và các Bí tích nhân danh Chúa Kitô (in personna Christi) để xin ơn cứu chuộc của Chúa tiếp tục ban phát cho những ai thành tâm thiện chí muốn hưởng nhờ để hy vọng được sống hạnh phúc đời đời với Chúa trên Nước Trời mai sau.
Thursday, May 22, 2014
PHỤNG VỤ KITÔ GIÁO
“Danh từ ‘Phụng Vụ’ theo nguồn gốc, có nghĩa là ‘việc công khai’, ‘việc do dân và vì dân’. Theo truyền thống Kitô giáo, danh từ này muốn nói: ‘Dân Thiên Chúa tham dự vào công trình của Thiên Chúa’. Qua Phụng vụ, Đức Kitô, Đấng Cứu Chuộc và Thượng Tế, tiếp tục công trình cứu chuộc trong Hội Thánh, với Hội Thánh và qua Hội Thánh” (GLHTCG 1069)Phụng vụ không những để chỉ nghi lễ tôn thờ Thiên Chúa, mà còn là việc rao giảng Tin Mừng và thực thi bác ái. Vì thế, Phụng vụ có hai mục tiêu rõ rệt: vừa phục vụ Thiên Chúa, vừa phục vụ con người.
I. DANH TỪ PHỤNG VỤ
Danh từ Phụng vụ có nguồn gốc tiếng Hy Lap: Leiturgia, được ghép bởi hai chữ: Laos nghĩa là dân chúng và Ergon là công việc. Theo nghĩa đó, phụng vụ chỉ công việc của dân chúng có tính công ích. Vào đầu thế kỷ II trước Chúa Kitô, danh từ Leiturgia mang thêm một ý nghĩa mới để ám chỉ các việc thờ phượng công cộng, và được người Do Thái sử dụng trong bản dịch Thánh Kinh Hy Lạp (bản LXX) để ám chỉ các việc phượng tự của các tư tế trong đền thờ.
Các sách Tân Ước cũng sử dụng từ Leiturgia, không những để chỉ nghi lễ phụng thờ Thiên Chúa (Cv 13,2; Lc 1,23) mà còn ám chỉ việc rao giảng Tin Mừng (Rm 15,16); chỉ việc bác ái (2Cr 9,12).
Tuesday, May 20, 2014
Tín Điều Về Mẹ Maria
Cao Tấn Tĩnh"Những lần Mẹ hiện ra" từ thế kỷ 19 là dấu hiệu thứ nhất chứng tỏ đây là thời của Mẹ Maria. Dấu hiệu thứ hai chứng tỏ đây là thời của Mẹ Maria, đó là, cũng từ thế kỷ 19 trở đi, ba tín điều về Mẹ Maria đã được Giáo Hôi chính thức tuyên tín. Trong khi đó, 18 thế kỷ trước, chỉ có một tín điều duy nhất về Mẹ là tín điều Mẹ Thiên Chúa được Giáo Hội tuyên tín vào năm 431 ở công đồng chung Êphêsô mà thôi.
Vào thời kỳ ấy, thời công đồng Êphêsô, có một vị linh mục tên Anastasiô công khai chối bỏ thiên chức Mẹ Thiên Chúa (Theotokos) của Mẹ, và chỉ công nhận Mẹ là Mẹ của Chúa Kitô (Khristotokos).Chính Nestôriô là thượng phụ Constantinôpôli năm 428 cũng chấp nhận như vậy, tức công nhận Chúa Kitô có hai Ngôi Vị, một thần linh và một nhân loại. Dựa vào bức thư thứ hai trong ba bức thư của thánh Giáo Phụ Cyrilô Alexandria gửi cho Nestôriô, các nghị phụ tham dự công đồng chung này, vào ngày 22-6-431, đã tuyên tín như sau:
“Không phải Ngôi Lời đã từ trời xuống ở với một phàm nhân được Trinh Nữ Thánh sinh ra đầu tiên; mà là, vì nên một với xác thể trong lòng (của Trinh Nữ Thánh), Ngôi Lời đã được sinh ra theo xác thể, như là việc sinh ra theo xác thể của mình... Bởi thế, (các giáo phụ) đã không ngại gọi Trinh Nữ Thánh là 'Mẹ Thiên Chúa' (Theotokos). Điều này không có nghĩa là bản tính của Ngôi Lời hay Thiên Tính của Ngài đã được bắt đầu hiện hữu từ Trinh Nữ Thánh, mà là, vì Thánh Thể được sinh động bởi hồn thiêng, mà Ngôi Lời đã ngôi hiệp (kath'hupostasin) với chính mình, được sinh ra bởi Người, nên Ngôi Lời đã được sinh ra theo xác thể” (TCF:148-149).
Và, cũng bắt đầu từ đó, Giáo Hội đã dạy cho con cái mình cầu nguyện cùng Mẹ:
“Thánh Maria Đức Mẹ Chúa Trời, cầu cho chúng con là kẻ có tội, khi nay và trong giờ lâm tử. Amen”.
