Tìm hiểu:
TẠI VIỆT NAM CÓ BAO NHIÊU ĐẠO?
Ý niệm về tôn giáo là ý niệm phổ quát nơi mọi dân tộc, dù man di mọi rợ hay văn minh tân tiến: Người Do thái (Jews) được Thiên Chúa tuyển chọn tỏ mình ra cho biết Danh Ngài là Đấng Tự hữu (Tự mình mà có, không ai sinh ra Ngài). Các dân tộc khác, tùy văn hoá mỗi nơi, tôn thờ nhiều thần minh (gods) khác nhau với nhiều nghi lễ khác nhau: Người Rôma thờ thần Jupiter, người Phenicia thờ thần Baal, người Ba tư- Persian- Iran) thờ thần Ánh sáng (Ormuz), người Ấn độ thờ Đấng Chí linh (Bhram), người Tàu thờ Đấng Thượng Đế .1. Người Việt nam thờ đấng nào, theo những đạo nào?
- Người Việt nam trong gia đình theo lòng hiếu thảo, thờ Ông Bà; trong xã hội thờ những vị thần làng; trong thiên nhiên thờ những vị thần phù hộ, khi có các đạo từ ngoài đưa vào, người ta thờ thần thánh riêng của mỗi đạo, nhưng trên hết, người Việt nam thường kêu cầu Ông Trời.
- Tại Việt nam có tới 10 đạo khác nhau: 1. Đạo Ông bà (Ancestor Worship), 2. Đạo thờ Thần (Idolatry), 3. Đạo Lão (Taoism), 4. Đạo Khổng (đạo Nho) (Confucianism), 5. Đạo Phật (Buddhism), 6. Đạo Công Giáo (Catholicism), 7. Đạo Tin Lành (Protestantism), 8. Đạo Cao Đài (Caodaism), 9. Đạo Phật giáo Hoà Hảo (Hoa Hao Buddhism), 10. Đạo Hồi (Islamism).
Xin nói sơ về mỗi đạo:
1- Đạo Ông bà: Không hẳn là một tôn giáo. Con cháu tỏ lòng hiếu thảo biết ơn đối với ông bà tổ tiên khi còn sống cũng như lúc đã qua đời. (Xác ông bà được chôn táng ngay trong vườn cạnh nhà. Vong linh (spirit) ông bà coi như đang sống nơi giường thờ. Từ việc tết nhất, cưới hỏi, từng bữa cơm, lúc vui buồn, khi con cháu ốm đau..., ông bà đều được nhớ đến, được khấn vái. Tùy gia đình giầu nghèo, tùy lúc bình thường hay cấp bách. Mâm cúng thường là một mâm cơm, hoặc ít là trầu cau hoa quả. Giữa đêm khuya, cúng một chén nước lã với nén hương. Thời gian cúng là chờ cho tàn một tuần hương, tức là chờ bó nhang cháy lụn, lúc đó kể như ông bà đã dùng của lễ dâng. Sau đó dọn xuống để con cháu cùng nhau hưởng. Con cháu phải lo ăn ở sao cho khỏi mang chữ bất hiếu. Lời cha mẹ dặn văng vẳng bên tai. Dòng máu tổ tiên sôi trong huyết mạch, người con cảm thấy tủi hổ về cách ăn ở của mình nếu đã làm điều bất xứng).
Tác giả Toan Ánh thêm: "Việc thờ thần linh cũng nói lên việc nhớ ơn người trước, nhắc nhớ những gương sáng tiền nhân để lại, và bảo nhau làm điều lành lánh điều dữ". (Toan Ánh, Tín Ngưỡng Việt nam, quyển thượng trang 192).
Tại Việt nam, số người thờ cúng ông bà tổ tiên chiếm số đông nhất trong toàn thể dân số.
* Việc thờ cúng Ông bà nhắc nhớ cho con cháu quí trọng hồn thiêng sống mãi, và gắng sống sao cho mình sau này cũng được mát mẻ dưới "suối vàng" với ông bà Tổ tiên. Đó là những ước ao rất tốt từ tâm thức con người mong một cõi linh thiêng giải thoát khổ cực đời này.
