40 câu
hỏi & đáp về Tông huấn Familiaris Consortio
CÂU HỎI 1: Đâu là những mặt tích cực và tiêu cực
liên quan đến đời sống hôn nhân gia đình trong thế giới hôm nay? (x. FC 6)
• Hoàn
cảnh trong đó các gia đình đang sống hiện có cả những khía cạnh tích cực và
tiêu cực: một số khía cạnh là dấu cho thấy ơn cứu độ của Đức Ki-tô đang tác động
trong thế gian, một số khía cạnh khác là dấu cho thấy sự chối từ của con người
đang chống lại tình thương của Thiên Chúa.
Một
đàng, người ta
thấy có một ý thức sống động hơn về tự do cá nhân và
một sự chú ý nhiều hơn đến phẩm chất của các tương quan liên vị trong hôn nhân, đến sự nâng cao
phẩm giá phụ nữ, đến sự sinh sản có trách nhiệm, đến việc giáo dục trẻ em; thêm
vào đó là ý thức về nhu cầu phải phát triển những
liên hệ giữa các gia đình để giúp đỡ lẫn nhau về mặt tinh thần và vật chất,
cũng như khám
phá lại sứ mạng Hội Thánh riêng biệt của gia đình
và trách nhiệm của gia đình trong việc xây dựng một xã hội công bình hơn. Nhưng đàng khác, cũng không
thiếu những dấu hiệu cho thấy một sự thoái hoá đáng lo ngại về một số giá trị
căn bản: một quan niệm sai lầm trên lý thuyết
và thực hành về sự độc lập giữa hai vợ chồng, những mập mờ rất trầm trọng về
tương quan uy quyền của cha mẹ đối với con cái, những khó khăn cụ thể trong
việc lưu truyền các giá trị như nhiều gia đình đã cảm nghiệm, con số các vụ ly
dị gia tăng, vết thương về sự phá thai, việc dùng các phương pháp tuyệt sản ngày càng nhiều,
việc hình thành một não trạng đích thị là não
trạng chống thụ thai.
CÂU HỎI 2: Hội thánh làm gì để giải quyết các
vấn đề của thế giới hôm nay? (x. FC 5)
• Nhờ
nhận định rõ ràng, Hội Thánh đề nghị một đường hướng cho phép cứu vãn và thực
hiện tất cả sự thật và trọn vẹn về phẩm giá của hôn nhân và gia đình. Hội Thánh
thực hiện việc nhận định theo Tin Mừng không phải chỉ do các chủ chăn, những vị
giảng dạy nhân danh Chúa Ki-tô và với quyền bính của Người, nhưng còn do giáo dân mà Chúa Ki- tô đã đặt làm "những chứng
nhân, khi Ngài ban cho họ cảm thức đức tin và ơn sử dụng ngôn ngữ (×. Cv 2,17-18;
Kn 19,10) để sức mạnh Tin Mừng được sáng ngời trong đời sống thường ngày, trong
gia đình và ngoài xã hội". Hơn nữa, do ơn gọi riêng của mình, giáo dân có một nhiệm vụ đặc biệt là diễn giải lịch
sử thế giới này theo ánh sáng Đức Ki-tô, vì họ được mời gọi phải soi sáng và
xếp đặt các thực tại trần thế theo ý định của Thiên Chúa Sáng Tạo và Cứu Chuộc.
CÂU HỎI 3: Ngày nay gia đình phải đương đầu với
thách đố quan trọng nào? (x. FC 6)
• Ngày
nay gia đình phải đương đầu với một sự pha trộn giữa bóng tối và ánh sáng. Sự
pha trộn ấy cho thấy lịch sử không đơn thuần là một sự tiến bộ nhất thiết tiến
về cái hay hơn,
tốt hơn, nhưng là một diễn biến của tự do, và hơn thế nữa còn là một cuộc chiến giữa những mối tự do đối nghịch nhau,
nghĩa là, nói theo thánh Augustinô, một cuộc xung đột giữa hai tình yêu: một
bên là lòng yêu mến Thiên Chúa đến độ coi rẻ chính mình và một bên là lòng yêu
mình đến độ coi rẻ Thiên Chúa. Như thế, chỉ có việc giáo dục tình yêu ăn rễ trong đức tin mới có thể đưa người ta đến
chỗ có khả năng đọc được những dấu chỉ thời đại nơi việc diễn tả cụ thể của
tình yêu hai mặt ấy.
CÂU HỎI 4: Đâu là nguyên nhân sâu xa của các dấu
hiệu tiêu cực của xã hội ngày nay? (x. FC 6)
• Căn
nguyên của những hiện tượng tiêu cực ấy thường là sự suy đồi trong quan niệm và trong kinh nghiệm
về tự do, người ta không còn coi tự do như khả năng thực hiện sự thật
Thiên Chúa vạch ra cho hôn nhân và gia đình, nhưng coi nó như một năng lực tự
lập để tự xác định chính mình, thường là chống lại người khác,
và để lo cho sự thoải mái ích kỷ của mình.
CÂU HỎI 5: Những vấn đề của thế giới hôm nay tác
động như thế nào lên lương
tâm người Kitô hữu?