PHẢI CHĂNG NGƯỜI TA có thể TRẢ GIÁ CHO một THÁNH LỄ?
Thánh Lễ Mi-sa là một sự lặp lại Hy Lễ thập giá của Đức Kitô, nên hoàn toàn vô
giá, người ta không thể trả giá hay mua bằng tiền bạc được.
---------------------------------------
---------------------------------------
Bình thường, hầu như tất cả các tín hữu Công Giáo
đều đầy lòng tin tưởng khi họ đến xin một vị Linh Mục dâng Thánh Lễ để cầu
nguyện cho một ý nguyện nhất định nào đó của họ, như cầu xin ơn bình an cho gia
đình, cho con cái hay cầu nguyện cho linh hồn các người thân đã qua đời, v.v…Và
những ý nguyện ấy thường được gọi là “ý lễ” (Meßintentionen). Trên thực tế,
người tín hữu thường đến văn phòng giáo xứ để gặp cha Quản Xứ hay thư ký giáo
xứ và trình bày ý nguyện xin lễ của mình và sau đó dâng một số tiền nào đó theo
quy định của Giáo Phận, của Giáo xứ hay tuỳ lòng hảo tâm của đương sự, số tiền
này được gọi là "bổng lễ".
Vấn đề tiền xin lễ hay bổng lễ này đã khiến không ít người từng thắc mắc tự hỏi: Phải chăng người ta có thể mua được ơn thánh và sự chúc phúc của Thiên Chúa? Phải chăng con người có thể mặc cả với Thiên Chúa về ân sủng thiêng liêng bằng tiền bạc vật chất? Nói cách khác, phải chăng người ta có thể trả giá cho một Thánh Lễ?
Vấn đề tiền xin lễ hay bổng lễ này đã khiến không ít người từng thắc mắc tự hỏi: Phải chăng người ta có thể mua được ơn thánh và sự chúc phúc của Thiên Chúa? Phải chăng con người có thể mặc cả với Thiên Chúa về ân sủng thiêng liêng bằng tiền bạc vật chất? Nói cách khác, phải chăng người ta có thể trả giá cho một Thánh Lễ?
Saturday, May 17, 2014
TÌM HIỂU TỔNG QUAN VỀ BÍ TÍCH XỨC DẦU BỆNH NHÂN
Tác giả: LUDWIG OTT
Bí tích xức dầu bệnh nhân là BT, trong đó người tín hữu nhận được hồng ân của Thiên Chúa để được ơn cứu độ siêu nhiên cho linh hồn và cũng thường được nhận ơn cứu độ tự nhiên phần xác, nhờ qua việc xức dầu và lời cầu nguyện của linh mục.
2. Tính Bí tích của việc xức dầu bệnh nhân
a) Tín điều
BÍ TÍCH XỨC DẦU BỆNH NHÂN LÀ MỘT BÍ TÍCH THẬT VÀ CHÍNH ĐÁNG, DO CHÍNH ĐỨC KITÔ THIẾT LẬP. De fide.
Vào thời Trung cổ có nhiều giáo phái xem nhẹ việc xức dầu sau hết như nhóm Catharer, Waldenser, Wiclifiten, Hussiten, và họ không muốn nhận ; tiếp đến giáo phái Tin Lành lại phủ nhận tính Bí Tích của việc xức dầu này. Họ cho đấy chỉ là phong tục do các giáo phụ để lại, không có mệnh lệnh nào của Chúa cả (Apol. Conf. Art. 13 n.6); họ coi đó “tựa như bí tích” (fictitium sacramentum ; Institutio christ.rel. IV 19,18).
I. Ý NIỆM VÀ TÍNH BÍ TÍCH CỦA BÍ TÍCH XỨC DẦU BỆNH NHÂN
1. Ý niệm về Bí Tích Xức Dầu Bệnh NhânBí tích xức dầu bệnh nhân là BT, trong đó người tín hữu nhận được hồng ân của Thiên Chúa để được ơn cứu độ siêu nhiên cho linh hồn và cũng thường được nhận ơn cứu độ tự nhiên phần xác, nhờ qua việc xức dầu và lời cầu nguyện của linh mục.
2. Tính Bí tích của việc xức dầu bệnh nhân
a) Tín điều
BÍ TÍCH XỨC DẦU BỆNH NHÂN LÀ MỘT BÍ TÍCH THẬT VÀ CHÍNH ĐÁNG, DO CHÍNH ĐỨC KITÔ THIẾT LẬP. De fide.
Vào thời Trung cổ có nhiều giáo phái xem nhẹ việc xức dầu sau hết như nhóm Catharer, Waldenser, Wiclifiten, Hussiten, và họ không muốn nhận ; tiếp đến giáo phái Tin Lành lại phủ nhận tính Bí Tích của việc xức dầu này. Họ cho đấy chỉ là phong tục do các giáo phụ để lại, không có mệnh lệnh nào của Chúa cả (Apol. Conf. Art. 13 n.6); họ coi đó “tựa như bí tích” (fictitium sacramentum ; Institutio christ.rel. IV 19,18).