2- Đạo Thờ Thần: Khó có thể kể hết tên các vị thần của người Việt. Trên trời có thần mưa, thần gió, thần sấm, thần sét, thần mặt trời, mặt trăng; dưới đất có thần tử, thần sinh, thần cây đa cây đề; trong nhà có Thổ công (Thần đất được thờ trong miếu nhỏ), thần Táo (thờ trong bếp), thần Tài (thờ trong góc nhà). Trong làng có Thành hoàng, dưới sông có Hà bá; ngoài biển có thần Thuỷ. Mỗi nghề nghiệp, mỗi địa phương đều có thần riêng.
Thờ Thần chỉ là những lối tỏ bày niềm tin nơi các Sức mạnh linh thiêng mà người ta tin rằng có quyền che chở và chúc phúc, giúp thoát khổ, thoát nạn, có ảnh hưởng đến con người từ lúc còn là bào thai trong lòng mẹ tới khi nhắm mắt đi vào lòng đất. Qua việc thờ Thần này, vì không có giáo điều hướng dẫn, nên sinh những mê tín, lừa bịp.
* Quan niệm về đời sau dựa trên niềm tin của dân gian, tưởng tượng, truyền khẩu nhiều hơn.
3- Đạo Lão: Vị Sáng lập Đạo Lão là cụ Lão Tử bên Tàu (Tục truyền: mẹ mang thai con 80 năm, sinh con ra đầu đã bạc, nên gọi là lão, (theo Phan Kế Bính, Việt Nam Phong Tục, Miền Nam xb, trang220).
Đạo Lão có từ 7 thế kỷ trước Chúa Kitô ra đời.
Vẫn theo tác giả Phan Kế Bính: "Lão tử soạn ra bộ Đạo Đức kinh gồm năm nghìn câu nói, chủ ý dạy con người giữ "Cách tự nhiên thanh tĩnh, không cần phải làm gì". Muôn việc cứ phó mặc tự nhiên, không cần phải lo lắng nghĩ ngợi, mới hưởng được khoái lạc tiêu dao"(sách trên, trang trên).
Về phương diện triết lý, tương tự thuyết Tiến hoá. Lão Tử cho rằng Đạo là nguyên lý huyền diệu, vô hình, vô sắc, đã sinh ra âm dương trời đất và muôn vật. Muôn vật sinh ra khắp cả thế gian rồi lại quay trở về đạo, để lại hóa ra muôn vật muôn loài, theo cuộc tuần hoàn biến cải thiên nhiên.
Đạo Lão được truyền vào Việt Nam cùng với việc cai trị của người Trung Hoa. Đã có thời toàn thịnh, ảnh hưởng giới trí thức chán công danh, ưa nhàn du, tiêu dao phóng khoáng; ảnh hưởng giới bình dân ưa chuyện đồng bóng thần tiên huyền ảo.
* Đạo Lão không đề cao Thượng đế và không nói tới sự Sống đời sau.
4- Đạo Khổng: (đạo Nho) Theo một truyền thuyết, Đức Khổng Tử đã lập đạo này vào cuối thế kỷ 6 trước Chúa Kitô.
Tôn chỉ: Đạo Khổng xây dựng con người và xã hội qua việc: Tu thân, tề gia, trị quốc, bình thiên hạ. Để đạt đích trên, con người cần giữ luân lý tam cương (vua-tôi, cha-con, vợ-chồng); nam giới cần có ngũ thường (nhân, nghĩa, lễ, trí, tín); nữ giới cần có tam tòng (ở nhà theo cha, lấy chồng theo chồng, chồng chết theo con) và tứ đức (công, dung, ngôn, hạnh).
Học thuyết căn bản trong đạo Khổng: là tuân theo mệnh Trời (Thiên mệnh). Thiên mệnh hướng dẫn hoạt động của mọi người, không ai thoát khỏi.
Khổng giáo truyền vào Việt nam cùng với việc cai trị của người Trung Hoa và đã gây ảnh hưởng rất lớn trong đời sống và văn chương người Việt từ Vua Chúa tới dân thường, đã có thời trở thành quốc giáo.
* Đạo Khổng tuy đề cao Trời, nhưng không nói tới Sự Sống đời sau. Đức Khổng chỉ nói:"Khi chết, phách con người trở về với đất, khí con người bay lên không trung".
