Bệnh “hùa theo đám đông”
“Người ta làm sao, tôi làm vậy. Người ta làm bậy, tôi làm theo”
----------------------------------------
Khi làm sai một điều gì đó, người ta thường biện minh: “Người ta làm sao, tôi làm vậy. Người ta làm bậy, tôi làm theo”. Câu nói này không hẳn là lời nói cho vui mà dường như là căn bệnh của xã hội qua mọi thời đại. Một cách đơn giản, mỗi khi dừng trước đèn đỏ mà có một người vượt lên trước, thì y như rằng sẽ có rất nhiều người vượt lên theo. Lúc này người ta không để ý đến đèn chỉ dẫn mà chạy theo đám đông. Đám đông làm bậy, tôi làm theo.
Người ta kể rằng: có một cậu bé đang đi trên lề đường bỗng dừng lại, ngửa mặt lên trời. Có vị giáo sư đi tới, thấy thế cũng ngạc nhiên dừng lại, ngước mắt nhìn theo. Rồi một bà đứng tuổi đi ngang qua cũng làm y như vậy; một người, rồi một người nữa… Lúc cậu bé cúi xuống, quay qua quay lại, ngạc nhiên khi thấy cả chục người đứng chung quanh mình đều ngửa mặt nhìn trời. Cậu thành thực hỏi: “Ủa! Các ông các bà cũng bị chảy máu cam như cháu sao?”.
Đây là căn bệnh “hùa theo đám đông”. Đám đông làm mình cũng làm. Sự làm theo đám đông đôi khi bất chấp lề luật, bất chấp tội lỗi. Dường như người ta nghĩ rằng nhờ đám đông mà dảm bớt tội, hay giảm bớt trách nhiệm. Những bệnh “hùa theo đám đông này”, ta có thể thấy nhan nhản qua các tội: nam nữ sống “góp gạo thổi cơm chung” nơi khá đông tầng lớp công nhân và sinh viên xa nhà; chuyện phá thai nơi những bà mẹ mang con ngoài ý muốn; chuyện buôn gian bán lận để có đồng lời trong thời buổi cạnh tranh mà nhiều người nói rằng “không gian làm sao có lời”; chuyện hối lộ và tham nhũng để được việc và giữ được ghế lâu dài…; lợi dụng đám đông để người ta phạm tội mà không e ngại, không xấu hổ và nhất là không còn ý thức đâu là tội. Đám đông làm bậy đã khiến cho tội trở thành điều bình thường như: nói tục, chửi bậy, nói dối, nói sai sự thật của người Việt Nam hôm nay. Đám đông làm bậy đã làm cho nhiều trẻ nhỏ và những người kém hiểu biết mất ý thức về sự việc là tội hay không tội. Họ đã làm theo đám đông mà không còn ý thức về căn tính sự việc.
Lần giở lại lịch sử cách đây hơn 2.000 năm, Chúa Giêsu được hoan nghênh và kết án, được tôn vinh, và tẩy chảy cũng chỉ một đám đông. Đó chính là đám đông dân thành Giêrusalem. Họ đã từng tung hô Chúa Giêsu. Họ đã từng lấy áo lót đường cho Chúa Giêsu đi qua. Họ cầm ngành lá vạn tuế để cùng nhau tung hô Chúa là Đấng nhân danh Thiên Chúa mà đến. Thế nhưng, cũng đám đông đó, chỉ nghe nhóm biệt phái và thượng tế định tội Chúa Giêsu, họ đã mau chóng quay lưng lại với người mà họ đã từng tung hô. Những bàn tay cầm cành lá vạn tuế lại được giơ lên trong tư thế nắm đấm đòi triệt hạ Chúa Giêsu. Những lời tung hô đầy niềm vui được thay bằng những lời hằn học đầy căm phẫn. Có lẽ có rất nhiều người trong đám đông đó không hề thù ghét Chúa Giêsu. Có lẽ trong đám đông đó còn có rất nhiều người đã từng nhận ân nghĩa của Chúa Giêsu. Thế nhưng, họ đã bị đám đông lôi cuốn vào chuyện gian ác để đòi đóng đinh người vô tội trên thập tự giá.