• Sống
trong một thế giới như thế và nhất là dưới ảnh hưởng của các phương tiện truyền thông đại chúng,
không phải lúc nào tín hữu cũng đã hoặc
sẽ tránh được việc bị lây nhiễm tình trạng các giá trị căn bản bị lu mờ, không
phải lúc nào họ cũng biết đứng ra đóng vai ý thức phê phán đối với thứ văn hoá
về gia đình vừa nói trên, và đóng vai những người tích cực xây dựng một nền
nhân bản đích thực về gia đình. (x.FC 7)
CÂU HỎI 6: Đe dọa lớn nhất đối với gia đình hiện
nay là gì. Do đâu? (x. FC 4)
•
Trong khi những người nam và những người nữ ngày nay đang thành tâm và nghiêm chỉnh tìm kiếm một giải đáp cho những vấn đề hằng ngày và hệ
trọng trong đời sống hôn nhân và gia đình của họ, họ phải đương đầu mối nguy đe
dọa đến nhân phẩm họ: những cái nhìn và những đề nghị được đưa ra dưới dáng vẻ
hấp dẫn nhưng không nhiều thì ít sẽ nguy hại cho chân lý và phẩm giá con người. Các cám dỗ đó thường được
nâng đỡ bởi các phương tiện truyền thông xã hội
đầy quyền lực và phổ biến khắp nơi, những phương tiện đang có thể, một cách rất tinh vi,
làm cho con người bị mất tự do và khả năng phán đoán khách quan.
CÂU HỎI 7: Người Kitô hữu cần phải lưu tâm đặc
biệt đến những điều gì? (x. FC 8)
• Tất
cả Hội Thánh có bổn phận phải suy tư và dấn thân sâu xa để nền văn hoá mới đang ló dạng được
thấm nhuần Tin Mừng cách thâm sâu, để các giá trị chân thật được nhìn nhận, để các quyền của người nam người nữ được bảo vệ
và để công lý được thăng tiến ngay trong các cơ cấu của xã hội.
Cần
phải làm sao cho mọi người ý thức được sự ưu tiên của các giá trị
luân lý: đó là những giá trị nhân vị với tư cách là nhân vị. Chỉ khi nào cảm
nhận được sự ưu tiên của các giá trị ấy, người ta mới có thể tận dụng những khả
năng bao la mà khoa học đang đặt vào tay con người như phương thế để thật sự
thăng tiến nhân vị trong sự thật toàn diện của nó.
"Hơn bất cứ thời đại nào, thời
đại chúng ta cần có một sự khôn ngoan thế nào để tất cả những khám phá mới của
con người, dù là khám phá nào cũng đều được mang tính chất nhân bản hơn."
(Công Đồng Vaticanô II).
Cần
đặc biệt giáo dục lương tâm làm sao để mỗi người có khả năng phán đoán và nhận
ra được những phương tiện thích hợp để mình tự thực hiện theo đúng sự thật
nguyên thuỷ của mình, việc giáo dục lương tâm ấy trở nên một đòi
hỏi hàng đầu không thể chối cãi.
Liên
kết với sự khôn ngoan của Thiên Chúa là một điều cần phải được mạnh mẽ tái xác
định trong nền văn hoá hiện nay vì chỉ khi nào trung thành với mối liên hệ ấy,
các gia đình ngày nay mới có thể tạo được một ảnh hưởng tích cực trong việc
kiến tạo một thế giới công bình huynh đệ hơn.
CÂU HỎI 8: Người Kitô hữu cần phải thực hiện điều
gì để có thể sống trung thành với niềm tin của mình
trong thế giới hôm nay? Vì sao? (x. FC 9)
• Cần
phải có một sự hoán cải liên lỉ trường kỳ. Vừa đòi hỏi
phải thoát ly từ bên trong khỏi mọi sự dữ và gắn bó với sự lành toàn diện, sự
hoán cải ấy vừa diễn ra một cách cụ thể như một chương trình luôn đưa người ta đi xa hơn. Như thế có một tiến trình
năng động được phát triển, từ từ tiến tới trước, nhờ biết dần dần đem các ơn
Thiên Chúa và những đòi hỏi của tình yêu quyết liệt và tuyệt đối của Ngài hội
nhập vào trong đời sống bản thân và xã hội của con người. Do đó việc tăng trưởng cần phải
đi qua một tiến trình sư phạm để các tín hữu, các gia đình và các dân tộc và ngay cả nền văn minh có thể từ những
gì họ đã nhận được nơi mầu nhiệm Đức Kitô, được kiên trì dẫn dắt đi xa hơn, đến
chỗ có được một ý thức phong phú hơn và đón nhận mầu nhiệm ấy trọn vẹn hơn
trong đời sống của họ. Trước sự bất chính do tội lỗi gây ra - tội lỗi đang ăn
sâu vào trong các cơ cấu thế giới ngày nay - thường ngăn cản gia đình không thể thực sự tự thể hiện chính mình và không thể
sử dụng các quyền căn bản của mình, tất cả chúng ta phải chống lại bằng một sự
hoán cải trong tinh thần và con tim, bao gồm việc từ bỏ ích kỷ riêng mình để
bước theo Chúa Ki-tô thập giá: một sự hoán cải như thế không thể nào không gây
một ảnh hưởng
hữu ích và có sức canh tân trên chính các cơ cấu xã hội.