Tác giả Toan Ánh thêm: "Việc thờ thần linh cũng nói lên việc nhớ ơn người trước, nhắc nhớ những gương sáng tiền nhân để lại, và bảo nhau làm điều lành lánh điều dữ". (Toan Ánh, Tín Ngưỡng Việt nam, quyển thượng trang 192).
Tại Việt nam, số người thờ cúng ông bà tổ tiên chiếm số đông nhất trong toàn thể dân số.
* Việc thờ cúng Ông bà nhắc nhớ cho con cháu quí trọng hồn thiêng sống mãi, và gắng sống sao cho mình sau này cũng được mát mẻ dưới "suối vàng" với ông bà Tổ tiên. Đó là những ước ao rất tốt từ tâm thức con người mong một cõi linh thiêng giải thoát khổ cực đời này.
2- Đạo Thờ Thần: Khó có thể kể hết tên các vị thần của người Việt. Trên trời có thần mưa, thần gió, thần sấm, thần sét, thần mặt trời, mặt trăng; dưới đất có thần tử, thần sinh, thần cây đa cây đề; trong nhà có Thổ công (Thần đất được thờ trong miếu nhỏ), thần Táo (thờ trong bếp), thần Tài (thờ trong góc nhà). Trong làng có Thành hoàng, dưới sông có Hà bá; ngoài biển có thần Thuỷ. Mỗi nghề nghiệp, mỗi địa phương đều có thần riêng.
Thờ Thần chỉ là những lối tỏ bày niềm tin nơi các Sức mạnh linh thiêng mà người ta tin rằng có quyền che chở và chúc phúc, giúp thoát khổ, thoát nạn, có ảnh hưởng đến con người từ lúc còn là bào thai trong lòng mẹ tới khi nhắm mắt đi vào lòng đất. Qua việc thờ Thần này, vì không có giáo điều hướng dẫn, nên sinh những mê tín, lừa bịp.
* Quan niệm về đời sau dựa trên niềm tin của dân gian, tưởng tượng, truyền khẩu nhiều hơn.
3- Đạo Lão: Vị Sáng lập Đạo Lão là cụ Lão Tử bên Tàu (Tục truyền: mẹ mang thai con 80 năm, sinh con ra đầu đã bạc, nên gọi là lão, (theo Phan Kế Bính, Việt Nam Phong Tục, Miền Nam xb, trang220).
Đạo Lão có từ 7 thế kỷ trước Chúa Kitô ra đời.
Vẫn theo tác giả Phan Kế Bính: "Lão tử soạn ra bộ Đạo Đức kinh gồm năm nghìn câu nói, chủ ý dạy con người giữ "Cách tự nhiên thanh tĩnh, không cần phải làm gì". Muôn việc cứ phó mặc tự nhiên, không cần phải lo lắng nghĩ ngợi, mới hưởng được khoái lạc tiêu dao"(sách trên, trang trên).
Về phương diện triết lý, tương tự thuyết Tiến hoá. Lão Tử cho rằng Đạo là nguyên lý huyền diệu, vô hình, vô sắc, đã sinh ra âm dương trời đất và muôn vật. Muôn vật sinh ra khắp cả thế gian rồi lại quay trở về đạo, để lại hóa ra muôn vật muôn loài, theo cuộc tuần hoàn biến cải thiên nhiên.
Đạo Lão được truyền vào Việt Nam cùng với việc cai trị của người Trung Hoa. Đã có thời toàn thịnh, ảnh hưởng giới trí thức chán công danh, ưa nhàn du, tiêu dao phóng khoáng; ảnh hưởng giới bình dân ưa chuyện đồng bóng thần tiên huyền ảo.
* Đạo Lão không đề cao Thượng đế và không nói tới sự Sống đời sau.
4- Đạo Khổng: (đạo Nho) Theo một truyền thuyết, Đức Khổng Tử đã lập đạo này vào cuối thế kỷ 6 trước Chúa Kitô.
Tôn chỉ: Đạo Khổng xây dựng con người và xã hội qua việc: Tu thân, tề gia, trị quốc, bình thiên hạ. Để đạt đích trên, con người cần giữ luân lý tam cương (vua-tôi, cha-con, vợ-chồng); nam giới cần có ngũ thường (nhân, nghĩa, lễ, trí, tín); nữ giới cần có tam tòng (ở nhà theo cha, lấy chồng theo chồng, chồng chết theo con) và tứ đức (công, dung, ngôn, hạnh).