----------------------------------------
Khi làm sai một điều gì đó, người ta thường biện minh: “Người ta làm sao, tôi làm vậy. Người ta làm bậy, tôi làm theo”. Câu nói này không hẳn là lời nói cho vui mà dường như là căn bệnh của xã hội qua mọi thời đại. Một cách đơn giản, mỗi khi dừng trước đèn đỏ mà có một người vượt lên trước, thì y như rằng sẽ có rất nhiều người vượt lên theo. Lúc này người ta không để ý đến đèn chỉ dẫn mà chạy theo đám đông. Đám đông làm bậy, tôi làm theo.
Người ta kể rằng: có một cậu bé đang đi trên lề đường bỗng dừng lại, ngửa mặt lên trời. Có vị giáo sư đi tới, thấy thế cũng ngạc nhiên dừng lại, ngước mắt nhìn theo. Rồi một bà đứng tuổi đi ngang qua cũng làm y như vậy; một người, rồi một người nữa… Lúc cậu bé cúi xuống, quay qua quay lại, ngạc nhiên khi thấy cả chục người đứng chung quanh mình đều ngửa mặt nhìn trời. Cậu thành thực hỏi: “Ủa! Các ông các bà cũng bị chảy máu cam như cháu sao?”.
Đây là căn bệnh “hùa theo đám đông”. Đám đông làm mình cũng làm. Sự làm theo đám đông đôi khi bất chấp lề luật, bất chấp tội lỗi. Dường như người ta nghĩ rằng nhờ đám đông mà dảm bớt tội, hay giảm bớt trách nhiệm. Những bệnh “hùa theo đám đông này”, ta có thể thấy nhan nhản qua các tội: nam nữ sống “góp gạo thổi cơm chung” nơi khá đông tầng lớp công nhân và sinh viên xa nhà; chuyện phá thai nơi những bà mẹ mang con ngoài ý muốn; chuyện buôn gian bán lận để có đồng lời trong thời buổi cạnh tranh mà nhiều người nói rằng “không gian làm sao có lời”; chuyện hối lộ và tham nhũng để được việc và giữ được ghế lâu dài…; lợi dụng đám đông để người ta phạm tội mà không e ngại, không xấu hổ và nhất là không còn ý thức đâu là tội. Đám đông làm bậy đã khiến cho tội trở thành điều bình thường như: nói tục, chửi bậy, nói dối, nói sai sự thật của người Việt Nam hôm nay. Đám đông làm bậy đã làm cho nhiều trẻ nhỏ và những người kém hiểu biết mất ý thức về sự việc là tội hay không tội. Họ đã làm theo đám đông mà không còn ý thức về căn tính sự việc.
Lần giở lại lịch sử cách đây hơn 2.000 năm, Chúa Giêsu được hoan nghênh và kết án, được tôn vinh, và tẩy chảy cũng chỉ một đám đông. Đó chính là đám đông dân thành Giêrusalem. Họ đã từng tung hô Chúa Giêsu. Họ đã từng lấy áo lót đường cho Chúa Giêsu đi qua. Họ cầm ngành lá vạn tuế để cùng nhau tung hô Chúa là Đấng nhân danh Thiên Chúa mà đến. Thế nhưng, cũng đám đông đó, chỉ nghe nhóm biệt phái và thượng tế định tội Chúa Giêsu, họ đã mau chóng quay lưng lại với người mà họ đã từng tung hô. Những bàn tay cầm cành lá vạn tuế lại được giơ lên trong tư thế nắm đấm đòi triệt hạ Chúa Giêsu. Những lời tung hô đầy niềm vui được thay bằng những lời hằn học đầy căm phẫn. Có lẽ có rất nhiều người trong đám đông đó không hề thù ghét Chúa Giêsu. Có lẽ trong đám đông đó còn có rất nhiều người đã từng nhận ân nghĩa của Chúa Giêsu. Thế nhưng, họ đã bị đám đông lôi cuốn vào chuyện gian ác để đòi đóng đinh người vô tội trên thập tự giá.
Dòng đời hôm nay vẫn còn đó những người công chính bị hạ bệ, bị lấy mất thanh danh bởi đám đông đang rỉ tai nhau bỏ vạ, cáo gian, nói hành, nói xâu…
Dòng đòi hôm nay vẫn còn đó những người bị tước mất tất cả danh dự, lẫn vật chất vì đám đông hãm hại mà không biết thanh minh từ đâu.