Friday, May 16, 2014
NĂM ĐIỀU BẠN CHƯA BIẾT VỀ ĐỨC GIÊSU
Bài viết riêng cho CNN của Lm. James
Martin, Dòng Tên, Tổng Biên Tập tạp chí America,tác giả tác phẩm "Đức Giêsu là
một cuộc hành hương" (Jesus: A Pilgrimage) nhân mùa Phục Sinh 2014.
Mỗi khi đến mùa Phục Sinh là Đức Giêsu
lại được nhắc đến rất nhiều kể cả theo lối tiêu cực do một số người mang nhiều
thành kiến là Người chưa bao giờ thực sự hiện hữu. Hầu hết những gì chúng ta
biết về Người thì đã được biết đến trong 2.000 năm qua. Nhưng nhờ có những tiến
bộ trong sử liệu và ngành khảo cổ, các Kitô hữu nhiệt thành vẫn có những khám
phá đầy kinh ngạc và mới mẻ về cuộc đời và thời đại của Người.
1. Đức Giêsu xuất thân từ một làng quê hẻo lánh
Hầu hết các nhà khảo cổ bây giờ đồng
ý rằng Nazareth
chỉ có từ 200 đến 400 nhân khẩu. Toàn bộ Cựu Ước và sách Talmud không hề nhắc
đến Nazareth.
Còn trong Tân Ước nó thường được nhắc đến với một sự châm biếm, Tin Mừng theo
Thánh Gioan kể rằng khi Nathanael nghe về một Đấng Messiah có tên là “Giêsu Nazareth”, ông đã hoài nghi ngay: “Ở Nazareth thì làm sao có gì hay ho ?”
2. Đức Giêsu không biết tất cả mọi sự
Đây là một nan đề gai góc của thần
học. Nếu Người mang thần tính thì Người phải am tường tất cả. Thật vậy, trong
nhiều dịp Người đã tiên báo về cái chết và sự trỗi dậy của mình. Tin Mừng theo
Thánh Máccô ghi lại thoạt tiên Đức Giêsu thẳng thừng từ chối chữa bệnh theo yêu
cầu của một phụ nữ không phải Do Thái: “Không thể lấy bánh của con cái mà ném
cho chó được.” Nhưng khi chị ta trả lời rằng chó cũng được ăn mảnh vụn rớt
xuống gầm bàn thì Người đã kinh ngạc và chữa lành cho đứa con gái của chị ta. Dường
như Người nhận ra sứ vụ của mình không dừng ở nơi người Do Thái.
3. Đức Giêsu đã sống đời dầm mưa giãi nắng
Từ năm 12 đến 30 tuổi, Đức Giêsu làm
công việc của một người thợ mộc tại Nazareth.
Khi Người bắt đầu rao giảng dân chúng đã ngỡ ngàng: “Đây có phải là anh thợ mộc
không ?” Nghề nghiệp của Người theo nguyên gốc Hy Lạp là tekton. Xưa nay vẫn quen
dịch là thợ mộc. Nhưng hầu hết các học giả bây giờ đều cho rằng đó là một thứ
tạp vụ, một số còn dịch là “người làm công nhật”. Một tekton có thể làm cửa,
bàn ghế, giá đèn, lưỡi cầy. Nhưng có lẽ người cũng còn xây tường gạch hay phụ
giúp vào việc xây nhà ( thợ hồ – Người thường đưa vào dụ ngôn những vật liệu
này ). Đó là một nghề nghiệp cơ cực, phải kéo lê dụng cụ, các thanh gỗ và tảng
đá trên toàn miền Galilê.
Đức Giêsu đâu có phải là loại người nổi
đình nổi đám, nhảy vào hí trường thế giới sau một cuộc đời nhàn hạ của một bác
phó mộc chỉ sống thoải mái tại nhà, hàng ngày chỉ ngắm nghía và trau truốt một
vài thanh gỗ đâu. Trong 18 năm, Người đã làm việc cật lực và nặng nề. ( Thánh Luca
đã nói về giai đoạn này một cách vắn gọn: "Sau đó, Người đi xuống cùng với
cha mẹ, trở về Nazareth
và hằng vâng phục các ngài. Có lẽ ta cần hiểu rằng Người đã chấp nhận gia cảnh nghèo
hèn của cha mẹ, tức là từ khi còn rất trẻ Người đã phải làm lụng quần quật để
mưu sinh ).
4. Đức Giêsu cần đến thời gian riêng
Tin Mừng thường nói về nhu cầu của
Đức Giêsu tách khỏi đám đông và ngay cả các môn đệ nữa. Nếu có dịp đến thăm khu
vực biển Galilê nơi Đức Giêsu thực hiện hầu hết các sứ vụ của Người, các bạn sẽ
thấy các thị xã nằm rất san sát nhau. Tìm được một khoảng trống riêng cho mình
là điều rất khó. Tại đó vẫn còn một cái hang nằm trên bờ biển gần với Capharnaum,
khu vực tập trung các hoạt động của Người. Có lẽ Người đã thường đến đó để cầu nguyện.