Học thuyết căn bản trong đạo Khổng: là tuân theo mệnh Trời (Thiên mệnh). Thiên mệnh hướng dẫn hoạt động của mọi người, không ai thoát khỏi.
Khổng giáo truyền vào Việt nam cùng với việc cai trị của người Trung Hoa và đã gây ảnh hưởng rất lớn trong đời sống và văn chương người Việt từ Vua Chúa tới dân thường, đã có thời trở thành quốc giáo.
* Đạo Khổng tuy đề cao Trời, nhưng không nói tới Sự Sống đời sau. Đức Khổng chỉ nói:"Khi chết, phách con người trở về với đất, khí con người bay lên không trung".
5- Đạo Phật: Phật tổ tên là Gautama Shidata, con vua nước Ấn độ, sinh năm 563 trước Chúa Kitô. Năm 29 tuổi, Người đi thăm dân chúng ở kinh thành, gặp nhiều cảnh khổ của dân, sau đó, Người quyết định rời cung điện đi tìm đường giải thoát. Sau thời gian tu luyện, năm 35 tuổi, Người đã tự giác ngộ, tìm được đường giải thoát khi đang suy niệm cạnh cây bồ đề trong một đêm trăng tròn tháng Năm dương lịch. Do đó, Người được gọi là Buddha (Bụt, Phật).
Đạo Phật chủ trương: "giải thoát con người". Theo Đức Phật: Đời là bể khổ, sinh khổ, bệnh khổ, già khổ, chết khổ. Mà nguồn gốc của khổ là lòng tham muốn. Vậy muốn khỏi khổ, phải diệt lòng tham muốn. Khi đã diệt được lòng tham muốn rồi, con người sẽ được giải thoát (tức là tình trạng niết bàn).
Về niềm tin: Mỗi người có nhiều Kiếp (đời). Từ kiếp này Đầu thai (reincarnate) qua kiếp khác (gọi là Luân hồi = xoay vần như bánh xe ). Tin có Nhân-Quả ( Cái Nghiệp (Karma: phận việc) ta có ở kiếp này sinh từ cái Quả ta đã làm ở kiếp trước, và Nghiệp ta làm ở kiếp này là cái Nhân sinh ra cái Quả của ta ở kiếp sau. Nghiệp báo cứ luân hồi mãi cho tới khi ta giải thoát xong mà được về Niết bàn (nơi hư không). (Lê Văn Đức, Lê Ngọc Trụ, Việt Nam Tự Điển trang 199 Phần III).
Đạo Phật không dạy tin có Thượng đế. (Trên con đường giải thoát, người ta tùy sức mình, không cần ai hay thần thánh nào giúp. Như vậy, không cần cầu nguyện với thần thánh.
Về luân lý: Dạy giữ ngũ giới: Cấm sát sinh, cấm trộm cướp, cấm gian dâm, cấm nói dối, cấm rượu thịt.
Đạo Phật cho phép trong kiếp người, con người có thể tự hủy mạng mình, tức tự thiêu.
Đạo Phật vào Việt Nam khi người Trung Hoa sang đô hộ từ thế kỷ 2. Đã có những thời kỳ rất thịnh đến trở thành quốc giáo và ảnh hưởng rất nhiều trong dân gian cũng như trong văn học (theo Phan Phát Huồn, Việt Nam Giáo sử, quyển II, trang 126).
* Đạo Phật không chỉ rõ cho con người được hạnh phúc đời đời như tâm thức con người mọi thời hằng mong muốn. Sau khi vất vả diệt dục và làm thiện, đạo Phật chỉ nói tời Niết bàn là một tình trạng giải thoát mà thôi.
Phải chăng Phật tổ thấy trước Đức Kitô sẽ ra đời khi Người nói với Ananda: "Ta không phải là Đức Phật đầu tiên giáng thế, mà cũng không phải là Đức Phật cuối cùng. Lúc cần đến, sẽ có một Đức Phật khác xuất hiện trên thế giới, một vị chí tôn, chí tuệ, hành vi đạo đức, đem lại điềm lành, biết rõ vũ trụ, một vị lãnh đạo vô song của loài người, một vị Chúa tể của thiên thần và thế nhân, Đức Phật ấy sẽ dạy những chân lý bất diệt" (Trịnh Văn Thanh, Thành Ngữ Điển Tích Danh Nhân Từ Điển, Xuân Thu xuất bản, trang 334).