Dòng đời hôm nay vẫn còn đó những bất công khi đám đông cuồng tín bất chấp lề luật toa rập với nhau hãm hại người công chính.
Dòng đời hôm nay vẫn còn đó những người công chính dám bảo vệ chân lý lại bị đám đông tẩy chay theo chủ nghĩa đồng cảm chứ không đồng thuận.
Dòng đời hôm nay tội lỗi vẫn lan tràn, khi mà đám đông đã không đủ tỉnh thức để hồi tâm, để dừng lại. Nhưng lại hùa theo nhau để làm bậy đến mức độ mất ý thức về tội.
Đám đông dân thành Giêrusalem đã toa rập với nhau giết hại người công chính. Có lẽ, họ đã hối hận sau cái chết của Chúa Giêsu. Có lẽ, họ đã hoảng sợ khi nghe tin Ngài đã từ cõi chết sống lại. Nhưng đã muộn. Giuđa đã tự vẫn. Phêrô xấu hổ. Viên đội trưởng chỉ thở não nề mà nói: “Người này thật là Con Thiên Chúa”. Đám đông xôn xao lo lắng. Tất cả đã muộn khi sự ác chiến thắng. Người công chính đã bị kết án tử hình.
Là người Kitô hữu, chúng ta phải sống yêu thương. Tình yêu thương đòi buộc chúng ta đừng làm điều gì có lỗi với lương tâm. Tình yêu đòi buộc chúng ta vượt trên đám đông, trên dư luận để đừng hùa theo đám đông mà phải can đảm bảo vệ chân lý, bảo vệ lẽ phải. Tình yêu đòi buộc chúng ta phải sống trung thực với chính mình, biết tôn trọng sự thật và can đảm bảo vệ sự thật. Đừng vì sợ hãi mà im lặng để bất công lan tràn, sự dữ ngự trị.
Xin cho mỗi người chúng ta luôn tỉnh thức trước sự dữ, luôn có lập trường vững chắc trong cuộc sống. Xin đừng vì nhát đảm mà làm ngơ trước bất công nhưng luôn can trường bảo vệ chân lý và sự thật. Amen.
------------------------
Lm. Jos Tạ Duy Tuyền
+++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++
Dòng đòi hôm nay vẫn còn đó những người bị tước mất tất cả danh dự, lẫn vật chất vì đám đông hãm hại mà không biết thanh minh từ đâu.
Dòng đời hôm nay vẫn còn đó những bất công khi đám đông cuồng tín bất chấp lề luật toa rập với nhau hãm hại người công chính.
Dòng đời hôm nay vẫn còn đó những người công chính dám bảo vệ chân lý lại bị đám đông tẩy chay theo chủ nghĩa đồng cảm chứ không đồng thuận.
Dòng đời hôm nay tội lỗi vẫn lan tràn, khi mà đám đông đã không đủ tỉnh thức để hồi tâm, để dừng lại. Nhưng lại hùa theo nhau để làm bậy đến mức độ mất ý thức về tội.
Đám đông dân thành Giêrusalem đã toa rập với nhau giết hại người công chính. Có lẽ, họ đã hối hận sau cái chết của Chúa Giêsu. Có lẽ, họ đã hoảng sợ khi nghe tin Ngài đã từ cõi chết sống lại. Nhưng đã muộn. Giuđa đã tự vẫn. Phêrô xấu hổ. Viên đội trưởng chỉ thở não nề mà nói: “Người này thật là Con Thiên Chúa”. Đám đông xôn xao lo lắng. Tất cả đã muộn khi sự ác chiến thắng. Người công chính đã bị kết án tử hình.
Là người Kitô hữu, chúng ta phải sống yêu thương. Tình yêu thương đòi buộc chúng ta đừng làm điều gì có lỗi với lương tâm. Tình yêu đòi buộc chúng ta vượt trên đám đông, trên dư luận để đừng hùa theo đám đông mà phải can đảm bảo vệ chân lý, bảo vệ lẽ phải. Tình yêu đòi buộc chúng ta phải sống trung thực với chính mình, biết tôn trọng sự thật và can đảm bảo vệ sự thật. Đừng vì sợ hãi mà im lặng để bất công lan tràn, sự dữ ngự trị.
