TÌM HIỂU SỐNG ĐẠO
-------------------------
1. Tước Hiệu của Nhà Thờ
Về nguyên tắc, Tước Hiệu Nhà Thờ sẽ được Giám Mục đặt khi ngài cung hiến nó. Mỗi Nhà Thờ chỉ được một tước hiệu duy nhất mà thôi, trừ khi đó là tên của các vị thánh được cử hành chung một ngày lễ phụng vụ, chẳng hạn Các Thánh Tử Đạo Việt Nam, hai Thánh Tông Đồ Phêrô và Phaolô.
Tước hiệu thánh đường giống như tên gọi của mỗi người, đó là cách để nhận biết ra ngay thánh đường khi nói tới tên của nó ở mỗi vùng đất nhất định. Nói tới nhà thờ Đức Bà ở Sài Gòn hay tới nhà thờ Nữ Vương Hòa Bình ở Long Xuyên thì chúng ta biết ngay đó là nhà thờ nào. Không thể khác được. Tuy vậy, vì Thành Phố Long Xuyên chỉ có một nhà thờ và vì đó cũng là nhà thờ chính tòa giáo phận, do vậy từ lâu chúng ta có thói quen chỉ nói nhà thờ Chính Tòa Long Xuyên thôi.
TƯỚC HIỆU NHÀ THỜ - TÊN GỌI GIÁO XỨ - THÁNH BỔN MẠNG GIÁO XỨ
Việc đặt tước hiệu nhà thờ và chọn bổn mạng giáo xứ xem ra đơn giản nhưng thực tế lại gây ra một số trùng lắp, dẫn đến ngộ nhận. Bài viết này nhằm cung cấp một vài gợi ý về vấn đề này theo như truyền thống xưa nay trong Giáo Hội.1. Tước Hiệu của Nhà Thờ
Về nguyên tắc, Tước Hiệu Nhà Thờ sẽ được Giám Mục đặt khi ngài cung hiến nó. Mỗi Nhà Thờ chỉ được một tước hiệu duy nhất mà thôi, trừ khi đó là tên của các vị thánh được cử hành chung một ngày lễ phụng vụ, chẳng hạn Các Thánh Tử Đạo Việt Nam, hai Thánh Tông Đồ Phêrô và Phaolô.
Tước hiệu thánh đường giống như tên gọi của mỗi người, đó là cách để nhận biết ra ngay thánh đường khi nói tới tên của nó ở mỗi vùng đất nhất định. Nói tới nhà thờ Đức Bà ở Sài Gòn hay tới nhà thờ Nữ Vương Hòa Bình ở Long Xuyên thì chúng ta biết ngay đó là nhà thờ nào. Không thể khác được. Tuy vậy, vì Thành Phố Long Xuyên chỉ có một nhà thờ và vì đó cũng là nhà thờ chính tòa giáo phận, do vậy từ lâu chúng ta có thói quen chỉ nói nhà thờ Chính Tòa Long Xuyên thôi.