CÂU HỎI 9: Tại sao Thiên Chúa tạo dựng con người? Ơn gọi cốt yếu của chúng ta là gì? (x. FC 11)
•
Thiên Chúa tạo dựng con người theo hình ảnh
Ngài giống như họa
ảnh củaNgài. Khi vì yêu thương mà kêu gọi con người bước
vào cuộc sống Ngài cũng đồng thời mời gọi họ sống cho tình yêu.
Khi
tạo dựng nhân tính của người Nam và người Nữ theo hình
ảnh Thiên Chúa và liên lỉ bảo toàn cho nhân tính ấy hiện hữu, Thiên Chúa ghi
khắc vào đó ơn gọi cũng như khả năng và trách nhiệm tương ứng, mời gọi con người sống yêu
thương và hiệp thông.
Tinh
yêu ấy là ơn gọi
cơ bản và bẩm sinh của mọi người.
CÂU HỎI 10: Ơn gọi sống yêu thương của nhân vị
được thể hiện trong cuộc sống bằng cách thức nào? (x. FC 11)
Mạc
khải Kitô giáo nhìn nhận có hai cách thế chuyên biệt để thực hiện ơn gọi sống
yêu thương
của nhân vị trong sự trọn vẹn của nó : đó là hôn nhân và trinh khiết.
• Tình
yêu độc hữu, trung tín và tính dục của đôi vợ chồng phản ánh tình yêu Thiên
Chúa đối với dân riêng Ngài.
• Tình
yêu Trung thành và Khiết tịnh của bậc Độc thân biểu hiện tình yêu phổ quát, vô
biên của Thiên Chúa đối với mọi dân tộc trên thế giới.
CÂU HỎI 11: Tại sao nói con người là một tinh thần nhập thể? (x. FC
11)
• Vì
là một linh hồn biêu lộ trong một thân xác và một thân xác sống động do một
tinh thần bất tử.
Nên nó
được mời gọi sống yêu thương trong toàn thê duy nhất tính của nó.
Tình
yêu cũng bao gồm cả thân xác con người và thân xác dự phần vào tình yêu của tinh thần.
CÂU HỎI 12: Tính dục được định nghĩa là gì?
(x. FC 11)
• Tính
dục là hành vi riêng biệt chỉ dành cho đôi bạn Nam Nữ hiến thân cho nhau và
tính dục không phải chỉ một điều thuần túy sinh lý nhưng có liên hệ đến nhân vị
trong mức thẳm sâu nhất mà nhân vị có được. Tính dục ấy chỉ được thực hiện một
cách nhân bản đích thực:
- nếu nó là một thành phần làm nên tình yêu,
- trong đó, người Nam người Nữ hiến thân trọn vẹn cho nhau đến chết.
- nếu nó là một thành phần làm nên tình yêu,
- trong đó, người Nam người Nữ hiến thân trọn vẹn cho nhau đến chết.
CÂU HỎI 13: Thế nào là Khế ước và Định chế Hôn nhân? (x. FC 11)
• Khế ước hôn nhân là sự lựa chọn có ý thức và tự do mà người Nam Nữ chấp nhận sống chung và
chia sẻ tình yêu như chính Thiên Chúa đã muốn.
Định
chế Hôn nhân không phải là sự áp đặt của xã hội và quyền bính, cũng không phải
là sự áp đặt của một hình thức bên ngoài.
Định
chế là một đòi hỏi tự bên trong Khế ước Tình yêu, được xác
định công khai như giao ước duy nhất và tuyệt đối để nhờ đó đôi bạn có thể sống
trung thành trọn vẹn ý định của Thiên Chúa Tạo hóa.
Sự
trung thành thay vì giảm thiểu tự do nhân vị lại giúp cho tự do khỏi rơi vào những thái độ chủ quan,
những chủ trương tương đối và làm cho nó được tham dự vào sự khôn ngoan của
Thiên Chúa.
CÂU 14
: Chúa Kitô
mặc khải thế nào về sự thật nguyên thủy của hôn nhân , sự thật của “thuở ban
đầu”? (x. FC 13)
• Sự
thật nguyên thủy của hôn nhân chỉ đạt sự viên mãn dứt khoát trong việc trao ban
Tình yêu mà Ngôi Lời Thiên Chúa ban cho loài người khi Người mặc lấy bản tính nhân
loại và trong việc hy sinh mà Đức Giêsu Kitô đã
hiến mình trên Thánh giá cho hiền thê của Người là Hội Thánh. Sự hy sinh ấy biểu
lộ trọn vẹn ý định mà Thiên Chúa đã khắc ghi vào nhân
tính của mỗi con người khi tạo dựng nên họ.
Như thế, hôn nhân của những người
chịu phép Rửa tội trở nên biểu tượng thật của giao ước mới và vĩnh cữu được ký kết trong Máu Đức Kitô.
Thánh
Thần mà Chúa đã đổ tràn xuống ban cho họ một trái tim mới, và làm cho cả hai
nam nữ có khả năng yêu thương như Đức Kitô đã yêu thương chúng ta.
CÂU HỎI 15: Tại sao hôn nhân Kitô giáo là một Bí
tích? (x. FC 13)
• Do
phép Rửa tội, Bí tích Hôn phối liên kết chặt chẽ người nam và người nữ với nhau không
thể tháo gỡ khi người này thuộc về người kia, họ thực sự biểu lộ tương quan
giữa Đức Kitô với Hội Thánh Ngài.
