Saturday, December 27, 2014

Hiểu Sống Đức Tin: Tại Sao Có Người Đi Tu Mà Không Khấn?

Lm. Giuse Phan Tấn Thành, OP.
Thường thường các tu sĩ được định nghĩa như là người khấn khiết tịnh, khó nghèo, vâng lời. Nhưng mà tại sao có những người đi tu tận hiến mà không có lời khấn, thí dụ như các tu hội đời? Có cần phải khấn mới trở thành tu sĩ không?
Trong tiếng Hán Việt, chữ khấn tự nó chỉ có nghĩa là cầu xin (khấn nguyền, khấn cầu). Có người cho rằng nó bắt nguồn bởi tiếng “khẩn” là thành thật. Khấn thường đi kém với hứa. Hứa thì thêm tư tưởng “hẹn” (hứa hẹn). Khấn hứa vừa bao gồm việc cầu xin, vừa hẹn sẽ tạ ơn nữa. Thiết tưởng nên ghi nhận là việc khấn hứa được dành riêng cho thế giới thần linh (cầu Trời khấn Phật) chứ không áp dụng cho xã hội loài người. Chúng ta có thể lấy một thí dụ từ đời sống hàng ngày, khi một người phải đương đầu với một khó khăn nào đó (thí dụ: sinh viên sắp đi thi, bệnh nhân sắp bị mổ, thương gia sắp lên đường kinh doanh), thì họ đến cầu khấn Chúa, (hay đức Mẹ, hay một vị thánh nào đó) giúp đỡ và hứa rằng nếu vượt qua được thì sẽ tạ ơn. Quan điểm này khá gần gũi với quan điểm “votum” trong tiếng La-tinh cổ điển. Động từ vovere có nghĩa là bày tỏ ước nguyện lên các đấng thần linh, kèm theo lời hứa sẽ thực hiện một công việc gì đó. Ta thấy hàm chứa một tương quan khế ước trong đó: nếu thần linh ban cho tôi được ơn này, thì tôi sẽ tạ lễ như thế này; dĩ nhiên là nếu thần linh không ban ơn thì tôi cũng không bị ràng buộc gì hết. Thế nhưng, đến khi thánh Tôma Aquinô suy luận về bản chất của lời khấn thì ngài đã sửa lại quan điểm khế ước về lời khấn, nghĩa là chỉ giữ lại khái niệm về lời hứa sẽ thực hiện điều gì đó, chứ không đặt điều kiện là phải nhận được ơn lành. Quan điểm thần học của thánh Tôma được bộ giáo luật lặp lại ở điều 1191: “khấn (votum) là hứa với Thiên Chúa sẽ thực hiện một điều tốt”. Mình hứa với Thiên Chúa sẽ thực hiện một điều tốt bởi vì mình muốn bày tỏ lòng kính mến Chúa, muốn tiến trên con đường trọn lành, chứ không phải chỉ vì muốn đút lót để xin Ngài làm ơn cho mình. Dù sao, đó là nói trên nguyên tắc trừu tượng. Trên thực tế, có nhiều cấp độ mà chúng ta khấn hứa với Thiên Chúa. Chúng ta có thể hứa sẽ làm một công tác nào cụ thể (thí dụ kiêng hút thuốc, kiêng xem tivi, ngày thứ sáu; hứa sẽ đi lễ hàng ngày); nhất là chúng ta có thể hứa sẽ dâng trót mình phụng sự Chúa.

Wednesday, December 24, 2014


HANG ĐÁ là... SỰ TỪ CHỐI.

“Mừng Chúa Giáng Sinh”. Biểu ngữ này được trưng bày khắp mọi nơi, nhưng thật sự thì chúng ta chỉ nói xã giao với Chúa thôi, chúng ta chỉ đón mừng trên môi miệng thôi. Thực tế thì chúng ta chỉ đón mừng Chúa trong Hang Đá mà thôi
.Lễ Giáng Sinh là dịp để người ta chuẩn bị trang hoàng đường phố, xóm đạo, trang hoàng nhà cửa, trang trí hang đá, cây thông với những sắc màu rực rỡ của những ánh đèn chớp sáng. Có thể nói lễ hội Giáng Sinh là lễ hội của ánh sáng. Đêm Giáng Sinh chính là đêm của ánh sáng.

