CHA QUẢN XỨ
Mẫu chuyện thứ nhất:
Khi tôi về Thanh Hải, tôi dạy Giáo Lý Tân Tòng và Hôn Nhân. Cộng tác với
tôi, có cha phó và Thầy giúp xứ và có khi có cả giáo dân vì nhu cầu dạy Giáo Lý
ở đó rất đa dạng: Có khi dạy theo khóa (ít nhất 5 khóa cho mỗi năm), có khi dạy
theo lớp, theo nhóm, có khi chỉ dạy một đôi, có khi chỉ dạy một người. Có người
nói với tôi: “Các cha trước không dạy Giáo Lý, cha dạy làm gì?”
Câu nói nầy hiểu được nhiều nghĩa:
- Cha trước không dạy mà cha dạy thì cha dại và mất thời giờ.
- Cha trước không dạy mà cha dạy chứng tỏ cha không có hướng đào tào Giáo Lý
viên cho tương lai.
- Cha trước không dạy mà cha dạy chứng tỏ cha không biết điều hành việc xứ… và
chúng ta có thể hiểu thêm nữa…
Tôi chỉ trả lời “việc dạy Giáo Lý trước hết là việc của cha xứ mà con!”
Đức Gioan Phaolô II:”‘Về phần anh em là Linh Mục, đây là địa hạt trong đó anh
em là cộng tác viên trực tiếp của các Giám Mục của anh em. Công Đồng đã gọi anh
em là những nhà giáo dục đức tin.” ( Vat. II,PO
, số 6)
ĐTC Bênêđictô XVI nói về trách nhiệm giảng dạy của linh mục, trong dịp tiếp
kiến thứ tư hàng tuần, ngày 14.04.2010 như sau: “Là hiện thân của Chúa Kitô (in
persona Christi) linh mục phải giảng dạy “Đức Kitô”, chứ không phải bản thân
mình… Trong ba nhiệm vụ – giảng dạy, thánh hoá và cai quản, ba hành động của
chính Chúa Kitô Phục sinh trong Giáo Hội – nhiệm vụ giảng dạy có tầm quan trọng
đặc biệt: Linh mục “giảng dạy” không bao giờ giới thiệu ý nghĩ của riêng mình,
nhưng phải chỉ ra cho con người về thực tại và sự hiện diện của Thiên Chúa,
sinh động và đang hành động trong thế giới. Linh mục loan báo tất cả những gì
Thiên Chúa đã mạc khải về chính Người, mà Truyền thống đã ghi lại và được Huấn
quyền đích thực diễn giải từ hai ngàn năm nay”.
Gặp một cha chính xứ, tôi nói chuyện dạy Giáo Lý của tôi và ngài hỏi tôi sao
cha có giờ mà dạy Giáo Lý? Nói thế có nghĩa là ngài quá bận về các hội đoàn và
nhiều việc khác…nên không có giờ dạy Giáo Lý.
Có người hỏi tôi như thế và tôi trả lời “càng bận việc, tôi càng có nhiều thời
giờ.”
Có thể người ta cho câu trả lời đó là câu trả lời của người không bình thường:
Bận việc mà lại có nhiều giờ?
Đây, tôi xin lý giải: Bận dạy Giáo Lý thì phải ở nhà. Khi ở nhà thì chỉ dạy một
giờ nào đó và sẽ còn rất nhiều thời giờ… Nếu tôi đi ăn tiệc thì coi như mất đi
nửa ngày hoặc hơn nữa… Câu trả lời của tôi nghe cũng hợp lý đấy chứ!
Mẫu chuyện thứ hai:
Mới đây, một cha giáo Sài gòn ra Nha Trang và có ghé thăm tôi. Khi tiễn ngài ra
về, ngài nói với tôi là cha Chương của Giáo Phận Nha Trang đang hưu dưỡng ở Sài
Gòn vừa ra mắt cuốn sách nói về cha quản xứ và ngài nói với tôi: Cha Chương nói
“cha xứ phải cùng hiện diện với giáo dân trong giờ kinh trước Thánh Lễ” rồi
ngài kết luận cha Chương nói thật là chí lý.
Để làm món “Mắm tôm chua”, một người đã nói với tôi:
1. Mua tôm đất, mỏng vỏ, hông chín
2. Cho thêm đường, muối, bột ngọt, ớt…
3. Ngâm một tuần mới ăn được.
Chỉ làm mắm tôm mà kỹ như thế. Thánh lễ là vô giá, sao ta có thể ít chuẩn bị.
------------------------------------
Lm. Mi Trầm,
GX. Ngọc Thủy, Nha Trang