Hang đó có tên Eremos, nghĩa là hẻo lánh hay cô tịnh, từ đó phát xuất ra từ ẩn
sĩ.
Dù là Con Thiên Chúa, Đức Giêsu vẫn cần
có thời gian sống một mình để cầu nguyện với Cha của Người.
5. Đức Giêsu không muốn chết
Khi gần đến
cuộc thương khó, Người đã xin “cất chén này đi”. Đó là một lời cầu nguyện thống
thiết với Cha mà Người gọi một cách trìu mến là Abba. Rõ ràng Người không muốn
chết. Một số Kitô Hữu cho rằng Đức Giêsu yêu mến và mong chờ cái chết. Nhưng
như tất cả mọi người khác, cái chết là một nỗi kinh hoàng đối với Người. Tâm
hồn Thầy buồn đến chết được ( Mt 26, 38 ). Buồn đến chết tức là buồn ghê gớm vì
không có gì ghê gớm bằng cái chết. Nhưng khi Người nhận ra đó là ý muốn của Cha
thì Người bằng lòng đón nhận cái chết, ngay cả một cái chết trên thập giá.
Người ta thường nói về những khát
vọng của họ khi xuyên tạc cuộc đời của Đức Giêsu. Nào là Người lấy Maria
Mácđala làm vợ, sinh ra nhiều đứa con, ngao du qua Ấn Độ…
Chung cuộc lại Đức Giêsu không bao
giờ là một vấn nạn lịch sử để người ta tìm hiểu, nhưng Người luôn luôn là một
huyền nhiệm mời gọi mọi người đào sâu.
-----------------------------------
Lm. JAMES MARTIN, Dòng
Tên,
bản dịch của NGUYỄN
TRUNG
Nguồn: http://religion.blogs.cnn.com/2014/03/15/five-things-you-didnt-know-about-jesus/
Nguồn: http://religion.blogs.cnn.com/2014/03/15/five-things-you-didnt-know-about-jesus/
Monday, May 12, 2014
Tìm ĐỨC MẸ để DÂNG HOA
+ GM JB. Bùi Tuần
----------------------
Những khi muốn dâng hoa lên Đức Mẹ, tôi thấy việc tìm kiếm hoa là việc khá quan trọng.
Nhưng đôi khi tôi có cảm tưởng rằng: TÌM ĐỨC MẸ, để DÂNG HOA, cũng là việc quan trọng không kém.
Tất nhiên, chỉ có một Đức Mẹ Maria. Nhưng Đức Mẹ Maria duy nhất của chúng ta vốn được gọi bằng nhiều tước hiệu, như Đức Mẹ Vô nhiễm, Đức Mẹ Mân côi, Đức Mẹ Fatima, Đức Mẹ Nữ vương v.v...
Thiết tưởng mỗi người sẽ gọi Mẹ bằng tước hiệu nào, mà mình ưa thích nhất. Phần tôi, tôi quen gọi Mẹ Maria của tôi bằng những tước hiệu không mấy sang trọng. Như: Mẹ là nơi ẩn náu của kẻ tội lỗi. Mẹ là Đấng an ủi kẻ âu lo. Mẹ là hy vọng của kẻ thất vọng.
Riêng những lần dâng hoa, tôi thường đặt hoa của tôi trước ảnh “Đức Mẹ Trái tim”. Tức là ảnh Đức Mẹ mở trái tim mình bốc lửa. Tôi hiểu lửa đó là tình yêu đau khổ.
Tôi dám chắc việc làm đó của tôi sẽ đẹp lòng Mẹ. Bởi vì tôi nhìn Đức Mẹ có rất nhiều đau khổ vì yêu mến Chúa và xót thương nhân loại.
+ GM JB. Bùi Tuần
----------------------
Những khi muốn dâng hoa lên Đức Mẹ, tôi thấy việc tìm kiếm hoa là việc khá quan trọng.
Nhưng đôi khi tôi có cảm tưởng rằng: TÌM ĐỨC MẸ, để DÂNG HOA, cũng là việc quan trọng không kém.
Tất nhiên, chỉ có một Đức Mẹ Maria. Nhưng Đức Mẹ Maria duy nhất của chúng ta vốn được gọi bằng nhiều tước hiệu, như Đức Mẹ Vô nhiễm, Đức Mẹ Mân côi, Đức Mẹ Fatima, Đức Mẹ Nữ vương v.v...
Thiết tưởng mỗi người sẽ gọi Mẹ bằng tước hiệu nào, mà mình ưa thích nhất. Phần tôi, tôi quen gọi Mẹ Maria của tôi bằng những tước hiệu không mấy sang trọng. Như: Mẹ là nơi ẩn náu của kẻ tội lỗi. Mẹ là Đấng an ủi kẻ âu lo. Mẹ là hy vọng của kẻ thất vọng.
Riêng những lần dâng hoa, tôi thường đặt hoa của tôi trước ảnh “Đức Mẹ Trái tim”. Tức là ảnh Đức Mẹ mở trái tim mình bốc lửa. Tôi hiểu lửa đó là tình yêu đau khổ.