Satan đã làm cho Lễ Giáng Sinh đơn thuần chỉ là lễ hội, satan làm cho lễ Giáng Sinh đã trở nên tục hóa. Ông già Noel đã chiếm chỗ của Chúa Giêsu. Chúa Giêsu thì ở trong nhà thờ, còn ngoài nhà thờ thì là ông già Noel. Đi đâu cũng thấy người ta chào đón ông già Noel, làm hang đá thật to và rực rỡ. Nhưng tất cả chỉ là vẻ bề ngoài. Người ta đâu có chào mừng Con Thiên Chúa đến làm người một cách long trọng như vậy.

“Thiên Chúa yêu thế gian đến nỗi đã ban Con Một, để ai tin vào Con của Người thì khỏi phải chết, nhưng được sống muôn đời.” (Ga 3, 16)

“Người đã đến nhà mình, nhưng người nhà chẳng chịu đón nhận” (Ga 1, 11).

Ngày xưa cũng vậy và ngày hôm nay cũng vậy thôi. Người ta đón tiếp Chúa bằng cách đóng cửa lòng lại, không cho vào nhà mình. Chúa chỉ được đón tiếp trong một hang đá lạnh lẽo, đón rước bởi bò với lừa, con người không có đón rước Chúa. Ngày hôm nay, theo sự đánh giá của Đức Gioan Phaolô 2, thế giới chúng ta đang sống trong nền văn hóa của sự chết: ăn gian, nói dối, ly dị, tự tử, an tử, bắt cóc con tin, cỗ võ chiến tranh, phát triển vũ khí, các sắc tộc chém giết nhau… (nền văn hóa của sự chết là nền văn hóa của ma quỷ, bởi vì ma quỷ chỉ có khả năng sản xuất ra đau khổ và chết chóc mà thôi). Còn theo sự đánh giá của Đức Bênêdictô 16 thì thế giới chúng ta đang làm nô lệ cho thuyết tương đối về mặt luân lý.

Như vậy, thời xưa hay thời nay thì Hang Đá đều là sự Từ Chối của con người không đón nhận Chúa. Hang đá không phải là sự khoe khoang như nhiều người vẫn làm, sự tự hào làm cho to, làm cho đẹp, làm cho rực rỡ sắc màu như nhiều người vẫn làm, mà Hang Đá bên ngoài chính là sự Từ Chối.


Do đó, đặc biệt trong Mùa Vọng này, mời gọi chúng ta mở lòng ra đón nhận Chúa, mời gọi chúng ta làm một Hang Đá trong lòng, là nơi thật sự Chúa muốn ngự đến và ở lại với chúng ta.

Lúc đó lòng của chúng ta sẽ bừng lên một ánh sáng, ánh sáng của Chúa Giêsu. Chúa Giêsu chính là ánh sáng của Thiên Chúa đến trên nhân loại này: “Ngôi Lời là ánh sáng thật, ánh sáng đến thế gian và chiếu soi mọi người.” (Ga 1, 9)

Như vậy chúng ta hãy cùng nhau làm cho lễ hội Giáng Sinh về với đúng nghĩa của nó. Chúng ta hãy cùng làm cho đêm Giáng Sinh chính là đêm của ánh sáng. Ánh sáng Thần Linh chứ không phải ánh sáng vật chất. Bằng cách mở lòng ra đón nhận Chúa thông qua các việc làm đạo đức một cách thường xuyên: ăn chay, cầu nguyện, xưng tội, đọc Kinh Thánh, tham dự Thánh lễ và rước lễ.
-----------------------------------
Gb.PLH




Wednesday, December 17, 2014

MONG CHỜ CHÚA ĐẾN



Mùa Vọng là thời gian chuẩn bị tâm hồn để mừng đón Con Thiên Chúa giáng trần làm người, đem Ơn Cứu Độ đến cho nhân loại. Mùa Vọng cũng là khoảng mong chờ Chúa đến riêng với mỗi người, đặc biệt là chung với mọi người: Ngài Chúa Giêsu tái lâm, Ngày Cánh Chung.