Qua
dấu chỉ các Bí tích, tình yêu họ được nâng cao và đem vào trong tình Bác ái hôn
ước Đức Kitô, được
sức mạnh cứu rỗi của Người nâng đỡ và làm chứng cho niềm hy vọng mai nầy được
gặp gỡ Đức Kitô.
CÂU HỎI 16 : Tại sao nói con cái là ân huệ rất quý
báu của hôn nhân trong ý định của Thiên Chúa? (x. FC 14)
•
Chính định chế hôn nhân và tình yêu vợ chồng đếu quy hướng về việc truyền sinh
và giáo dục con cái.
Trong
thực tế sâu xa nhất, tình yêu vốn cốt yếu là ơn huệ, và tình yêu vợ chồng khi đưa đôi bạn chỗ biết nhau làm cho họ
thành “một xác thịt” và nó không kết thúc nơi hai người nhưng làm cho họ khả
năng thực hiện được việc trao hiến lớn lao nhất, nhờ đó họ trở nên những người
cộng tác với Thiên Chúa để thông ban sự sống cho một nhân vị khác.
CÂU HỎI 17 : Theo đức tin Kitô giáo, đâu là ý
nghĩa của con cái đối với vợ chồng và đối với giao ước hôn nhân? (x. FC 14)
•
Thiên Chúa có ý định cho tương quan giao ước hôn nhân phát triển thành cộng
đồng yêu thương
lớn hơn mà chúng ta gọi là gia đình. Sự
rộng mở yêu thương
này xuất hiện qua con cái là quà tặng của Thiên Chúa, tình yêu vợ chồng phải rộng mở đón nhận quà tặng là sự sống
mới.
• Con cái phản ánh và hiện thân của tình yêu vợ chồng.
• Con cái làm phong phú tình yêu vợ chồng.
• Cha mẹ được mời gọi để biến tình thương con cái thành dấu chỉ hữu hình cho chúng nhận ra được tình yêu Thiên Chúa
• Con cái phản ánh và hiện thân của tình yêu vợ chồng.
• Con cái làm phong phú tình yêu vợ chồng.
• Cha mẹ được mời gọi để biến tình thương con cái thành dấu chỉ hữu hình cho chúng nhận ra được tình yêu Thiên Chúa
CÂU HỎI 18 : Hôn nhân và gia đình Kitô giáo xây
dựng nên Hội Thánh như
thế nào? (x. FC 15)
• Hôn
nhân và gia đình Kitô giáo xây dựng nên Hội Thánh. Thật vậy, trong gia đình
nhân vị không chỉ được sinh ra và dần dần nhờ giáo dục được dẫnvào trong cộng
đồng nhân loại mà thôi, nhưng nhờ tái sinh qua Bí tích Rửa tội và nhờ sự giáo dục
đức tin, con cái cũng được dẫn vào trong gia đình
của Thiên Chúa là Hội Thánh.
Gia
đình là chiếc nôi và là môi trường Hội Thánh hội nhập vào cộng đồng nhân loại và ngược
lại, cộng đồng nhân loại hội nhập vào Hội Thánh.
CÂU HỎI 19 : Mỗi gia đình Kitô hữu cần phải chu toàn những bổn phận nào ? (x. FC 17)
Bốn bổn phận chính mà mỗi gia đình Kitô hữu cần chu toàn :
a/ Đào tạo một cộng đồng các ngôi vị (những con người biết sống yêu thương nhau).
b/ Phục vụ sự sống, qua việc sinh sản và giáo dục con cái.
c/ Tham gia vào việc phát triển xã hội.
d/ Tham dự vào đời sống và sứ vụ của Giáo hội.
b/ Phục vụ sự sống, qua việc sinh sản và giáo dục con cái.
c/ Tham gia vào việc phát triển xã hội.
d/ Tham dự vào đời sống và sứ vụ của Giáo hội.
CÂU HỎI 20 : Một cộng đồng các ngôi vị có nghĩa là gì ? (x. FC 18)
• Gia đình được xây dựng và sống động nhờ tình yêu, là một cộng đồng các ngôi vị của người chồng và người vợ, của cha mẹ và con cái, của bà con gia tộc nên bổn phận đầu tiên là phải sống trung thành chính thực tại của sự hiệp thông và cố
gắng liên lỉ nhằm thăng tiến một cộng đồng đích thực các ngôi vị.
Nguyên lý nội tại, năng lực và đích điểm đạt đến chính là tình yêu
“cũng như không có tình yêu thương gia đình không phải là một cộng
đồng các ngôi vị, thì cũng thế, không tình yêu thương, gia đình không
thể sống, lớn lên và tự hoàn thiện xét như một cộng đồng các ngôi
vị ”
CÂU HỎI 21 : Sự hiệp thông trong hôn nhân có
những đặc điểm nào?