6- Đạo Tin lành: Gọi đúng ra là đạo Thệ phản (Protestantism). Đạo Tin lành phát xuất từ Đạo Công giáo.
Theo lịch sử, Ông Lutherô, một linh mục Công giáo người nước Đức (Germany), năm 1517 đã phản đối giáo huấn của Giáo hội Công giáo về các vấn đề Ân xá, Bí tích, lời khấn hứa..., phủ nhận quyền lãnh đạo tối cao của Đức Giáo hoàng Rôma.
Mười hai năm sau khi tuyên thệ phản đối, ông và đồng bạn đã tuyên bố tách rời Giáo hội Công giáo Rôma, lập giáo phái mới, lấy Kinh Thánh (Bible) làm sách kinh hướng dẫn đời sống đạo. Do đó gọi là đạo Tin lành.
Ông chủ trương: người ta nên công chính (justification) bằng đức tin của mình. Công nghiệp của cá nhân không ích gì cho phần rỗi linh hồn. (Lm. Bùi Đức Sinh, OP, Lịch sử Giáo hội Công giáo, Sài gòn 1972, II trang 9).
Ông chủ trương thuyết Tiền định (Predestination), theo đó, sự sống đời đời của mỗi người đã được Thiên Chúa định trước, cho dù con người có cố gắng thoát ra cũng không thoát nổi. Thật ra trong Kinh Thánh, Chúa nói rõ trong sách Khải huyền chương 22, câu 12 như sau:"Họ sẽ được trả công tùy theo việc họ làm (22, 12).
Vì không có thủ lãnh tối cao, đạo Tin lành sau đã lan ra thành nhiều phái khác nhau.
Đạo Tin lành vào Việt Nam thời người Pháp qua đặt nền đô hộ tại Nam Kỳ. Năm 1911 người Tin lành Mỹ tới mở trường dạy Thánh Kinh và huấn luyện nhà truyền giáo. (Lm. Phan Phát Huồn, Việt nam Giáo sử, II, Sài gòn 1962, trang 195).
7- Đạo Cao Đài: Người thành lập đạo Cao đài là ông Ngô văn Chiêu quê tại Bình Tây Chợ lớn,
Đạo Phật chủ trương: "giải thoát con người". Theo Đức Phật: Đời là bể khổ, sinh khổ, bệnh khổ, già khổ, chết khổ. Mà nguồn gốc của khổ là lòng tham muốn. Vậy muốn khỏi khổ, phải diệt lòng tham muốn. Khi đã diệt được lòng tham muốn rồi, con người sẽ được giải thoát (tức là tình trạng niết bàn).
Về niềm tin: Mỗi người có nhiều Kiếp (đời). Từ kiếp này Đầu thai (reincarnate) qua kiếp khác (gọi là Luân hồi = xoay vần như bánh xe ). Tin có Nhân-Quả ( Cái Nghiệp (Karma: phận việc) ta có ở kiếp này sinh từ cái Quả ta đã làm ở kiếp trước, và Nghiệp ta làm ở kiếp này là cái Nhân sinh ra cái Quả của ta ở kiếp sau. Nghiệp báo cứ luân hồi mãi cho tới khi ta giải thoát xong mà được về Niết bàn (nơi hư không). (Lê Văn Đức, Lê Ngọc Trụ, Việt Nam Tự Điển trang 199 Phần III).
Đạo Phật không dạy tin có Thượng đế. (Trên con đường giải thoát, người ta tùy sức mình, không cần ai hay thần thánh nào giúp. Như vậy, không cần cầu nguyện với thần thánh.
Về luân lý: Dạy giữ ngũ giới: Cấm sát sinh, cấm trộm cướp, cấm gian dâm, cấm nói dối, cấm rượu thịt.
Đạo Phật cho phép trong kiếp người, con người có thể tự hủy mạng mình, tức tự thiêu.
Đạo Phật vào Việt Nam khi người Trung Hoa sang đô hộ từ thế kỷ 2. Đã có những thời kỳ rất thịnh đến trở thành quốc giáo và ảnh hưởng rất nhiều trong dân gian cũng như trong văn học (theo Phan Phát Huồn, Việt Nam Giáo sử, quyển II, trang 126).