Xin cho mỗi người chúng ta luôn tỉnh thức trước sự dữ, luôn có lập trường vững chắc trong cuộc sống. Xin đừng vì nhát đảm mà làm ngơ trước bất công nhưng luôn can trường bảo vệ chân lý và sự thật. Amen.
------------------------
Lm. Jos Tạ Duy Tuyền
+++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++
KHÔNG CHẠY THEO ĐÁM ĐÔNG
Trong Phúc âm, từ “đám đông” gần như luôn luôn được sử dụng với ngụ ý chê bai, thường xuyên đến mức lúc nào nhắc tới nó thì bạn liên tưởng đến tính từ “vô tâm”.
Đám đông không có tâm trí. Họ được châm ngòi và thôi thúc bởi bất kỳ loại năng lượng gì đang phổ biến, đang phóng đại, thói thời thượng, đua đòi theo ý thức hệ, hay trong cơn cuồng loạn. Trong Phúc âm, loại năng lượng này được gọi là “sự kinh ngạc.” Rất nhiều trường hợp khi Chúa Giê-su nói hoặc làm điều gì gây ngạc nhiên cho đám đông, thì hầu như bao giờ cũng có câu này theo sau: “và đám đông kinh ngạc.” Hiếm khi đó là một điều hay.
Tại sao? Có vấn đề gì sai trái hay nguy hiểm về năng-lượng-đám-đông này?
Năng-lượng-đám-đông nguy hiểm bởi vì, trong hầu hết mọi trường hợp, nó không suy nghĩ. Nó chỉ đơn thuần là dẫn và truyền đi năng lượng chứ không suy xét và chuyển hóa năng lượng. Một hình ảnh minh họa thích hợp cho năng-lượng-đám-đông, sự kinh ngạc theo nghĩa trong kinh thánh, là sợi dây điện. Sợi dây điện đơn thuần là để tải năng lượng đi qua. Nó không phân biệt loại năng lượng đó tốt lành hay có tính hủy diệt. Nó là vật dẫn thuần túy. Bất cứ cái gì đi vào thì chính cái đó đi ra.
Các đám đông có xu hướng hành xử giống nhau. Họ để năng lượng đi qua mình mà không phân biệt và suy xét năng lượng đó tốt hay xấu. Ví dụ, chúng ta thường nói bị/được cuốn theo vào một loại năng lượng nào đó. Đôi khi đó là năng lượng tốt, khi đám đông được cuốn theo một loại năng lượng tích cực, giúp xây dựng cộng đồng. Ví dụ, trong mấy tuần qua, dân chúng trên thế giới cuốn theo cuộc giải cứu những người thợ mỏ bị mắc kẹt dưới hầm mỏ ở Chi-lê, và năng lượng chung đó đã giúp tạo ra một cộng đồng xuyên qua ranh giới các quốc gia, sắc tộc, tôn giáo và chính trị. Chúng ta cũng thấy hầu hết các năng-lượng-đám-đông tích cực xung quanh các sự kiện thể thao chẳng hạn như Giải Vô địch Bóng đá Thế giới World Cup, giải Vô địch Bóng chày Thế giới World Series of Baseball, hay nhiều giải quần vợt.
Nhưng hầu hết năng lượng của đám đông mang tính cách tiêu cực, năng lượng của ý thức hệ, của chủ nghĩa nguyên giáo, phân biệt chủng tộc, thói thời thượng, và sự phóng đại. Năng-lượng-đám-đông là năng lượng thúc đẩy cưỡng bức tập thể. Đó cũng là năng lượng đằng sau việc Chúa Giêsu bị đóng đinh trên thập giá. Vấn đề sáng tỏ khi nhìn đám đông đó trước và trong cuộc đóng đinh trên thập giá. Năm ngày trước khi bị đóng đinh, Chúa Giê-su bước vào thành Jerusalem và đám đông cuồng nhiệt hô vang lời tán tụng, muốn tôn người lên làm vua của họ. Năm ngày sau, hầu như chẳng có gì thay đổi, cũng cùng đám đông đó la hét: “Đóng đinh hắn vào thập giá! Đóng đinh hắn vào thập giá!” Đám đông hay thay đổi vì đám đông không suy nghĩ. Họ chỉ đơn thuần truyền tải bất cứ năng lượng gì đang bao phủ họ.