• Một là sự hiệp thông được xây dựng trong
tính duy nhất không thể phân ly được. Nhờ giao ước tình yêu hôn nhân mà
người nam và người nữ không còn là hai nhưng là một thân xác và cả
hai người được mời gọi tăng trưởng không ngừng trong sự hiệp thông qua
việc trung thành hằng ngày với lời hứa khi thành hôn, trong việc trao
hiến hoàn toàn cho nhau. Sự hiệp thông ấy có được là nhờ tính hỗ
tương giữa người nam và người nữ và trong ý chí của mỗi người muốn
chia sẻ hoàn toàn về kế hoạch của cuộc đời.(x. FC 19)
• Đặc điểm thứ hai của sự hiệp thông giữa vợ
chồng là tính bất khả phân ly đã được Công Đồng nói đến : “Sự liên
kết mật thiết vẫn là sự tự hiến của hai người cho nhau cũng như lợi
ích của con cái buộc hai vợ chồng phải hoàn toàn trung tín và đòi
kết hợp với nhau bất khả phân ly ”. Để sống với một người suốt cả
đời, chúng ta cần xác quyết Tin Mừng tình yêu hôn nhân được xây dựng
trên nền tảng và sức mạnh là chính Đức Giêsu Kitô.(x. FC 20)
• Đặc điểm khác của sự hiệp thông trong hôn nhân là
tính cởi mở đến với sự hiệp thông với gia đình, cha mẹ và con cái,
anh chị em với nhau, giữa bà con họ hàng. Sự hiệp thông ấy đặt nền
móng trong những liên hệ tự nhiên và trở nên vững mạnh hơn trong tình
yêu nối kết những mối tương quan liên nhân vị của nhiều phần tử khác
nhau trong gia đình.(x. FC 21)
CÂU HỎI 22 : Làm thế nào để thể hiện sự tôn trọng phẩm giá của người
phụ nữ?
• Cần
phải đánh giá cao vai trò làm vợ và làm mẹ, và không được khinh thường những
vai trò ấy như là
những cách thức thực hiện tiềm năng phụ nữ một cách thấp kém. Công việc nội trợ
phải được tôn vinh vì sự đóng góp to lớn của nó
cho phúc lợi của xã hội. Hội thánh phải lên tiếng với tư cách là ngôn sứ chống lại những hình thức bạo lực trực tiếp đối với phụ nữ (nô lệ, hình ảnh
khiêu dâm, và tệ nạn mại dâm) vốn làm giảm giá trị phụ nữ và biến họ thành
những phương
tiện cho người khác tìm thú vui và trục lợi. Bất
cứ xúc phạm nào đối với phụ nữ cũng là xúc phạm đến Thiên Chúa và đến con người
(x. FC 22-24).
CÂU HỎI 23 : Đâu là vai trò đúng đắn làm chồng và làm cha của nam giới?
• Nam
giới có khả năng yêu
thương người khác bằng một tình yêu vừa dịu dàng
vừa mạnh mẽ(x. Humanae Vitae, số 9). Tình yêu này tôn trọng những đóng góp độc
đáo của vợ mình và hết lòng chăm sóc vợ con. Việc yêu thương chăm sóc này thôi thúc người đàn
ông dấn thân vào cuộc sống thường nhật của gia đình
với tư cách
là chồng và là cha. Việc lao động bên ngoài rất quan trọng, nhưng không được
phép trở nên quá quan trọng đến nỗi bỏ bê những nghĩa vụ bên trong gia đình. Người chồng và người cha Kitô hữu có lòng yêu thương nghiêm túc gánh vác trách nhiệm chu cấp đầy đủ cho
cuộc sống hạnh phúc của gia đình. Quan trọng nhất
là lo cho con cái hưởng một nền giáo dục hoàn chỉnh. Một nền giáo dục như thế không chỉ giới
hạn trong việc thụ huấn chính thức nơi học đường. Chứng tá hằng ngày của người
cha đối với con cái có giá trị rất quan trọng cho công việc phát triển về mọi
mặt nhân bản, luân lý và thiêng liêng. Cung
cách yêu thương
và kính trọng của người cha đối với vợ mình sẽ
dạy cho con cái những bài học cốt yếu về lòng tôn kính với mẹ của mình, và với
phụ nữ nói chung. Tinh thần dấn thân hằng ngày của người cha trong cuộc sống lao động mưu
sinh và chu cấp nhu cầu vật chất cho cả gia đình
cũng dạy cho con cái tầm quan trọng của trách nhiệm, và của sự trung thành làm
tốt công việc bổn phận mình.(x. FC 25)
CÂU HỎI 24 : Gia đình phục vụ cho sự sống như thế nào?
• Bổn phận căn bản thứ hai của gia đình là phục vụ cho sự sống. Cha mẹ được dự phần vào công trình sáng tạo của Thiên Chúa bằng việc truyền sinh làm cho hình ảnh Ngài được lưu truyền từ người này sang người khác qua việc giáo dục nhân bản và theo tinh thần Kitô giáo.(x. FC 28)
• Bổn phận căn bản thứ hai của gia đình là phục vụ cho sự sống. Cha mẹ được dự phần vào công trình sáng tạo của Thiên Chúa bằng việc truyền sinh làm cho hình ảnh Ngài được lưu truyền từ người này sang người khác qua việc giáo dục nhân bản và theo tinh thần Kitô giáo.(x. FC 28)
CÂU HỎI 25 : Đâu là giáo huấn của Giáo hội liên quan đến việc truyền sinh của các cặp vợ chồng?
• Giáo hội được trao phó trách nhiệm bảo vệ và thăng tiến phẩm giá con người và ơn gọi phục vụ sự sống
của gia đình. Giáo hội thực hiện điều này bằng cách trung tín trình
bày ý định của Thiên Chúa liên quan đến tình yêu giữa vợ chồng, tức
là tình yêu đó phải luôn luôn sẵn sàng đón nhận sự sống mới (x.