Tôi dám chắc việc làm đó của tôi sẽ đẹp lòng Mẹ. Bởi vì tôi nhìn Đức Mẹ có rất nhiều đau khổ vì yêu mến Chúa và xót thương nhân loại.
Có luyện ngục và "lâm-bô" như Giáo hội Công giáo quan niệm?
Những Khái Niệm Căn Bản Về Ơn Gọi
LM. JBM. Phương Anh, CSJB
Ơn Gọi là gì?
Ðể trả lời cho vấn đề, trước hết, chúng ta cần nói qua khái niệm về hai chữ “Ơn gọi”.
ƠN GỌI THỨ NHẤT: LÀM CON THIÊN CHÚA
Thời điểm ơn gọi thứ nhất đến với mỗi
người chúng ta có thể mỗi khác: người được rửa tội từ khi mới sinh,
người lúc lên mười, hai mươi, có người mãi đến lúc về chiều mới lần đầu
tiên gặp được Chúa… Nhưng chung quy, tất cả chúng ta, những người Kitô
hữu đều có ơn gọi này ơn gọi làm con Thiên Chúa. Ðây là một ơn Chúa ban
cho chúng ta cách nhưng không, là một món quà vô giá mà không phải ai
cũng có – Chúa ban cho ai, người ấy được. Người ta có thể tốn cả triệu
đôla mà chưa chắc đã mua được món quà này. Ðây chính là ơn gọi thứ nhất
trong cuộc đời của một con người, chúng ta gọi là ơn gọi căn bản và phổ
quát, căn bản vì là ơn gọi đầu tiên, phổ quát vì chung cho mọi người
Kitô hữu.
Qua phép Rửa, Thiên Chúa thông ban ơn
cứu độ cho chúng ta trong Ðức Giêsu Kitô. Việc gia đình ông Noê được cứu
thoát khỏi nước lụt đại hồng thủy được kể lại trong Cựu Ước là hình ảnh
tiên báo cho Bí Tích Rửa Tội sau này trong thời Tân Ước. Trong Phép
Thanh Tẩy, Thiên Chúa giơ tay Ngài ra để cứu thoát chúng ta khỏi những
trận lụt của khốn khổ, khỏi sự nhận chìm trong những vũng bùn sâu của
tội lỗi. Hơn nữa, sau khi Chúa cứu thoát ông Noê khỏi bị lụt, Ngài đã
tạo nên chiếc cầu vồng như dấu chỉ của Tình yêu và lòng thương xót của
Ngài. Cầu vồng là một dấu hiệu cho biết rằng, lụt lội và nguy hiểm đã
qua rồi. PHÉP RỬA TỘI là CHIẾC CẦU VỒNG CỦA NGƯỜI KITÔ HỮU. Ngay cả sau
khi chúng ta lãnh nhận Bí tích Rửa tội, chúng ta sẽ vẫn còn thấy những
đám mây ác thần vây phủ chúng ta; chúng ta sẽ vẫn còn thấy những tiếng
sấm gầm vọng từ xa của thù địch chỉ muốn tiêu diệt chúng ta. Nhưng Bí
tích Rửa tội luôn làm cho chúng ta ý thức rằng, chúng ta không phải sợ
hãi những thứ sấm sét bão tố đó đang đe dọa cuộc sống chúng ta. Bí tích
Rửa tội vẫn luôn luôn là dấu chỉ của lòng thương xót và Tình yêu Thiên
Chúa, qua đó, Ngài không cho phép nước lụt của thù địch và của sự dữ
tiêu diệt chúng ta.
Trong Ðêm Phục sinh, chúng ta được mời
gọi để lập lại lời hứa Rửa tội. Vấn đề của chúng ta là, chúng ta có ý
thức những gì chúng ta tuyên xưng trong lời hứa đó không? Chúng ta cần
nhớ lại chúng ta đã hứa những gì qua cha mẹ đỡ đầu, hoặc do chính chúng
ta hứa nếu chúng ta chịu phép rửa tội khi đã khôn lớn? Thánh Phêrô cho
rằng, điểm cốt yếu trong lời hứa Rửa tội đó là “một lương tâm thiện hảo”
(I Pr 3:21). Bí tích Rửa tội là một khế ước, một thỏa thuận giữa chúng
ta và Thiên Chúa: Thiên Chúa hứa ban cho chúng ta Tình yêu và lòng
thương xót của Ngài, và chúng ta hứa sẽ sống trung thành với Ngài. Ngài
trở thành Chúa chúng ta và chúng ta trở thành dân của Ngài.
Việc lập lại lời hứa rửa tội phải được
tiếp nối cách sống động trong đời sống hằng ngày của chúng ta, nghĩa là
chúng ta phải luôn nghiêm chỉnh ý thức sống ơn gọi thứ nhất này. Sau ơn
gọi thứ nhất này, chúng ta có bổn phận đi tìm thánh ý Chúa cho ơn gọi
thứ hai của mình, ơn gọi có “ơn làm con Thiên Chúa” làm nền tảng.