Phúc âm kể câu chuyện người phụ nữ bị bắt quả tang ngoại tình và bị đám đông nhiệt tình dẫn đến gặp Chúa Giê-su, ở đây chúng ta thấy một minh họa trọn vẹn nhất cho loại năng lượng không suy xét, nguy hiểm của đám đông tương phản với loại năng lượng có suy xét của cá nhân. Câu chuyện kể đám đông dẫn người phụ nữ tới trước mặt Chúa Giê-su và yêu cầu Ngài phải đồng ý với họ về mặt luân lý rằng phải ném đá bà ta cho đến chết. Nhưng Giê-su, với lời thách thức nổi tiếng, bảo họ rằng: “Ai thấy mình không có tội thì ném trước.” Phản ứng của họ là: “Họ bỏ đi, từng người một, đầu tiên là người lớn tuổi nhất.” Một đám đông vô tâm, bị cuốn theo cơn bốc đồng về luân lý, đã đem người phụ nữ tới trước mặt Chúa Giê-su. Nhưng họ bỏ đi với tư cách cá nhân, từng người một, không còn bị cuốn đi trong cơn bốc đồng kinh ngạc đó nữa.
Tuy nhiên, cần phân biệt hết sức rõ ràng giữa kinh ngạc với ngưỡng mộ (wonder) và thán phục (awe). Ngưỡng mộ và thán phục là phản đề của kinh ngạc. Trong kinh ngạc, năng lượng chảy xuyên qua bạn. Trong ngưỡng mộ và thán phục, năng lượng làm bạn sững sờ, tê liệt, và giữ chặt bạn lại. Danh hài George Carlin châm biếm một cách sắc sảo về sự khác biệt này: Khi giải thích tại sao ông vốn nghi ngờ phần lớn những người “tái sinh”, Carlin đã châm chọc như sau – rất nhiều người biết đến lời nổi tiếng này: “Tôi không tin những người tái sinh vì họ nói quá nhiều. Khi tôi sinh ra tôi choáng váng tới mức không thể nào nói được gì trong hai năm liền! Khi một người có một trải nghiệm tâm linh đủ mạnh mẽ để khiến họ im bặt trong vài năm, thì tôi mới tin họ!”
Có một thách thức trong những lời đó: Hãy ý thức về loại năng lượng phát ra từ đám đông. Hãy ý thức về các thói thời thượng. Hãy ý thức về mọi thể loại cường điệu. Hãy ý thức về những người cổ vũ cho cả phe tự do lẫn phe bảo thủ. Hãy ý thức về bất cứ đám đông nào muốn ném đá một ai đó cho tới chết nhân danh Chúa.
Hãy nghĩ lại tất cả những lần đóng đinh người khác trên thập giá mà bạn đã tham gia, và hãy nhớ lại, sau đó, khi tỉnh táo và nhìn nhận rõ ràng trong một bầu không khí khác, bạn đã tự hỏi mình: Làm sao mình lại có thể sai lầm đến vậy? Tàn nhẫn đến vậy? Ngu dại đến vậy? Hãy đọc lại những câu chuyện trên báo chí và trên internet về những thanh niên có tâm tốt, đàng hoàng, bị cuốn theo năng lượng đám đông, đã tấn công qua mạng (cyber-bully) một người nào đó đến mức người đó phải tự vẫn. Hãy suy nghĩ, trong mỗi trường hợp, nhiều người có trách nhiệm cuối cùng đã bỏ đi như thế nào, từng người một, tỉnh táo hơn nhiều và suy xét chính chắn hơn nhiều so với khi họ bị cuốn đi trong năng lượng vô tâm của đám đông.
Sau đó, có lẽ, một cách nhẹ nhàng hơn, bạn hãy bày ra những bức ảnh cũ chụp các kiểu tóc, kiểu áo quần của bạn qua nhiều năm, thì bạn sẽ có tất cả những lời nhắc nhở cần thiết rằng năng lượng của phút giây đó dễ thay đổi và vô tâm đến như thế nào.
Rev. Ron Rolheiser, OMI
No comments:
Post a Comment