Humanae Vitae, số 11). Chỉ bằng cách luôn luôn sẵn sàng đón nhận món
quà tặng là sự sống mà đôi bạn nam nữ thực hiện kế hoạch tình yêu
vợ chồng theo ý định của Thiên Chúa.(x. FC 29)
CÂU HỎI 26 : Đâu là nền tảng quyền và bổn phận giáo dục của cha mẹ?
• Vì cha mẹ đã sinh ra con cái nên quyền và bổn phận giáo dục là một điều nằm trong yếu tính của họ; vì tương quan giữa họ và con cái là
một tình yêu không thể thay thế được, nên quyền và bổn phận giáo dục
của họ có tính cách độc đáo và cơ bản so với bổn phận giáo dục
của những người khác, đó cũng là một cái gì không thể thay thế và
không thể chuyển nhượng được, cho nên cũng không thể khoán trắng hay
bị người khác cưỡng đoạt.
CÂU HỎI 27 : Gia đình tham gia vào việc phát triển xã hội như thế nào?
• Bởi vì “ Đấng Tạo Hóa đã
đặt gia đình làm nguồn gốc và nền tảng cho xã hội con người ”, nên
gia đình trở thành “ tế bào đầu tiên và sống động của xã hội ”. Gia
đìnhkhông ngừng tiếp sức cho xã hội bằng việc phục vụ sự sống :
chính giữa lòng gia đình đã sinh ra các công dân, và chính trong gia
đình các công dân ấy lần đầu tiên thực tập các nhân đức xã hội, là
linh hồn cho sinh hoạt và sự phát triển xã hội. (x. FC 42).
• Chính kinh nghiệm về sự hiệp thông và chia sẻ phải là
đặc điểm cho đời sống thường nhật của gia đình đã tạo nên phần
thiết yếu và căn bản mà gia đình đóng góp được cho xã hội.(x. FC
43).
CÂU HỎI 28 : Gia đình chia sẻ sự sống và sứ vụ của Giáo hội như thế nào?
• Gia đình là “một Giáo hội thu nhỏ” và cùng chung phần vào sứ vụ của Giáo hội để loan báo tình thương cứu độ của Thiên Chúa. Gia
đình thực hiện công việc này bằng cách sống điều răn mới về yêu
thương như Chúa Giêsu đã dạy.
• Tương quan trong gia đình phải
có tình nhân ái huynh đệ, lòng kính trọng, sự hiến thân cho nhau.
Tình yêu vợ chồng, sự tận tụy của cha mẹ đối với con cái và lòng
kính trọng của con cái đối với cha mẹ. Tất cả đều là một chứng từ
mạnh mẽ cho xã hội.
CÂU HỎI 29: Gia đình được mời gọi tham dự vào các sứ vụ của Đức Kitô như thế nào?
• Sứ vụ Chúa Giêsu được tập trung
vào ba nhiệm vụ chính yếu : ngôn sứ, tư tế và vương đế.
• Vì thế gia đình tham dự vào nhiệm vụ Ngôn sứ của Đức Kitô bằng cách trở nên một cộng đồng đức tin và loan báo Tin Mừng.
• Gia đình tham dự vào nhiệm vụ Tư tế bằng cách trở nên một cộng đồng đối thoại (cầu nguyện) với Thiên Chúa.
• Gia đình tham dự vào nhiệm vụ Vương đế bằng cách trở nên một cộng đồng phục vụ cho nhân loại.
• Vì thế gia đình tham dự vào nhiệm vụ Ngôn sứ của Đức Kitô bằng cách trở nên một cộng đồng đức tin và loan báo Tin Mừng.
• Gia đình tham dự vào nhiệm vụ Tư tế bằng cách trở nên một cộng đồng đối thoại (cầu nguyện) với Thiên Chúa.
• Gia đình tham dự vào nhiệm vụ Vương đế bằng cách trở nên một cộng đồng phục vụ cho nhân loại.
CÂU HỎI 30 : Làm thế nào để gia đình phục vụ Giáo hội và làm chứng cho Đức Kitô với tư cách là một cộng đồng đức tin và loan báo Tin Mừng?
• Gia đình Kitô giáo trở nên một chứng nhân có tính cách ngôn sứ
bằng cách sống Lời Chúa mỗi ngày. Lời chứng ấy bao gồm cả tình yêu
giữa vợ chồng, việc chăm sóc con cái, những hy sinh hằng ngày do tình
yêu đòi hỏi, sự tự chế, sự tha thứ, sự từ bỏ mình và sự tự vượt
lên chính mình. Tất cả những đức tính này đi vào gia đình để biến
gia đình thành một tổ ấm tràn đầy đức tin, đức ái và sự sống.
• Chứng từ ngôn sứ của gia
đình đối với Lời Chúa chủ yếu mang tính cách Tin Mừng. Nghĩa là,
qua việc thực hiện nền giáo dục đúng đắn của Kitô giáo cho con cái,
và qua việc hằng ngày làm chứng cho sự sống và cho tình yêu, gia
đình sẽ làm toát ra chân lý của Tin Mừng Đức Kitô.
CÂU HỎI 31 : Tại sao gia đình phải là một cộng đoàn cầu nguyện?