Sunday, December 14, 2014

Vẻ đẹp của nhà thờ đá Phát Diệm

Nhà thờ đá Phát Diệm được xây dựng từ năm 1875-1898, là một nhà thờ đẹp và độc đáo bậc nhất Việt Nam.



Đây là một quần thể kiến trúc gồm 1 nhà thờ lớn, 5 nhà thờ nhỏ cùng nhiều công trình khác trên khuôn viên rộng 22ha ở thị trấn Phát Diệm, huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình. Nét độc đáo của nhà thờ là phong cách kiến trúc mô phỏng đình chùa của người Việt cùng chất liệu xây dựng chủ yếu là đá và gỗ.

Friday, December 5, 2014

ĐÓN NHẬN ĐỨC KITÔ TRONG NIỀM VUI

Một linh mục trẻ mới chịu chức được gởi đến giúp phụ tá cho một vị cha xứ già tại một giáo xứ nọ.  Khi đến nơi, vị linh mục trẻ đến chào vị linh mục già và xin ngài những lời khuyên cho công việc mục vụ của mình tại đây: “Thưa cha, con nên giảng về những vấn đề gì?”  Vị linh mục trả lời: “Chỉ giảng khoảng 10 phút thôi.”  Vài năm trước đây, tôi đến một giáo xứ tại Pháp để giúp mùa hè, và lời khuyên duy nhất của vị cha xứ tại đó cho tôi cũng là nên giảng và cử hành Thánh lễ ngắn bao nhiêu có thể vì dân chúng tại đây chẳng có nhiều thời gian.  Tôi đã làm theo lời khuyên này.  Thế nhưng điều làm tôi thực sự ngạc nhiên là khi được nghe một ban hợp xướng từ Anh quốc đến và trình diễn bài Messia của Handel.  Buổi trình diễn được tổ chức ngay tại nhà thờ của giáo xứ, và sau 3 tiếng đồng hồ trình diễn, nhiều người vẫn xin yêu cầu trình diễn thêm.  Thú thật, tôi chưa bao giờ nhìn thấy sự vui tươi hơn thế trên khuôn mặt của những người tham dự trong nhà thờ hôm đó, cũng như chưa bao giờ nhìn thấy sự nhiệt tình hơn thế nơi họ.  Sau đó, tôi đã hỏi cha xứ: “Làm sao bà con tín hữu lại có thể ngồi yên một chỗ trong hơn 3 tiếng đồng hồ để chăm chú lắng nghe ban hợp xướng với niềm vui như thế, trong khi họ lại chẳng có thái độ tương tự khi lắng nghe Lời Chúa trong thánh lễ?  Vị cha xứ chẳng trả lời được.

20
Vài năm sau, tôi đã có được câu trả lời từ một người bạn hiện đang dạy tại trường giáo lý, và những gì anh nói đã giúp soi sáng cho tôi.  Anh nói người ta cần có kinh nghiệm về Thiên Chúa trong cuộc sống của họ trước khi họ có thể lắng nghe Lời Chúa trong niềm vui.  Anh cho rằng việc loan truyền Lời Chúa cho những người chưa biết Chúa phải lưu ý tới mối tương giao cá nhân của họ với Chúa, vì người mà chẳng có mối tương giao cá nhân với Thiên Chúa thì cũng tựa như đọc thơ cho một người mà chẳng biết gì về thơ văn cả.  Khi ấy, họ sẽ dễ dàng chán và chỉ muốn bỏ đi ngay.  Vậy thì, làm thế nào để giúp người ta đi từ tâm trạng chán ngán khi nghe Lời Chúa đến tâm trạng vui tươi và hứng khởi khi nghe Lời Chúa?  Với Lời Chúa trong Chúa nhật hôm nay, thánh Gio-an Tẩy Giả đã đưa ra cho chúng ta một mẫu gương.