ƠN GỌI THỨ HAI: ƠN GỌI TU TRÌ HOẶC ƠN GỌI HÔN NHÂN
Trong ơn gọi thứ nhất, chúng ta trở
thành người con Thiên Chúa và người môn đệ của Chúa Giêsu. Với tư cách
là môn đệ, chúng ta mãi mãi được mời gọi bước theo Thầy Chí Thánh của
mình. Những lời mời gọi của Chúa Giêsu luôn theo đuổi cuộc đời chúng ta:
“Ai muốn theo Ta, hãy từ bỏ mình, vác thập giá mà theo Ta”.
Vì thế, dù chúng ta chịu phép rửa tội
vào lứa tuổi nào chăng nữa, đức tin vẫn luôn đòi hỏi chúng ta phải mãi
mãi trung thành với lời chúng ta hứa khi chịu phép rửa tội: “Từ bỏ tội
lỗi, từ bỏ những quyến rũ bất chính, từ bỏ ma quỷ; Tin Thiên Chúa là
Cha, là Ðấng tạo thành trời đất, tin Ðức Giêsu Kitô, Con Một Thiên Chúa,
Chúa chúng ta, sinh bởi Ðức Trinh Nữ Maria, đã chịu khổ hình và mai
táng, đã sống lại từ cõi chết và đang ngự bên hữu Chúa Cha, tin kính Ðức
Chúa Thánh Thần, tin Hội Thánh Công giáo, tin các thánh thông công, tin
phép tha tội, tin xác sống lại và sự sống đời đời…”
Sau khi nhận bí tích đầu tiên đó, chúng
ta tiếp tục lãnh nhận các bí tích khác để giúp chúng ta kiên trì và
thăng tiến trong đời sống ơn gọi căn bản của mình. Ðặc biệt, sau ơn gọi
thứ nhất đó, Chúa còn mời gọi chúng ta bước theo Ngài trong ơn gọi thứ
hai trên hành trình đức tin: Hoặc là ơn gọi đời sống hôn nhân, hoặc là
ơn gọi sống đời sống tu trì.
Không sớm thì muộn, ai trong chúng ta cũng đều phải chọn lựa một trong hai ơn gọi đó: Ði tu hay lập gia đình?
“ÐÀN ÔNG Ở MỘT MÌNH KHÔNG TỐT”:
Ðây
là câu nói trong sách Sáng thế ký, cuốn đầu tiên của Cựu Ước, đoạn 2
câu 18 (Tiếng Anh: “It is not right that the man should be alone”).
Câu Lời Chúa này gợi cho chúng ta hai vấn đề:
1) Từ khởi nguyên, Chúa tỏ ý rằng, Ngài
muốn con người sống có đôi. Nhiều người dùng câu nói Kinh Thánh này để
biện luận khi họ không muốn đi tu – “Ðàn ông ở một mình không tốt” như
vậy phải lấy vợ… – Cũng có lý, nhưng cần phải hiểu rằng, Chúa, nhất là
trong Tân Ước, đồng thời cũng mời gọi chúng ta bước một bước xa hơn nữa
trên con đường hẹp của Tin Mừng, để sống hiến dâng trọn vẹn cho Thiên
Chúa bằng một tình yêu không chia sẻ. “Ðức Giêsu kêu gọi một số người đi
theo Ngài cách gần gũi hơn để Giáo Hội trở thành một dấu hiệu hùng hồn
của ơn vinh thắng” (Trích từ Sứ Ðiệp được truyền đi từ Thượng Hội Ðồng
Giám Mục, tháng 10/94 tại Roma).
2) Ðàn bà ở một mình có tốt không? Có
người nói: Ðàn ông ở một mình không tốt, đàn bà ở một mình thì tốt.
Không biết chắc chắn ý Chúa thế nào đối với người phụ nữ, nhưng tôi
thiển nghĩ, Nếu “đàn ông ở một mình không tốt”, thì đàn bà ở một mình
càng không tốt hơn!… – Dường như con rắn đã khôn ngoan tìm lúc không có
người nào bên cạnh người phụ nữ để cám dỗ…
Tắt một lời, dù đồng ý rằng sống độc
thân ở giữa đời cũng là một ơn gọi, nhưng cách chung, dựa theo Lời Chúa,
tôi không “recommend” các bạn trẻ, nam cũng như nữ, sống độc thân giữa
đời.
Như vậy, chúng ta tạm để qua một bên cái “choice” thứ ba này.
HAI ƠN GỌI, HAI BẬC SỐNG
Như vừa nói trên, chúng ta sẽ phải chọn
lựa một trong hai ơn gọi: một là đi tu, hai là lập gia đình, chứ không
ai “bắt cá hai tay” được cả! Ðó là người sống tích cực. Hai ơn gọi này
dẫn đến hai bậc sống khác nhau: bậc sống tu trì và bậc sống gia đình.