* Đạo Phật không chỉ rõ cho con người được hạnh phúc đời đời như tâm thức con người mọi thời hằng mong muốn. Sau khi vất vả diệt dục và làm thiện, đạo Phật chỉ nói tời Niết bàn là một tình trạng giải thoát mà thôi.
Phải chăng Phật tổ thấy trước Đức Kitô sẽ ra đời khi Người nói với Ananda: "Ta không phải là Đức Phật đầu tiên giáng thế, mà cũng không phải là Đức Phật cuối cùng. Lúc cần đến, sẽ có một Đức Phật khác xuất hiện trên thế giới, một vị chí tôn, chí tuệ, hành vi đạo đức, đem lại điềm lành, biết rõ vũ trụ, một vị lãnh đạo vô song của loài người, một vị Chúa tể của thiên thần và thế nhân, Đức Phật ấy sẽ dạy những chân lý bất diệt" (Trịnh Văn Thanh, Thành Ngữ Điển Tích Danh Nhân Từ Điển, Xuân Thu xuất bản, trang 334).
6- Đạo Tin lành: Gọi đúng ra là đạo Thệ phản (Protestantism). Đạo Tin lành phát xuất từ Đạo Công giáo.
Theo lịch sử, Ông Lutherô, một linh mục Công giáo người nước Đức (Germany), năm 1517 đã phản đối giáo huấn của Giáo hội Công giáo về các vấn đề Ân xá, Bí tích, lời khấn hứa..., phủ nhận quyền lãnh đạo tối cao của Đức Giáo hoàng Rôma.
Mười hai năm sau khi tuyên thệ phản đối, ông và đồng bạn đã tuyên bố tách rời Giáo hội Công giáo Rôma, lập giáo phái mới, lấy Kinh Thánh (Bible) làm sách kinh hướng dẫn đời sống đạo. Do đó gọi là đạo Tin lành.
Ông chủ trương: người ta nên công chính (justification) bằng đức tin của mình. Công nghiệp của cá nhân không ích gì cho phần rỗi linh hồn. (Lm. Bùi Đức Sinh, OP, Lịch sử Giáo hội Công giáo, Sài gòn 1972, II trang 9).
Ông chủ trương thuyết Tiền định (Predestination), theo đó, sự sống đời đời của mỗi người đã được Thiên Chúa định trước, cho dù con người có cố gắng thoát ra cũng không thoát nổi. Thật ra trong Kinh Thánh, Chúa nói rõ trong sách Khải huyền chương 22, câu 12 như sau:"Họ sẽ được trả công tùy theo việc họ làm (22, 12).
Vì không có thủ lãnh tối cao, đạo Tin lành sau đã lan ra thành nhiều phái khác nhau.
Đạo Tin lành vào Việt Nam thời người Pháp qua đặt nền đô hộ tại Nam Kỳ. Năm 1911 người Tin lành Mỹ tới mở trường dạy Thánh Kinh và huấn luyện nhà truyền giáo. (Lm. Phan Phát Huồn, Việt nam Giáo sử, II, Sài gòn 1962, trang 195).
7- Đạo Cao Đài: Người thành lập đạo Cao đài là ông Ngô văn Chiêu quê tại Bình Tây Chợ lớn,
cùng với nhóm trí thức hay cầu cơ ở Sàigòn. Đạo Cao đài xuất hiện vào năm 1926. Trụ sở trung ương, tức Toà thánh đặt tại Tỉnh Tây Ninh, Nam Việt.
Đạo Cao đài là tổng hợp các đạo Khổng, Lão, Phật và Công giáo.
Mục đích đạo Cao đài (đài của Đấng Tối cao) là nhắc cho mọi người bổn phận với mình, với gia đình, với xã hội và với thế giới. Đạo khuyên con người từ bỏ danh vọng, xa hoa trần thế để tìm an bình cho tâm hồn.
Đạo lấy Con Mắt (Thiên nhãn) là biểu hiệu sự sáng suốt của Đấng Chí Tôn. Cầu Cơ là lối duy nhất để hỏi ý Người và các Tiên thánh trong việc hành đạo.
Tín đồ phải giữ chay từ 2 tới 10 ngày một tháng, tùy là thượng thừa hay hạ thừa. Cầu nguyện hằng ngày lúc sáng, trưa, chiều và 12 giờ khuya.