• Lời mời gọi nên thánh căn
bản là lời mời gọi con người đối thoại với Thiên Chúa, là chính sự
thánh thiện. Một cuộc đối thoại như thế đưa chúng ta vào một đới
sống cầu nguyện. Gia đình cầu nguyện là một trong những phương thế
chủ yếu để chúng ta tiếp tục mối tương giao liên lỉ với Chúa Giêsu.
• Những dịp để gia đình cầu
nguyện phát sinh từ những hoàn cảnh cụ thể của mỗi gia đình. Lời
cầu nguyện phản ánh những niềm vui nỗi buồn, những thành công, những
thất bại, những chán nản, những ngày trẻ chào đời, những ngày tử
biệt, những cuộc chia ly, những ngày đòan tụ, nghĩa là tất cả những
phần của cuộc đời nối kết lại với nhau. Qua việc cầu nguyện, chúng
ta phó thác, tin tưởng vào lòng yêu thương của Thiên Chúa quan phòng.
CÂU HỎI 32 : Để nuôi dưỡng tinh thần cầu nguyện nơi con
cái thì cha mẹ cần phải làm gì?
• Vì đời sống cầu nguyện tối cần thiết cho sự phát triển luân lý và thiêng
liêng của con cái, các bậc cha mẹ nên tạo cho con cái một môi trường
và một mẫu mực cầu nguyện thích hợp để chúng có thể làm quen với
nhịp sống cầu nguyện hằng ngày. Việc cha mẹ giáo dục và huấn luyện
con cái cầu nguyện có thể phải kéo dài suốt cả đời người.
• Nhận ra được giá trị và sự phong phú của việc cầu nguyện chính là một món quà quý giá mà chúng ta có thể trao tặng cho con cái, vì chúng sẽ bước vào cuộc sống trưởng thành với ý thức rằng người ta có thể đương đầu với nhiều hoàn cảnh của cuộc đời trong niềm tin yêu và hy vọng. Cầu nguyện giúp cho con cái biết rằng Thiên Chúa luôn chăm sóc chúng ta và Người hằng sẵn sàng biểu lộ tình yêu của Người cho chúng ta.
CÂU 33
: Gia đình tham dự vào sứ vụ vương giả của Đức Kitô như thế nào?
• Vương quyền của Đức Kitô
được bộc lộ qua cuộc sống hoàn toàn phục vụ những người nghèo khó
của Người. Tương tự, gia đình với tư cách là dòng dõi vương giả của
Đức Kitô, cũng được mời gọi phục vụ cho xã hội. Gia đình phải tỏ
mình ra là dân vương giả bằng cách đáp ứng được những nhu cầu của
mỗi thành viên trong gia đình với lòng quảng đại và kính trọng. Gia
đình cũng được mời gọi phục vụ những người nghèo và những người
bị bỏ rơi.
• Gia đình thực hiện sứ vụ vương giả quan trọng này
bằng cách đào tạo ra những con người biết ra đi và sống Tin Mừng. Và
Tin Mừng của Đức Kitô dạy chúng ta rằng dân tộc vương giả của Đức
Kitô luôn luôn phải sẵn sàng phục vụ những người đang cần giúp đỡ.(x.
FC 63-64)
CÂU 34
: Việc
chuẩn bị đời sống hôn nhân phải được thực hiện qua những giai đoạn nào?
• Phải
được thực hiện tuần tự và liên tục gồm 3 giai đoạn :
- Chuẩn
bị xa ( từ thơ ấu,
suốt thời kỳ học giáo lý cho đến khi sắp bước vào
đời sống hôn nhân): giáo dục nhân bản và đức tin., rèn luyện lương tâm và nhân cách.
-
Chuẩn bị gần (từ khi sẵn sàng bước vào đời sống hôn nhân): giúp tìm hiểu sâu hơn về các bí tích để biết lãnh
nhận và sống thích hợp với những ân sủng của các bí tích, tìm hiểu mọi khía
cạnh của đời sống hôn nhân và gia đình.
-
Chuẩn bị tức thì (bắt đầu từ vài tháng và kéo dài đến ngày cử hành hôn lễ).
Tất cả
phải được thực hiện cẩn thận để người chịu phép hôn phối được chuẩn bị đầy đủ
về nhân bản, về luân lý và thiêng liêng cũng như các kiến thức và kỹ năng cần thiết
theo kế hoạch hôn nhân gia đình của Thiên Chúa.
CÂU HỎI 35 : Khi không thể chuẩn bị đời sống hôn
nhân đầy đủ 3 giai đoạn như thế thì phải làm sao?
• Khi
đó các mục tử cần phải lo liệu dạy dỗ hướng dẫn thế nào để những người kết hôn
có được hiểu biết đầy đủ về ý nghĩa, sự thánh thiêng của bí tích hôn phối, mục
đích, đặc tính và những đòi buộc của hôn nhân Công giáo, để có thể chu toàn
nghĩa vụ làm vợ làm chồng và làm cha mẹ đối với Thiên Chúa, Hội thánh và xã
hội; nhất là phải giúp đôi bạn trẻ tiến lại gần với mầu nhiệm Chúa Giêsu Kitô hơn, vì tình yêu vợ chồng là dấu chỉ sống động của Tình Yêu hy
sinh và trao ban sự sống của Chúa Giêsu dành cho Hội thánh.
CÂU HỎI 36 : Sau khi cử hành bí tích hôn phối, các
đôi tân hôn cần được chăm sóc mục vụ thế nào?