Khi chúng ta đọc Tin Mừng hôm nay: “Có Lời Thiên Chúa phán cùng con ông Da-ca-ri-a là ông Gio-an trong hoang địa.  Ông liền đi khắp vùng ven sông Gio-đan, rao giảng, kêu gọi người ta chịu phép rửa tỏ lòng sám hối để được ơn tha tội” (Lc 3, 2-3). Trong đoạn văn ngắn này, chúng ta thấy có 3 bước cần thiết để giúp một người đi từ tình trạng lãnh đạm đến tình trạng nhiệt tình trong niềm tin. Ba bước đó là (1) Gio-an đi vào hoang địa, (2) Lời của Chúa đến với ông, và (3) Gio-an bỏ rời hoang địa và đi rao giảng niềm tin.  Mỗi người chúng ta cũng phải đi qua ba bước này để đạt đến tình trạng khởi sự sống niềm tin của mình trong niềm vui.

Bước 1: Đi vào Hoang địa. Hoang địa là nơi mỗi người sống một mình với Thiên Chúa.  Vào hoang địa nghĩa là bỏ đi những công việc, những bận tâm lo toan thường ngày để gặp gỡ Thiên Chúa trong cầu nguyện, trong việc đọc và suy niệm Lời Chúa.  Hoang địa là nơi chúng ta gặp gỡ Thiên Chúa.  Chính bản thân mỗi người chúng ta phải làm bước đầu tiên này: đi vào hoang địa, tìm kiếm và gặp gỡ Thiên Chúa.

Bước 2: Để Lời Chúa đến với chúng ta.  Một khi chúng ta mở lòng ra với Thiên Chúa trong hoang địa, thì chính Thiên Chúa đến và chiếm ngự tâm hồn chúng ta.  Có một vị thánh nói rằng khi chúng ta bước 1 bước để đến với Thiên Chúa, thì chính Người lại bước 2 bước để đến với chúng ta.  Với bước thứ 2 này, Thiên Chúa đã có sáng kiến đến với chúng ta, chiếm ngự tâm hồn chúng ta, canh tân đổi mới chúng ta, tô điểm lại hình ảnh của Người nơi chúng ta mà chúng ta vốn được tạo dựng nên giống thế.  Một số người gọi đây là việc được “tái sinh. Khi những việc này xảy ra, chúng ta có thể ở lại một mình với Thiên Chúa cả ngày trong nhà thờ để cầu nguyện, để gặp gỡ Thiên Chúa qua Lời của Người trong Kinh Thánh.  Thế nhưng giống như Gio-an Tẩy Giả, chúng ta còn phải tiếp tục sống và thực thi những bổn phận của chúng ta trong gia đình và xã hội nữa.

Bước 3: Rao truyền Niềm tin của mình.  Khi đã trải nghiệm những điều tốt lành từ Thiên Chúa trong cuộc sống, chúng ta lại muốn chia sẻ những trải nghiệm này với người khác.  Lúc ấy, chúng ta giống như người mặc một chiếc áo thun có ghi dòng chữ lớn trên lưng “Wow, Thiên Chúa thật vĩ đại!” để mọi người có thể nhìn vào và cảm nhận được niềm vui, sự an bình tỏa ra từ chúng ta, và rồi họ cũng muốn được nên giống chúng ta, được trở thành bạn hữu của chúng ta.  Tiếp đến, chúng ta có thể chỉ cho họ thấy con đường đến với hoang địa để ở nơi đó, họ cũng được gặp gỡ chính Thiên Chúa.  Trải nghiệm về Thiên Chúa cũng tựa như trải nghiệm về tình yêu.  Bạn có thể nói cho người khác nghe về tình yêu, nhưng họ không thể hiểu được nó cho tới khi chính bản thân họ trải nghiệm.

Trong lời Tổng nguyện của lễ Chúa nhật, chúng ta thưa lên với Thiên Chúa: “Lạy Thiên Chúa toàn năng ái tuất, xin mở rộng tâm hồn chúng con để đón mừng Con Chúa.  Xin hãy loại bỏ những gì cản trở chúng con đón nhận Đức Ki-tô trong niềm vui.”  Để được như thế, trong Mùa Vọng này, chúng ta cần thực hiện bước thứ 1 để dành cho Thiên Chúa một chỗ trong tâm hồn chúng ta, dành thời gian để cầu nguyện, tham dự Thánh lễ và lắng nghe Lời Chúa.
-------------------------------------- 

Văn Chính, SDB chuyển ngữ