* Đạo Cao Đài ảnh hưởng Phật giáo về kiếp sau, nhận có linh hồn bất diệt và luân hồi, nhưng cũng không dạy rõ ràng về sự Sống đời đời, là nơi hạnh phúc trường kỳ.
8- Đạo Phật giáo Hoà hảo: Lập đạo vào năm 1939, do Đức Huỳnh phú Sổ người làng Hoà Hảo tỉnh Long Xuyên, Nam Việt.
Phật giáo Hoà hảo chọn màu đà (màu nâu nhạt) là màu tổng hợp các mầu, tượng trưng sự hợp nhất các chủng tộc.
Đạo Hòa hảo khuyên người đời thực hiện Tứ đại ân: Đền ơn cha mẹ, đền ơn đất nước, đền ơn Phật Pháp Tăng, đền ơn đồng bào nhân loại.
Đạo dạy tránh sát sanh, trộm cắp, tà dâm; giữ bát chánh (kiến, tư duy, nghiệp, tín, tấn, mạng, niệm, định) (theo Trịnh văn Thanh, Thành ngữ điển tích Danh nhân Từ điển).
* Vì ảnh hưởng của Phật giáo, nên chủ trương về sự Sống đời sau cũng giống như Phật giáo, tức là cõi Niết bàn (nơi hư không).
9- Đạo Hồi (Hồi giáo - Islamism): Do ông Mahômet thành lập khoảng năm 622. Ông là dòng dòi Ismael, con tổ phụ Abraham với người tớ nữ. Năm 40 tuổi, ông tự xưng là tông đồ và ngôn sứ (prophet) của Thiên Chúa, được ơn mạc khải (revelation) và được sai đến để cải cách tôn giáo, xã hội. Nhờ đọc Kinh Thánh của Công giáo, ông đã viết sách Quran coi như Kinh thánh của đạo ông và truyền lại cho dân Ả rập.
Bổn phận của người Hồi, có 5 cột tru:
1. Đọc kinh Tin kính (Không có Thiên Chúa nào khác, trừ ra Thiên Chúa và Mahomet là tiên tri của Người), nhiều người đọc hằng ngày.
2. Cầu nguyện mỗi ngày 5 lần (sáng, trưa, sau trưa, sau mặt trời lặn, trước đi ngủ), quay mặt về Thủ đô Mecca mà đọc.
3. Đóng thuế 2,5% cho quĩ bác ái.
4. Ăn chay trong tháng Mahomet nhận kinh Quran từ Allah.
5. Nếu có thể, hành hương Mecca một lần trong đời.
- Hồi giáo tin vào một Thiên Chúa quyền phép, và thương xót, công bằng, Mahomet là đại tiên tri cuối cùng của Thượng đế.. Tin có Satan, có thiên đàng, hỏa ngục, nhưng thiên đàng có thỏa mãn xác và hồn.. Kiêng rượu, xì ke, cờ bạc, cấm thịt heo, cấm kỳ thị màu da. Về hôn phối, đàn ông được lấy 4 vợ chính và một số nàng hầu vô định. Trong gia đình, người đàn ông có toàn quyền sinh sát.
Về sự sống đời sau, Hồi giáo chủ trương: Ai không có đức tin sẽ phải sa hỏa ngục, ai có đức tin sẽ được lên thiên đàng. Thiên đàng của Hồi giáo nặng về thú vui thể xác như được hưởng rượu ngon, thịt béo, đàn bà đẹp, có quyền hành...nhưng không có chứng minh từ người chết hiện về cho biết thật hư thế nào?
Hồi giáo muốn chinh phục thế giới, độc quyền phát triển, không nhân nhượng tôn giáo khác.
Hồi giáo Việt Nam thuộc khối Á châu phần lớn do người Việt gốc Chàm tin theo. Ngày nay, tại vùng Biên hòa, cũng có chừng vài ngàn người theo đạo này.
Đạo Cao đài là tổng hợp các đạo Khổng, Lão, Phật và Công giáo.
Mục đích đạo Cao đài (đài của Đấng Tối cao) là nhắc cho mọi người bổn phận với mình, với gia đình, với xã hội và với thế giới. Đạo khuyên con người từ bỏ danh vọng, xa hoa trần thế để tìm an bình cho tâm hồn.