Hai bậc sống này có những điểm giống
nhau, như: họ đều phải nỗ lực để nên thánh, xây dựng Giáo Hội, truyền
giáo… Nhưng cũng có những điểm khác nhau, như: đời sống gia đình lo việc
truyền sinh về thể lý, mặc dù có góp phần về đời sống tinh thần, còn
đời sống tu trì chuyên lo việc truyền sinh về đời sống thiêng liêng; Mọi
người đều thuộc về dân Thiên Chúa, nhưng các tu sĩ, linh mục, nhất là
Giám mục là những người ở “cấp lãnh đạo” dân của Người, mặc dù họ cũng
là một phần tử trong dân của Người; tình yêu trong đời sống gia đình
tuyệt đẹp, nhưng trong đời sống tu trì, xét theo bản chất còn đẹp hơn
nhiều!… Mong các bạn khôn ngoan chọn lựa!…
Chúng ta sẽ bàn về những điểm tương dị của hai ơn gọi này ở hai bài chia sẻ khác.
YẾU TỐ TÌNH YÊU TRONG MỌI ƠN GỌI
Như chúng ta vừa nói ở trên, có hai ơn
gọi, vấn đề là chúng ta có thực sự sống ơn gọi của mình hay không. Ðể
hiểu và sống ơn gọi, chúng ta cần phải hiểu yếu tố quan trọng của ơn
gọi: TÌNH YÊU.
Trong phần này, tôi xin nhường lời cho Mẹ Têrêxa Calcutta. Mẹ nói:
“Một cách đơn giản, ơn gọi là một
tiếng gọi để tôi hoàn toàn lệ thuộc vào Ðức Kitô, với ý thức rằng, không
gì có thể tách tôi ra khỏi Tình yêu của Người.
“Ơn gọi là một lời mời gọi để sống trong tình yêu với Thiên Chúa và để minh chứng tình yêu đó.
“Tôi yêu mến Chúa thế nào? Tôi minh chứng tình yêu của tôi cho Thiên Chúa thế nào?
“Thưa, bằng cách làm thật tốt đẹp
công việc được trao phó, bằng cách thực hiện một cách đơn sơ những gì
Chúa ủy thác cho tôi dưới bất kỳ dạng thức nào.
“Chẳng hạn như cuộc sống của các chị
em đã tuyên khấn – đúng như trên thực tế, họ đã trở thành hiền thê của
Chúa Giêsu chịu đóng đinh – đó là ơn gọi của họ: yêu Chúa Giêsu bằng một
tình yêu không chia sẻ, qua đức khiết tịnh, qua sự tự ý sống thanh bần,
qua việc hoàn toàn từ bỏ mình trong đức vâng phục, và qua việc tự ý hết
lòng phục vụ những người nghèo nhất của những người nghèo. Họ minh
chứng tình yêu của họ đối với Thiên Chúa bằng việc đặt tình yêu đó trong
những hành vi sinh động.
“Như thế, dù bạn được trao phó cho bất kỳ công việc gì, với tư cách một tu sĩ, hay một giáo dân – đó là phương tiện cho bạn để bạn dành tình yêu của bạn cho Thiên Chúa trong một hành vi sinh động, trong một hành vi của tình yêu… Bất kỳ khi nào bạn mỉm cười với một người nào đó, nụ cười đó là một hành vi của tình yêu, là một món quà cho người đó, một cái gì thật đẹp…
“Do đó, nếu tôi biết làm thế nào để
yêu mến Ðức Kitô, nếu tôi muốn biết tôi có thực sự ở trong tình yêu với
Thiên Chúa không, tôi chỉ cần nhìn xem tôi đã làm công việc Ngài đã trao
phó cho tôi như thế nào – Có bao nhiêu tình yêu tôi đã đặt vào trong
công việc của tôi.
“Bạn thấy đó, Vấn đề của ơn không hệ
tại ở chính công việc – ơn gọi của chúng ta là trọn thuộc về Ðức Giêsu
với ý thức rằng, không gì có thể tách lìa chúng ta ra khỏi tình yêu của
Người.
“Ơn gọi không phải là những gì chúng
ta đang làm, hay chúng ta làm được bao nhiêu việc, mà là bao nhiêu tình
yêu tôi đã đặt vào công việc tôi đã được trao phó.
“Những gì bạn đang làm, có thể tôi
không làm được… Những gì tôi đang làm, có thể bạn không làm được, nhưng
tất cả chúng ta đều có thể làm cái gì đó thật đẹp cho Thiên Chúa”.
(Trích dịch từ “The best Gift is Love / Meditations by Mother Teresa”, tr.113-116).
(Trích dịch từ “The best Gift is Love / Meditations by Mother Teresa”, tr.113-116).
GIÁO HỘI CẦN THIẾT ra sao
Cho Những Ai MUỐN ĐƯỢC CỨU ĐỘ?
-----------------------------------------------
Hỏi: Có thể sống đức tin và được cứu độ KHÔNG cần đến Giáo Hội?
