Friday, April 3, 2015

22 NHÂN VẬT chính
BAO QUANH CHÚA GIÊSU
TRONG CUỘC KHỔ NẠN.

Tôi là ai, đóng vai nào trong cuộc khổ nạn của ngài? Vâng, Tôi là tất cả. 
Tất cả nhiều ít có phảng phất trong cuộc đời tôi. 
Hôm nay tôi chọn khuôn mặt và thái độ nào?
---------------------------
1. Các môn đệ trong cảnh hấp hối ở vườn Ghetsêmani: thờ ơ, mê muội vô cảm
2. Giuda: kẻ nộp Chúa với cái hôn của phản bội
3. Ông Phêrô: đã chối Chúa 3 lần.
4. Anna, Caipha, Hội Đồng Kỳ Lão: đem mạng sống Chúa Giêsu thoả mãn tham vọng của họ. Sẳn sàng trao mạng Chúa Giêsu để cũng cố địa vị của họ.
5 và 6. Philatô, Hêrôđê: hèn nhát sẳn sàng thí mạng người để khỏi phiền hà, để giữ vững ngai toàn quyền. Hêrôđê: chìm đắm sắc dục, đam mê lạc thú, đùa cợt trên mạng sống, trên danh dự của người khác.
7. Bà Claudia Procula: vợ Philatô (Matthew 27:19); lên tiếng trước những bất công theo lương tâm.
8. Baraba: Tướng cướp khét tiếng; người được Giêsu chết thay.
9. Đám đông dân chúng: a dua, cơ hội vô ơn vô tình bạc nghĩa cuồng tín và tàn bạo. Họ sẵn sàng làm những gì người ta dạy.

10. Quân lính rôma: “Sau khi nhạo cười Ngài, họ lột áo choàng đỏ và mặc áo cho Ngài rồi đưa đi đóng đanh” (Mc 15,20). Chúa Giêsu Kitô đứng trước các binh sĩ, họ tưởng là có quyền trên Ngài, trong khi Ngài là Đấng nhờ đó ”mọi sự được tạo thành và nếu không có Ngài thì chẳng có gì được tạo dựng” (Ga 1,3). Các binh sĩ La Mã đã đánh đập, hành hung Ngài và cuối cùng treo Ngài trên thập giá.
11. Veronica: phụ nữ theo Chúa Giêsu, tìm Chúa giữa đám đông chia sẻ và cảm thông với Chúa.
12. Phụ nữ thành Jerusalem: khóc thương Chúa. Đức Giê-su quay lại phía các bà mà nói: “Hỡi chị em thành Giê-ru-sa-lem, đừng khóc thương tôi làm gì. Có khóc thì khóc cho phận mình và cho con cháu”. Lc 23,27-28
13. Simon người Kyrênê vác đỡ thập tự: “Trong khi họ dẫn Ngài đi, họ chặn một người kia tên là Simon Xirênê, đang từ ngoài đồng trở về, và họ đặt thập giá trên vai ông để vác đi theo Chúa Giêsu” (Lc 23,26).
14 và 15. Hai người trộm lành và dữ: một anh: khiêm nhường hối cải trở về và tin tưởng; anh kia: kiêu căng nhục mạ cố chấp cứng đầu tự mãn, khép kín, chống đối, không tin tưởng và tìm cách thối thoát, cố chấp, không muốn hối cải ăn năn. (Matthêu 27, 38) (Lc 23, 40-43). (Mc 15, 31-32).
16. Anh lính đâm cạnh sườn Chúa: Truyền thuyết đặt tên cho anh ta là Longinô. Khi lấy giáo đâm vào cạnh sườn của Chúa thì máu vọt ra, trúng vào mắt anh ta, khiến cho anh ta bị mù. May cho anh ta, bởi vì cái mù con mắt thể xác đã mở ra con mắt tinh thần.
17. Viên bách quân đội trưởng: sau tên trộm lành, anh là người đầu tiên tuyên xưng đức tin: Quả thật, ông này là Con Thiên Chúa. (Mt 27, 54)
18. Gioan và Mađalêna: những người được Chúa yêu, hiện diện và chứng kiến giờ phút cuối đời Chúa khi đứng dưới chân thập tự. “Khi ấy, Chúa Giêsu thấy Mẹ Ngài và cạnh Mẹ có môn đệ người yêu quí, Ngài nói với Mẹ: “Hỡi Bà, đây là con Bà!”. (Ga 19, 26-27a).
19. Mẹ Maria: đã tin vào lời Thiên Chúa, luôn luôn tin, giờ đây đứng vững dưới chân thập giá bên Chúa Giêsu, để cảm thông tất cả với Chúa Giêsu.
20 và 21. Nicôđêmô và Giuse Arimathia hạ xác và chôn cất Chúa: Giuse, người A-ri-ma-thê, là một môn đệ theo Đức Giê-su, nhưng cách kín đáo, vì sợ người Do-thái. Ông Phi-la-tô chấp thuận. Vậy, ông Giô-xếp đến hạ thi hài Người xuống. “Cả ông Nicođêmô cũng đến - Ông là người trước đây đã đến gặp Ngài ban đêm - và ông mang theo khoảng 30 kílô mộc dược trộn với trầm hương. Họ lấy xác Chúa Giêsu và bọc trong khăn, cùng với thuốc thơm, theo thói quen của người Do thái khi chuẩn bị an táng” (Ga 19,39-40).
22. Còn một nhân vật quan yếu nhất đối với Chúa Giêsu, đó là Thiên Chúa Cha. Trên thập giá, Chúa Giêsu chấp nhận tất cả với tình yêu trọn vẹn. Chúa chấp nhận sự vắng mặt của Chúa Cha trong khi hoàn toàn quy hướng về Chúa Cha: “Lạy Cha, sao Cha bỏ Con” (Mc 15, 34).
--------------------------------
Trên thập giá, Chúa Giêsu hoàn toàn hướng về Chúa Cha và riêng tôi. Người đau đớn thốt lên lời ấy, nhưng rồi lại trao nộp mình cho Cha: “Lạy Cha, con phó mạng sống con trong tay Cha” (Lc 23,46). Tôi đang đối diện với Chúa Giêsu qua các nhân vật bao quanh trong cuộc khổ nạn của Ngài.
Hãy nhìn thái độ của Chúa đối với từng nhân vật, và thái độ của từng nhân vật bao quanh đối với Chúa.
Chính thái độ của từng nhân vật sẽ giúp tôi hiểu Chúa Giêsu và tâm tình của Người.
Tôi có trách nhiệm nào trong cái chết bi thảm đó?
-------------------------------
Duysa – Tuần Thánh 2015

No comments:

Post a Comment