• Họ
cần phải được tiếp tục hướng dẫn, nâng đỡ bởi giáo xứ, những người đạo đức,
hiểu biết, có đời sống đức tin trưởng thành, từng trải kinh nghiệm để họ có thể
thích ứng và chu toàn trách nhiệm của mình trước cuộc sống mới với những vấn đề họ
chưa từng biết, nhất là khi họ gặp khó khăn hoặc sinh con và nuôi dạy con cái,
đặc biệt trong những năm đầu.
CÂU HỎI 37 : Các hiệp hội gia đình có tôn chỉ phục
vụ các gia đình có vai trò thế nào?
• Hội
thánh hết sức quý trọng và nhìn nhận sự đóng góp ích lợi của những hiệp hội
này. Hội thánh ước
mong các gia đình kitô hữu tích cực dấn
thân tham gia ở mọi mức độ vào các tổ chức như thế .
CÂU HỎI 38 : Đâu là những gia đình có hoàn cảnh
đặc biệt cần được quan tâm ưu tiên trong mục vụ gia đình?
Đó là
những gia đình sau đây:
• Gia đình di dân tìm việc làm
• Gia đình có người phải vắng mặt lâu ngày: quân nhân, thuỷ thủ, du mục, tù nhân, tỵ nạn, lưu đầy, mất tích..
• Gia đình vô gia cư;
• Gia đình cha hay mẹ đơn thân;
• Gia đình có con tật nguyền, nghiện ma tuý.
• Gia đình có người nghiện rượu;
• Gia đình bị xâu xé vì ý thức hệ;
• Gia đình bị tách khỏi môi trường văn hoá và xã hội của họ;
• Gia đình bị kỳ thị vì chính trị hay những lý do khác;
• Gia đình bị bạo hành hay bị đối xử bất công vì đức tin.
• Gia đình không thể dễ dàng tiếp xúc với giáo xứ.
• Gia đình vị thành niên;
• Gia đình già cả neo đơn nghèo khó.
• Gia đình di dân tìm việc làm
• Gia đình có người phải vắng mặt lâu ngày: quân nhân, thuỷ thủ, du mục, tù nhân, tỵ nạn, lưu đầy, mất tích..
• Gia đình vô gia cư;
• Gia đình cha hay mẹ đơn thân;
• Gia đình có con tật nguyền, nghiện ma tuý.
• Gia đình có người nghiện rượu;
• Gia đình bị xâu xé vì ý thức hệ;
• Gia đình bị tách khỏi môi trường văn hoá và xã hội của họ;
• Gia đình bị kỳ thị vì chính trị hay những lý do khác;
• Gia đình bị bạo hành hay bị đối xử bất công vì đức tin.
• Gia đình không thể dễ dàng tiếp xúc với giáo xứ.
• Gia đình vị thành niên;
• Gia đình già cả neo đơn nghèo khó.
CÂU HỎI 39 : Hội thánh được kêu gọi thi hành công
tác mục vụ cho những cặp hôn nhân hỗn hợp như thế nào?
Cần có
một sự chăm sóc đặc biệt cho những cặp hôn nhân này:
• Khi
chuẩn bị tiến tới cuộc hôn nhân này, phải cố gắng hết sức để giúp đôi bạn và
những người
liên quan hiểu thật rõ giáo lý Công giáo về các
đặc tính và đòi hỏi của hôn nhân, cũng như để bảo đảm sau này sẽ không có việc gây áp lực hay cản
trở các điều thoả thuận : tôn trọng quyền tự do tôn giáo của nhau, kể cả việc
người phối ngẫu Công giáo được thi hành nghĩa vụ cho con cái được rửa tội và giáo
dục theo đức tin Công giáo.
• Giúp
họ đạt được một sự quân bình khôn ngoan trong đó đức tin Công giáo được tự do
diễn tả trong khi người phối ngẫu không Công giáo cũng được thoải mái sống theo
lương tâm của mình mà vẫn giữ được sự an vui gia đình.
• Giúp
người phối ngẫu Công
Giáo biết làm chứng tá cho Tin Mừng, biết giáo dục tôn giáo và luân lý cho con cái theo Tin Mừng.
CÂU HỎI 40 : Mục vụ gia đình còn phải quan
tâm đến những gia đình có hoàn cảnh đặc thù nào khác nữa?
Phải
quan tâm đến những gia đình trái quy tắc trên bình diện tôn giáo và cả trên
bình diện xã hội dân sự. Đó là các trường hợp:
• Hôn nhân thử
• Chung sống không hôn nhân
• Công giáo chỉ có hôn phối dân sự
• Ly thân / ly dị không tái hôn
• Ly dị tái hôn.
• Hôn nhân thử
• Chung sống không hôn nhân
• Công giáo chỉ có hôn phối dân sự
• Ly thân / ly dị không tái hôn
• Ly dị tái hôn.
Đây là những người cần được chăm sóc, hỗ trợ đặc biệt để họ có thể có ngày điều chỉnh tình trạng của mình, để cuối cùng cũng được cứu độ.
-------------------------------------------------
Ban Mục vụ Gia đình Tổng giáo phận Tp.HCM
-------------------------------------------------
Ban Mục vụ Gia đình Tổng giáo phận Tp.HCM
No comments:
Post a Comment