Trả lời: Chúa Kitô đã thiết lập Giáo Hội của Người trên nền tảng cácTông Đồ khi Chúa nói với Phêrô: “Anh là Phêrô, nghĩa là Tảng Đá, trên tảng đá này, Thầy sẽ xây Hội Thánh của Thầy,và quyền lực tử thần sẽ không thắng nỗi.” (Mt 16:18)
Chúa lập Giáo Hội như phương tiện hữu hiệu cần thiết để chuyên chở ơn cứu độ của Người đến cho muôn dân không phân biệt màu da, chủng tộc, ngôn ngữ và văn hóa.
Bởi vì “Thiên Chúa, Đấng cứu độ chúng ta, Đấng muốn cho mọi người được cứu độ và nhận biết chân lý.” (1Tm 2:4).
Cho Những Ai MUỐN ĐƯỢC CỨU ĐỘ?
-----------------------------------------------
Hỏi: Có thể sống đức tin và được cứu độ KHÔNG cần đến Giáo Hội?
Trả lời: Chúa Kitô đã thiết lập Giáo Hội của Người trên nền tảng cácTông Đồ khi Chúa nói với Phêrô: “Anh là Phêrô, nghĩa là Tảng Đá, trên tảng đá này, Thầy sẽ xây Hội Thánh của Thầy,và quyền lực tử thần sẽ không thắng nỗi.” (Mt 16:18)
Chúa lập Giáo Hội như phương tiện hữu hiệu cần thiết để chuyên chở ơn cứu độ của Người đến cho muôn dân không phân biệt màu da, chủng tộc, ngôn ngữ và văn hóa.
Bởi vì “Thiên Chúa, Đấng cứu độ chúng ta, Đấng muốn cho mọi người được cứu độ và nhận biết chân lý.” (1Tm 2:4).
Sunday, May 4, 2014
Khiêm-Nhường và Kiêu-Ngạo
Trong tiếng Việt, có một sự trùng hợp thú vị giữa hai tánh hoàn toàn đối lập: Khiêm Nhường và Kiêu Ngạo đều viết tắt là K.N. Ai ai cũng mến người khiêm nhường và ghét người kiêu ngạo, nhưng đào luyện được tánh khiêm cho chính mình không phải dễ, vì kiêu căng hình như là bản tánh của loài người. Tác giả truyện “Tây Du Ký” muốn nêu lên tâm lý con người giống con khỉ Tôn Ngộ Không trước khi bị bắt phục là muốn bằng trời (nên tự xưng là Tề Thiên Đại Thánh). Thánh Kinh cho biết con người tuy là con cái của Thượng Đế mà lại học đòi nết xấu của Satan. Theo sách Isaia (14,12-15), Satan chính là thiên sứ Lucifer phản nghịch muốn dành quyền tể trị của Đức Chúa Trời, đã cám dỗ bà Êva ăn trái cấm mà phạm tội bất tuân.Friday, May 2, 2014
Nguồn gốc tháng Hoa kính Đức Mẹ
Là người Công giáo tại Việt Nam, nhất là những ai
đã lớn lên trong một xứ đạo miền Bắc, Trung hoặc Nam, có lẽ họ không lạ
gì sinh hoạt tôn giáo trong tháng Năm, tháng Hoa Đức Mẹ.
Khi ngàn hoa xanh, đỏ, trắng, tím, vàng nở rộ trong cánh đồng, thì con cái Mẹ cũng chuẩn bị cho những đội dâng hoa, những cuộc rước kiệu, để tôn vinh Mẹ trên trời. Những điệu ca quen thuộc trìu mến bỗng nổi dậy trong tâm hồn cách thân thương, nhất là bài "Đây Tháng Hoa" của nhạc sĩ Duy Tân với điệu 2/4 nhịp nhàng:
Khi ngàn hoa xanh, đỏ, trắng, tím, vàng nở rộ trong cánh đồng, thì con cái Mẹ cũng chuẩn bị cho những đội dâng hoa, những cuộc rước kiệu, để tôn vinh Mẹ trên trời. Những điệu ca quen thuộc trìu mến bỗng nổi dậy trong tâm hồn cách thân thương, nhất là bài "Đây Tháng Hoa" của nhạc sĩ Duy Tân với điệu 2/4 nhịp nhàng:
ĐK. Đây tháng hoa, chúng con trung thành thật thà. Dâng tiến hoa lòng mến dâng lời cung chúc. Hương sắc bay tỏa ngát nhan Mẹ diễm phúc. Muôn tháng qua lòng mến yêu Mẹ không nhòa.
1. Đây muôn hoa đẹp còn tươi thắm xinh vô ngần. Đây muôn tâm hồn bay theo lời ca tiến dâng. Ôi Maria, Mẹ tung xuống muôn hoa trời. Để đời chúng con đẹp vui, nhớ quê xa vời.
2. Muôn dân trên trần mừng vui đón tháng hoa về. Vang ca tưng bừng ngợi khen tạ ơn khắp nơi. Ánh hồng sắc hương càng tô thắm xinh nhan Mẹ. Sóng nhạc reo vang tràn lan đến muôn muôn đời.
Subscribe to:
Posts (Atom)