Đạo lấy Con Mắt (Thiên nhãn) là biểu hiệu sự sáng suốt của Đấng Chí Tôn. Cầu Cơ là lối duy nhất để hỏi ý Người và các Tiên thánh trong việc hành đạo.
Tín đồ phải giữ chay từ 2 tới 10 ngày một tháng, tùy là thượng thừa hay hạ thừa. Cầu nguyện hằng ngày lúc sáng, trưa, chiều và 12 giờ khuya.
* Đạo Cao Đài ảnh hưởng Phật giáo về kiếp sau, nhận có linh hồn bất diệt và luân hồi, nhưng cũng không dạy rõ ràng về sự Sống đời đời, là nơi hạnh phúc trường kỳ.
8- Đạo Phật giáo Hoà hảo: Lập đạo vào năm 1939, do Đức Huỳnh phú Sổ người làng Hoà Hảo tỉnh Long Xuyên, Nam Việt.
Phật giáo Hoà hảo chọn màu đà (màu nâu nhạt) là màu tổng hợp các mầu, tượng trưng sự hợp nhất các chủng tộc.
Đạo Hòa hảo khuyên người đời thực hiện Tứ đại ân: Đền ơn cha mẹ, đền ơn đất nước, đền ơn Phật Pháp Tăng, đền ơn đồng bào nhân loại.
Đạo dạy tránh sát sanh, trộm cắp, tà dâm; giữ bát chánh (kiến, tư duy, nghiệp, tín, tấn, mạng, niệm, định) (theo Trịnh văn Thanh, Thành ngữ điển tích Danh nhân Từ điển).
* Vì ảnh hưởng của Phật giáo, nên chủ trương về sự Sống đời sau cũng giống như Phật giáo, tức là cõi Niết bàn (nơi hư không).
9- Đạo Hồi (Hồi giáo - Islamism): Do ông Mahômet thành lập khoảng năm 622. Ông là dòng dòi Ismael, con tổ phụ Abraham với người tớ nữ. Năm 40 tuổi, ông tự xưng là tông đồ và ngôn sứ (prophet) của Thiên Chúa, được ơn mạc khải (revelation) và được sai đến để cải cách tôn giáo, xã hội. Nhờ đọc Kinh Thánh của Công giáo, ông đã viết sách Quran coi như Kinh thánh của đạo ông và truyền lại cho dân Ả rập.
Bổn phận của người Hồi, có 5 cột tru:
1. Đọc kinh Tin kính (Không có Thiên Chúa nào khác, trừ ra Thiên Chúa và Mahomet là tiên tri của Người), nhiều người đọc hằng ngày.
2. Cầu nguyện mỗi ngày 5 lần (sáng, trưa, sau trưa, sau mặt trời lặn, trước đi ngủ), quay mặt về Thủ đô Mecca mà đọc.
3. Đóng thuế 2,5% cho quĩ bác ái.
4. Ăn chay trong tháng Mahomet nhận kinh Quran từ Allah.
5. Nếu có thể, hành hương Mecca một lần trong đời.
- Hồi giáo tin vào một Thiên Chúa quyền phép, và thương xót, công bằng, Mahomet là đại tiên tri cuối cùng của Thượng đế.. Tin có Satan, có thiên đàng, hỏa ngục, nhưng thiên đàng có thỏa mãn xác và hồn.. Kiêng rượu, xì ke, cờ bạc, cấm thịt heo, cấm kỳ thị màu da. Về hôn phối, đàn ông được lấy 4 vợ chính và một số nàng hầu vô định. Trong gia đình, người đàn ông có toàn quyền sinh sát.
Về sự sống đời sau, Hồi giáo chủ trương: Ai không có đức tin sẽ phải sa hỏa ngục, ai có đức tin sẽ được lên thiên đàng. Thiên đàng của Hồi giáo nặng về thú vui thể xác như được hưởng rượu ngon, thịt béo, đàn bà đẹp, có quyền hành...nhưng không có chứng minh từ người chết hiện về cho biết thật hư thế nào?
Hồi giáo muốn chinh phục thế giới, độc quyền phát triển, không nhân nhượng tôn giáo khác.
Hồi giáo Việt Nam thuộc khối Á châu phần lớn do người Việt gốc Chàm tin theo. Ngày nay, tại vùng Biên hòa, cũng có chừng vài ngàn người theo đạo này.